Xem mẫu

  1. Đi học nghệ thuật giao tiếp Bước vào lớp học Nghệ thuật giao tiếp của Nhà văn hóa Thanh niên trong buổi học đầu tiên, tôi ngỡ ngàng khi thấy chỉ còn vài ghế trống. Tôi liếc nhìn đồng hồ: “Mình đi đúng giờ chứ có trễ đâu!” và tìm một chỗ cho mình. Sau tôi, những bạn trẻ khác cũng vội vàng “xí chỗ”. Ít phút sau, phòng học với 130 ghế không còn chỗ trống. Bắt đầu từ nhu cầu Tính đến nay, Nhà văn hóa Thanh niên đã mở ra 54 khóa học về nghệ thuật giao tiếp. Lần nào số lượng các bạn trẻ đăng kí cũng vượt quá sức chứa của phòng học. Những bạn chậm chân đành phải chờ dịp khác. Điều đó cho thấy học cách giao tiếp sao cho
  2. hiệu quả là một nhu cầu của bạn trẻ ngày nay. Bạn Huỳnh Huyền Trang (THPT Ngôi Sao, H. Bình Chánh) bộc bạch: “Trang muốn học giao tiếp từ lâu rồi nhưng cứ bị lỡ dịp, lần này, Trang quyết tâm đăng kí từ sớm, thế là thành công! Mình nhút nhát, không biết bắt chuyện với mọi người thế nào nên hy vọng khóa học sẽ giúp mình”. Ngoài nhu cầu muốn giao tiếp tốt hơn, không ít bạn trẻ còn có một ước mơ thầm kín khi đến với lớp học. Đó là: tìm được một nửa của mình. Chương trình của lớp học Nghệ thuật giao tiếp gồm có các chuyên đề: Những vấn đề cơ bản của giao tiếp, Văn hóa trong giao tiếp, Diễn cảm trong giao tiếp, Giao tiếp với chính mình, Thuật mở đầu câu chuyện có duyên, Phép lịch sự ngoại hình và ngôn ngữ không lời khi giao tiếp, Giao tiếp với người khác phái, Giao tiếp nơi công sở, Những bí quyết giúp bạn thành công trong công việc... Cô Thu Hiên (người phụ trách 8/14 buổi học) cho biết: “Trong khi
  3. giảng dạy, cô luôn tìm cách cho các bạn làm quen, thực hành bài giảng thường xuyên. Việc ấy giúp các bạn rất nhiều trong việc phát triển khả năng giao tiếp”. Thầy Trung Quang (Giáo viên chủ nhiệm của lớp) thông tin rằng ngoài những giờ học và thực hành trên lớp, học viên còn được tham gia sinh hoạt dã ngoại do Nhà văn hóa Thanh niên tổ chức để có thêm cơ hội tiếp xúc, làm quen. Cận cảnh lớp học Hầu hết các bạn đến với lớp Nghệ thuật giao tiếp đều nhút nhát và chưa thật sự khéo léo trong xứng xử. Vì thế, có rất nhiều tình huống ngộ nghĩnh, buồn cười xảy ra trong những buổi thực hành. Chẳng hạn trong một lần thực hành, cô Hiên cho tình huống như sau: trong lớp học Anh văn, một chàng trai để ý một cô gái và muốn làm quen. Cô nhắc nhở: lời khen là một trong những cách mở đầu câu chuyện có duyên.
  4. Một bạn nam và một bạn nữ được mời thực hành tình huống đó. Bạn nam tiến đến chỗ bạn nữ ngồi, mở lời làm quen: “Ôi! Trông bạn xinh quá!”. Cả lớp bật cười trước lời khen hết sức ngây thơ còn bạn nữ ấy thì mặt đỏ bừng! Cô Thu Hiên liền bảo: “Bạn ấy đã áp dụng đúng lý thuyết: mở đầu câu chuyện bằng một lời khen. Nhưng khen như thế nào phải tùy người và tùy hoàn cảnh”. Lần khác, cả lớp đang hướng mắt lên nhìn hai người bạn sắp thực hành tình huống giao tiếp cực kì “gay cấn”: tỏ tình. Người bạn trai run run. Người bạn gái run run. Chợt, bạn trai vụt nói: “Nếu em đồng ý cho anh quản lý đời em, thì anh xin nguyện chiều em hết ý!”. Cô Hiên phân tích: “Tỏ tình rất kị những lời đao to búa lớn. Cách nói “quản lý đời em” có thể làm cho người bạn gái sợ vì cảm thấy mất tự do”. Bạn Lý Hoàng Diệp Anh (CĐ VHNT) tâm sự: “Trước đây, khi thực tập ở Đà lạt, Anh được mọi người ở đấy giúp đỡ rất nhiều. Nhưng Anh không biết tặng quà gì để thể hiện lòng biết ơn của
  5. mình. Nếu mua quà đắt tiền thì hầu bao sinh viên không cho phép. Sau khi học xong, Anh mới biết là món quà thể hiện tình cảm không cần phải là món quà đắt tiền, quan trọng là món quà đó phải phù hợp hoặc đúng với mong đợi của người nhận”. Bạn Giáp Thành Trung (ĐH KT) thì tâm đắc với chuyên đề về diễn cảm trong giao tiếp, bởi theo bạn “Cùng một nội dung muốn nói, nhưng nếu mình có cách nói thuyết phục hơn thì mình sẽ thành công hơn”.Vũ Tiến Long (ĐH BK) thì thổ lộ: “Chuyên đề giao tiếp với bản thân giúp Long hiểu rõ về mình, tự tin hơn, tạo tiền đề cho việc giao tiếp với người khác tốt hơn”. Bài và ảnh: ME KẸO
nguon tai.lieu . vn