Xem mẫu

ĐO HUYẾT ÁP TRẺ EM VÀ CHĂM SÓC TRẺ TĂNG HUYẾT ÁP
CNĐD Lê Hồ Thị Huyền
I. MỞ ĐẦU
- Tăng huyết áp là một bệnh rất hay gặp ở người lớn, tuy nhiên, trẻ em cũng có thể
bị tăng huyết áp nhưng tỉ lệ không cao so với người lớn.
- Nghiên cứu ở các nước Âu Mỹ, tỉ lệ tăng huyết áp ở trẻ chiếm khoảng 1-2% dân
số trẻ em.
- Ở Việt Nam, theo khuyến cáo của Hội tăng huyết áp Việt Nam, tỉ lệ này từ 0,8 5%.
Trẻ nhập viện chủ yếu kèm các bệnh:
1. Bệnh lý thận
- Viêm vi cầu thận cấp
- Hẹp động mạch thận
- Hội chứng thận hư
- Nhiễm trùng tiểu tái phát
2. Bệnh tim mạch
- Hẹp eo động mạch chủ
- Viêm động mạch Takayashu
3. Bệnh lý nội tiết
- Hội chứng Cushing
- U tủy thượng thận
4. U não
5. Ngoài ra, còn có một số trường hợp không tìm được nguyên nhân, gọi là tăng huyết
áp nguyên phát.
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng tăng huyết áp ở trẻ:
1. Tiền sử gia đình
2. Béo phì
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi tùy nguyên nhân: Thường gặp trẻ tăng huyết áp
do viêm vi cầu thận cấp ở độ tuổi 6-15 tuổi.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng huyết áp:
- Nhức đầu, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi
- Vã mồ hôi
- Hồi hộp, đánh trống ngực
- Đỏ bừng mặt

- Giảm thị lực
- Co giật
- Phù…
Nếu trẻ bị tăng huyết áp mà không được điều trị sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm
trọng:
- Tổn thương tim
- Tổn thương thận
- Tổn thương mạch máu
- Tổn thương võng mạc
- Biến chứng thần kinh
Tăng huyết áp trẻ em được xác định khi: Huyết áp tâm thu và/hoặc huyết áp tâm
trương > mức huyết áp tâm thu và/hoặc tâm trương ở độ bách phân thứ 90 theo tuổi, chiều
cao và giới tính.
- Tăng huyết áp nhẹ: 90th percentile < Huyết áp tâm thu và/hoặc Huyết áp tâm
trương ≤ 95th percentile theo tuổi, chiều cao và giới.
- Tăng huyết áp trung bình: 95th percentile < Huyết áp tâm thu và/hoặc Huyết áp
tâm trương ≤ 99th percentile theo tuổi, chiều cao và giới.
- Tăng huyết áp nặng (THA cấp cứu): Huyết áp tâm thu và/hoặc Huyết áp tâm
trương > 99th percentile theo tuổi, chiều cao và giới, kèm với triệu chứng của
giảm tưới máu cơ quan đích.
BẢNG TRỊ SỐ HUYẾT ÁP 90%, 95%, 99% CỦA TRẺ EM
Nhóm tuổi

99%

Huyết áp tâm thu

106

112

118

68

74

82

Huyết áp tâm thu

109

116

124

Huyết áp tâm trương

69

76

84

Huyết áp tâm thu

115

122

130

Huyết áp tâm trương

74

78

86

Huyết áp tâm thu

122

126

134

Huyết áp tâm trương

3 – 5 tuổi

95%

Huyết áp tâm trương

< 2 tuổi

90%

78

82

90

Huyết áp tâm thu

129

136

144

Huyết áp tâm trương

79

86

92

6 – 9 tuổi

10 – 12 tuổi

13 – 15 tuổi

TIÊU CHUẨN HUYẾT ÁP KẾ THEO TUỔI
TUỔI

ĐỘ RỘNG CỦA BĂNG

ĐỘ DÀI CỦA BĂNG

Sơ sinh

4 cm

5-10 cm

Nhũ nhi

6 cm

12 cm

1 - 5 tuổi

8 cm

15 cm

6 - 9 tuổi

10 cm

20 cm

> 10 tuổi

13 cm

23 cm

Trẻ lớn béo ph ì

15 cm

30 cm

Đo ở đùi trẻ lớn

18 cm

36 cm

Trên lâm sàng thường áp dụng công thức của TCYTTG (OMS) cho trẻ > 1 tuổi:
• Huyết áp chuẩn = 80 + 2N (N = số tuổi)
• Tăng huyết áp giới hạn: Huyết áp chuẩn + (1SD2SD)
• Tăng huyết áp xác định: Huyết áp chuẩn + (>2SD 3SD)
• Tăng huyết áp đe dọa: Huyết áp chuẩn + (>3SD)
1SD (standard deviation) # 10% chuẩn
II. Đo huyết áp trẻ em
1. Mục đích đo huyết áp
 Đánh giá tình trạng của bệnh nhi
 Giúp điều dưỡng lập kế hoạch chăm sóc.
2. Chỉ định
2.1.

Đo huyết áp không bắt buộc thực hiện ở tất cả trẻ đến khám

2.1.1. Đối với trẻ > 3 tuổi:
Nên được đo huyết áp khi thăm khám
Ít nhất

1 lần trong những lần khám sức khỏe.

2.1.2. Đối với trẻ < 3 tuổi: Đo huyết áp trong các trường hợp sau:
- Tiền sử sinh non, nhẹ cân hoặc biến chứng trong thời kỳ sơ sinh cần được hồi
sức tích cực
- Tim bẩm sinh

- Bệnh lý thận tiết niệu: Nhiễm trùng tiểu tái phát, tiểu máu hay tiểu đạm tái phát,
các dị dạng đường niệu, tiền sử gia đình bị thận bẩm sinh
- Ghép tạng đặc
- Bệnh ác tính hoặc được ghép tủy
- Các bệnh hệ thống khác có lên quan đến tăng huyết áp
- Dùng thuốc có nguy cơ làm tăng huyết áp
- Có bằng chứng tăng áp lực nội sọ.
2.2.

Theo dõi huyết áp:
Theo kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng
Theo phân cấp chăm sóc
Theo y lệnh bác sĩ

3. Thực hiện
3.1.

Chuẩn bị dụng cụ:
 Ống nghe
 Máy đo huyết áp có túi hơi thích hợp
 Gối kê tay
 Phiếu theo dõi chức năng sống.

3.2.

Các bước tiến hành

3.2.1. Đo huyết áp ở tay
- Báo và giải thích cho bệnh nhi hoặc người nhà bệnh nhi
- Cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo huyết áp
- Không dùng thuốc hoặc thức ăn có tính kích thích trước đó 2 giờ
- Tư thế đo chuẩn: Cho trẻ ngồi ghế tựa, dựa lưng, chân để trên nền nhà (đối với
trẻ bách phân vị thứ 90, nên đo huyết áp ít nhất hai
lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút.
- Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.
- Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc
bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ (Holter huyết áp).
3.2.2. Đo huyết áp ở đùi
- Cho trẻ nằm sấp, nếu trẻ không nằm sấp được cho trẻ nằm ngửa gối hơi co.
- Quấn bao huyết áp quanh đùi trên khoeo 2,5-3 cm, trung tâm của túi hơi đặt mặt
sau đùi.
- Đặt màng của ống nghe lên vùng khoeo.
3.3.

Ghi hồ sơ

Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm
trương. Không làm tròn số hàng đơn vị, ví dụ 92/67 mmHg.
Vị trí đo.
Thông báo cho bác sĩ khi có các giá trị bất thường: cao, thấp, kẹp (huyết áp
tối đa – huyết áp tối thiểu
nguon tai.lieu . vn