Xem mẫu

  1. LỜI MỞ ĐẦU Điều tra khảo sát đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nội dung chính của công tác quản lý nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật đất đai 2003. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của nghành Tài nguyên và Môi trường cả nước nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng. Để quản lý đất đai chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học kỹ thuật cao cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính có độ chính xác cao phục vụ cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công tác quản lý đất đai ở một số địa phương. Tuy nhiên số lượng diện tích đo vẽ bản đồ địa chính chính quy ở nhiều xã chiếm tỉ lệ nhỏ. Huyện Tân Kỳ hiện đang sử dụng bản đồ 299/TTg và bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/2000 phủ trùm toàn huyện do Tổng cục Địa chính thành lập, tuy nhiên bản đồ 299/TTg được lập từ những năm 1980 có độ chính xác thấp và sai khác nhiều so với hiện trạng. Do đó phải tiến hành thành lập bản đồ địa chính chính quy cho các xã trong huyện phục vụ cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng và công tác quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương. Căn cứ công văn số 307/STNMT-ĐĐBĐ ngày 08 tháng 06 năm 2007 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc giao kế hoạch đo đạc bản đồ địa chính năm 2007 theo dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt cho Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật-Công ty Đo đạc ảnh địa hình. Sau khi tổ chức khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu, đơn vị thi công lập phương án thi công công trình: “Thành lập bản đồ địa chính tỷ l ệ 1/2000 khu vực đất dân cư và tỷ lệ 1/5000 khu vực đất nông nghiệp xã Nghĩa Đ ồng huy ện Tân Kỹ, tỉnh Nghệ An” trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt để thực hiện. Sinh viên: Mai Văn Thịnh 2
  2. CHƯƠNG I: MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU-NHIỆM VỤ 1.1. Mục đích thiết kế lưới Trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước là nhu cầu quản lí và sử dụng đất đai ngày càng cao. Hiện nay để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về quản lí đất đai của khu vực xã Nghĩa Đồng cũng như của quốc gia. Do đó các bản đồ đo vẽ ngày xưa không được coi là có độ chính xác cao vì hầu hết dùng đến phương pháp toàn đạc với độ chính xác thấp. Nên với yêu cầu quản lý chặt chẽ qua thông t ư c ủa chính phủ chúng ta cần phải thiết lập lại những tấm bản đồ có độ chính xác cao để giúp đỡ cho sự phát triển hạ tầng cũng như phát triển kinh tế xã hội của xã Nghĩa Đồng. Nghĩa Đồng nói riêng cũng như cả nước nói chung. Bước vào thiên niên kỉ mới nền kinh tế của nước ta đang trong đà phát triển mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng. Đi đôi với sự phát triển này là sự xuất hiện của các khu công nghiệp, đường xã, các khu nhà cao tầng, nhà máy xí nghiệp và quy hoạch thành phố phục vụ cho sự phát triển đó. Nghĩa Đồng cũng đang trên đà phát triển để đi kịp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, để đáp ứng sự phát triển đi lên của xã thì sự quy hoạch đất đai, nhà của, khu công nghiệp là rất cần thiết. Tuy nhiên các bản đồ mà vùng sử dụng hiện nay đều được thành lập từ nhiều năm về trước theo các phương pháp đơn giản, cho nên đã gặp không ít khó khăn trong công tác quản lí và quy hoạch đất đai. Vì vậy việc xây dựng các mạng lưới địa chính có độ chính xác và đảm bảo làm cơ sở cho việc thành lập bản đồ địa chính phục vụ cho việc quản lý đ ất đai cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với vùng trước mắt cũng như về sau. Thông thường người ta bố trí cơ sở khống chế độ cao và trắc đ ịa ở dạng đ ặc biệt bao gồm: một hệ thống dày đặc các điểm mốc địa chính phân bố một cách tương đối đồng đều trên toàn khu đo. Để sao cho mạng lưới tối ưu và đạt đ ộ chính xác cao nhất. Cùng với việc sử dụng tài liệu trắc địa, địa chính sẵn có trong khu vực để tìm hiểu về địa hình, địa lý tự nhiên, giao thông thủy lợi, địa chất thủy văn cũng như các đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội của khu vực và nếu cần thiết chúng ta sẽ khảo sát sơ bộ khu vực một cách dễ dàng. Việc điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính (BĐĐC), đăng ký đất đai lập hồ sơ địa chính để phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất trong phạm vi xã Nghĩa Đồng – Tân Kỳ - Nghệ An. BĐĐC được đo vẽ và biên tập chính xác, đúng với hiện trạng sử dụng đất, ở dạng bản đồ số, có tỷ lệ phù hợp. Xác định ranh giới thực tế từng thửa đất của từng chủ sử dụng đất. Thể hiện đường địa giới trong từng đơn vị hành chính và với các xã huyện lân cận theo chỉ thị 364/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ. Tạo điều kiện cho UBND các cấp thuận tiện trong quản lý, xác lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cung cấp BĐĐC có tỷ lệ phù hợp, đảm bảo độ chính xác phục vụ công tác quản lý đất đai, làm cơ sở để giải quyết những vấn đề liên quan đến đất đai (như Sinh viên: Mai Văn Thịnh 3
  3. giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai…), lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý đất đai theo một hệ thống thống nhất chung trong toàn tỉnh. Áp dụng công nghệ tin học phục vụ quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh. Thiết kế kỹ thuật này nhằm giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong việc thực hiện mục đích trên và bảo đảm tính khả thi trong quá trình thi công. 1.2. Yêu cầu thiết kế lưới Xây dựng lưới địa chính và đo vẽ bản đồ a. Lưới địa chính được xây dựng bằng phương pháp đường chuyền hoặc bằng công nghệ GPS theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác để làm cơ sở phát triển lưới khống chế đo vẽ. Dù thành lập lưới địa chính bằng phương pháp nào cũng phải đảm bảo độ chính xác sau bình sai theo quy định sau: STT Các chỉ tiêu kỹ thuật Độ chính xác không quá 1 Sai số vị trí điểm 5 cm 2 Sai số trung phương tương đối cạnh 1:50000 3 Sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400m 0,012m 4 Sai số trung phương phương vị 5” 5 Sai số trung phương phương vị cạnh dưới 400 mét 10 “ b. Lưới địa chính phải được đo nối với ít nhất 2 điểm toạ độ Nhà nước có độ chính xác từ điểm địa chính cơ sở hoặc từ điểm hạng IV Nhà nước trở lên. c. Trước khi thiết kế lưới phải tiến hành khảo sát thực địa để chọn phương pháp xây dựng lưới phù hợp và phải lưu ý sao cho thuận tiện cho phát triển l ưới khống chế đo vẽ. Khi xây dựng lưới địa chính bằng phương pháp đường chuyền thì ưu tiên bố trí ở dạng duỗi thẳng, hệ số gẫy khúc của đường chuyền không quá 1.8; cạnh đường chuyền không cắt chéo nhau; độ dài cạnh đường chuyền liền kề không chênh nhau quá 1,5 lần, cá biệt không quá 2 lần, góc đo nối phương vị tại điểm đ ầu đ ường chuyền phải lớn hơn 200 và phải đo nối với tối thiểu 02 phương vị (ở đầu và cuối của đường chuyền). Trong trường hợp đặc biệt có thể đo nối với 01 phương vị nhưng số lượng điểm khép toạ độ phải nhiều hơn 2 điểm (có ít nhất 3 điểm gốc trong đó có 01 điểm được đo nối phương vị). Bố trí thiết kế các điểm đường chuyền phải đảm bảo chặt chẽ về kỹ thuật nhưng ít điểm ngoặt, tia ngắm phải cách xa các địa vật để giảm ảnh hưởng chiết quang. Khi xây dựng lưới địa chính bằng công nghệ GPS thì phải đảm bảo có các cặp Sinh viên: Mai Văn Thịnh 4
  4. điểm thông hướng. Vị trí chọn điểm phải quang đãng, thông thoáng, cách các trạm phát sóng ít nhất 500m. Tầm quan sát vệ tinh thông thoáng trong phạm vi góc thiên đỉnh phải lớn hơn hoặc bằng 75o. Trong trường hợp đặc biệt khó khăn cũng không được nhỏ hơn 55o và chỉ được khuất về một phía. Các thông tin trên phải ghi rõ vào ghi chú điểm để lựa chọn khoảng thời gian đo cho thích hợp. d. Trong phạm vi cách lưới địa chính mới thiết kế 400 m có điểm từ hạng IV trở lên và dưới 150 m có các điểm giải tích cấp I, II, đường chuy ền cấp I, II, đ ịa chính cấp I, II cũ phải đưa các điểm này vào lưới mới thiết kế. e. Số hiệu điểm địa chính được đánh liên tục theo tên khu đo từ 01 đến hết của khu vực cần xây dựng lưới theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Trong phạm vi một khu đo, các điểm địa chính không được trùng tên nhau. Trong phạm vi một tỉnh, các khu đo không được trùng tên nhau. f. Mốc địa chính được chọn, chôn ở khu vực ổn định, đảm bảo tồn tại lâu dài. Chỉ trong trường hợp đặc biệt mới chôn mốc trên lòng đường. Nếu chôn mốc trên lòng đường, hè phố phải làm hố có nắp (dạng hố ga) bảo vệ. Các mốc địa chính đều phải làm tường vây bảo vệ mốc. Ở những khu vực không ổn định được phép cắm mốc địa chính bằng cọc gỗ nhưng phải quy định cụ thể trong TKKT-DT công trình. g. Trước khi chôn mốc phải lập Biên bản thoả thuận sử dụng đất với chủ sử dụng đất theo quy định ở phụ lục 3. Sau khi chôn mốc, phải vẽ ghi chú điểm theo mẫu quy định tại phụ lục 6a, lập biên bản bàn giao cho UBND xã sở tại theo mẫu ở phụ lục 6b để quản lý và bảo vệ. h. Mốc, tường vây, nắp mốc (nếu có) phải được đúc bằng bê tông có mác từ 200 trở lên, trước khi trộn bê tông phải rửa sạch đá, sỏi. Quy cách mốc và tường vây mốc được quy định tại phụ lục 5a. i. Tất cả các thiết bị sử dụng để đo đạc lưới địa chính trước mỗi mùa đo (đ ợt sản xuất) hoặc khi phát hiện thấy máy có biến động đều phải đ ược kiểm đ ịnh theo quy định cho từng loại thiết bị. Tài liệu kiểm định phải lưu kèm theo kết quả đo đạc lưới địa chính. k. Phải sử dụng sổ đo, các biểu mẫu tính toán theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. l. Đăng ký, lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Hiện nay việc đăng kí đất đai thuộc chức năng của văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện. Mục đích của việc đăng kí đất là tạo cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân Sinh viên: Mai Văn Thịnh 5
  5. đối với đất đai; tạo cơ sở để nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai đảm bảo đất đai được sử dụng đúng mức, đạt hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Việc đăng kí đất đai phải được thực hiện thường xuyên, liên tục ở mọi nơi để đảm bảo cho hồ sơ địa chính luôn phản ánh kịp thời hiện trạng sử dụng đất. 1.3. Nhiệm vụ Nhiệm vụ : Tổ chức thiết kế lập tài liệu, số liệu điều tra cơ bản theo hiện trạng sử dụng đất phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc địa bàn hành chính xã Nghĩa Đồng – Tân Kỳ - Nghệ An. Tổng diện tích cần đo vẽ : 1678 ha, trong đó : - Khu dân cư: 254 - Khu nông nghiệp: 1269 Yêu cầu đối với đơn vị thi công: Về kỹ thuật: Thi công các hạng mục công việc theo phương án được phê duyệt. Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của hạng mục công việc theo quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đo đạc, lập bản đồ và hồ sơ địa chính. Về năng lực: Chuẩn bị đủ nhân lực, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và tiến độ thi công của dự án. Về trang thiết bị: Chuẩn bị đầy đủ máy móc thiết bị, vật tư tài liệu, phần mềm xử lý số liệu phục vụ cho công tác thi công. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHU ĐO 2.1. Điền kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Xã Nghĩa Đồng nằm ở phía Đông Bắc huyện Tân Kỳ, có dòng sông Con chảy qua nối tiếp từ sông Hiếu và là một phần chi lưu của sông Lam. Giới hạn tọa độ địa lý và ranh giới như sau: - Tọa độ địa lý: 19°10’29’’B đến 105°20’50’’ Đ. - Phía Bắc giáp với xã Tân Phúhuyện Tân Kỳ. - Phía Nam giáp vớixã Nghĩa Hợp huyện Tân Kỳ. - Phía Đông giáp với xã Nghĩa Bình huyện Tân Kỳ. Sinh viên: Mai Văn Thịnh 6
  6. - Phía Tây giáp với xã Nghĩa Thái huyện Tân Kỳ. 2.1.2. Đặc điểm địa hình Địa hình khá phức tạp, bằng phẳng kết hợp với đồi núi xen kẽ, mạng lưới sông ngòi kênh mương dẫn nước khá dày đặc. 2.1.3. Tình hình giao thông Do là một vùng kinh tế đang phát triển nên hệ thống giao thông – đường bộ mới đang được chú trọng và chưa được đầu tư nhiều đề phát triển và cũng như nâng cấp hệ thống giao thông và đường xá. 2.1.4. Hệ thống thủy văn Khu vực có mạng lưới sông ngòi tương đối dày đặc, ranh giới của khu đó được bao quanh bởi con sông Con 2.1.5. Khí hậu thời tiết Khí hậu: nhiệt độ gió mùa, nhiệt độ khá ổn định trong năm 25,2 0C . Có 4 mùa mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, thu, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, chịu ảnh hưởng của gió phởn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt. Độ ẩm tương đối lớn: trung bình 86-87% lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.670mm 2.1.6. Thổ nhưỡng thực vật Khu vực này chủ yếu là đất ruộng, đất màu chiếm diện tích của khu vực Thực vật chủ yếu là cây trồng lúa nước chiếm diện tích lớn và 1 phần c ủa phần cây trồng màu. Nhận xét: Quan phân tích trên ta cần lưu ý một số ảnh hưởng của môi trường đ ến công việc đo đạc địa trắc địa thời gian đo thuận lợi là những tháng mùa nắng và nên chú ý tới những tháng mùa mưa Chất đất có ảnh hưởng đến tính ổn định của mốc trắc địa do đó khi chon mốc nơi có nền đất ổn định và bảo quản được lâu dài Sinh viên: Mai Văn Thịnh 7
  7. 2.2. Kinh tế xã hội Toàn xã có hơn 605 hộ gia đình đang sinh sống Tình hình kinh tế xã hội đang được dần cải thiện.Dân cư phân bố theo làng, xóm, rải rác đều trên địa bàn xã xen lẫn với khu đất nông nghiệp. Nhà ở phân bố không theo quy hoạch, tập trung dày đặc theo các trục đường giao thông chính. 2.3. Xác định cấp khó khăn và tỉ lệ bản đồ cần thành lập Theo quy đinh hiên hanh ap dung cho công tac khao sat đo đac không chế trăc đia ̣ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ́ ́ ̣ thì đia hinh phân thanh 5 câp khó khăn như sau: ̣ ̀ ̀ ́ - Câp 1: Khu vực đông băng it cây, khu đôi troc, vung trung du. Giao thông ́ ̀ ̀ ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ̣ thuân tiên. - Câp 2: Khu vực đông băng nhiêu cây, khu vực đôi thưa cây vung trung du. ́ ̀ ̀ ̀ ̀ ̀ Giao thông tương đôi thuân tiên. ́ ̣ ̣ - Câp 3: Vung nui cao từ 50 đên 200m, vung đông băng dân cư đông, nhiêu ́ ̀ ́ ́ ̀ ̀ ̀ ̀ ̣ ̣ ̣ kênh rach, giao thông không thuân tiên. - Câp 4: Vung nui cao từ 200 đên 800m, vung thuỷ triêu, đâm lây, thut sâu, ́ ̀ ́ ́ ̀ ̀ ̀ ̀ ̣ vung thanh phố lớn, đông dân cư, phai đo đêm, nhiêu ngo, hem cut. Giao ̀ ̀ ̉ ̀ ̃ ̉ ̣ thông khó khăn. - Câp 5: Vung hai đao, biên giới và nui cao trên 800m. Giao thông rât khó ́ ̀ ̉ ̉ ́ ́ khăn. Các vùng đô thị đông đúc dân cư.  Với cac thuân lợi và khó khăn nêu trên thì để đam bao cho công tac thiêt kế và ́ ̣ ̉ ̉ ́ ́ thi công lưới được tiên hanh theo kế hoach đề ra, ta chon mức độ khó khăn câp 1 đối ́ ̀ ̣ ̣ ́ với việc thi công lưới Địa Chính Cơ Sở và mức khó khăn cấp 5 đối với việc thi công lưới Địa Chính vì trong thành phố thì giao thông thuận tiện địa hình bằngphẳng. 2.4. Hiện trạng về tư liệu đo đạc bản đồ và các tài liệu liên quan Quy định diện tích chứa 1 điểm khống chế mặt bằng Theo quy phạm chiều dài cạnh trung bình trong lưới đường chuyền từ 0.6 km đến 1.4 km. Nên ta chọn S=1.12km. Vậy ta có: P=√3/2× S2 P=√3/2×1.25=1.083 (S là chiều dài cạnh trung bình) Mật độ điểm khống chế mặt bằng: N=F/P  N=15.24÷1.083 = 14.078 Trong đó: F là diện tích khu đo, P là diện tích 1 điểm khống chế Như vậy, ta có 14 điểm khống chế mặt bằng Sinh viên: Mai Văn Thịnh 8
  8. 2.4.1. Tư liệu về mạng lưới tọa độ, độ cao đã có Đồ hình lưới địa chính cơ sở: Lưới địa chính cơ sở: trên khu vực xã có 4 điểm tọa độ nhà nước Tọa độ Độ cao H(m) Tên điểm Ghi chú X(m) Y(m) GPS1 2120851 534482 Điểm giả định GPS2 2122352 535589 Điểm giả định GPS3 2118946 539346 Điểm giả định GPS4 2118042 538095 Điểm giả định Các điểm tọa độ Nhà nước sau khi được kiểm tra ngoài thực địa hoàn toàn đảm bảo yêu cầu về tính chắc chắn, độ bền vững, tính chính xác và thông hướng đ ảm bảo cho việc đo vẽ các cấp hạng lưới thấp hơn. 2.4.2. Tư liệu bản đồ Tờ bản đồ Thuộc 3 tờ bản đồ E-48-19-D-a-2,E-48-19-D-a-4,E-48-19-D-b-3 do Bộ Tài Nguyên Môi Trường. Bản đồ thành lập bằng phương pháp đo vã giải tích năm 2003. Bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10000 Tổng Cục Địa Chính in năm 1998 - Ảnh vệ tinh sport 5 chụp tháng 11 năm 2005 - Khảo sát thực địa năm 2007 - Địa danh, địa giới hành chính theo tài liệu 364/ CT cập nhật đến tháng 5 năm 2009 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000, hệ độ cao quốc gia Việt Nam. Sinh viên: Mai Văn Thịnh 9
  9. Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà xuất bản bản đồ In xong tháng 10 năm 2009 tại nhà xuất bản bản đồ Từ những điều kiện địa lý và kinh tế - xã hội em có những nhận xét sau: Với điều kiện địa hình có mạng lưới sông ngòi bao quanh, đất canh tác đ ồng bằng, thửa đất ổn định, rõ ràng, tầm nhìn thông thoáng. Mạng lưới giao thông có nhiều đường lớn nên khi thiết kế chúng ta nên thiết kế các điểm khống chế nằm trên đường lớn và đê là rất thuận tiện. . Sinh viên: Mai Văn Thịnh 10
  10. CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ ĐO VẼ THỰC ĐỊA 3.1. Căn cứ pháp lý 3.1.1.Luật và các văn bản của Chính phủ [1] Luật đất đai 2013 quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3.1.2. Các văn bản quy định về kỹ thuật [2] Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/5000, 1/1000, 1/2000, 1/5000 và 1/10000 của Bộ Tài nguyên và Mô trường ban hành năm 2008 theo quy ết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008. [3] Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000, 1/10000 và 1/25000 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành năm 1999 theo quyết định số 719/1999/QĐ-ĐC ngày 30/12/1999 [4] Thông tư số: 973/2001/TT-TCĐC do Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành ngày 20/6/2001 về việc hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000. [5] Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/6/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính. [6] Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. [7] Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. [8] Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Sinh viên: Mai Văn Thịnh 11
  11. 3.1.3. Các văn bản quy định về Kinh tế [9]- Nghị định số 205/NĐ-CP ngày 14/14/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước. [10]- Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc bản đồ. [11]- Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai. [12]- Công văn số 3827/BTNMT-KHTC ngày 29/9/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện chế độ lương phụ, phụ cấp lương trong đơn giá sản phẩm đo đạc bản đồ. 3.1.4. Nguyên tắc xử lý văn bản Trong quá trình thi công và chỉ đạo thi công cũng như kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm nếu giữa các tài liệu đã nêu trên có mâu thuẫn với nhau thì l ấy văn bản quy định có tính pháp lý cao nhất có thời hạn ban hành gần nhất và phương án này làm cơ sở để giải quyết. Phương án này vừa dùng để hướng dẫn thi công vừa làm căn cứ đ ể kiểm tra nghiệm thu của các cấp. Trích dẫn các tài liệu kỹ thuật sẽ được viết tắt là tài liệu [1], tài liệu [2], tài liệu [3],... a) Những quy định chung 3.1. Lưới địa chính được xây dựng bằng công nghệ GPS; các điểm địa chính cơ sở cấp 1 đã có trong khu đo phải được thiết kế và đo hòa vào mạng l ưới mới xây dựng. 3.2. Lưới độ cao kỹ thuật được thiết kế đo truyền độ cao tới tất cả các điểm địa chính; không truyền độ cao tới các điểm kinh vĩ và điểm chi tiết. Sinh viên: Mai Văn Thịnh 12
  12. 3.3. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 được thành lập ở múi chiếu 30, kinh tuyến trục 1050 45’, hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 bằng phương pháp đo trực tiếp ngoài thực địa vẽ trên máy tính điện tử áp dụng công nghệ số. 3.4. Bản đồ địa chính gốc gọi tắt là bản đồ gốc; bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, thị trấn gọi là bản đồ địa chính. 3.5. Số thửa trên bản đồ địa chính trùng với số thửa trên bản đồ gốc; các công trình hình tuyến như giao thông, thủy lợi...phải tách thành các thửa bằng nét chấm (kiểu nét quy hoạch) và được đánh số thửa. 3.6. Trước khi thi công phải kiểm tra máy móc, dụng cụ kỹ thuật đo đạc đầy đủ theo quy định. 3.7. Các file thành quả bình sai lưới, sổ mục kê, sổ địa chính, hệ thống bảng biểu tổng hợp diện tích...sử dụng các phẩn mềm khác nhau để làm, khi ghi đĩa CD để bản giao phải xuất sang Excel, Word hoặc các phần mềm thông dụng khác. 3.8. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm CiliS. 3.9. Khi thi công phải tuân thủ đúng quy trình, quy phạm và chỉ thống nhất một văn bản thiết kỹ thuật – dự toán này. 3.10. Văn bản thiết kế kỹ thuật – dự toán được coi là căn cứ để thi công và là cơ sở để kiểm tra, phúc tra nghiệm thu sản phẩm sau này. Nếu có sự thay đổi thì đơn vị thi công phải báo cáo với Sở...., khi được phê duyệt thì mới được thi công theo thay đổi đó. 3.2. Cơ sở toán học Cơ sở toan hoc là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây ́ ̣ dựng cac loai bản đồ. ́ ̣ Trước đây cơ sở toán học của bản đồ được xây dựng trong hệ thống tọa độ và độ cao HN-72. Ban đồ đia hinh tai liêu sử dung trong đồ an nay cung được xây ̉ ̣ ̀ ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ̃ dựng trong hệ quy chiêu HN-72. Nhưng hiện nay đã chuyển sang hệ quy chiêu quôc ́ ́ ́ gia VN2000. Do đó nhiêm vụ cua đồ an nay là thiêt kế lưới phuc vụ công tac đo vẽ ban ̉ ́ ̀ ́ ̣ ́ ̉ đồ và phai được xây dựng trên hệ quy chiêu VN-2000. ̉ ́ Hệ quy chiếu sử dụng trong việc thiết kế lưới khống chế các cấp hạng là hệ toạ độ Quốc Gia VN2000 hay gọi tắt là VN2000 sử dụng phép chiếu UTM ( hình trụ ngang đồng góc). Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ VN-2000 được bắt đầu thành lập từ Sinh viên: Mai Văn Thịnh 13
  13. 1994 và được công bố kết quả vào năm 2000 trên cơ sở được xác định bởi định nghĩa sau đây: - Hệ quy chiếu VN-2000 là một hệ quy chiếu cao độ và tọa độ trắc địa gồm hai hệ: 1. Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được định nghĩa là gốc có cao độ 0.000m tại Hòn dấu, Hải phòng. Sau đó dùng phương pháp thủy chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định khác, xa hơn. Cao độ một điểm mặt đất bất kỳ trong hệ quy γ chiếu này được thể hiện bằng cao độ chuẩn H , theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt QuasiGeoid. 2. Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thước do WGS-84 được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với các tham số xác định: Elipsoid tham chiếu là WGS84 với kích thước - Bán trục dài a = 6378137 m - Bán trục ngắn b = 6356752 m - Độ dẹt e = 1:298.26 - Vận tốc góc quay quanh trục ω = 7292115x10-11rad/s - Hằng số trọng trường Trái đất fM=3986005.108m3s-2 - Múi chiếu 30 - Kinh tuyến trung ương khu đo là 105045’00” Vị trí ellipsoid quy chiếu Quốc gia: ellipsoid WGS84 toàn cầu được định vị l ại cho phù hợp với lãnh thổ Việt Nam. Trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có cao độ thủy chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ. Điểm gốc toạ độ Quốc Gia đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính thuộc tổng cục địa chính, đường Hoàng Quốc Việt Hà Nội. Điểm gốc độ cao tại hòn dấu Hải Phòng. 3.3. Xây dựng lưới khống chế đo vẽ Có rất nhiều phương án thiết kế lưới khống chế đo vẽ nhưng ở đây em chỉ nêu ra 2 phương án phổ biến hay được dùng hiện nay là: - Phương pháp đường chuyền kinh vĩ - Phương pháp đo bằng công nghệ GPS Sinh viên: Mai Văn Thịnh 14
  14. 3.3.1. Phương pháp đường chuyền kinh vĩ a. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính quy định ở bảng sau: Chỉ tiêu kỹ STT Các yếu tố của lưới đường chuyền thuật 1 Chiều dài đường chéo đường chuyền không lớn 8 km hơn 2 Số cạnh không lớn hơn 15 3 Chiều dài từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai 5 km điểm nút không lớn hơn 4 Chu vi vòng khép không lớn hơn 20 km 5 Chiều dài cạnh đường chuyền + Lớn nhất không quá 1400 m + Nhỏ nhất không quá 200m + Trung bình 600m 6 Sai số trung phương đo góc không lớn hơn 5” 7 Sai số tương đối đo cạnh sau bình sai không lớn hơn 1: 50 000 Đối với cạnh dưới 400m không quá 0,012 m 8 Sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép 10” × không lớn hơn (n - số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép) 9 Sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền fs:[s] nhỏ 1: 15000 hơn b. Khi hai đường chuyền song song cách nhau dưới 400 m thì phải đo nối với nhau. c. Góc ngang trong đường chuyền được đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm đo có 3 hướng trở lên hoặc theo hướng đơn (không khép về hướng mở đầu) Sinh viên: Mai Văn Thịnh 15
  15. nếu trạm đo chỉ có hai hướng bằng các máy toàn đạc điện tử có độ chính xác 1” - 5” và máy khác có độ chính xác tương đương. Số lần đo quy định bảng 2.a STT Loại máy Số lần đo 1 Máy có độ chính xác đo góc 1” – 2” 4 2 Máy có độ chính xác đo góc 3” – 5” 6 d. Đo góc trong đường chuyền thực hiện trên giá ba chân, theo phương pháp ba giá. Sai số định tâm máy và bảng ngắm không lớn hơn 2 mm. Đối với các cạnh ngắn hơn cạnh trung bình phải dọi tâm với độ chính xác không lớn hơn 1mm. e. Khi đo góc, vị trí bàn độ ngang trong các lần đo phải thay đổi một góc tính theo công thức: 1800 ρo = n n - là số lần đo Các hạn sai khi đo góc không lớn hơn giá trị quy định ở bảng 3.a (chung cho các máy đo góc độ chính xác từ 1” - 5”). Bảng 3.a Hạn sai không quá TT Các yếu tố trong đo góc (”) 1 Số chênh trị giá góc giữa các lần đo 8 2 Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo 8 Dao động 2C trong 1 lần đo (Đối với máy không 3 12 có bộ phận tự cân bằng) 4 Sai số khép về hướng mở đầu 8 5 Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “O” 8 f. Đo ngắm phải khách quan, tỉ mỉ và chính xác. Thực hiện đúng các quy định về trình tự thao tác, ghi sổ rõ ràng, sạch sẽ. Không được sửa chữa các số đọc giây. Các Sinh viên: Mai Văn Thịnh 16
  16. số đọc độ, phút khi nhầm lẫn được phép sửa (gạch số sai, viết số đúng lên trên hoặc bên cạnh, không được chữa đè lên chữ số, không được tẩy số cũ) nhưng không được sửa liên hoàn. g. Khi phải đo lại do vượt các quy định ở bảng 4.4 hoặc do động chân máy thì lần đo lại phải tiến hành sau khi đo xong các lần đo cơ bản, vị trí bàn độ như lần đo cơ bản. Nếu số hướng đo lại vượt quá 1/3 tổng số hướng trên trạm đo thì phải đo l ại cả lần đo. Nếu số lần đo lại vượt quá 1/3 tổng số lần đo thì phải đo lại cả trạm đo. Khi trạm đo có 3 hướng, nếu 1 hướng phải đo lại thì phải đo lại cả lần đo h. Trước mỗi mùa (đợt sản xuất) đo hoặc khi phát hiện máy có biến động, máy đo góc phải được kiểm định theo các hạng mục sau: 1. Ki ể m tra và hi ệ u ch ỉ nh ố ng b ọ t n ướ c. 2. Ki ể m tra và hi ệ u ch ỉ nh tr ục ng ắ m ố ng kính 3. Ki ể m tra và hi ệ u ch ỉ nh l ướ i ch ỉ . 4. Ki ể m tra và hi ệ u ch ỉ nh tr ục quang c ủa ống kính. 5. Ki ể m tra và hi ệ u ch ỉ nh ch ỉ tiêu (MO) ho ặc (MZ) (đ ối v ới máy không có b ộ ph ậ n t ự cân b ằ ng). 6. Ki ể m tra và hi ệ u ch ỉ nh tr ục ng ắ m c ủa b ộ ph ận d ọi tâm quang h ọ c (k ể c ả b ộ ph ậ n d ọ i tâm quang h ọc c ủa g ươ ng, b ảng ng ắ m). 7. Ki ể m tra h ằ ng s ố g ươ ng c ủ a máy. 8. Ki ể m tra h ệ s ố đo kho ả ng cách c ủa máy và giá tr ị góc bù c ủa máy. Ngoài quy định kiểm định các hạng mục cơ bản trên, nếu trong tài liệu hướng dẫn sử dụng máy có yêu cầu khác phải kiểm định bổ sung theo tài liệu hướng dẫn. i. Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo xa điện quang. Căn cứ vào các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới và hiệu quả kinh tế để lựa chọn loại máy đo cho phù hợp. Độ chính xác của máy đo xa điện quang được biểu thị bằng công thức: Sinh viên: Mai Văn Thịnh 17
  17. ms = ± (a + b.10-6 D)mm Trong đó: D - Khoảng cách. a, b - Là các hệ số của máy j. Cạnh đường chuyền được đo 3 lần riêng biệt, kết quả lấy trung bình. Mỗi lần đo đều ngắm chuẩn lại mục tiêu. Số chênh giữa các lần đo cạnh không vượt quá 2a. Khi đo cạnh phải đo nhiệt độ không khí với độ chính xác đến 1 0C và áp suất với độ chính xác đến 1 mbar. Đối với cạnh dài hơn 600 m phải đo nhiệt đ ộ và áp suất ở 2 đầu cạnh, lấy giá trị trung bình để nạp trực tiếp vào máy đo hoặc để tính cải chính cạnh sau khi đo. k. Nếu không đo được trực tiếp khoảng cách trên mặt phẳng ngang, phải tính số cải chính khoảng cách nghiêng. Để tính số cải chính có thể dùng chênh cao học hình học. l. Sổ đo khoảng cách và sổ đo thiên đỉnh phải ghi đầy đ ủ các mục. Ch ữ, số phải rõ ràng, sạch sẽ. Không được sửa các số đọc hàng mét và nhỏ hơn khi đo khoảng cách, hàng giây khi đo góc, các số khác không được sửa liên hoàn. Nghiêm cấm việc tẩy xoá, sửa đè lên các chữ số. m. Trước và sau mùa (đợt) đo phải kiểm định máy đo khoảng cách ở bãi chuẩn với những khoảng cách khác nhau. Sự chênh lệch giữa khoảng cách chuẩn và khoảng cách đo được coi là cơ sở để tính độ chính xác thực tế của máy. Các dụng cụ đo khí tượng hai năm phải kiểm định 1 lần so với các dụng cụ chuẩn. Các tài liệu về kiểm định máy phải giao nộp cùng với các tài liệu đo. n. Kết quả đo ngắm ở thực địa chỉ được đưa vào tính toán khi: 1. Đã được kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá chất lượng đầy đủ. 2. Đã được kiểm tra lại các yêu cầu kỹ thuật cơ bản. 3. Tính cải chính các số hiệu chỉnh theo từng loại máy vào giá trị cạnh đo. 4. Toạ độ của các điểm khởi tính phải tính chuyển về múi 30 với kinh tuyến trục địa phương cho từng tỉnh. o. Phải tính toán khái lược để đánh giá độ chính xác của kết quả đo trước khi bình sai. Ước tính sai số đo góc mβ, sai số đo cạnh ms để xác định trọng số khi bình sai. Sinh viên: Mai Văn Thịnh 18
  18. p. Lưới địa chính phải được bình sai chặt chẽ. Khi tính toán và trong kết quả cuối cùng góc lấy chẵn đến giây, toạ độ và độ cao lấy chẵn đến milimet (0,001m). Chương trình tính toán bình sai sử dụng là chương trình đã đ ược Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép sử dụng. q. Sau bình sai phải đánh giá sai số trung phương đo góc, sai số trung phương vị trí điểm, sai số trung phương tương đối đo cạnh, sai số trung phương đơn vị trọng số và so sánh với các quy định của Quy phạm này. Nếu vượt hạn sai phải xem xét lại các giá trị đo, quá trình tính toán nếu không phát hiện nguyên nhân thì phải đo lại. 3.3.2. Phương pháp đo bằng công nghệ GPS a. Lưới địa chính đo bằng công nghệ GPS theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, đồ hình chuỗi tam giác, chuỗi tứ giác được đo nối (tiếp điểm) với ít nhất 3 điểm hạng cao hoặc các cặp điểm thông hướng được đo nối (tiếp điểm) với ít nhất 2 điểm hạng cao; khoảng cách giữa các điểm hạng cao không quá 10 km. Trong trường hợp đặc biệt lưới địa chính được phép đo nối với 2 điểm hạng cao nhưng phải nêu rõ trong TKKT-DT công trình. b. Trước khi tiến hành đo, máy, thiết bị đo phải được kiểm tra, kiểm nghiệm đầy đủ các nội dung sau: b.1. Đối với máy thu GPS đang sử dụng, trước khi đo cần kiểm tra đầy đ ủ các mục sau đây: 1) Kiểm tra sự hoạt động của các phím chức năng bao gồm cả phím cứng và phím mềm. Tất cả các phím này đều phải hoạt động bình thường. 2) Kiểm tra sự ổn định của quá trình thu tín hiệu thông qua việc đo thử (không dưới 60 phút). 3) Kiểm tra việc truyền dữ liệu từ máy thu sang máy tính. 4) Vị trí đặt máy để kiểm tra phải là nơi quang đãng; khi đo thời tiết tốt, đ ảm bảo cho việc thu tín hiệu vệ tinh là tốt nhất. b.2. Đối với các máy mới, trước khi sử dụng phải tiến hành đo thử nghiệm trên bãi chuẩn (đối với loại máy thu 1 tần số) hoặc trên các điểm cấp “0” (đối với loại máy thu 2 tần số) và so sánh kết quả đo với số liệu đã có. b.3. Các dụng cụ đo các yếu tố khí tượng như áp kế, nhiệt kế và ẩm kế phải được kiểm định mỗi năm một lần. Thành quả kiểm nghiệm phải được giao nộp kèm theo thành quả đo và tính toán bình sai lưới. Căn cứ vào các kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm để quyết định có sử dụng máy Sinh viên: Mai Văn Thịnh 19
  19. thu và các thiết bị kèm theo đó hay không. c. Trước khi đo phải tiến hành lập lịch cho khu đo với thời gian đo ngắm đ ồng thời tối thiểu trên một điểm trạm đo; đối với máy GPS một tần số quy định như sau: c.1. Thời gian đo ngắm đồng thời tối thiểu: 60 phút c.2. Số vệ tinh khỏe liên tục tối thiểu: 4 vệ tinh c.3. PDOP chọn khi đo lớn nhất không quá: 4,0 c.4. Ngưỡng góc cao vệ tinh lớn hơn: 150 Ghi chú: Thời gian đo được áp dụng cho các cạnh trong lưới có chiều dài được quy định ở bảng 4.2. Đối với các cạnh đo nối nếu chiều dài cạnh lớn thì phải chọn thời gian đo liên tục lớn hơn 1 giờ để khi xử lý cạnh có được lời giải fixed. d. Tại mỗi điểm trạm đo phải thực hiện các thao tác sau: 1. Dọi tâm và cân bằng máy chính xác, sai số dọi tâm không quá 2 mm. 2. Đo chiều cao ăng ten 2 lần vào khoảng đầu và cuối ca đo với độ chính xác đến 1 mm. 3. Nhập tên điểm trạm đo vào máy, đối với máy không nhập được trực tiếp thì phải nhập ngay khi trút số liệu sang máy tính. 4. Đo nhiệt độ, áp suất 2 lần vào khoảng đầu và cuối ca đo với độ chính xác đo nhiệt độ là 0,50C, áp suất đến 1 milibar. e. Sử dụng các phần mềm được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép sử dụng để xử lý cạnh và bình sai lưới. Khi tính khái lược phải đảm bảo các chỉ tiêu sau: 1. Lời giải được chấp nhận: Fixed 2. Ratio: > 1,5 4. Reference Variance: < 30,0 3. Rms: < 0,02+0.004*Skm 5. RDOP: < 0,1 Ghi chú: Chỉ tiêu Ratio chỉ xem xét đến khi lời giải là Fixed. Chỉ tiêu RDOP chỉ xem xét đến khi các chỉ tiêu khác không đạt được để quyết định xử lý lại hay phải đo lại. Khi một trong các giá trị Reference Variance hoặc Rms vượt quá các chỉ tiêu nói Sinh viên: Mai Văn Thịnh 20
nguon tai.lieu . vn