Xem mẫu

  1. Độc lư thương Độc lư thương là bài thương (giáo) được Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam chọn lựa từ những năm đầu thế kỷ XXI đưa vào hệ thống 10 bài quốc võ Việt Nam. Mục lục [ẩn] 1 Lịch sử  2 Lời thiệu  3 Đặc điểm  4 Tham khảo  [sửa] Lịch sử Theo lời kể lại của các lão võ sư vùng Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai), trong khoảng những năm 1770, khi dựng cờ khởi nghĩa, lập căn cứ địa nhằm chiêu mộ anh hùng hào kiệt bốn phương, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã biên soạn bài Độc lư thương cho binh sĩ luyện tập. Độc lư ngụ ý tượng trưng cho sự đoàn kết
  2. một lòng và ý chí không gì chuyển lay của ba anh em nhà Tây Sơn khi đứng lên phất cờ khởi nghĩa, vững chắc như thế 3 chân của một chiếc lư hương. Độc lư còn hàm nghĩa thể hiện ý thức tôn thờ một chủ, đồng lòng quyết tâm ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn của từng chiến binh cũng như của toàn thể nhân dân. Sau khi Tây Sơn suy vi, Độc lư thương vẫn âm thầm được truyền dạy trong chi phái Tây Sơn võ đạo Bình Định tại An Khê. Tuy nhiên, trải những biến thiên dâu bể, nhiều đời lưu truyền trong các võ đường khác nhau nên khó tránh khỏi có những sai lạc trong chiêu thức cũng như những điểm chưa hợp lý trong tính khoa học của bài. [sửa] Lời thiệu Tuy có một vài biến thể, lời thiệu sau đây tương đối đáng tin cậy hơn cả: Lập tấn liên ba Phụng giang đầu Nhị bộ tấn nghinh khai đả thủ Qui đầu phục thế tấn Độc lư Hạ hồi trí túc song Long kích Hoành thân kiên đả tái nghịch tâm Hậu hoành nghinh chiến khai trực chỉ
  3. Hữu phi khai giác thích côn đình Phi bộ tạ hồi Liên trung đỉnh Hồi Long giáng thế đảo liên thành Chấp thủ Độc lư phát thích thương Song bộ khai qui đằng liên thích Phi vân chấp Mã tấn phát Ngưu Đảo thế luân thân Hầu Long bộ Chuyển Long phi giác thối Liên đài Liên ba tam bộ lập như tiền. [sửa] Đặc điểm Mô phỏng hoàn hảo thần thái của chiếc độc lư ba chân cắm cây hương trên các bệ thờ, bài thương thể hiện sự vững chắc liền lạc và kín đáo khi phòng thủ, thần tốc và bất ngờ khi tấn công. Đòn thế của bài liên hoàn hỗ trợ nhau, biểu hiện sự kết hợp hài hòa của binh khí là cây trường thương trong tay người thi triển các đòn thế với thập tam pháp: thủ pháp, nhãn phàp, thân pháp, yêu pháp, bộ pháp, thức pháp, đảm pháp, khí pháp, thần pháp, kình pháp, cước pháp, thế pháp, tâm pháp. Bởi vậy, uy lực của bài chỉ thực sự được phát huy tại những địa thế
  4. rộng rãi, nơi chiến địa, và tỏ ra hiệu quả trong quân đội Tây Sơn khi đánh trên lưng ngựa, trên thuyền hay dưới đất.
nguon tai.lieu . vn