Xem mẫu

  1. ĐÔ THỊ HOÁ VÀ ĐỊA PHƯƠNG HOÁ DU LỊCH TRÊN VÙNG ĐẤT NHA TRANG – KHÁNH HOÀ Nguyễn Văn Khánh(*) TOURISM URBANISATION AND LOCALISATION IN NHA TRANG-KHANH HOA AREA Abtract This article has not discussed the issue, namely "Globalization and Localization in Tourism" in Nha Trang - Khanh Hoa, but briefly presented the tourism potentials of Nha Trang - Khanh Hoa and exploitation and development of tourism there since the innovation, integration so far, as well as Khanh Hoa’s orientations of tourism development in 2020. It has been proved to be suitable for with the tourism development of each region, domain, territory, nation in the threshold of international economic integration, including Nha Trang, Khanh Hoa, one of Vietnam’s dear lands. * I. Đôi nét khái quát về đất nước, con người Nha Trang - Khánh Hòa Khánh Hòa là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ- Việt Nam, có diện tích tự nhiên trên đất liền là 5.197 km2, có3 vịnh biển nổi tiếng thế giới, đó là: Vân Phong, Cam Ranh và Nha Trang cùng với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ ở ngoài khơi cách hải phận quốc tế 14 km, là miền đất nhận được ánh nắng ban mai của mặt trời sớm nhất so với bất kỳ nơi nào trên đất Việt. Về địa lý hành chính, tỉnh Khánh Hòa có 7 huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam Lâm, huyện đảo Trường Sa (cách đất liền hơn 200 hải lý) và thành phố Cam Ranh. Thủ phủcủa tỉnhKhánh Hòa là Thành phố Nha Trang. Nha Trang là một trong những thành phố biển thơ mộng trữ tình và đầy sức sống, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Thiên nhiên đã ban tặng cho Nha Trang tất cả những gì mà một thành phố biển có thể có. Từ những bãi tắm thơ mộng trữ tình phơi mình trên cát trắng mịn màng êm ả, đến những rạn san hô kỳ ảo dưới lòng đại dương và sự tìm ẩn đầy quyến rũ của những hòn đảo ngoài khơi kết nối với những núi đồi trù phú ven bờ, cùng với vẻ đẹp trẻ trung, hiện đại của một thành phố biển trong thời kỳ đổi mới, đã dựng xây cho Nha Trang thành một bức tranh sinh động, hữu tình làm say đắm lòng người. Nha Trang – Khánh Hòa là vùng đất“địa linh nhân kiệt” có nhiều nguồn hải đặc sản quý hiếm, trong đó có Yến sào được gọi là “vàng trắng”ở các đảo ngoàikhơi với trữ lượng cao nhất của cả nước. Rừng - có nhiều loại gỗ quý, với những quần thể động, thực vật phong phú và chính vùng rừng núi bạt ngàn này đã sản sinh ra Trầm hương - một loại lâm sản đặc biệt có giá trị kinh tế cao, được gọi là “vàng đen” của Việt Nam. Chính vì vậy, từ lâu vùng đất này đã nổi danh với tên gọi là “Xứ Trầm Hương” Dân sốNha Trang - Khánh Hòacó khoảng 1.1 triệu người, bao gồm người Kinh và gần 30 dân tộc anh em khác cùng đoàn kết chung sống từ nhiều đời nay và chính họ là chủ nhân đích thực của mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và chứa đựng nhiều tiềm năng văn hóadu lịch. Các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tâm linh, nghệ thuật, những câu hò, điệu lý, lối ăn, cách mặc độc đáo, đặc sắc… được các thế hệ người dân Nha Trang - Khánh Hòa nối tiếp nhau sáng tạo ra trong quá trình (*) TSKH, CVCC, NGƯT., Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn (SAIGONACT).
  2. đấu tranh giữ nước và dựng nước, khai phá đất đai,xây làng lập xóm, lên rừng tìm trầm hái củi, xuống biển ra khơi,thấm đẫm tình người. Tất cả những điều đó đã hình thành nênnhân cách và lối sống giản dị, thủy chung, sâu nghĩa nặng tình của người dân Nha Trang - Khánh Hòa. Trải qua hơn 360 năm hình thành và phát triển (1653-2014),trong tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, Nha Trang - Khánh Hòa đã cùng với cả nước viết nên những bản anh hùng bất diệt và hun đúc nên những giá trị nhân văn vô cùng cao quí và sâu sắc. Chính vì những lẽ đó màNhà bác học A.Yersin ở nước Pháp xa xôi đã dành trọn cả đời mình cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học và khi mất ông đã chọn Nha Trang - Khánh Hòa làm quê hương thứ hai để làm nơi yên nghỉ cuối cùng. II. Tiềm năng du lịch Nha Trang - Khánh Hòa Sau ngày thống nhất đất nước, nhất là từ khi chính quyền và nhân dân địa phương nơi đây long trọng tổ chức kỷ niệm Khánh Hòa 350 năm và sự kiện vịnh Nha Trang được thế giới công nhận là một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới vào năm 2003 cho đến nay,bộ mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội ở Khánh Hòa đã đổi thay nhanh chóng và có những tiến bộ vượt bậc. Cơ sở hạ tầng về giao thông vận tảingày càng được củng cố và phát triển, hệ thống đường sắt, đường không, đường thủyvà quốc lộ xuyên Việt đi ngang qua gần 300km cùngvới các tuyến đường nối liền với tỉnh Đắc Lắc và các tỉnh Tây Nguyên, giúp cho Khánh Hòa trở thành một trong những trung tâm giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong và ngoài nước. Ngoài Sân bay quốc tế Cam Ranh,các cảng biển trên vùng đất Nha Trang -Khánh Hòa không chỉ là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên mà còn cho cả vùng Đông Bắc Cambodia và Hạ Lào, từ lục địa vươn ra khắp bốn biển năm châu. Khánh Hòa là một trong những địa phương có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, lại được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều tài nguyên, danh lam thắng cảnh và phân bố đều khắp ở ba khu vực: Thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh và Khu Kinh tế Vân Phong. Dọc bờ biển và thềm ven bờ có những vũng, vịnh, bãi cát trắng mịn trãi dài, nước biển trong xanh và có cảnh quan đẹp. Có thể kể ra một số vũng, vịnh, bãi biển như: vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh; Nha Phu, Cù Hin; Đại Lãnh, Dốc Lết, Đầm Môn, Bãi Tiên, Bãi Sạn, Bãi Thủy Triều Cam Ranh,... Ngoài ra, khu vực ven bờ còn có 8 cửa lạch và nhiều đảo, bán đảo còn nguyên sơ như: bán đảo Cam Ranh, Hòn Gốm, Hòn Hèo, đảo Hòn Tre, Hòn Mun, đảo Bình Ba,… cùng với quần đảo nổi tiếng là Trường Sa đã hình thành một hệ thống tài nguyên biển, đảo quý giá, có hệ sinh thái đa dạng với các dải san hô đa sắc màu trải dài hàng chục km... Cùng với cảnh quan ven biển, Nha Trang - Khánh Hòa còn có các hồ, thác, đầm, suối khoáng nóng… kết hợp với núi rừng, đồng bằngtạo nên những cảnh quan môi trườngvừa hùng vĩvừa thơ mộng trữ tình như Mũi Hời - Cam Lập, bán đảo Hòn Gốm, Hòn Hèo,… Đây là những điều kiện lý tưởng, thuận lợi để phát triển du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí độc đáo, đa dạng, mới lạ, thu hút du khách trong và ngoài nước. Với vẻ đẹp kỳ vĩ và vị thế tuyệt vời của vịnh Nha Trang đã hội tụ đầy đủ những yếu tố để thu hút du khách khắp các châu lục trên những con thuyền được ví như “thiên đường của biển”: Queen Victoria đẳng cấp 6 sao, quốc tịch UK của Hoàng gia Anh mang theo 1.782 du khách đến từ 33 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng với hơn 1.000 thuyền viên đến thăm; Queen Mary II là du thuyền lớn nhất thế giới ở thời điểm đầu thế kỷ XXI đã đưa 2.430 du khách thuộc 20 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng 1.230 thủy thủ và nhân viên phục vụ chọn Nha Trang làm điểm đến; MS Turanor PlanetSolar thu hút tất cả mọi người ở tính khoa học và nó đã vượt qua Đại Tây Dương, xuyên qua kênh đào Panama để đến với Thái Bình Dương trong hải trình vòng quanh thế giới đầu tiên của mình cũng ghé thăm; USNS Mercylà “bệnh viện nổi” lớn nhất thế giới đã cập cảng Nha Trang trong vòng 11 ngày để khám, chữa bệnh cho hơn 10.000 bệnh nhân ở Khánh Hòa và các tỉnh lân cận; đặc biệtDiamond Princess mang
  3. quốc tịch Bermuda được ví như“người tình” của vịnh Nha Trang khi mỗi năm đều đặn ghé qua 3-4 lần, mỗi lần mang theo 2-3 ngàn du khách… Đặc biệt trong những năm gần đây, Nha Trang - Khánh Hòa còn được biết đến như một thành phố của lễ hội, của Festval và các sự kiện lớn về văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch, trở thành địa điểm lý tưởng cho loại hình du lịch hội nghị, sự kiện, hội chợ triển lãm (gọi tắt là M.I.C.E) và ngày càng khẳng định ưu thế của mình để phát triển tiềm năng của loại hình du lịch nàycũng như kinh nghiệm tổ chức nhiều sự kiện lớn mang tầm vóc quốc gia và quốc tế. Vì vậy, Nha Trang - Khánh Hòa luôn là điểm ngắm của du khách và các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước chọn làm địa điểm lý tưởng để tổ chức các hội nghị, hội thảo, các sự kiện văn hóa, chính trị lớn trong nước và quốc tế như: Hội nghị chuyên viên tài chính APEC lần thứ 22, Hội nghị cấp Thứ trưởng ngoại giao ASEAN 2006, Hội nghị ngoại giao Văn hóa Việt Nam, Hội nghị Bộ trưởng tài chính ASEAN lần thứ 14 năm 2010 và các sự kiện văn hóa thể thao lớn khác như: Phối hợp với tỉnh Mobihal của Pháp tổ chức Festval biển theo định kỳ 2 năm một lần, tổ chức đua Thuyền buồm quốc tế Nha Trang - Hồng Kông, Festival du thuyền quốc tế; Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới năm 2008, Hoa hậu Việt Nam, Siêu mẫu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới Người Việt và cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2010… Thu hút hằng trăm quốc gia trên khắp các châu lục tham gia. Có thể nói, đó là những tiền đề thuận lợi tạo những lợi thế để Nha Trang - Khánh Hòa có cơ sở để phát triểncác loại hình du lịch trong đó có loại hình M.I.C.E…. Hiện nay, Nha Trang -Khánh Hòa là địa phương có hệ thống khách sạn quy mô lớn với cơ sở vật chất và cung cách phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng vui chơi, giải trí, mua sắm của du khách trong nước và quốc tế… Theo thống kê chưa đầy đủ trên địa bàn tỉnh hiện có trên dưới 400 cơ sở lưu trú, trong đó có 27 khách sạn từ 3 sao đến 5 sao, với hơn 3.000 phòng, có những hội trường, sân khấu lớn có sức chứa từ 1.000 – 7.500 chỗ ngồi với những khu du lịch nổitiếngđược gọi là “thiên đường của miền nhiệt đới” như: Vinpearl, Diamon Bay, Yasaka- Saigon - NhaTrang, Hòn Tằm… đã tạo cho Nha Trang -Khánh Hòa trở thành một địa danh du lịch có thương hiệu với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh kỳ thú. Nhiều loại hình du lịch hấp dẫn phong phú, đa dạng, trải khắp từ đất liền đến biển đảo, thu hút hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế mỗi năm đến tham quan và nghỉ dưỡng, xứng đáng với vị thế là 1 trong 10 trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Tất cả những yếu tố nêu trên đã tạo cho Nha Trang, Khánh Hòa có tiềm năng du lịch to lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tàu biển, du lịch MICE, du lịch nghỉ dưỡng, leo núi, tắm nước khoáng nóng và bùn nóng để chữabệnh, thể thao trên biển, bay dù lượn, mô tô nước, lướt ván, du lịch sinh thái biển, lặn biển có bình khí để tham quan, thám hiểm các rạn san hô dưới đáy đại dương, du lịch tham quan các di tích lịch sử, văn hóavà danh thắng, du lịch nhà vườn, du lịch làng quê, làng chài, gắn với một số loại hình nghệ thuạt dân gian, lễ hội truyền thống đặc sắc và độc đáo của địa phương mà chỉ ở Nha Trang, Khánh Hòa mới có. III. Định hướng khai thác và phát triển du lịch đến năm 2020 của tỉnh Khánh Hòa Với vị trí vai trò là trung tâm du lịch của tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và của cả nước, tỉnh Khánh Hòa phát triển du lịch theo hướng tổng hợp liên ngành, liên vùng, đa dạng hóa sản phẩmvà mang tính xã hội hóa cao; tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và phát triển một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, tiến tới đô thị hóa du lịch trên thành phố biển Nha Trang và địa phương hóa du lịch trên toàn tỉnh Khánh Hòa. Thông qua nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế, dược biết Khánh Hòa đang ra sức nỗ lực phấn đấu để đếnnăm 2020 có trên 18.000 phòng khách sạn đáp ứng nhu cầu cho 5,2 triệu lượt khách lưu trú, với doanh thu du lịch đạt 9.500 tỷ đồng (Doanh thu của các doanh nghiệp
  4. kinh doanh du lịch, không tính thu nhập xã hội từ du lịch) và tạo việc làm cho hơn 113.000 lao động (trong đó có hơn 38.000 lao động trực tiếp) xây dựng Nha Trang - Khánh Hòa trở thành trung tâm du lịch có đẳng cấp quốc gia và quốc tế với 6 nội dung cơ bản có thể tóm tắt như sau: Một là: Đầu tư phát triển du lịch có kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, tạo bước đột phá trong xúc tiến du lịch, khai thác triệt để lợi thế của Sân bay Quốc tế Cam Ranh để đón số lượng lớn du khách trong và ngoài nước; chuyển đổi chức năng Cảng Nha Trang thành Cảng Du lịch Tàu biển Quốc tế để các tàu biển du lịch nổi tiếng thế giới được gọi là “thiên đường của biển” chuyên chở hàng chục vạn du khách khắp các châu lục cập bến. Liên kết các đảo ven bờ với quần đảo Trường Sa hình thành tuyến điểm du lịch quốc gia và quốc tế có khả năng cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển cũng như vui chơi, giải trí chất lượng hoàn hảo cùng các chương trình tham quan phong phú, hấp dẫn và ấn tượng... Tập trung phát triển một số thương hiệu du lịch nổi bật, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới, hướng tới việc tạo dựng thương hiệu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa ngày càng có uy tín đối với du khách trên phạm vi toàn cầu. Hai là: Hình thành các địa bàn trọng điểm để phát triển du lịch biển đảo của địa phương: Cụm du lịch thành phố Nha Trang, Khu vực Đầm Nha Phu; Cụm du lịch thành phố Cam Ranh gắn liền biển đảo ven bờ và vịnh Cam Ranh; Cụm du lịch Khu Kinh tế Vân Phong gắn liền với khu vực Dốc lết và vịnh Vân Phong… Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng bến du thuyền, đua thuyền buồm quốc tế, cầu tàu, bến tàu, sân ga, công viên nhạc nước, tượng đài; đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống các cơ sở lưu trú, kết cấu hạ tầng, dịch vụ nhà hàng, khách sạn và vui chơi giải trí với những trang thiết bị như âm thanh, ánh sáng, máy vi tính nối mạng internet, projector, fax, điện thoại, các thiết bị truyền thông, truyền hìnhhiện đại, đạt chuẩn quốc tếcũng như các loại hình du lịch mạo hiểm khác gắn liền với tài nguyên thiên nhiên của biển, đảo để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Ba là: Phát triểncác sản phẩm du lịch sinh thái biển đảo, núi rừng và du lịch văn hóa – lịch sử đặc trưng của Nha Trang - Khánh Hòa thành các sản phẩm có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế; nâng cấp các khu vui chơi giải trí cao cấp, bổ sung các sản phẩm du lịch thể thao và sinh thái biểncó khả năng đáp ứng được nhiều phương diện như môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực dịch vụ du lịch có chất lượng cao,gắn kết với du lịchThành phố Nha Trang, Khu du lịch biển quốc gia Bắc bán đảo Cam Ranh và quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, phải đầu tư, bổ sung và phát triển hơn nữa những sản phẩm du lịch đi kèm với du lịch nghỉ dưỡng, thể thao và sinh thái biển, du lịch đường sông, leo núi, lặn biển ngắm san hô, đi du lịch tàu biển, thuyền buồm,tổ chức các lễ hội, Festival, các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, du lịch, thể thao, hội chợ triển lãm mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế,phát triển mạnh loại hình du lịch M.I.C.E… Bốn là: Tăng cường công tác bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội xây dựng hình ảnh điểm đến lý tưởng, an toàn và thân thiện; đồng thời nâng cấp các tài nguyên du lịch, đặc biệt đối với các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân tộc; cải tạo môi trường tự nhiên và các khu vực hoạt động du lịch; khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời có biện pháp bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển bền vững theo cụm và khu vực; tránh tình trạng phát triển tràn lan, phá vỡ cảnh quan, vi phạm Luật Di sản, nhanh chóng khắc phục nguy cơ ngày một cạn kiệt tài nguyên trước sự khai thác bất hợp lý của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tăng cường công tác quản lý nhà nước, hiện đại hóa hệ thống bưu chính viễn thông – thông tin liên lạc, đặc biệt là các phương tiện truyền thông, truyền hình cùng với sự lớn mạnh, linh hoạt và có uy tín của hệ thống tài chính ngân hàng, phát triển văn hóa, văn minh đô thị trong giao tiếp ứng xử, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn cho du khách. Năm là: Tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế có khả năng phục vụ tốt cho cả du lịch nội địa và du
  5. lịch quốc tế, tiếp tục đào tạo cán bộ có trình độ đại học và trên đại học để làm công tác quản lý và nghiên cứu khoa học, xây dựng các đề án, dự án mang tính chiến lược phát triển du lịch; không ngừng tăng cường công tác đào tạo ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Hàn... cho các cán bộ nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề đang hoạt động du lịch, nhất là các cán bộ nhân viênhoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch. Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí hàng đầu trong thời gian tới của ngành Du lịch Khánh Hòa. Sáu là: Chính quyền địa phương kết hợp cùng với các doanh nghiệp du lịch có những chính sách, chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch Nha Trang Khánh Hòa một cách thường xuyên và có hiệu quả, tạo dựng được hình ảnh về một điểm đến lý tưởng của các loại hình du lịch trong đó có cả loại du lịch M.I.C.E đến với các tập đoàn kinh tế lớn, xuyên lục địa và các đối tác khách hàng tiềm năng bằng nhiều hình thức và phương tiện thông tin như: truyền hình, báo, website, sách, tờ gấp, bản đồ, đĩa CD, lễ hội, hội thảo, hội chợ, triển lãm… Đồng thời, thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử và việc kinh doanh quảng bá du lịch bằng cách tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử quốc tế, nhằm thu hút khách, tăng cường cơ hội tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước đầu tư xây dựng và phát triển du lịch Nha Trang - Khánh Hòa từ nay đến năm 2020 đạt được những mục tiêu cơ bản như đã nêu ở phần trên. Kết luận Tiềm năng du lịch Nha Trang - Khánh Hòa cũng như định hướng khai thác và phát triển du lịch vùng đất này từ nay đến năm 2020 của tỉnh Khánh Hòa như đã trình bày ở trên cho ta thấy vấn đề “Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch” trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếcủa các nước trên thế giới hiện nay đã trở thành một nhu cầu thực tê khách quan đối vớitiến trình phát triển du lịch của mỗi vùng, miền, lãnh thổ, quốc gia trên phạm vi toàn thế giới. Những nội dung, mục tiêu khai thác và phát triển du lịch Nha Trang - Khánh Hòa từ nay đến năm 2020 của tỉnh Khánh Hòa theocác chuẩn mực quốc tế, hướng tới đô thị hóá du lịch trên thành phố biển Nha Trangvà địa phương hóa du lịch trên toàn tỉnh Khánh Hòa là định hướng đúng đắn, là chủ trương sáng suốt, có cơ sở khoa học và phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Hy vọng trong một tương lai không xa Nha Trang - Khánh Hòa sẽ là địa phương dẫn đầu của cả nước đi theo hướng “Toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch” góp phần nâng cao vị thế du lịchcủa cả nước tạo được thương hiệu và có khả năng cạnh tranh đối với các thành phố du lịch nổi tiếng của các nước tiên tiến trên thế giới. TÓM TẮT Bài viết này không luận bàn về vấn đề “Toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch” trên vùng đất Nha Trang - Khánh Hòa, mà chỉ xin nêu ra đây đôi nét về tiềm năng du lịch Nha Trang - Khánh Hòa và quá trình khai thác phát triển du lịch của vùng đất này từ khi đất nước đổi mớí, hội nhậpcho đến nay, cũng như định hướng phát triển du lịch đến năm 2020 của tỉnh Khánh Hòa. Kính mong Quý vị đại biểu tham dự hội thảo tham khảo, nghiên cứu, vì nó rất phù hợp với tiến trình phát triển du lịch của mỗi vùng, miền, lãnh thổ, quốc gia đạt chuẩn quốc tế tiến tới toàn cầu hóa du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có Nha Trang - Khánh Hòa vùng đất thân yêu của Tổ quốc Việt Nam.
nguon tai.lieu . vn