Xem mẫu

  1. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TUẦN HOÀN DƯỚI GÓC NHÌN TỪ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ORIENTATION FOR CIRCULAR TOURISM DEVELOPMENT FROM SUSTAINABLE TOURISM ACTIVITIES IN TRAVINH PROVINCE TS. Đinh Kiệm1, ThS. Phạm Hữu Chiến2 Tóm tắt – Nghiên cứu này nhóm tác giả giới thiệu các khái niệm liên quan về kinh tế tuần hoàn, du lịch bền vững, du lịch tuần hoàn, những nguyên lí và cách thức vận hành để hướng tới một nền kinh tế du lich theo định hướng du lịch tuần hoàn và bền vững. Nội dung chính nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Trà Vinh, thực hiện trong bối cảnh từng bước tiếp cận với nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch, qua đó làm cơ sở cho việc nhận diện những cơ hội và thách thức mà du lịch Trà Vinh có thể đối mặt khi tiếp cận với du lịch tuần hoàn trong những giai đoạn sắp tới. Cuối cùng, bài viết tập trung phân tích về thực hiện du lịch bền vững mà Trà Vinh đang áp dụng hướng đến tiếp cận như là một nền kinh tế du lịch tuần hoàn, đồng thời qua đó gợi ý một số giải pháp phát triển du lịch tuần hoàn của địa phương trong tương lai. Từ khóa: du lịch tuần hoàn, du lịch bền vững, kinh tế tuần hoàn, tỉnh Trà Vinh. 1. GIỚI THIỆU Qua thực tiễn khai thác hoạt động du lịch hiện nay, chúng ta không thể không tính đến việc xem xét điều chỉnh loại hình hoạt động du lịch đại trà hiện hữu sao cho đạt tính bền vững và hiệu quả kinh tế – môi trường. Để làm điều này, các nhà quản lí du lịch không thể tiếp tục phát triển, vận hành theo mô hình truyền thống cũ, sử dụng tài nguyên với số lượng nhiều và hiệu quả thấp làm ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế bền vững. Đối với tỉnh Trà Vinh, một tỉnh có ngành du lịch còn non trẻ, đang từng bước phát triển, hội nhập với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thời gian qua, tuy tỉnh Trà Vinh đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng nhìn chung hoạt động du lịch ở đây còn mang tính tự phát, chưa có hướng đi rõ nét, thêm vào đó, hiện tượng biến đổi khí hậu đang gây tác động bất lợi nhiều mặt, cùng với việc phát triển du lịch đại trà từ địa bàn nội 1 Trường Đại học Lao động Xã hội (CSII) TP. Hồ Chí Minh; Email : dinh.kiem@gmail.com 2 Thành ủy TP. Hồ Chí Minh 84
  2. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” địa cho đến vùng ven biển một cách ồ ạt, không có kế hoạch, việc sử dụng tài nguyên kém hiệu quả, đặt ngành du lịch đứng trước cơ hội và thách thức gay gắt hơn bao giờ hết. Trong định hướng phát triển du lịch, từ việc xác định lợi thế về tiềm năng hiện có, ngành du lịch tỉnh Trà Vinh đã đề ra kế hoạch phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh sẽ đón 2,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 85.000 khách quốc tế; tổng doanh thu từ năm 2025 trở đi đạt trên 1.600 tỉ đồng [1]. Để đạt được mục tiêu đề ra, việc tiếp cận, vận dụng chuyển đổi tư duy kinh tế tuần hoàn được xem là xu hướng mới, tiên tiến, cần thiết đảm bảo cho sự chuyển đổi tích cực và phát triển của ngành du lịch tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả thông qua việc phân tích thực trạng phát triển, đánh giá những cơ hội và thách thức mà ngành du lịch tỉnh nhà có thể gặp phải trong tiếp cận định hướng chuyển đổi, vận hành quá trình hoạt động du lịch theo mô hình kinh tế tuần hoàn của mình, qua đó, chúng tôi gợi ý một số giải pháp pháp triển. 2. NỘI DUNG Các khái niệm liên quan Du lịch bền vững (Sustainable Tourism) là du lịch có giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của hoạt động du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương; đồng thời, các hoạt động du lịch có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào [2]. Ngược lại là hình thức du lịch đại chúng (Mass Tourism). Du lịch đại chúng được hiểu là hoạt động không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá hủy nhanh chóng những môi trường nhạy cảm. Du lịch bền vững có thể mang lại một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích mang lại cho cộng đồng địa phương và bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với việc tạo sinh kế cho cư dân địa phương. Kinh tế tuyến tính (Linear Economy), hay mô hình phát triển kinh tế truyền thống dựa trên nguyên lí khai thác tài nguyên từ môi trường tự nhiên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, thông qua quá trình sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng thải loại nguồn rác ra môi trường. Các mô hình này thường dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gia tăng chất thải và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường (Hình 1). Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy): Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (Unido) cho rằng: ‘Kinh tế tuần hoàn là một cách mới để tạo ra giá trị và hướng tới mục tiêu cao nhất là sự thịnh vượng. Nó hoạt động bằng cách kéo dài vòng đời sản phẩm thông qua việc cải tiến thiết kế và bảo dưỡng, chuyển chất thải từ điểm cuối chuỗi cung ứng trở lại điểm đầu - qua đó, sử dụng các tài nguyên hiệu quả hơn bằng cách sử dụng nhiều lần chứ không chỉ một lần’ [3]. 85
  3. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Kinh tế tuần hoàn còn được xem là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Kinh tế tuần hoàn không phải là một mô hình đồng nhất cho cả nền kinh tế, mà nó là nhiều mô hình khác nhau được xây dựng theo cùng một triết lí, đó là triết lí tái tạo và khôi phục [4]. Nếu như mô hình kinh tế tuyến tính chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất, và loại bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng chất thải khổng lồ thì mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng đến việc quản lí và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm hạn chế tối đa việc tạo ra phế thải. Việc tận dụng tài nguyên được thực hiện bằng nhiều hình thức như sửa chữa (repair), tái sử dụng (reuse), tái chế (recycle), và thay vì sở hữu vật chất thì hướng đến chia sẻ (sharing) hoặc cho thuê (leasing). Hình 1: Kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn (Nguồn: Ellen MacArthur Foundation [3]) Du lịch và du lịch tuần hoàn: Hoạt động du lịch truyền thống thường diễn ra theo bảy bước cơ bản, đầu tiên, du khách chuẩn bị chuyến đi, sau đó tiến hành đi du lịch. Khi đến nơi, du khách có thể sử dụng phương tiện giao thông địa phương, ổn định chỗ ở đã chọn, tiêu thụ thực phẩm và tham gia vào một số hoạt động địa phương. Hoạt động du lịch có thể bao gồm việc vận chuyển đến vị trí chung, vận chuyển trong địa phương, chỗ ở, giải trí, nuôi dưỡng và mua sắm. Nó có thể liên quan đến du lịch để giải trí kinh doanh (Hình 2). 86
  4. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Hình 2: Bảy bước cơ bản của hoạt động du lịch truyền thống (Nguồn:Ellen MacArthur Foundation [3]) Du lịch tuần hoàn (Circular Tourism): Một nền kinh tế tuần hoàn về du lịch theo nghĩa hẹp là trong đó tài nguyên tự nhiên – kinh tế – nhân văn được sử dụng hiệu quả, bền vững đối với môi trường kinh tế – xã hội để mang lại giá trị cao nhất từ chúng. Nền kinh tế tuần hoàn gắn kết với mục tiêu phát triển bền vững theo tôn chỉ mục đích của tổ chức Liên Hiệp Quốc (UN) là tiêu dùng và sản xuất bền vững. Mục tiêu tổng thể của du lịch tuần hoàn là đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa con người, hành tinh và tăng trưởng kinh tế trong suốt quá trình tổ chức hoạt động thuộc lĩnh vực du lịch trên phạm vi toàn cầu. Mục đích rõ ràng hơn của định hướng kinh tế tuần hoàn về du lịch là để cố gắng hạn chế một số vấn đề liên quan đến tiêu thụ quá mức, tăng trưởng liên tục và cạn kiệt tài nguyên mà ngành du lịch sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nó khác với nền kinh tế du lịch tuyến tính truyền thống, theo đó, mọi thứ trong quá trình hoạt động được sử dụng, hao mòn và loại bỏ. Du lịch tuần hoàn khuyến khích việc tái sử dụng và sửa chữa sản phẩm, hoặc xem xét những gì còn sót lại vào cuối vòng đời của sản phẩm loại thải được tái chế hoặc tái sử dụng để giảm chất thải ra môi trường và thúc đẩy tiết kiệm năng lượng. 87
  5. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Hình 3: Sơ đồ các công ti cung ứng dịch vụ du lịch tham gia trong chuỗi vận hành của du lịch tuần hoàn (Nguồn:Unido, EC [3]) Phát triển du lịch theo hướng kinh tế tuần hoàn: nguyên lí và vận dụng Nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn nói chung và du lịch tuần hoàn nói riêng được xác định gồm ba nguyên tắc cơ bản:  Bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua việc kiểm soát, nhằm sử dụng hợp lí các tài nguyên và tái tạo các hệ thống tự nhiên; đặc biệt là đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo.  Tối ưu hóa lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và vật liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình kĩ thuật và sinh học.  Nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách tối thiểu hóa các ngoại ứng tiêu cực, thông qua thiết kế chất thải, thiết kế ô nhiễm ngay từ đầu của quá trình sản xuất [4]. Dựa vào các nguyên tắc trên, để giải quyết nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, chúng ta cần phải thay đổi cách tiếp cận chuyển đổi từ các mô hình “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hoàn”, trong đó, tài nguyên đầu vào, chất thải, khí thải và năng lượng được tối thiểu hóa ngay từ trong quy trình sản xuất và tiêu dùng từ thiết kế, bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái chế lâu dài dựa trên động lực kinh tế, hướng đến một nền kinh tế “phát thải bằng không” (zero waste). Nhiều nhà khoa học nhận định: 88
  6. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” ‘Chúng ta đang sử dụng tài nguyên thiên nhiên với tốc độ nhanh hơn khả năng tái tạo chúng của trái đất. Sớm muộn sẽ đi đến giai đoạn có thể không có đủ nguyên liệu để làm những gì chúng ta muốn cho hiện tại và cả tương lai’ [3]. Do đó, việc tăng trưởng hiệu quả sản xuất xã hội có nghĩa là nhanh chóng thay thế vốn khan hiếm – tài nguyên thiên nhiên – bằng các loại vốn khác: công nghệ và phương thức sản xuất tiêu dùng tiết kiệm tài nguyên. Nói một cách đơn giản hơn, hoạt động kinh tế hiện tại của chúng ta đang tuân theo mô hình sản xuất và tiêu thụ tuyến tính (Linear Economy): khai thác – sản xuất và tiêu thụ, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và tạo ra chất thải ở quy mô ngày càng lớn, tạo áp lực nghiên trọng lên trái đất và rõ ràng không bền vững từ góc độ tài nguyên – môi trường. Trong bối cảnh này, yêu cầu bức thiết là chúng ta cần tìm ra một mô hình sản xuất mới, toàn diện và hiệu quả hơn để loại bỏ sự lỗi thời theo cách vận hành truyền thống bằng cách chuyển đổi từ các sản phẩm làm ra thành các hệ thống sản phẩm tối ưu, có vòng đời có thể tái sinh, với giá thành sản phẩm phù hợp – giảm thiệt hại môi trường mang lại lợi nhuận cho các công ti và giá bán thấp hơn cho người tiêu dùng. Đây chính là giao điểm mà khái niệm nền kinh tế tuần hoàn được nghiên cứu đề xuất, đáp ứng như một mô hình kinh tế tiên tiến gắn liền với sự bền vững. Mục tiêu của nó là tăng giá trị của sản phẩm, làm vòng đời sản phẩm dài hơn, sử dụng vật liệu và tài nguyên hiệu quả nhất và giảm thiểu phát sinh chất thải. Khái niệm về nền kinh tế tuần hoàn vẫn còn ở giai đoạn đầu trên toàn thế giới mặc dù nó đã được quan tâm phát triển khá sớm như một ý tưởng tốt ở Trung Quốc, Hà Lan, Thụy Sĩ, Canada và Nhật Bản. Tuy nhiên, tầm quan trọng của nó hiện đang được công nhận tại Liên minh châu Âu (EU). Năm 2014, EU đã thiết lập các mục tiêu đầy tham vọng về quản lí chất thải nhằm thúc đẩy cách tiếp cận tuần hoàn hơn đối với các nền kinh tế. Hiện nay, việc phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn với trọng tâm là tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm và quản lí chất thải hiệu quả là vấn đề đang được các cấp, các ngành ở Việt Nam rất coi trọng và theo đuổi chiến lược phát triển bền vững dài hạn. Kinh tế tuần hoàn trong du lịch – hướng vận động tất yếu của sự phát triển bền vững Ngành du lịch hiện nay ngày càng được mở rộng. Nhiều nước trên thế giới xem nó là một trong những lĩnh vực kinh tế xã hội quan trọng nhất. Du lịch là một công cụ tạo ra sự thịnh vượng xã hội và việc làm trên toàn thế giới (tạo ra 10,8% GDP thế giới và 9,8% việc làm trên thế giới) [5], nhưng du lịch cũng góp phần gây ra nhiều vấn đề bất cập đối với môi trường trên toàn thế giới. Vì vậy, việc giảm tác động tiêu cực của các hoạt động của ngành du lịch là điều cần thiết. Do đó, việc thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch là mục tiêu quan trọng nhằm tạo ra những thay đổi có lợi cho môi trường để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Đối với Việt Nam, việc phát triển ngành du lịch là một chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Bộ Chính trị ban 89
  7. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO, 2016), nếu tiếp tục vận hành dựa trên một nền kinh tế tuyến tính sẽ dẫn đến nhiều bất cập, sự phát triển của ngành du lịch kéo theo những hậu quả tiêu cực đối với môi trường, như tiêu thụ tài nguyên lớn và sản xuất tạo ra nhiều chất thải (chất thải hữu cơ, chất thải bao bì nhựa, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, lượng khí thải CO2). Nền kinh tế tuần hoàn xuất phát từ nhu cầu thực sự muốn từ bỏ một mô hình kinh tế tuyến tính đã được xã hội theo đuổi duy trì hiện nay, nó làm cạn kiệt các nguồn lực cần thiết, tiến tới việc đáp ứng nhu cầu tương lai của một hành tinh xanh – bền vững. Kinh tế tuần hoàn là xu hướng phát triển bền vững trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong việc áp dụng mô hình này là vấn đề quản lí thu gom và tái chế tài nguyên rác, nó được coi là nguyên liệu đầu vào trong mô hình kinh tế tuần hoàn. Đối với ngành du lịch, một sự thay đổi trong nội tại ngành du lịch để hướng tới một mô hình bền vững là giải pháp cần thiết cho sự phát triển đồng hành cùng nền kinh tế tuần hoàn chung trong tương lai. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh kinh tế và môi trường hiện nay là đặc biệt quan trọng, vì nó giúp đề xuất các mô hình sản xuất với lượng khí thải/chất thải ở mức tối thiểu thông qua việc tạo ra các quy trình sản xuất tiến bộ và hợp lí. Sự phát triển của nền kinh tế du lịch tuần hoàn dẫn đến việc sử dụng tài nguyên bền vững, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch và đạt được sự phát triển bền vững của ngành. Một sự quản lí tài nguyên đầy đủ, có trách nhiệm và bền vững là xu hướng chính của các chính sách phát triển du lịch hiện tại và trong tương lai. Để đạt được điều này, đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bộ phận cấu thành của nền kinh tế (cung và cầu trong du lịch) và kết nối chúng với nhau. Các công ti, các bên tham gia cung ứng, người tiêu dùng và Chính phủ cần cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung: thực hiện một nền kinh tế công bằng, xã hội, hợp tác, bền vững và có trách nhiệm. Những hành động này liên quan trực tiếp đến sự phát triển chung của ngành du lịch. Những hành động này cũng còn thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững đối với các chủ thể tham gia hoạt động du lịch trong khi giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên chính như nước và năng lượng góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu. Để hạn chế các tác động tiêu cực và xung đột được tạo ra giữa các bên tham gia, giữa các thành phần xã hội gián tiếp liên quan, như mô hình du lịch truyền thống hiện nay, việc tham khảo kinh nghiệm từ các nước như Canada, Thụy Sĩ, Hà Lan,Trung Quốc, Nhật Bản khi xây dựng chiến lược quản lí du lịch phải được xem xét và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tham gia (CSR-Corporate Social Responsibility). Điều quan trọng là, chúng ta phải hiểu các mối quan hệ được tổ chức giữa các bên liên quan, vì sự hợp tác của họ là rất quan trọng. Tất yếu họ phải làm việc cùng nhau trong việc lập kế hoạch, quản lí ngành và thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh theo một kịch bản thống nhất được hoạch định theo nguyên tắc kinh tế du lịch định hướng tuần hoàn. 90
  8. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Cách vận hành hướng tới một nền kinh tế du lịch tuần hoàn Một nền kinh tế tuần hoàn về du lịch theo nghĩa hẹp là trong đó tài nguyên tự nhiên – kinh tế – nhân văn được sử dụng hiệu quả để đạt được giá trị cao nhất gắn với việc thực hiện đồng bộ việc vận hành tái chế chất thải thành nguyên liệu đầu vào cho một chu trình sản xuất mới. Nền kinh tế tuần hoàn gắn kết với mục tiêu phát triển bền vững theo tôn chỉ mục đích của tổ chức Liên Hiệp Quốc (UN) là tiêu dùng và sản xuất bền vững. Mục tiêu tổng thể của du lịch tuần hoàn là đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa con người, hành tinh và tăng trưởng kinh tế trong suốt quá trình tổ chức hoạt động thuộc lĩnh vực du lịch trên phạm vi toàn cầu. Mục đích rõ ràng hơn của định hướng kinh tế tuần hoàn về du lịch là để cố gắng hạn chế một số vấn đề liên quan đến tiêu thụ quá mức, tăng trưởng liên tục và cạn kiệt tài nguyên mà ngành du lịch sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nó khác với nền kinh tế tuyến tính truyền thống, theo đó, mọi thứ được sử dụng, hao mòn và loại bỏ. Kinh tế tuần hoàn khuyến khích việc tái sử dụng và sửa chữa sản phẩm để đạt một sự hữu dụng khác, hoặc xem xét những gì còn sót lại vào cuối dòng đời của chất thải được tái chế hoặc tái sử dụng để giảm lượng chất thải ra môi trường và thúc đẩy tiết kiệm năng lượng. Để đạt được mục tiêu này, trong hoạt động du lịch, hai phía cung và cầu cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa toàn bộ các bên liên quan, từ doanh nghiệp cung ứng, khách du lịch, nhà khoa học đến các nhà thiết kế và hoạch định chính sách. Điều này có thể giúp dẫn đến sự hạn chế việc sử dụng tài nguyên phung phí, phát triển, nâng cao hiệu quả của việc thu gom, xử lí chất thải trong du lịch, giúp cải thiện việc xử lí các sản phẩm vào các vòng đời cuối cùng của sản phẩm và nền kinh tế cân bằng bền vững được tái lập và duy trì. Mục tiêu này nhằm mục đích giảm sử dụng tài nguyên hữu hạn và tác nhân ô nhiễm cùng với xem xét việc sử dụng hiệu quả hàng hóa được cung ứng trong toàn bộ vòng đời của chúng. Trong ý tưởng mới, du lịch tuần hoàn nhằm làm thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần xem chất thải là một nguồn tài nguyên có thể được tái chế và tái sử dụng (trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng). Ngoài ra, chúng ta còn có các quy định thiết kế sinh thái để hỗ trợ tái chế các sản phẩm được thiết kế mới phục vụ một hoạt động du lịch xanh và bền vững. Theo nghiên cứu của Luciano Lopez [6], nếu quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn được thực hiện một cách khôn ngoan, chi phí không nhất thiết phải tăng. Hơn nữa, ngay cả khi chi phí tăng nhẹ, chắc chắn doanh nghiệp sẽ được bù đắp bằng doanh thu cao hơn mà công ti sẽ có thể thực hiện (vì du khách phân biệt trách nhiệm và đạo đức của doanh nghiệp họ có thể chấp nhận giá cao hơn; ngoài ra, tổng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ phù hợp với tăng trưởng kinh tế tuần hoàn). Trong hoạt động du lịch, Việt Nam cũng đã có một số mô hình được xem là bước đầu tiếp cận kinh tế tuần hoàn như mô hình phục hồi nhà cổ, cơ sở tôn giáo không sử dụng ở các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Bạc Liêu… để trùng tu tái lập thành các điểm tham quan du lịch – du lịch homestay, farmstay, hoặc mô hình thu gom tái chế đồ dùng nội thất, thu gom tái chế giấy bao bì, thu gom bao bì nhựa trên kênh rạch, sông biển... Trong nông 91
  9. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” nghiệp, tiêu biểu là mô hình vườn – ao – chuồng sinh thái, thực hành du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái không hoặc hạn chế sử dụng tài nguyên, thu hồi gas từ chất thải vật nuôi...; các mô hình sản xuất sạch hơn trong sản xuất quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại các cơ sở cung ứng sản phẩm dịch vụ hoặc các làng nghề. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng các mô hình này đã bước đầu tiếp cận với kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, thách thức với ngành du lịch Việt Nam hiện nay nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng là các doanh nghiệp sản xuất cung ứng nội địa còn hạn chế về năng lực công nghệ tái chế, tái sử dụng; thói quen cố hữu trong sản xuất và tiêu dùng của xã hội hiện nay đối với nhiều sản phẩm để sử dụng như túi nilon, bao bì đựng quà lưu niệm, sản phẩm nhựa dùng một lần. Việc phát triển nền kinh tế du lịch tuần hoàn có thể giúp mang lại hiệu quả sử dụng tiết kiệm tài nguyên, nâng cao hiệu quả của ngành du lịch và đạt được sự phát triển bền vững của du lịch. Tuy nhiên, trong thực tế vận hành, chúng ta rất khó để thực hiện điều này nếu không có luật pháp và chính sách liên quan cần thiết để hỗ trợ nó. Mô hình quản lí du lịch truyền thống với nòng cốt theo hướng kinh tế tuyến tính cần phải thay đổi và sẽ cần phải có sự hợp tác giữa công nghệ và phương thức kinh doanh để nó được thực hiện thành công. Chẳng hạn: túi xách lưu niệm du lịch; rau củ quả phải được sản xuất tại địa phương để hạn chế hao hụt, hư hỏng thành rác thải do vận chuyển từ xa; màn treo trong các khu du lịch sinh thái; bao bì hàng hóa tiêu dùng của du khách trong quá trình sinh hoạt; thông qua thiết kế sinh thái – hữu cơ, việc kết hợp chất liệu cotton với nguyên liệu sợi thiên nhiên, giúp độ bền của sản phẩm được cải thiện, đạt tính thẩm mĩ, có thể mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp và du khách sử dụng lâu dài hơn. Điều này sẽ giúp giảm chất thải và giảm thiểu một số gánh nặng môi trường của du lịch và nó sẽ giúp định vị ngành du lịch để giải quyết tốt hơn các vấn đề khan hiếm tài nguyên trong tương lai. Một cách mà du lịch có thể tạo ra sự khác biệt thực sự là thông qua quản lí chất thải hiệu quả hơn trong suốt quá trình hoạt động của nó. Thay vì gửi các vật phẩm bỏ đi đến bãi rác, chúng có thể được tái sử dụng hoặc ít nhất là tách ra để được tái chế hiệu quả hơn. Một nghiên cứu khác nhằm cung cấp một giải pháp bền vững và giá cả phải chăng áp dụng để xử lí những đồ nội thất đã qua sử dụng giúp cải thiện lượng khí thải carbon trong hoạt động như tổ chức tái chế đồ nội thất và nệm có thể phân phối lại thành các mặt hàng cho những người cần hoặc xử lí lại các đồ đạc loại thải thành các bộ phận cấu thành nhỏ của chúng để có thể phục hồi sử dụng. Một trong những thách thức lớn nhất của sự phát triển bền vững du lịch tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng trong tương lai sẽ là quản lí chất thải. Việc đo lường và quản lí chất thải trong du lịch rất quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Số lượng khách du lịch tham gia ngày càng tăng nhanh, điều này sẽ tạo ra ngày càng nhiều chất thải rắn, gây khó khăn cho các cộng đồng địa phương về hệ thống quản lí chất thải. Chất thải không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường mà còn tác động gián tiếp, đe dọa sức khỏe của cư dân địa phương. Hơn 70% chất thải là sinh khối và các khách sạn, 92
  10. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” nhà hàng, khu du lịch được coi là nguồn chính của chất thải sinh khối này. Sinh khối cồng kềnh và tương đối đắt khi vận chuyển, đó là lí do tại sao nó có xu hướng được lưu trữ rác tại địa phương. Nó rất quan trọng để khuyến khích việc thực hiện các hệ thống quản lí chất thải trực tiếp tại các điểm du lịch cơ sở, làm cho chúng có lợi cho các doanh nghiệp cũng như cho cộng đồng địa phương. Việc xem xét lớn nhất cho lĩnh vực khách sạn vẫn là chất thải thực phẩm. Theo một nghiên cứu, được thực hiện bởi Luciano Lopez [6], khoảng 20% chất thải trong khách sạn và nhà hàng là chất thải thực phẩm. Chi phí trung bình ước tính của chất thải thực phẩm có thể tránh được để kinh doanh là 0,52 bảng mỗi bữa. Những con số này cho thấy hiệu quả kinh tế đáng kể của chất thải thực phẩm đối với các doanh nghiệp du lịch nều giảm thiểu hoặc xử lí khoa học. Trên toàn cầu, chất thải thực phẩm có tác động rất lớn đến sự bảo vệ về môi trường và phát triển kinh tế bền vững. Khối lượng thực phẩm bị lãng phí mỗi năm ước tính là 1,3 tỉ tấn và hậu quả kinh tế trực tiếp đối với các nhà sản xuất chất thải thực phẩm (không bao gồm cá và hải sản) lên tới 750 tỉ đô la hằng năm [7]. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cũng ước tính rằng, lượng khí thải carbon của thực phẩm bị lãng phí tương đương với 3,3 tỉ tấn carbon dioxide mỗi năm. Đó là lí do tại sao chất thải thực phẩm đã gây nên sự chú ý trên toàn thế giới. Hoa Kì có kế hoạch cắt giảm 50% chất thải thực phẩm vào năm 2030 và Liên minh châu Âu đang lên kế hoạch thực hiện tương tự vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, Chiến lược Châu Âu 2020 kêu gọi tìm cách mới để giảm thiểu chất thải, thay đổi mô hình tiêu thụ, tối ưu hóa quy trình sản xuất, phương pháp quản lí, kinh doanh và cải thiện hậu cần. Rộng hơn, nhìn vào các cách để xử lí chất thải thực phẩm từ nhà hàng khách sạn là vô cùng quan trọng vì hiện tại một phần ba số thực phẩm được trồng trên toàn cầu bị vứt đi, sau đó thải ra carbon dioxide trong các bãi chôn lấp. Người ta ước tính rằng hơn 60% [6] chất thải thực phẩm trong ngành khách sạn là có thể tránh được. Vì vậy, nếu điều này được thực hiện thì một số lượng lớn chi phí cho doanh nghiệp có thể sẽ được cắt giảm. Trong việc hướng tới quản lí bền vững các nguồn thực phẩm cung ứng, các hoạt động bền vững trong sản xuất thực phẩm địa phương được chú trọng trong vận hành du lịch tuần hoàn. Sản phẩm thực phẩm từ địa phương góp phần bảo tồn sự đa dạng của các giống địa phương. Sản phẩm địa phương duy trì không gian xanh và đất nông nghiệp ở các điểm đến và giúp tăng cường liên kết nông thôn – thành thị. Theo ước tính, khoảng 30% thực phẩm được sản xuất đang bị lãng phí [6], và theo tính toán của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp quốc [7], 20% trong số đó dọc theo chuỗi cung ứng, có rất nhiều doanh nghiệp để tiết kiệm tiền trong khi đó giúp giảm khí thải nhà kính liên quan đến nông nghiệp và giao thông. Thời gian tới, nhu cầu của khách hàng đối với thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng chưa bao giờ mạnh hơn, vì niềm tin vào các nguồn thực phẩm ngày càng gắn liền với khái niệm nguồn cung ứng bền vững và địa phương – khách hàng muốn biết thêm chi tiết về nguồn gốc thực phẩm và tính an toàn của nó. 93
  11. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Ngoài ra, nhiều ý tưởng sáng tạo về việc quản lí chất thải từ ngành khách sạn và du lịch như xay cà phê được sử dụng làm phương tiện để trồng nấm và thậm chí cung cấp nguồn nhiên liệu cho các ngôi nhà ở London. Một minh họa khác, tập đoàn nhà hàng Starbucks của Mĩ, với chuỗi cung ứng hơn 20.000 nhà hàng cà phê trên toàn thế giới, với bã cà phê được ủ lên men làm nguồn phân vi sinh cung cấp cho các đồn điền trồng cà phê ở Vermont (USA), hoặc từ 1995, tại Mĩ và một số nước châu Âu, Starbucks triển khai Chương trình “Bã cà phê cho khu vườn của bạn”, cung cấp miễn phí cho khách hàng quan tâm những túi bã cà phê làm giàu đất nặng khoảng năm pound (2,27 kg) [8]. Nhiều cửa hàng có thể giữ lại bã cà phê và thức ăn thừa để cung cấp cho những khách hàng có nhu cầu dùng chúng làm phân bón thay vì thải bỏ ra bãi rác, điều này giúp giảm thiểu chi phí rác thải hữu cơ. Đây là một tình huống có lợi vì không chỉ chất thải được tái sử dụng mà doanh nghiệp không phải trả chi phí xử lí. Một cách tiếp cận khác để quản lí du lịch tuần hoàn trên quy mô rộng lớn hơn, có thể là biến các khu nghỉ dưỡng, các khu du lịch sinh thái thành khu nghỉ dưỡng tuần hoàn. Các biện pháp sẽ liên quan đến việc tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà, khu lưu trú, cơ sở dịch vụ, hoặc sử dụng hồ lọc nước sinh học (dùng các loại cây cỏ như Vertiver, vi sinh vật… để lọc nước thải dùng tưới cây xanh) sẽ giúp cho các cơ sở kinh doanh du lịch có thể tự cung cấp và chủ động trong việc cung cấp nguồn điện, nguồn nước, quản lí chất thải, sử dụng các nguồn năng lượng xanh và đặt ra các mục tiêu nghiêm ngặt để xử lí chất thải và chôn lấp mà không gây hại đến môi trường. Điều này có nghĩa là, việc chuyển từ một hệ thống tuyến tính sang một hệ thống tuần hoàn và việc tái tạo được tích hợp hiệu quả để kết nối đầu vào và đầu ra. Thông qua những quy định của luật pháp, sự ưu đãi và phát triển cơ sở hạ tầng, sự thay đổi tích cực có thể được thực hiện để một ngành du lịch đang được vận hành theo quy trình tuyến tính chuyển sang quy trình tuần hoàn tiến bộ nhằm thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng và tái chế để giảm thiểu tối đa ô nhiễm và chất thải đối với môi trường. Trong những năm gần đây, nguồn cung cấp thực phẩm cũng trở nên rất phổ biến ở châu Âu và chiếm tỉ lệ ngày càng tăng trong các xu hướng tiêu dùng. Ngành du lịch có thể được hưởng lợi từ việc thu hút các nhà sản xuất và cộng đồng địa phương, điều này đang gia tăng giá trị và tính xác thực cho các điểm đến, khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn. Thực phẩm địa phương thu hút khách du lịch và đóng góp vào kinh nghiệm du lịch của du khách. Điều này cho thấy tiềm năng tiếp thị cho ngành công nghiệp khách sạn, kinh doanh du lịch và phát triển khu vực [6]. Thực phẩm là một phần ngày càng quan trọng trong kinh nghiệm du lịch và văn hóa ẩm thực trên khắp thế giới, đây là một nguồn phong phú về đa dạng văn hóa, kinh tế. Trong việc vận hành, câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để các công ti du lịch, các đơn vị cung ứng sản phẩm dịch vụ dự kiến sẽ tích hợp theo hướng kinh tế tuần hoàn, cách tiếp cận, với tốc độ và ý nghĩa của nó trong các kịch bản khác nhau. Mối quan hệ giữa người sản xuất – cung ứng và khách du lịch tiêu dùng là điều cần thiết. Việc phát triển đòi hỏi hình thành các mô hình tiêu dùng mới phù hợp (như chia sẻ và trao đổi hàng hóa) và mô hình 94
  12. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” kinh doanh mới (nghĩa là chuyển từ quyền sở hữu sản phẩm sang sử dụng sản phẩm, cho thuê, tái sử dụng, tái sản xuất, thiết kế sinh thái). Nói cách khác, các mô hình kinh doanh mới đang kết hợp với nhau để cùng tham gia trong sự vận hành chung hướng đến nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong du lịch. Sự thay đổi này đòi hỏi phải có một thời gian nhất định, quá trình hội nhập này liên quan đến các hình thức sản xuất và tiêu thụ dịch vụ du lịch mới, cũng như các mô hình kinh doanh mới. Các tổ chức, nhà quản lí sản xuất và kinh doanh trên toàn cầu tạo ra các sản phẩm và dịch vụ bao gồm các nguyên tắc của tái sử dụng và tiến hành làm lại ở giai đoạn thiết kế và phát triển ban đầu [6]. Tóm lại, việc tìm giải pháp sáng tạo để giải quyết những vấn đề này sẽ là con đường phía trước. Các doanh nghiệp nên là người đầu tiên nhìn thấy các cơ hội và lợi ích tài chính từ việc giảm lãng phí và định hướng lại các hoạt động của họ để sử dụng tốt hơn những gì ban đầu được ném vào thùng. Tái chế chất thải, cũng như phòng ngừa chất thải, cần được đẩy mạnh hơn nữa trong du lịch trong khi chuyển đổi chất thải thành tài nguyên hữu ích. Thực trạng về hoạt động du lịch của tỉnh Trà Vinh trong bối cảnh tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn Tỉnh Trà Vinh nằm giữa hai cửa sông lớn thuộc hệ thống sông Mê Kông. Hai cửa sông lớn gắn liền với các cù lao, cồn cát và rừng ngập mặn ven biển bao bọc tạo nên một tổng thể tài nguyên sinh thái biển có giá trị cao mà những nơi khác không có được. Toàn tỉnh Trà Vinh có 15 di tích cấp quốc gia, 27 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt, tỉnh Trà Vinh có trên 140 ngôi chùa Khmer [9] phân bố toàn tỉnh, trong đó nhiều chùa có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc gắn với các lễ hội văn hóa lớn của người Khmer, đây là cơ sở cho du lịch văn hóa phát triển. Bên cạnh đó, khu văn hóa du lịch Ao Bà Om với Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh có số lượng hiện vật phong phú, phản ánh quá trình sinh sống của người Khmer tại vùng đất Trà Vinh. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú như vậy, nhưng thực tế hiện nay, hoạt động khai thác du lịch chưa hợp lí, việc triển khai chưa đồng bộ, thiếu quy hoạch, manh mún, tự phát theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Tuy du lịch văn hóa tâm linh hình thành khá sớm và đã thu hút được một lượng lớn du khách trong các mùa lễ hội nhưng nó chưa được tổ chức đầu tư đồng bộ. Du lịch sinh thái, nông nghiệp, sông nước và ven biển ở đây hầu như chưa được lập kế hoạch khai thác bài bản, chỉ có cơ sở vùng biển Ba Động đang khai thác loại hình nghỉ dưỡng và khám phá nhưng còn nhỏ lẻ và tự phát. Thực trạng khai thác phát triển các loại hình du lịch: Hiện tại, tỉnh Trà Vinh đang bước đầu triển khai năm loại hình du lịch chính bao gồm: – Du lịch biển, vùng ven bờ ; – Du lịch tham quan, văn hóa tâm linh; 95
  13. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” – Du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn; – Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần và ngày nghỉ; – Du lịch thể thao, khám phá, kết hợp vui chơi giải trí. Các điểm du lịch:  Điểm du lịch có ý nghĩa vùng, khu vực: Đền thờ Bác Hồ, Ao Bà Om (Ao Vuông), Chùa Angkorette Pali (Chùa Âng và Bảo tàng Khmer), bãi tắm biển Ba Động.  Điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: chùa Hang, chùa Nodol (Chùa Cò), chùa Sam Rôngek, chùa Di Đà, Cồn Nghêu (Cồn Nạnh), vườn trái Hoà Ninh, Long Hoà thuộc huyện Châu Thành.  Bên cạnh đó, một số điểm tham quan khác mới được đưa vào khai thác như di chỉ văn hoá Óc Eo Lưu Cừ (Trà Cú), nhà thờ Vĩnh Kim, rừng ngập mặn Dân Thành, Long Hữu (Duyên Hải), Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải [9]. Các tuyến du lịch: Các tuyến du lịch nội tỉnh: Hiện nay, tỉnh Trà Vinh đã hình thành hai dạng tuyến chính gồm du lịch đường bộ và du lịch đường sông, cụ thể là: Tuyến du lịch đường bộ: Có hai trục chính đang thu hút một lượng lớn du khách gồm: + Tuyến du lịch Trà Vinh – Cầu Ngang – Duyên Hải – Ba Động + Tuyến du lịch Trà Vinh – Trà Cú – Tiểu Cần Tuyến du lịch đường sông: Tuyến du lịch đường sông mới được đưa vào khai thác với tần suất lớn trong các năm gần đây đó là tuyến xuất phát từ Trà Vinh theo sông Tiền, qua Mỹ Long – Duyên Hải. Sau đó theo kênh Quan Bố Chánh sang sông Hậu (cảng Đại An). Đây là tuyến du lịch lớn, hấp dẫn vì qua tất cả các cụm du lịch của tỉnh. Ngoài ra, do đặc điểm địa hình của tỉnh Trà Vinh, có thể kết hợp tuyến du lịch đường bộ và tuyến du lịch đường sông để phục vụ khách tham quan tất cả các điểm hấp dẫn trong toàn tỉnh. Sự kết hợp này sẽ kéo dài thời gian tham quan và tăng sự hấp dẫn đối với du khách. Tuyến du lịch liên vùng: Hiện nay, việc thực hiện các tuyến du lịch liên vùng chủ yếu dưới dạng đường bộ, một số tuyến đường sông chỉ thực hiện ở những cung đường ngắn, chủ yếu ở các địa phương nằm giáp sông Tiền và sông Hậu. Cụ thể gồm: + Tuyến du lịch đường bộ: Từ thành phố Trà Vinh – Vĩnh Long – các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những tuyến du lịch quan trọng và hấp dẫn đặc biệt sau khi cầu Mỹ Thuận được đưa vào sử dụng. + Tuyến du lịch đường sông: 96
  14. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” * Từ thành phố Trà Vinh theo tuyến sông Tiền – đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long * Từ thành phố Trà Vinh theo tuyến sông Hậu – đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Trà Vinh thời kì 2012-2019 Danh Đơn Năm mục vị 2012 2014 2015 2016 2017 2018 2019 tính 1-Tổng Tỉ 1.550,4 2.117,9 2.613,05 2.874,35 3.044,00 3.966,15 4.820,70 doanh đồng 4 3 thu từ du lịch Tỉ + đồng 87,902 107,230 156,853 210,134 275,460 358,842 Doanh 89,300 thu từ lưu trú Lượt 460.000 528.000 652.000 794.540 932.374 2-Tổng 351.100 320.000 lượt khách Lượt 447.270 512.660 636.220 768.435 903.513 + Nội 339.500 310.200 địa Lượt 12.730 15.340 15.780 26.105 28.861 + Quốc 11.600 9.800 tế 3-Số Ngày ngày lưu trú bình quân Ngày 1,12 1,11 1,06 1,30 1,30 + Nội 1,19 1,21 địa Ngày 1,54 1,52 1,40 1,54 1,62 + Quốc 1,49 1,82 tế 4- Quy Doanh 9 10 11 11 11 mô nghiệp 6 8 doanh nghiệp lữ hành (Nguồn: Nguyễn Diệp Phương Nghi [3], Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Trà Vinh) Qua bảng số liệu nêu trên, chúng ta có thể đánh giá sự phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh theo hai giai đoạn: giai đoạn chuyển mình (từ 2012 đến 2015) và giai đoạn vận động phát triển (từ 2016 đến 2019). Phân tích chung: Tổng lượt khách đến giai đoạn một có tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 10,74%, trong đó, khách nội địa tăng 10,85%, khách quốc 97
  15. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” tế tăng 7,24%, doanh thu tăng bình quân khoảng 16,69%/năm trong giai đoạn này, những năm có lễ hội lớn thì số khách gia tăng còn lại thì phát triển chậm. Giai đoạn 2 (từ 2016 đến 2019) có những biến chuyển khá ấn tượng. Đến đầu năm 2019, toàn tỉnh Trà Vinh có 25 khu, điểm du lịch đã và đang được khai thác sử dụng, (trong đó có 7 điểm là du lịch sinh thái (biển, sông nước và cồn cát), các điểm du lịch thuộc cơ quan nhà nước quản lí có 13 điểm, đa số là các di tích lịch sử, thắng cảnh, chùa Khmer, 12 khu du lịch thuộc sở hữu tư nhân chủ yếu phân bố ở thành phố Trà Vinh, huyện Duyên Hải, huyện Cầu Kè, huyện Cầu Ngang. Năm 2019, tổng lượng khách đến đạt 794.540 lượt, trong đó chủ yếu là khách nội địa (chiếm 96,7%). Tổng lượt khách tăng trung bình hằng năm đã gia tăng lên 20,85%/năm, trong đó, khách nội địa tăng trung bình 20,78%/năm và khách quốc tế tăng 23,45%/năm. Doanh thu từ du lịch năm 2019 đạt khoảng 4.80,70 tỉ đồng. Doanh thu từ du lịch tăng bình quân 18,81%. Trong cả hai giai đoạn, số ngày lưu trú của khách so với các tỉnh lân cận chưa cao, đối với khách nội địa đạt từ 1,1 đến 1,3 ngày/người, khách quốc tế từ 1,4 đến 1,62 ngày/người. Bảng 2: Thực trạng cơ sở lưu trú tỉnh Trà Vinh (2017) Số khách sạn/ Danh mục Số phòng Nhà nghỉ 1-Khách sạn được xếp hạng 17 343 + 1 sao 11 156 + 2 sao 05 135 + 3 sao 01 52 2- Quy mô khách sạn + Từ 10-19 phòng 12 174 + Từ 20-50 phòng 04 117 + Trên 50 phòng 01 52 3- Nhà nghỉ đạt chuẩn 63 578 + Dưới 10 phòng 32 239 + Từ 10-19 phòng 30 316 + Trên 20 phòng 1 23 (Nguồn: Nguyễn Diệp Phương Nghi [9], Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Trà Vinh [10], Tổng cục Thống kê [1]) Cơ sở lưu trú du lịch được nguồn vốn xã hội quan tâm đầu tư, tốc độ gia tăng đầu tư đạt khoảng 11,30%/năm, hiện có 63 nhà nghỉ đạt chuẩn với quy mô 578 phòng, trong đó, có 17 khách sạn được xếp hạng với 343 phòng (khách sạn 3 sao có sáu cơ sở). Nhìn chung, nếu không tính các cơ sở homstay đang tham gia cung ứng chỗ lưu trú thì cơ sở lưu trú còn mỏng và chất lượng chưa cao. Bảng 3: Tình hình đầu tư phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh 2013-2019 98
  16. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Danh mục đầu tư Phân bổ nguồn vốn đầu tư Trung ương Ngân sách tỉnh Xã hội hoá Tổng vốn (tỉ đồng) 275 118,66 237 + Tỉ trọng(%) 43,6% 18,82% 37,58% Chia ra: 1-Cơ sở hạ tầng 275 118,66 12 2-Cơ sở vật chất kĩ thuật 225 (Nguồn: Nguyễn Diệp Phương Nghi [9], Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Trà Vinh [10], Tổng cục Thống kê [1] ) Nguồn vốn đầu tư cho du lịch trong các năm gần đây được toàn xã hội quan tâm, trong năm 2017, nguồn vốn trong xã hội mà cộng đồng đã tham gia tích cực hiện tại chiếm khoảng gần 38% trong tổng vốn đầu tư cho du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng tuy là vùng đất giàu tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, nhưng việc khai thác các nguồn lực cho sự phát triển du lịch còn nhiều hạn chế. Việc phát triển kinh tế khu vực sông – hồ – ven biển gắn với du lịch sinh thái cảnh quan chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới dạng có sẵn từ biển, cảnh quan tự nhiên các vùng biển bờ, cù lao – sông hồ, rừng ngập mặn ở cửa sông… trình độ khai thác nhìn chung còn lạc hậu, mang tính tự phát, không đồng bộ, thiếu sự liên kết cụm, vùng và khu vực. Thực trạng đó cho thấy, tỉnh Trà Vinh đang đứng trước nhiều thách thức trong phát triển kinh tế du lịch, nhất là loại hình du lịch sinh thái miệt vườn gắn với cảnh quan sông nước do khai thác thiếu bền vững. Một trong những khó khăn lớn nhất là cách tiếp cận phát triển kinh tế du lịch sinh thái nông nghiệp, sông nước của tỉnh trong thời gian qua chủ yếu dựa vào tư duy, cách làm của kinh tế nông nghiệp – ngư nghiệp truyền thống, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu của phía quản lí nhà nước, của doanh nghiệp, du khách và cộng đồng dân cư chưa cao; hành vi của từng người dân, của du khách, thái độ ứng xử của xã hội đối với khai thác và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường chưa phù hợp, thiếu thân thiện. Hiện nay, việc phát triển du lịch dựa vào thế mạnh tài nguyên của tỉnh về sinh thái nông nghiệp – nông thôn gắn với sông nước đã thu hút được lượng lớn du khách trong và ngoài nước tham gia. Tuy nhiên, việc phát triển bền vững về môi trường vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Như vậy, việc tạo tiền đề để tiếp cận theo hướng kinh tế xanh – bền vững nhằm hướng tới đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn ở tỉnh Trà Vinh đang gặp phải khó khăn thách thức lớn, chung quy do hoạt động kinh tế của vùng quá phụ thuộc vào khai thác thô, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và năng 99
  17. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” lượng hóa thạch; trình độ sản xuất kinh doanh dịch vụ ở các khu du lịch, các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú nhìn chung còn ở mức thấp; chưa chú trọng đến việc xử lí các nguồn rác thải bền vững, năng suất lao động toàn ngành chưa cao, cơ sở hạ tầng nhiều khu vực còn yếu kém. Thêm vào đó, trong quá trình phát triển du lịch theo hướng xanh hóa – du lịch nông nghiệp – sông nước, địa bàn tỉnh còn chịu nhiều thách thức khác, một trong những thách thức nghiêm trọng hiện nay đó là tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đang gây trở ngại lớn cho sự phát triển ổn định lâu dài của các vùng du lịch ven biển đang khai thác cũng như vùng có tiềm năng dự kiến khai thác trong nội địa sắp đến. Tổ chức phân vùng theo lãnh thổ và cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh du lịch của tỉnh còn mang tính tự phát, tồn tại nhiều bất cập, chưa đánh giá sát các điều kiện tự nhiên, tiềm năng du lịch, các yếu tố kinh tế – xã hội đặc thù địa phương để có chiến lược khai thác hợp lí. Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch tỉnh Trà Vinh và du lịch của các vùng theo hướng kinh tế xanh – sinh thái bền vững. Do đó, việc chuyển đổi sự quản lí vận hành từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn về du lịch phải là xu hướng tất yếu, tuy nhiên, với thực trạng hiện nay, việc chuyển đổi sẽ gặp những thách thức không nhỏ cho bước đường vận hành theo quy trình đổi mới. Nhận diện những cơ hội và thách thức của phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh khi tiếp cận với nền kinh tế tuần hoàn  Cơ hội Từ những đặc điểm và luận cứ về tính ưu việt của nền kinh tế du lịch tuần hoàn như đã phân tích phần trên, để tiếp nhận và chuyển đổi theo quy trình du lịch tuần hoàn, những cơ hội hết sức to lớn có thể được nhận diện như sau: Thứ nhất, ngành du lịch Việt Nam đang trong quá trình điều chỉnh chiến lược phát triển theo hướng chú trọng tăng trưởng kinh tế xanh, du lịch có trách nhiệm gắn liền với phát triển bền vững theo chủ trương của Chính phủ tại Quyết định số 2227/QĐ-TTg ngày 18/11/2016 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn là một trong những hướng đi phù hợp, được ưu tiên lựa chọn để góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long và kinh tế của tỉnh Trà Vinh nói riêng. Hiện nay, kinh tế tuần hoàn về du lịch đang trở thành xu hướng phát triển chung trên toàn cầu và được Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO khuyến khích thực hiện gắn với mục tiêu phát triển bền vững của ngành du lịch. Trong thực tế cho thấy, nhiều quốc gia đã áp dụng thành công trong việc phát triển mô hình kinh tế du lịch tuần hoàn và thu được nhiều lợi ích. Cụ thể như Thụy Điển, Hà Lan. Hai quốc gia này đã trở thành một trong những nước hàng 100
  18. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” đầu trên thế giới về quản lí và tái chế chất thải. Nhật Bản, Thụy Sĩ, Canada, Trung Quốc đã xây dựng nhiều mô hình khách sạn, khu nghỉ dưỡng du lịch thu hút được nhiều du khách, ở đây thực hiện chương trình “không rác thải” (zero wasted), sử dụng năng lượng xanh – sạch, rất nhiều chất thải, nước thải được tái chế và tái sử dụng cho các mục đích khác như khí sinh học và năng lượng. Việt Nam có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước và rút ra bài học để áp dụng sao cho phù hợp với bối cảnh trong nước [9]. Thứ hai, hoạt động du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Trà Vinh ngày càng lớn mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cùng với mức sống dân cư không ngừng được cải thiện, việc tham gia du lịch nhất là du lịch sinh thái sông nước – miệt vườn đang trở thành nhu cầu không thể thiếu của nhiều tầng lớp dân cư (outbound and inbound), cộng với chính sách tuyên truyền quảng bá về du lịch có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng đối với du khách tại các điểm đến, qua đó ý thức của du khách tham gia du lịch và kể cả người dân bản địa phần nào thay đổi, nhận thức được nâng cao và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận hành một nền kinh tế du lịch tuần hoàn với sự đồng thuận tham gia của người dân. Thứ ba, việc phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn có thể thúc đẩy hoạt động du lịch xanh – sinh thái nông nghiệp bền vững, giải quyết được sự khan hiếm tài nguyên, khuyến khích việc cung ứng sản phẩm địa phương, giảm thiểu chất thải, hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đạt được nhiều mục tiêu, chỉ tiêu yêu cầu thuộc các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia (SDGs) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, du lịch theo hướng kinh tế tuần hoàn sẽ nhận được sự ủng hộ và đồng thuận cao từ toàn xã hội. Đây là một nguồn động lực rất lớn nhằm đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế này. * Thách thức: Bên cạnh những cơ hội trên, việc phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về du lịch cũng gặp không ít thách thức, có thể nhận diện đối với tỉnh Trà Vinh như sau: Thứ nhất, khung chính sách về phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn nói chung và du lịch tuần hoàn nói riêng đang ở tầm vĩ mô, chưa được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Nước ta hiện chưa có hành lang pháp lí tổng thể cho phát triển kinh tế tuần hoàn. Các hoạt động thực hiện phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn hiện nay tại một số điểm đến vẫn chỉ là tự phát do các chương trình phi chính phủ phối hợp thực hiện hoặc do các đơn vị lữ hành triển khai cùng với cộng đồng sở tại và chịu sự điều chỉnh của động lực thị trường nên không liên tục, chưa thật sự rõ ràng và bền vững. Bên cạnh đó, bộ tiêu chí để nhận diện đánh giá, tổng kết và đưa ra phân loại chính xác mức độ phát triển của kinh tế tuần hoàn theo ngành, lĩnh vực hoặc theo từng địa phương, cho mỗi khu du lịch là rất cần thiết nhưng hiện chưa được xây dựng và phát hành. 101
  19. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Thứ hai, nhận thức về kinh tế tuần hoàn, kinh tế du lịch tuần hoàn và sự cần thiết chuyển đổi sang phát triển các dạng mô hình kinh tế tuần hoàn vẫn còn hạn chế. Du lịch tuần hoàn ngoài yêu cầu sinh thái xanh – bền vững còn yêu cầu đạo đức trách nhiệm đối với cộng đồng các điểm đến du lịch. Đặc biệt, kinh tế du lịch tuần hoàn đòi hỏi phải có sự phân loại, làm sạch chất thải và nguồn nước trước khi đưa vào tái sử dụng, tái chế, đây là thách thức lớn đối với thực tiễn vận hành kinh tế của tỉnh vốn chịu ảnh hưởng sâu nặng từ lâu của một nền kinh tế tuyến tính có cội rễ từ nền nông nghiệp thuần túy. Trong khi đó, công tác truyền thông giúp nâng cao hiểu biết về kinh tế tuần hoàn trong cộng đồng xã hội chỉ mới khởi phát chưa được triển khai một cách đầy đủ. Riêng với tỉnh Trà Vinh, nguồn tài nguyên du lịch đang khai thác chủ yếu từ thiên nhiên, môi trường cảnh quan sông nước nên rất dễ bị tác động suy thoái, do đó, ngay từ khâu khởi phát, chúng ta cần có những nhận thức đúng về kinh tế du lịch tuần hoàn, cần được chú trọng thực hiện từ khâu thiết kế loại hình, tour – tuyến, tổng hợp hệ thống sản phẩm – dịch vụ, tới khâu triển khai đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp, mỗi cộng đồng điểm đến và cần được đồng thuận, thống nhất từ lãnh đạo, các cấp quản lí tới từng doanh nghiệp và người dân. Với mặt bằng nhận thức, quản lí, khai thác du lịch như hiện nay, điều này là một thách thức không nhỏ đối với môi trường hoạt động không chỉ của tỉnh Trà Vinh mà còn đối với Việt Nam hiện nay. Thứ ba, Trà Vinh là vùng đất giàu tiềm năng, nhưng nguồn lực đầu tư cho sự phát triển kinh tế – xã hội gắn với phát triển trong lĩnh vực du lịch còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp còn quá ít. Việc phát triển kinh tế du lịch chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới dạng có sẵn từ sông – hồ – biển, khai thác cảnh quan tự nhiên các vùng ven biển, cửa sông… nhưng trình độ khai thác còn sơ khai lạc hậu, còn mang tính tự phát, thiếu sự liên kết vùng. Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế chung và du lịch của tỉnh theo hướng kinh tế xanh – sinh thái, bền vững. Hiện nay, hoạt động du lịch của tỉnh chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên có sẵn từ thiên nhiên, việc khai thác đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Do đó, việc chuyển đổi sự quản lí vận hành từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn về du lịch sẽ gặp những thách thức không nhỏ. Thứ tư, do chương trình triển khai thực hiện chính sách kinh tế tuần hoàn về du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng đang còn sơ khai dẫn đến việc chuẩn bị nguồn lực cho việc thực hiện chuyển đối sang phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn chưa có gì. Kinh tế du lịch tuần hoàn yêu cầu phải gắn với đổi mới khoa học, tiếp cận công nghệ tiên tiến, lấy nội dung xanh – sạch – sinh thái môi trường và cộng đồng bền vững làm nền tảng. Bên cạnh đó, để phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn, nhất là đối với khu vực du lịch gắn với môi trường tự nhiên, sông hồ,vùng cửa sông – ven biển của tỉnh hiện nay, những vùng nhạy cảm dễ bị tác động suy thoái môi trường do xả thải, khai thác quá mức… đòi 102
  20. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” hỏi chúng ta phải có đội ngũ chuyên gia giỏi, có thể giải quyết được các vấn đề từ khâu đầu đến khâu cuối của cả quá trình tuần hoàn. Hiện nay, những chuyên gia, nhà quản lí vận hành doanh nghiệp cung ứng du lịch hầu hết chưa được đào tạo đầy đủ và chưa có chuyên ngành đào tạo cụ thể. Do đó, để đáp ứng yêu cầu hoạt động, các nguồn lực về khoa học công nghệ và nguồn nhân lực quản lí kinh doanh, quản lí vận hành cũng trở thành một thách thức lớn cần phải vượt qua. Đề xuất, gợi ý một số giải pháp phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Thứ nhất, về vĩ mô, các cơ quan quản lí cần sớm xây dựng một hành lang pháp lí rõ ràng cho hình thành, phát triển kinh tế tuần hoàn nói chung và du lịch tuần hoàn nói riêng. Tạo cơ chế để hình thành động lực thị trường dựa trên các tiêu chí của hiệu quả đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp, người dân, nhất là khu vực tư nhân đầu tư, thực hiện phát triển các lĩnh vực thuộc kinh tế tuần hoàn về du lịch. Xác lập rõ vai trò của doanh nghiệp cung ứng trong việc thực hiện phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn. Kinh nghiệm các nước đã và đang thực hiện kinh tế du lịch tuần hoàn đều có định chế luật pháp và quy định pháp lí rõ ràng về cơ chế cũng như vai trò tham gia của các bên liên quan (như Hà Lan, Canada, Trung Quốc). Nước ta, trên góc độ vĩ mô, sau đó triển khai xuống các địa phương tiến hành đồng bộ thiết kế một lộ trình và tiến tới xây dựng luật, các văn bản dưới luật cụ thể cho phát triển kinh tế tuần hoàn cũng như hoạt động của kinh tế tuần hoàn trong du lịch. Thứ hai, tỉnh Trà Vinh cần hợp tác triển khai nghiên cứu sâu rộng các mô hình về phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn từ cách tiếp cận thông tin của các nước trong khu vực và chung toàn cầu. Nguyên tắc xác lập nghiên cứu theo ngành, lĩnh vực, triển khai mô hình, tiêu chí hoạt động liên quan đến mô hình kinh tế tuần hoàn trong du lịch. Từ đó, tỉnh Trà Vinh lựa chọn và vận dụng cụ thể vào hoàn cảnh thực tiễn. Trước tiên, tỉnh Trà Vinh triển khai các mô hình kinh tế thí điểm gần với cách tiếp cận kinh tế du lịch tuần hoàn, sau đó, bổ sung hoàn thiện và có sự lựa chọn phù hợp cho từng ngành, từng lĩnh vực, từ thí điểm đến triển khai nhân rộng và phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp lữ hành, du khách, các nhà quản lí và cộng đồng sở tại để học tập và áp dụng. Thứ ba, vì kinh tế tuần hoàn trong du lịch là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và phức tạp. Do đó, tỉnh cần chú trọng tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh thành trong nước, từ quốc tế, nhất là các quốc gia đã và đang thực hiện thành công bước đầu các mô hình kinh tế du lịch tuần hoàn (như Hà Lan, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc), từ đó chuyển giao và áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng. Các mô hình kinh tế tuần hoàn thường đòi hỏi gắn với công nghệ cao, do vậy, các cơ quan quản lí cần có cơ chế, chính sách cho phát triển công nghệ sạch, tái sử 103
nguon tai.lieu . vn