Xem mẫu

  1. Đếm Máu số 7 (1) Số Tế Bào máu trắng (TBMT), số này bình thường ở 4.8 (tức là 4800/mm3 máu), (2) số Thể tích máu đỏ (TTMD) Hematocrit (hay Hemoglobin thì cũng thế thôi), số này ở đàn bà phải hơn 38 %, ở đàn ông hơn 42 %, (3) số đếm phiến huyết nhỏ: số này nên hơn 150 (tức là 150nghìn platlets/mm3 máu). (4) Còn một số thứ tư nên biết là Thể tích trung bình Tế bào máu đỏ (TTTBMD) (MCV - mean corpuscular volume), số này áng chừng ở 80-99, độ 90 là vừa, dưới 80 thì tế bào đỏ nhỏ quá (microcytic), còn cao hơn 99 thì tế bào máu đỏ lớn quá. Mấy con số kia (RBC - Red Blood cell, MCHC, RDW...) đọc làm gì cho mất thì giờ. Có bnhân chỉ vào mấy con số này hỏi tại sao nó lại bất thường (abnormal, computer in lệch sang môt. bên cho dễ thấy): chỉ bảo họ: ông bà chớ nên biết cho bận tâm, vất nó vào sọt rác, nếu ông bà muốn biết thì làm buổi hẹn khác, ta mới có thì giờ nói chuyện: ai có
  2. thì giờ đâu đếm trên đầu có bao nhiêu sợi tóc đen, bao nhiêu tóc trắng...Có người muốn thắc mắc nói thế thì tại sao người ta lại in ra ... Vâng, nó cũng quan trọng đấy, nhưng tôi muốn chỉ cho ông bà trong 5 phút trở thành experts. Experts trên đời này cần gì rị mọ, họ chỉ liếc qua là biết ngay, vì họ BIẾT LIẾC ở CHỖ nào ... Bây giờ nói chuyện từng con số: TBMT (Tế bào máu trắng- WBC White blood count), ở khoảng 4.8 (4 nghìn 800/mm3) đến 10.8 (10800/mm3). Khi dưới 4.8 thì gọi leucopenia (thiếu TBMT), trên số đó thì gọi leukocytosis (thừa TBMT). Khi thiếu hay thừa thì phải tách nó ra, xem thiếu cái gì, mà thừa cái gì. Tách nó ra thì gọi là differential count (đếm phân biệt). Khi đếm phân biệt thì sẽ thấy máu trắng có 5 loại tế bào máu trắng. Nhìn một phết máu không nhuộm dưới kính hiển vi ống dầu (phóng lớn 1000 lần) thì tế bào máu không có màu sắc gì, cho nên phải nhuộm màu: nhuộm bằng màu acid hay màu kiềm (base): khi tế bào "ăn" màu acid: mắt sẽ nhìn thấy màu đỏ, màu kiềm (base) cho ra xanh nuớc biển rất đậm, gần như xanh đen (methylene blue). Còn cái anh nửa nạc nửa mỡ: nhận cả hai phiá thì màu nó đứng giữa: hơi hồng hồng, hơi xanh xanh.Vì thế khi đếm phân biệt tế bào máu trắng ta sẽ thấy 5 loại tế bào:
  3. (1) lọai ăn màu đỏ - màu eosin - (tế bào nó kiềm cho nên ăn màu acid, tức là "ăn" eosin): thì gọi là eosinophils (eosin ; -philia: Greek: yêu, thích) (2) lọai tế bào ăn màu kiềm - base- thì gọi là basophils (3) lọai ăn màu cả hai phía thì gọi là neutrophils (neutro: trung hoà, đứng giữa - philia) (4) bây giờ hết mô tả được bằng màu rồi: thì thấy nó có một nhân, gọi là "monocytes" (mono: một). Nói thế cũng hơi gượng, vì lymphocytes cũng có một nhân ... (5) và cuối cùng thấy nó cũng có một nhân, hồi xửa hồi xưa đoán là từ hệ thống lymphatic (bạch huyết, lâm ba), cho nên gọi nó là "lymphocytes". Thật sự ra trước khi vụ HIV/AIDS bùng nổ (1982-1985) thì y khoa cũng không rõ lymphocytes làm cái gì, chỉ biết mơ màng rằng nó có đóng một vai trò quan trọng trong immune system. Và biết cũng không chắc, nói ra vẫn còn luống cuống, vì dĩ nhiên là có nhiều studies chứng minh được rằng plasma cells (những anh này - plasma cells hay plasmocytes - chỉ ở trong tủy xuơng chứ không ra máu ngoại biên - Ung thư cuả plasma cell gọi là multiple myeloma).
  4. Vì thuở ban đầu cuả hematology (không xa đâu, cho đến 1990) chỉ "trông mặt mà bắt hình dong" cho nên chỉ nhìn hình thái (morphology) và màu sắc (nhuộm màu) để mà "bói" cho nên đến lúc ấy, có rất nhiều lối nhuộm "histochemical stains" ra đời: chẳng hạn nhuộm Peroxidase, nhuộm Periodic Acid Schiff (PAS), nhuộm LAP (Leukocyte Alkaline Phosphatase), nhuộm Esterase ... Cuộc đời trong lab lắm khi nhàm chán, cho nên lắm khi đặt tên màu cho nó tươi: chặng hạn "màu đen Sudan " (Sudan Black B), "màu xanh tươi nước Phổ" (Prussian Blue), hoặc "nhuộm sống" (supraviatal stains): để nhuộm reticulocytes (tế bào mạng - nói chuyện loại tế bào này sau). Trong các loại nhuộm "sống" nhuộm chết này có loại nhuộm được đặt tên cho vui cuộc đời: nhuộm tinh thể màu tím hoa cà (crystal violet) (để nhuộm Heinz body). Nay đó chỉ còn là huyền sử, chuyện của một thời vang bóng, cuả "những ngày xa xưa ấy", những ngày thao trường đầy mồ hôi và bụi cát ... nhắc lại để chặc lưỡi, để tiếc nuối... Nhưng lịch sử cứ thế tiến, không chờ đợi ai, vì nhu cầu cấp bách cuả bệnh HIV/AIDS hiện ra, flow cytometry, FISH đã dần dần thay đổi toàn bộ
  5. hematology và toàn bộ medicine ... Chuyện ấy ta sẽ nói sau, nó là chuyện dài cả một đời nguời ... Xin hẹn kỳ sau Bs Nguyễn Tài Mai
nguon tai.lieu . vn