Xem mẫu

  1. Định hướng di chuyển Click this bar to view the full image. Chạm bóng và hướng về phía trước  Việc chứng minh Xavi là tiền vệ kiến thiết xuất sắc nhất thế giới xuất phát từ chính kĩ năng đầu tiên  này, theo ý kiến của tôi. Những pha chạm bóng đầu tiên của anh ấy luôn chỉ có một mục đích duy  nhất, đưa bóng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của đối phương và nó được gọi là kĩ năng định hướng di  chuyển. Nhiều người nghĩ rằng chìa khóa của kĩ năng định hướng di chuyển là khoảng cách (tức là  làm sao để đỡ bóng một cách nhẹ nhàng nhất trước đã). Tôi nghĩ pha chạm bóng đầu tiên còn phải  làm được nhiều hơn thế, cơ thể của Xavi thât kì lạ, cậu ấy chạm bóng và hướng cơ thể của mình ra  trước và đưa quả bóng về phía mà đối phương không thể cản phá ngay chỉ trong lần đầu tiên chạm  bóng. Điều này dựa nhiều vào sự tập luyện và kinh nghiệm thi đấu. Chống lại sự va chạm mạnh của đối phương Click this bar to view the full image. Bứt nhẹ lên và dùng lực đẩy của đối phương tạo "kế hoãn binh" cho pha "xoay compa" của mình  Sau khi chạm bóng và hướng được bóng ra khỏi tầm kiểm soát của đối phương, chắc chắn bạn sẽ bị  đuổi theo và khống chế lại hướng di chuyển. Tất cả những gì cần làm bây giờ là bảo vệ quả bóng. 
  2. Với một tầm vóc không thể bằng được những cầu thủ to cao hơn, Xavi chỉ có một cách bảo vệ bóng  và cho đến nay có thể thấy cách đó chưa bao giờ thiếu hiệu quả. Sử dụng cả hai tay tì hẳn lên người  đối phương và giữ trụ dưới thật vững, lúc này bạn có ít nhất 2 giây để nhanh chóng bứt ra khỏi sự  bao vây đó. Tôi gọi kĩ năng này là "tốc độ nhạy bóng": kĩ năng thoát ra khỏi hậu vệ đối phương trong  khoảng cách 5 mét. Nghe có vẻ không ấn tượng nhưng khi kết hợp với "định hướng di chuyển", cách  này sẽ rất hiệu quả với một hàng tiền vệ đông người của đối phương. Chuyển hướng tấn công Click this bar to view the full image. Quan sát, xoay compa và bắt đầu...  Đây là một ví dụ điển hình của việc chắn bóng bằng cách đổi hướng di chuyển, điều mà Xavi hiện tại  vẫn là xuất sắc nhất thế giới. Chuyển hướng không chỉ đơn giản là thay đổi góc độ chuyền bóng, kĩ  năng chuyền bóng đổi hướng chủ yếu là để giữ bóng chắc trong chân và tạo ra những cuộc phản  kích khác. Điều khác biệt ở đây chính là việc Xavi luôn ngẩng lên quan sát rất nhanh và tất cả các  cầu thủ xuất sắc đều có khả năng quan sát sắc sảo đó. Không cần bạn phải ngẩng đầu lên và quan  sát kĩ, chỉ cần đưa ra một ánh mắt trong tích tắc, một tình huống xoay hướng tấn công nhanh sẽ bảo  vệ quả bóng khỏi sự áp sát và tạo ra một góc nhìn thuận lợi để thực hiện kĩ năng chết người cuối  cùng: những pha chọc khe "giết chóc". Những pha chọc khe "giết chóc" Click this bar to view the full image.
  3. . ..chuyền bóng quyết định tình huống  Điều quan trọng cuối cùng của một tiền vệ kiến thiết là ở kĩ năng dứt điểm tình huống này. Và trên  thế giới hiện nay, không ai làm tốt hơn cậu ấy. Mục đích của việc định hướng di chuyển, bảo vệ bóng  và "xoay compa" cuối cùng là để thực hiện đường chuyền này. Kĩ thuật chuyền bóng của Xavi rất  căn bản, và điều đó không thể có được từ những kẻ lười biếng không tập luyện. Thực chất, tất cả những động tác của Xavi trong một trận đấu luôn là những kiểu biến thể hoặc rút  ngắn của cả 4 quá trình này, nhưng chung quy, đó đều là một kĩ năng thuần thục của một Những  đòn cân não của các huấn luyện viên  Dư âm của trận chung kết UEFA Champions League mùa giả 2009­2010 đã qua. Chiến thắng đã  thuộc về một đội bóng xứng đáng là Inter, nhưng trên hết thành công hiện tại không thể không nhắc  đến Jose Mourinho. Có thể nói Jose Mourinho là một huấn luyện viên xuất sắc nhất thế giới hiên nay  không chỉ vì cá tính mạnh mẽ mà còn vì nhãn quan chiến thuật tuyệt vời. Đó là một điều không thể  phủ nhận. Trong topic này tôi chỉ muốn nói lên một điều, đôi lúc những lúc xem một trận bóng đá để  lại những dư vị cảm xúc khó tả. Nhưng nếu để ý một chút, chúng ta sẽ thấy được những chiến thắng  đó mang đậm dấu ấn của các huấn luyện viên, đó là cái cách mà người ta thường gọi bằng một cái  tên " đòn cân não ". Ba trận đấu mà tôi muốn phân tích theo quan điểm của cá nhân tôi là trận chung kết UEFA  Champions League 2008­2009 giữa M.U và Barcelona, Inter và Barcelona tại bán kết UEFA  Champions League 2009­2010 và trận chung kết giữa Inter và Bayern. Đó là ba trận đấu tiêu biểu cho  những miếng đánh cân não giữa các huấn luyện viên xuất sắc nhất trên thế giới hiện nay. Trận chung kết UEFA Champions League 2008­2009 chứng kiến một cuộc đối đầu hấp dẫn giữa  Barcelona bách chiến bách thắng với một M.U hoàn hảo nhờ sự xuất sắc của Cristiano Ronaldo.  Chiến thắng thuộc về Barcelona nhưng cái cách Barcelona chiến thắng mang nặng vào tính kế thừa  cũng như sự liều lĩnh của Josep Guardiola. Thành quả từ lò La Masia để lại như một bước đệm cho  sự nghiệp của Josep Guardiola lên một tầm cao mới. Và trong trận đấu này Sir Alex Ferguson hiểu  rằng muốn đánh bại một tập thể gắn kết như vậy, họ phải làm sụp đổ được thủ lĩnh tinh thần của  Barcelona. Liên tục những pha đánh vỗ mặt thẳng vào vị trí của đội trưởng Carles Puyol được  Cristiano Ronaldo và Wayne Rooney thể hiện. Thay vì khoét sâu vào cánh trái của Barcelona, nơi có  sự hiện diện của trung vệ luống tuổi Sylvinho, Alex đã chơi một ván bài định mệnh khi bố trí các học  trò phá nát tinh thần của đối thủ. Nhưng trong bóng đá, mọi toan tính đều có thể dẫn đến những kết 
  4. cục sai lầm. Không ai ngờ Carles Puyol vẫn đứng vững nhờ sự hỗ trợ xuất sắc của Gerard Pique, và  không ai ngờ Pep Guardiola vẫn thể hiện được sự liều lĩnh của mình khi để Barcelona chơi bóng như  vậy. Barcelona vẫn tấn công, vẫn để Puyol và Pique chống đỡ và Pep Guardiola chiến thắng nhờ  việc ông biết vượt qua đòn cân não của Alex Ferguson và một phần vì cái tính cách Catalan trong  người luôn rực cháy. Trận bán kết giữa Barcelona và Inter tại mùa giải năm nay là một cuộc đối đầu thú vị. Đoàn quân của  Pep Guardiola thể hiện sự chinh phục đỉnh cao bằng mũi khoan Leo Messi. Không có gì ngăn cản  nổi Messi lúc đó. Câu trả lời cho trận đấu đã được nhiều người nói từ trước, bắt Messi và khóa chặt  Xavi, Inter sẽ có cơ hội. Và thực tế Jose Mourinho đã biến cái cơ hội đó thành một chiến tích. Jose  Mourinho thể hiện sự toan tính của mình một cách hợp lý bằng việc cắt cử Javier Zanetti và Esteban  Cambiasso chăm sóc Messi. Những người Argentina chơi bóng bao giờ cũng hiểu nhau cả và Inter  đã thành công. Việc thứ 2 Mourinho là đẩy Sneijder chơi thấp cùng lúc đưa Goran Pandev chơi  chếch sang trái để kìm hãm những pha dâng lên tấn công của Dani Alves. Không có bóng, Xavi  dường như lặn mất trong một ma trận huyền ảo, Messi lạc lõng trên sân bởi những người đồng  hương. Mourinho đã có một nước cờ cao trong việc bố ráp đội hình để đưa Inter vào trận chung kết. Còn về trận chung kết giữa Bayern và Inter, rất nhiều bài báo, nhiều luận điểm đưa ra để nói ra Jose  Mourinho và Inter chơi phòng thủ Cantenaccio hiệu quả. Nhưng nhìn vào thực tế cá nhân tôi lại nghĩ  rất khác. Jose Mourinho chấp nhận chơi đòn cân não với đối thủ bằng việc xiết chặt đội hình để tập  trung vào Arjen Robben. Thực tế trên sân cho thấy, cánh phải của Arjen Robben bao giờ cũng là nơi  dường như các cầu thủ Inter buông lỏng để Robben nhận những đường chuyển cánh. Robben có  bóng lập tức một mũi tam giác được giăng bẫy, nếu vượt qua Chivu để đưa bóng xuống biên Robben  sẽ bị Cambiasso đeo bám cản phá những đường tạt bóng vào phía trong, nếu Robben rẽ vào trung lộ  để tung ra những pha dứt điểm lập tức Walter Samuel sẽ áp sát. Với một khoảng không chật hẹp như  vậy chúng ta thấy rằng Robben có rất ít cơ hội để tiếp cận khung thành Inter. Mà có đi chăng nữa thì  những cú sút trong một tư thế chậm rãi và không có nhiều khoảng trống thì những thủ môn như  Julio Cesar sẽ phải biết cách cản phá như thế nào. Jose Mourinho đã thành công nhờ đấu pháp chia  nhỏ khả năng tấn công của đối thủ và ông đã thành công. Nếu trận đấu này Robben xuất thần,  Bayern sẽ thắng, nhưng trong bóng đá hiện đại, yếu tố xuất thần sẽ không đến thường xuyên. Hãy  nhìn Puyol và Pique của Barcelona nếu trận gặp M.U họ không xuất thần, thì người chiến thắng ở  UEFA Champions League phải là M.U Đôi khi một trận đấu luôn được giải quyết bằng những cái đầu lạnh. Ai gan lỳ hơn người đó sẽ thắng.  Cũng như những ván bài "xì" chẳng hạn, những đòn cân não không dành cho những kẻ yếu tim. P/S : Trên đây là những quan điểm của riêng cá nhân mình. Rất mong sự đóng góp của anh em./  tiền vệ xuất chúng. Những sơ đồ chiến thuật nổi tiếng !!!  3­5­2 HLV : Franz Beckenbauer Thời điểm : World Cup 1990
  5. Sơ đồ  Trong vòng 6 năm, kết thúc với ngôi vô địch Euro 1996. Họ đã chơi 6 trong 11 trận chung kết ( chỗ   này có thể dịch sai  ) và thua 4 từ năm 1986. Đội hình 3­5­2 này linh động ở chỗ 2 cầu thủ hậu vệ biên có thể tham gia tấn công ( 3­5­2 ) và tham   gia phòng ngự ( 5­3­2 ). Cả 3 cầu thủ tiền vệ đều có đầy đủ kĩ năng phòng ngự, tranh chấp bóng tốt   cũng như tham gia tấn công. Cặp tiền đạo với khả năng ghi bàn là không bàn cãi. Đội hình 3­5­2 này là 1 sự cải tiến của đội hình 4­5­1. Bình thường, 2 hậu vệ biên sẽ kèm những tiền   vệ chơi rộng của đối phương( có lẽ là tiền vệ cánh ) ( Wide Attacking Midfielders ), không để cho họ   dâng cao. 3 tiền vệ giữa sân của bạn sẽ đối mặt trực tiếp với hàng tiền vệ đối phương. Như vậy 3 hậu   vệ còn lại của bạn sẽ phải kèm tiền đạo đối phương. Khi đó, 2 hậu vệ biên của đối phương sẽ có   nhiều khoảng trống để tham gia tấn công và dễ dàng tràn qua phần sân của bạn.Đội hình 3­5­2 này   đội tuyển Tây Đức(?) đã vô địch WC 1990 và duy trì nó. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 4­4­2 Box Đội hình 4­4­2 hoặc 4­2­2­2 Sơ đồ 
  6. Đội hình 4­4­2 Box đã mang tính phòng ngự nhiều hơn những năm gần đây. Thậm chí là Brazil, với   bộ "trung tâm ma thuật" ( 4 tiền vệ ) cũng đã phải kéo 2 MC trở thành 2 DM với thành quả là WC   1994. Đội hình này thích hợp với đội hình Real Madrid hiện tại ngày nay. Đội hình dựa vào sự linh động của 2 hậu vệ biên dâng cao để tạo khoảng trống, từ đó hỗ trợ cho 2   Trequartistas chơi tự do phía sau 2 tiền đạo. Với điều kiện như vậy, đội hình này có sức tấn công rất   mạnh và tạo nhiều khoản trống ở phần sân đối phương, tuy nhiên lại hạn chế về kích thước của sân   bóng và khả năng phòng ngự phía sau. 2 MC (Deep­Flying Playmaker) sẽ là người bơm bóng nhiều   cho các cầu thủ tuyến trên. Đây cũng có thể xem là đội hình 4­2­4 của Brazil đoạt chức vô địch WC 1970, khi đó 2 tiền đạo trung   tâm là Pele và Tostao chơi thấp lùi sâu và 2 tiền đạo cánh sẽ bó vào trung lộ lập vào chỗ trống đó.   Thời điểm này, Real cũng có thể làm tương tự khi Raul và Benzema lùi sâu, và Kaka cùng Ronaldo   làm nhiệm vụ còn lại, phía dưới hỗ trợ là L.Diarra và X.Alonso. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 4­4­2 Kim Cương Đội hình 4­4­2 hoặc 4­1­2­1­2 HLV: Carlo Ancelotti CLB : AC Milan / Chelsea Quốc gia : Italia / England Sơ đồ  Đội hình 4­4­2 Kim Cương đã được sử dụng nhiều trong năm nay, trong đó thành công nhất phải kể   đến Ancelotti với Milan/Chelsea. Đội tuyển Anh dưới thời Sven cũng đã từng áp dụng đội hình này. Đội hình này rải đều tuyến tiền vệ trung tâm từ DM đến AMC. Thông thường, DMC sẽ là 1 Anchor  
  7. Man trong khi AMC sẽ làm nhiệm vụ là cầu thủ dẫn dắt lối chơi hoặc có thể trở thành 1 tiền đạo lùi.   Ancelotti thỉnh thoảng thay đổi DMC từ 1 Anchor Man trở thành 1 Deep­Flying Playmaker để có thêm   nhiều đường chuyền từ phần sân nhà. Đội hình 4­4­2 Kim Cương thường đá gần nhau ( Narrow ) và thường hay sơ hở 2 bên cánh. Dù vậy,   đội hình này kiểm soát khu vực giữa sân rất tốt và có hiệu quả.  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Arsenal 2009­2010 HLV: Arsène Wenger CLB: Arsenal Nước: Anh Biến thể: 4­3­3, 4­2­3­1 Thời kỳ: đương đại Vào đầu mùa bóng 2009/10, Wenger đã tuyên bố rằng ông ta sẽ tiếp tục sử dụng chiến thuật mới 4­3­ 3 trong suốt cả mùa giải. 4­3­3 là tên chính xác, nhưng cũng có thể gọi là 4­2­3­1, với những tiền đạo   cánh chơi hơi lùi xuống so với tiền đạo trung tâm.
  8. Hệ thống này sử dụng 2 tiền vệ có khuynh hướng phòng thủ, có thể ở vị trí DMC hoặc MC. Họ có thể   che lấp khoảng trống mà một trong những hậu vệ cánh để lại khi lên tham gia tấn công, hoặc chính   họ sẽ tham gia vào các pha tấn công. Song và Denilson đã đảm nhận rất tốt vai trò này vào đầu mùa   bóng. Khi gặp đội chơi với mô hình 4­5­1, Vermaelen cũng được khuyến khích lên tham gia tấn công,   cũng như là các hậu vệ cánh. Vị trí AMC được xem như là trung tâm điều phối bóng, sẽ cung cấp   bóng cho 3 tiền đạo, và mỗi tiền đạo này có thể hoán đổi vị trí với nhau để gây khó khăn cho hàng   phòng ngự của đối phương. Đội hình này có khuynh hướng hay để lại những lỗ thủng cho đối phương khai thác, nhưng cũng bởi   vì Arsenal thiếu một cầu thủ đóng vai trò "Anchor Man" thật sự. Nếu giải quyết được điều này, kết   hợp với một AMC vô cùng sáng tạo và kỹ thuật ở phía trên, thì có thể làm cho đội hình này ghi bàn   dễ như chơi vậy.  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Barcelona 2008 ­ 2010 Huấn luyện viên : Josep Guardiola Câu lạc bộ : Barcelona FC Đất nước : Tây Ban Nha Sơ đồ hiện nay : 4­3­3 Thời điểm : Hiện nay Danh hiệu đạt được : La Liga ( 2008 ­ 2009 ) , Champion League  ( 2008­2009 ) , Cup nhà vua TBN ( 2008­ 2009 ) Contributor : Millie Tiếp tục từ sơ đồ chiến thuật 4­4­3 của Rijkaard , Josep Guardiola đạt được danh hiệu Champion   League ngay trong mùa đầu tiên làm HLV của Barcelona với một chiến thuật tấn công tổng lực dựa   trên kỹ thuật cá nhân của các cầu thủ . Chiến thuật sử dụng Henry và Messi như 2 tiền đạo có tầm hoạt động rộng để gây ra sự khó khăn   cho hàng phòng ngự đối phương . Xavi và Iniesta sử dụng khả năng chuyền " tuyệt đỉnh " của họ   cho tuyến trên để Tiền đạo ghi bàn ( Trước đây là Eto'o và giờ là Ibrahimovic ) . Hai hậu vệ cánh ( Wing Back ) dâng lên để hỗ trợ tấn công , trong lúc đó Tiền vệ Phòng ngự ( Toure )   và 2 Trung vệ sẽ chặn lại bất kỳ cuộc tấn công nào vào khung thành của họ Phòng thủ , đây là điều khó có thể thực hiện được , đặc biệt là đối với đội bóng không có những hậu   vệ xuất sắc hoặc các trung vệ và tiền vệ phòng ngự có kỹ thuật và khả năng quan sát tinh tế , nhanh   nhạy . Nhưng bù lại , nó cho phép có nhiều sự sáng tạo , tấn công hơn , tăng số lượng ghi bàn nhiều   hơn thủng lưới , hay còn gọi là " Lấy tấn công để phòng ngự " ^^ !!!
  9. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Manchester United 2007­2009 HLV: Sir Alex Ferguson CLB: Manchester United Nước: Anh Biến thể: 4­4­2, 4­3­3, 4­6­0 Thời kỳ: đương đại Thành tích: Champions League, Premier League,  World Clup Championship Chiến thuật của ngài Ferguson đã đem về cho ông ta chiếc cúp vô địch Châu Âu lần thứ 2 với những   biến thể 4­3­3, 4­5­1, 4­4­2 và 4­6­0. Thật là khó khăn để phân loại nó dựa trên những ghi chú truyền   thống. Đội hình này được tổ chức một cách không đối xứng, và tìm cách để khai thác tối đa được kỹ   năng của tài năng thiên bẩm là Cristiano Ronaldo. Hình trên đã cho thấy cách bố trí đội hình xuất   phát trong trận chung kết Champions League năm 2008, thật ra thì ban đầu thì ngài Alex đã bố trí  
  10. Ronaldo chơi bên cánh trái ở vị trí AML với Hargreaves bên cánh phải ở vị trí MR và Carrick ở vị trí   DMC, thực chất là đối ngược hẳn với sơ đồ trên. Đây không phải là sơ đồ chiến thuật duy nhất mà ngài Ferguson ưa dùng, nhưng đây chính là chiến   thuật đã khai thác được tài năng của bộ ba Ronaldo, Rooney và Tevez một cách tốt nhất. Những chỉ   đạo chiến thuật nhằm "hoán đổi vị trí" có thể được sử dụng cho cả 3 vị trí, với Rooney và Ronaldo   có thể chơi ở cả AML, AMR và FC trong hệ thống này. Tương tự như vậy, khi mà tốc độ của Giggs đã   ít nhiều giảm sút, thì có thể tạo điều kiện cho hậu vệ cánh trái Evra có cơ hội xông lên tham gia tấn   công. Hargreaves và Carrick sẽ chơi như là một tiền vệ lùi và sẽ quần đảo khu trung tuyến, sử dụng   kỹ năng chuyền bóng tuyệt hảo của họ để cung cấp bóng cho tuyến trên.  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Liverpool 2008­2010 Huấn luyện viên: Rafael Benitez Câu lạc bộ: Liverpool Đất nước: Anh Sơ đồ chiến thuật: 4­2­3­1 Thời điểm : Hiện nay Danh hiệu : None Contributor: cagiva Đây là chiến thuật và phong cách 4­2­3­1 nhưng sử dụng với vai trò cầu thủ từng vị trí khác nhau .   HLV Benitez dựa nhiều vào sự phối hợp giữa Gerrard ( AMC ) Và Torres ( ST ) , hỗ trợ cho nó là một "   Playmaker " lùi sâu có khả năng quan sát tuyệt vời và khả năng chuyền bóng " tuyệt đỉnh " ( Trước   đây là Xabi Alonso ) . Ở hai cánh cũng không có sự đối xứng , mỗi cánh sẽ có nhiệm vụ khác nhau .   Cánh trái triển khai tấn công với Aurelio như một Full Back và Riera như một tiền đạo cánh , cả hai   đóng góp những đường tạt bóng từ bên cánh càng nhiều càng tốt . Cánh phải là sự hiện diện của bộ   đôi Kuyt ( Cả tấn công và phòng ngự ) cùng với Glen Johnson ( Nhiệm vụ chồng cánh ) để di chuyển   + tấn công rộng trên cánh này . Hàng tiền vệ với sự phòng ngự của một DMC ( Mascherano ) và các đường tấn công chủ yếu đến từ   hai cánh . Playmaker lùi sâu ( Xabi Alonso ) cung cấp bóng lên tuyến trên , Gerrard được sử dụng   như một tiền vệ tấn công ( AMC ) di chuyển tự do để tìm khoảng trống . Torres ­ Complete Forward   được Benitez cho di chuyển tự do và luôn phối hợp với Gerrard ở phía dưới . ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
  11. Juventus 2008­2009 HLV: Claudio Ranieri CLB: Juventus Nước: Ý Biến thể: 4­4­2, 4­2­2­2 Thời kỳ: đương đại Thành tích: tranh chấp chức vô địch Năm ngoái Ranieri đã bị chỉ trích rất nhiều vì lối chơi phòng ngự và thiếu đẹp mắt. Tuy nhiên, trong   khía cạnh chiến thuật bóng đá thì lối chơi của Juventus là rất có phong cách, rất chặt chẽ và chắc   chắn trong tuyến phòng ngự cũng như tiền vệ. Mục tiêu mà Ranieri muốn đạt đến là giữ vững sự chắc chắn ở trung lộ. Để làm được điều đó thì ông   ta đã bố trí 2 tiền vệ phòng ngự, 2 tiền vệ cánh xếp không đối xứng nhau (Camoranesi có nhiệm vụ   chính là liên kết tuyến tiền vệ để phát động tấn công), và Nedved (tiền vệ cánh thuần túy đã từng tàn   phá các vị trí hậu vệ cánh của đối phương và treo bóng vào trung lộ). Hai hậu vệ cánh (Molinaro;   Grygera) hỗ trợ hai bên cánh với những pha băng lên từ tuyến sau và treo bóng vào, nhằm mục đích  
  12. là tăng thêm sự sắc bén cho những bài tấn công của đội. Ở tuyến trên thì Del Piero giữ vai trò của   một "complete forward", đã gia tăng thêm những bài tấn công của đội. Cộng sự của anh ta, Amauri   chỉ có nhiệm vụ là đưa bóng vào lưới đối phương. Ngay cả khi lối chơi này thưởng xuyên được miêu tả là "anti­football" bởi những lời chỉ trích, thì đây   là đội đầu tiên áp dụng lối chơi calciopoli để tranh chấp ngôi vị vô địch.  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Brazil 1970 HLV: Mauro Zagallo Nước: Brazil Biến thể hiện đại: 4­2­4 Thành tích: vô địch World Cup 1970 World Cup năm 1970 có thể được xem là năm của đội tuyển Anh vĩ đại nhất trong lịch sử, một trong   những đội tuyển Tây Đức vĩ đại nhất trong lịch sử, và tất nhiên là, của đội bóng vĩ đại nhất trong lịch   sử. Brazil đã chơi một thứ bóng đá tấn công tổng lực và vô cùng quyến rũ, đã đánh dấu bước chuyển   mình sang một kỷ nguyên mới.
  13. Đội tuyển đã chơi một lối chơi vô cùng đơn giản ­ nếu bạn ghi hai bàn, thì chúng tôi ghi lại năm bàn.   Tài năng sáng tạo của những cầu thủ tấn công đã được bổ sung thêm bởi tài trí của tất cả các tuyến.   Carlos Alberto đã trở thành hình mẫu của một hậu vệ tấn công; Pelé thì là tiền đạo vĩ đại nhất mọi   thời đại. Đội bóng tấn công từ tất cả các tuyến, và đặc biệt khả năng giữ bóng quá tốt đã làm cho   nhược điểm nơi phòng thủ hiếm khi nào bị bộc lộ. Ở đây gọi tên là 4­2­4, nhưng bạn có thể gọi nó là   4­2­3­1, với Tostão là tiền đạo cắm và Rivellino, Pelé và Jairzinho là những cầu thủ tấn công ở ngay   sau ông ấy. Những cầu thủ đã được cho phép làm những gì mà họ có thể làm tốt nhất. Thật khó để triết lý bóng   đá này thành công ở thời hiện đại, nhưng điều đó không có nghĩa là người ta đã ngừng thử nghiệm   nó.  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ CATENACCIO HLV: Helenio Herrera CLB: Inter Milan Biến thể: 4­5­1 Thời điểm: European Cup 1965 [Muốn thấy link download, bạn phải là thành viên của diễn đàn. ] Catenaccio là một chiến thuật đầy tai tiếng, bị căm ghét bởi rất nhiều người do tính phòng ngự tiêu   cực, triệt hạ lối đá của đối phương để giành những chiến thắng với tỷ số tối thiểu. Thường bị đánh   đồng với lối đá được xây dựng dành cho người Ý, nhưng sự thật là Catenaccio chính cống khác với   sơ đồ 5­4­1 của Ý hiện đại bởi sự bất cân xứng của nó. Hậu vệ cánh trái được khuyến khích dâng lên từ tuyến dưới để tạo ra khoảng trống khi tấn công. Cầu   thủ chạy cánh phải, mặt khác, lại được khuyến khích lui về và bao bọc cánh phải trong phòng ngự.   Trung vệ quét hay “libero” chơi như một catenaccio lùi sâu hay còn gọi là cái then cửa ở giữa, trong   khi 2 trung vệ còn lại lo khâu phòng ngự. Các tiền vệ vận hành như một tấm lá chắn trước hàng   phòng ngự, với một tiền vệ chuyên giành bóng và cầu thủ còn lại là người tung ra những đường   chuyền sắc sảo từ tuyến dưới. Cuối cùng, tiền vệ công chơi cao nhất chếch về bên cánh trái sẽ vận   dụng nhãn quan của mình để chuyền bóng cho 2 tiền đạo, một người là tiền đạo chơi lùi sâu và lên   xuống liên tục từ tuyến giữa, còn cầu thủ còn lại là trung phong cắm duy nhất.  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ENGLAND 1966 HLV:Alf Ramsay Nước:Anh Chiến thuật:4­3­3,4­3­1­2
  14. Thời kì:Tiền hiện đại Thành tích:vô địch World Cup 1966 Thành tích vô địch WC năm 66 đưa người Anh đến với danh hiệu quốc tế duy nhất trong lịch sử.Đó là   sự phát triển từ tactic 4­2­4 từng giúp Ramsay thành công với Ipswich town.Tiền vệ cánh bị đẩy vào   trong và ngôi sao Bobby Charlton được yêu cầu đá dưới hàng công và tạo cầu nối giữa tiền vệ và   tiền đạo.Điêù quan trọng là, Nobby Stiles đc kéo về và chơi như 1 DMC chơi rắn,mục đích chặt chém   đối phương. Sự sáng tạo của Alan Ball,người cũng có kĩ năng phòng ngự như Stiles,giúp phần sân nhà có đội   hình phòng ngự cũng như tạo khoảng trống,bất chấp cự li hẹp giữa các cầu thủ.1 DC khác,Jack   Charlton,không phải là DC tốt nhất nước Anh,nhưng chiều cao và khả năng phá bóng của ông bổ   sung tốt cho khả năg đọc đường chuyền và giữ cái đầu lạnh dưới sức ép của DC Moore. Vài người còn tranh cãi về vị trí của 2 MC có thể đẩy lên thành AMCL/R chơi cạnh B.Charlton để tạo   ra biến thể của 4­1­3­2, điều mà Stiles đã mô tả trong cuốn tự truyện của ông.Dù sao, có 1 điềù chắc   chắn là Charlton chơi cao hơn 2 MC, dù ko cao bằng 1 tiền đạo như khả năng của ông. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
  15. SUNDERLAND 2009­2010 HLV:Steve Bruce Nước Anh Tactic:4­4­2 Thời kì:hiện nay Là tactic 4­4­2 cổ điển,nhưng tac của Sunderland dưới thời Bruce đáng chú ý bởi tính hiệu quả và   mang phong cách chơi của người Anh.Cả hệ thống chỉ là sự liên kết,liên kết giữa 2 DC,giữa FB và   Winger,giữa 2 Striker,và giữa các MC. Lee Cattermole và Lorik Cana đóng vai trò là đá tảng ở giữa sân,giúp giải phóng cho đồng đội thoải   mái tấn công.Khi đối đầu với đội mạnh hơn, 1 người hoặc cả 2 kéo xuống làm DMC.Khi đấu với đội   yếu hơn, người có kĩ thuật và khả năng tấn côg tốt hơn có thể chơi cạnh cầu thủ giữ bóng. Khi cần,cả đội có thể co về,gây khó khăn cho đối phương.Cặp tiền đạo "1 to cao,1 nhanh nhẹn" kết   hợp ở tuyến trên có thể gây khó cho bất kì hàng phòng ngự nào,dù đó là 1 trong những chiêu cũ   nhất trong sách.Mùa giải mới bắt đầu,nhưng trước mắt,đội bóng đã có điểm trước các đại gia như   MU và Liverpool. 
  16. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ CSKA Sofia 2004­2005 HLV:Miodrag Jesic CLB:CSKA Sofia Nước:Bungari Biến thể của:4­2­3­1 Thành tích:vô địch trong nước HLV người Sec­bi Jesic đã tạo nên 1trong những thành công lớn nhất trong lịch sử đội bóng CSKA   hiện đại.Trong 2 năm ông nắm quyền, đội bóng đã chơi 1 thứ bóng đá chắc chắn, xuất sắc cả về   phòng ngự lẫn tấn công.Chiến thuật của ông xây dựng dựa trên lối chơi phản công nhanh, tạo bởi   các đường chuyền ngắn, nhanh và chính xác, nhằm kéo giãn hàng phòng ngự đối phương. Vào thời điểm đó CSKA có những cầu thủ xuất sắc cả về phòng ngự lẫn tấn công.hậu vệ cánh FB  
  17. đóng vai trò hỗ trợ, nhằm cấp cho cầu thủ tấn công những đường chuyền dài ra 2 cánh hoặc vượt   tuyến.Ở trung tâm, Jakirovic là DMC chặt chém thuần túy, nhưng có khả năg tấn công tốt và có   những cú sút xa khủng khiếp.Đối tác của anh ở vị trí DMC, Hdiouad, là 1 regista cổ điển, là kiến trúc   sư của các đợt tấn công.2 cánh là sự kết hợp của 1 tiền vệ cánh thuần túy Todorov và 1 tiền đạo lệch   trái Ianev.2 cánh bất đối xứng tạo nên sự biến đổi trog tấn công.Jesic sở hữu 1 tiền vệ dẫn dắt lối   chơi xuất sắc Gorgorov, người có khả năg sút xa tốt.Tiền đạo duy nhất Dimitrov, có thể lùi sâu,cho   di chuyển tự do để nhận bóng và chuyền bóng cho đồng đội để ghi bàn.  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Để xem tiếp các chiến thuật khác... [Muốn thấy link download, bạn phải là thành viên của diễn đàn. ] Cảm ơn các bạn đã theo dõi
nguon tai.lieu . vn