Xem mẫu

Định một hướng hay nhiều hướng? Hiện nay vấn đề lý luận phê bình, nhất là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật có vị trí quan trọng góp phần định hướng sáng tác và hướng dẫn thẩm mỹ cho đông đảo công chúng yêu mến nghệ thuật. Năm 2006, Hội nghị lý luận phê bình nhiếp ảnh của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam được tổ chức thành công tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nhiều vấn đề đã được xới lên, nhất là vấn đề định hướng sáng tác và công tác thẩm định ảnh của các hội đồng giám khảo. Giới sáng tác ảnh trong cả nước vẫn còn nhiều trăn trở: - Có phải giới sáng tác ảnh trong cả nước đang lệch hướng, hay thực trạng lý luận phê bình chưa thống nhất định hướng trước sự phát triển của nhiếp ảnh Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu? - Vai trò của lý luận phê bình có tác động như thế nào đối với lực lượng sáng ảnh trong cả nước, hay lý luận phê bình chưa theo kịp sáng tác? - Giải thưởng trong các cuộc thi tầm cỡ thường gây nhiều bất đồng, vậy trách nhiệm của hội đồng giám khảo như thế nào? Vai trò của lý luận phê bình ra sao? - Trong các tham luận hội thảo có 4 bài tập trung vào định hướng phương pháp sáng tác của nhiếp ảnh Việt Nam, mỗi tham luận có nhiều lý lẽ và quan điểm không đồng nhất về phương pháp định hướng sáng tác. Anh Nguyễn Đức Chính khẳng định: “Phương pháp hiện thực XHCN là dòng chủ lưu”. Truởng Ban Lý luận phê bình Vũ Đức Tân nêu: “Danh từ chủ nghĩa hiện thực XHCN xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ XX. Khái niệm đó không có gì lạc hậu cả. Do đó việc có tiếp tục sử dụng thuật ngữ đó hay không cũng có điều cần phải bàn. Vì vậy Chủ nghĩa hiện thực là xu hướng chủ đạo trong nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay”. Nguyên Trưởng ban Lý luận phê bình Lê Cường dẫn chứng: “Tôi dẫn những đoạn trích ghi trong văn kiện Đại hội Đảng CSVN từ Đại hội VI, VII, VIII và IX thời kỳ gần 20 năm đổi mới, trong các văn kiện không thấy một dòng nào yêu cầu văn nghệ sĩ và những người yêu văn học nghệ thuật phải sáng tác theo phương pháp Hiện thực XHCN”. Và theo anh: “Sức sống của Chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật nhiếp ảnh mà đồng chí Vũ Đức Tân nêu lên là phù hợp giai đoạn hiện nay”. Riêng nhà lý luận phê bình Vũ Huyến chọn “Phương pháp hiện thực XHCN là phương pháp tốt nhất nhưng không phải là duy nhất. Phương pháp Hiện thực XHCN là sự kết hợp giữa phương pháp hiện thực và phương pháp lãng mạn”. Bốn nhà lý luận phê bình đưa ra 4 định hướng khác nhau, giới sáng tác “bâng khuâng đứng giữa bốn dòng nước”. Các nhà lý luận phê bình cho đến hôm nay vẫn chưa thống nhất được định hướng, khác gì đánh đố những người sáng tác ảnh! Theo anh Nguyễn Đức Chính: “Phương pháp Hiện thực XHCN là dòng chủ lưu từ năm 1954 đến nay”. Nhưng đã hơn chục năm qua, anh không có điều kiện tiếp cận nền nghệ thuật nhiếp ảnh các nước trên thế giới. Như vậy việc định hướng cho nhiếp ảnh hôm nay liệu còn cập nhật không? Trong khi đó nhiếp ảnh Việt Nam ngày một phát triển trong xu thế hội nhập. Điều mà các nghệ sĩ nhiếp ảnh quan tâm chính là định hướng sáng tác nào phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay? Nghệ sĩ Lê Quang Châu cứ băn khoăn về “Những khoảnh khắc đang bị đánh mất”. Anh than thở: “Liệu có nên buồn hay nên vui?”. Tôi cũng rất đồng tình và chia sẻ với anh nếu nhiếp ảnh mất đi tính khoảnh khắc. Còn việc ba nhà nhiếp ảnh nước chủ nhà đạt ba giải cao nhất trong triển lãm quốc tế VN-05 thì là điều vui chứ! Sao anh lại suy diễn vì là nước chủ nhà nên Việt Nam giành được 3 giải cao. Ưu thế của nước chủ nhà là vinh dự đăng cai triển lãm ảnh quốc tế với trên 40 nước tham dự. Về qui mô tổ chức được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao, nhất là khâu tổ chức chấm giải và triển lãm. Còn việc 3 giải cao trong VN-05 xứng đáng hay chưa thuộc trách nhiệm của Hội đồng giám khảo. Nếu chỉ căn cứ vào 3 bức ảnh anh đã vội vàng kết luận đó là “diện mạo của nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay” là chưa thuyết phục. Anh nói: “Một số nhà nhiếp ảnh đoán được “gu” của ban giám khảo phải sản xuất ra những sản phẩm để đoạt giải” – “sáng tác và thẩm định vòng luẩn quẩn” – khi “gu” của ảnh này được trao giải sẽ kéo theo một số đông “ào theo”... “thật giả lẫn lộn”... Có lẽ khi viết bài này ấn tượng buồn về 3 bức ảnh vẫn còn ám ảnh nên khẩu khí của anh có phần hơi nghiệt ngã. Đã là cuộc thi đương nhiên có giải thưởng. Ai dự thi mà không muốn được giải! Còn đoán “gu” của ban giám khảo chỉ là cá biệt, nếu đoán được tất cả “gu” của ban giám khảo thì quả là “siêu”! Đa số anh em chọn những tấm ảnh tâm đắc của mình gửi dự thi với tinh thần xây dựng và trách nhiệm của người hội viên. Không nên qui chụp những người được giải là có vấn đề này nọ. Nếu tôi không nhầm thì anh Châu cũng là người “giật” được khá nhiều giải ở các cuộc thi trước đây. Anh phủ định gần hết tất cả các giải thưởng ở các cuộc thi lớn suốt 7 năm qua, e rằng việc nhìn nhận này là quá khắt khe! Đánh giá cả một nền nghệ thuật nhiếp ảnh, không nên căn cứ vào một vài giải thưởng mà cần có cái nhìn bao quát. Nếu không ta chỉ nhìn thấy vết mực nhỏ mà không thấy màu trắng của cả tờ giấy. Theo tôi nghĩ: Giải thưởng của cuộc thi chính là chiếc gương phản ánh trung thực năng lực và trình độ của giám khảo chứ không hẳn là trình độ của người dự thi và cũng không nên đánh giá thấp khả năng sáng tạo của các nghệ sĩ. Tôi rất đồng tình với đánh giá của anh Lê Hải, Cao Phong, Trần Quốc Dũng: “Chúng ta chưa có chuyên gia đúng nghĩa trong ngành lý luận phê bình nhiếp ảnh, thiếu những cây bút sắc sảo mang tính học thuật cao”. Đó là một thực trạng suốt chặng đường 40 năm qua của nhiếp ảnh Việt Nam. Nhưng công bằng mà nói tuy là nghề “tay trái” nhưng ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn