Xem mẫu

  1. Đọc Đếm Máu Số 1 Như đã viết trước, mỗi cuối tuần, tôi sẽ viết một loạt bài về cách đọc đếm máu (sẽ viết tắt DMTP: đếm máu toàn phần - Complete blood count - theo tiếng English). Bài này hoàn toàn dựa theo kinh nghiệm đọc máu cuả riêng tôi trong hơn hai mươi năm qua, trong việc làm consultant về máu tại HKỳ. Dĩ nhiên là đã có rất nhiều bài tham khảo về việc này trong văn chuơng y khoa thế giới, và rất dễ nêu ra đây, nhưng tôi sẽ không nêu ra các tham khảo vì các lý do sau: 1. Bài này có tính cách một bài nói chuyện nhàn nhã trong khi uống trà, quần thùng áo rộng, chứ không phải trong một phòng học mặc áo trắng, chiếu slides...
  2. 2. Tác giả bài này sẽ truyền những kinh nghiệm riêng, kết tinh cuả nhiều năm học hỏi và hành nghề. Vào văn chương y khoa, sẽ tìm ra các tham khảo đấy, nhưng sẽ mất rất nhiều thì giờ, vì nhưng kinh nghiệm này được viết tản mát trong sách vở báo chí y khoa thế giới, và lắm khi chỉ truyền miệng tại các chuơng trình dạy chuyên viên máu tại xứ này (vì chưa ai có thì giờ viết hẳn ra). 3. Bài sẽ nhấn mạnh đến những cái "khôn ngoan" (tricks) trong việc đọc máu khiến cho người đọc sẽ đọc máu rất nhanh, và có hiệu quả, nhờ những điểm khôn ngoan riêng trong nghề. ....................................... Từ đây đến cuối bài nói chuyện riêng, để nhớ ơn các giáo sư Máu: Viết bài này, tôi không thể quên đuợc giáo sư Máu cuả tôi tại University Hospitals, và Cleveland Metropolitan General Hospital, Cleveland, Ohio, nơi tôi học fellowship thứ nhì về máu và ung thư (Fellowship thứ nhất về ung thư - Medical Oncology- ở New York), dưới giáo sư John Horton, tốt nghiệp tại đại học Sheffield, England, tác giả quyển "Cancer" ,quyển sách ung thư đầu tiên tại Hkỳ và giáo sự J. Spiers, giáo sư
  3. Máu tại bệnh viện Hammersmith, London). GS Spiers đã giới thiệu tôi sang thụ giáo GS Harris. Giáo sư John Harris là một chuyên viên Máu nổi tiếng quốc gia và thế giới, ông chuyên về tế bào máu đỏ, tác giả hang trăm bài viết, và cũng là tác giả cuả quyển sách về máu đỏ nổi tiếng một thời: "The Red Cell: Production, Metabolism, Destruction: Normal and Abnormal"; các tác giả John Harris, M.D. and Robert W. Kellermeyer, M.D. Tôi cũng đươc. thụ giáo dưới sự huớng dẫn cuả GS Kellerneyer, nhưng trong thời gian ở Bệnh Viện đại học, trong phần máu đỏ, tôi thuờng hàng ngày đi rounds với GS Harris hơn (còn các khóa cạnh khác cuả máu, chẳng đông máu, đi với GS Ratnoff, tác giả quyển sách đầu tiên về đông máu tại Hkỳ: "Disorders of Hemostasis" W.B.Saunders, 1991, 604 pp) (nay đã có sách hay hơn: Coleman chẳng hạn, dày hơn hai nghìn trang, chuyên về đông máu) Sách "The Red Cell" nói trên in lần thứ nhì năm 1972 do Harvard University Press và phân phối tại England do Oxford U Press, London. Sách dày 795 trang (GS Harris trước dạy ở Harvard, sau sang Clevelend, Ohio), và phần tham khảo dẫn chứng hơn 1000 tài liệu . BS Harris là một người rất khiêm nhượng, ít nói (khác hẳn các học trò !!!), và rất có kỷ luật ... Phòng
  4. làm việc cuả ông không thấy môt tờ giấy, mặt bàn không có một hạt bụi, trên mặt bàn chỉ độc có một cái bút chì. Mỗi sáng đi rounds, ông thường hỏi: "What do you think?" (các cô cậu nghĩ gì?) Và sau khi đi một quãng khá xa trong hành lang nhà thương, chờ mọi nguời nói xong, ông mới cho ý kiến cuả ông. Ông đặc biệt lắng nghe những nguời trẻ tuổi nhất, và thường bảo: "Tụi con nít -kids- lắm khi nó khôn hơn mình" Tính ông rất điềm đạm, một lần có một y sĩ thuờng trú lười (thật sự chả ai DÁM lười ở BV đại học (mà CÓ lười thì đã không được lựa vào đây), nhưng bận qúa, tụi tôi thường trực suốt 36 giờ không ngủ, 2 đêm ngủ, 1 đêm thức). Cậu này không kịp vào thư viện lùng một đề tài mà ông đã hỏi hôm trước; ông chỉ nhìn người Chief resident (về nội thuơng) bảo: "chiều nay dẫn cậu ấy đi ăn rồi anh em vào thư viện " (ở nơi khác thì cậu đó đã phải làm lại 3 tháng ở khu máu). (Nhà thương University Hospitals ở Cleveland hồi đó - 1984-1985- là môt. trong mười nhà thương teaching lớn nhất Hoa Kỳ: nhà thuơng có 800 (tám trăm) giường bệnh, và có 2400 (hai nghìn bốn trăm) bác sĩ : Riêng về các b.sĩ trong chương trình internal Medicine: 400 residents, Viết sai, xin chưã lại:
  5. "Riêng về các b.sĩ trong chuơng trình internal Medicine: 400 residents, và hơn 200 fellows cho tất cả các ngành cuả toàn thể medicine (tức là các subspecialties cuả internal medicine, surgery, pediatrics, ObGyn, Pathology, Radiology, etc). Riêng về subspecialties cuả medicine thì có 80 fellows, trong đó có 20 fellows về hematology-oncology (chương trình trung bình ở các bệnh viện đại học Hkỳ lúc đó có khoảng từ 2 -6 fellows về hem- onc). Lúc đó tại Hkỳ có 135 truờng đại học y khoa, và chỉ có 70 truờng DH y khoa lớn có chương trình fellowship về Máu và Ung thư (có những chương trình chỉ có Máu, hoặc chỉ có Ung thư). Đến năm 1985, trong 135 trường DH ykhoa này, chỉ có 40 trường có chương tình ghép tủy xương (cho nên có một số fellows từ các đại học y khoa nhỏ không có kinh nghiệm gì về ghép tủy). Sự chênh lệch rất rõ: Khu ghép tủy U. Hosp ở Cleveland lúc đó (1985) có12 giuờng, trong khi đó Dana Farber (teaching của Harvard) chỉ có 4 giường. Nhưng từ đó trở đi, Dana Farber bắt đầu tiến nhanh hơn Cleveland (vì Cleveland sống nhờ kỹ nghệ xe hơi và các ngành liên hệ: cao su, thép - kỹ nghệ thép của HKỳ bắt đầu xuống dốc khoảng 1975-1980, và nay không thể cạnh tranh được với Tàu) (kỹ nghệ đóng tàu lớn nhất thế giới cho đến năm 1980 là Nhật bản -tính theo số trọng tải các tàu xuyên đại dương đã đóng xong- Từ 1980 trở đi, Nhật bản thua Nam Hàn: Nam Hàn trở thành nhất thế giới về trọng tải các tàu đã đóng xong cho năm ấy - HKỳ đứng hàng
  6. 3, sau Nhật). Boston (Harvard)(Massachusetts Institute Technology-MIT) bắt đầu tiến nhanh hơn từ 1980 vì sự bùng nổ cuả technology, và Boston có tiền hơn, khi có tiền thì "mua tiên cũng được"... (bây giờ thì tuột dốc rồi, vì Cleveland sống nhờ chế tạo thép và xe hơi, tiền cuả các corporations tặng tuôn vào như nước - vang bóng một thời). Bs Nguyễn Tài Mai
nguon tai.lieu . vn