Xem mẫu

  1. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY PHẦN A.MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do vi rút sởi   gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt, viêm long đường hô hấp, rối loạn tiêu  hoá, viêm kết mạc mắt, phát ban đặc trong sởi. Sởi là một trong những nguyên nhân  hàng đầu gây tử  vong  ở trẻ nhỏ do làm suy giảm miễn dịch, gây biến chứng viêm   phổi, suy hô hấp cấp nếu như  không được tiêm phòng sởi [1]. Trước khi vắc xin   phòng sởi được áp dụng phổ  biến trên toàn cầu, hàng năm  ước tính có 2,6 triệu  người tử vong vì sởi. Từ những năm 1980, thực hiện chương trình tiêm chủng mở  rộng trên toàn thế  giới, bệnh sởi đã dần thuyên giảm [8]. Tính đến năm 2012, trên   thế giới có 145.700 trường hợp tử vong vì sởi[9]. Sởi là bệnh cần tiêm phòng, theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới(WHO)  tiêm vắc xin phòng sởi mũi đầu đạt 93% khả năng dự phòng sởi, mũi thứ 2 đạt 97%   khả năng dự phòng [9]. Tuy nhiên, khuyến cáo mới chỉ áp dụng tiêm phòng cho trẻ  từ  trên 9 tháng tuổi đối với mũi sởi đơn, trên 12 tháng tuổi với mũi 3 trong 1 (sởi,   quai bị, rubella) [8].  Ở những trẻ dưới 9 tháng tuổi, nồng độ kháng thể từ mẹ truyền cho con giảm   dần theo thời gian, và tới khoảng 9 tháng tuổi thì nồng độ  kháng thể  kháng sởi   không đủ  hiệu lực phòng bệnh. Đồng thời  ở  trẻ  nhỏ, hệ  thống miễn dịch chưa   hoàn thiện, nên khả  năng tạo kháng thể  là hạn chế. Do đó, việc tiêm phòng cho   nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi còn đang nghiên cứu chưa thống nhất giữa các quốc gia.  Vì vậy, ở nhóm tuổi này vẫn có thể mắc sởi và tỉ lệ tử vong cao.  Tại Việt Nam, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi  ở mức 90%, tỉ lệ này đã làm giảm đáng  kể số ca mắc bệnh sởi xuống dưới 10.000 mỗi năm. Trong dịch sởi đầu năm 2014,  tính đến hết tháng 4 số  ca mắc đã lên đến 8.500 và có ít nhất 114 ca tử vong. Trên  86% trong số  trường hợp nhiễm bệnh sởi chưa được tiêm chủng hoặc không biết   trẻ đã được tiêm phòng hay chưa. Trong số các trường hợp tử vong, một nửa trong  1
  2. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY số đó là trẻ em dưới 9 tháng tuổi [10].Trong những năm gần đây dịch bệnh sởi có su   hướng giảm dần,tuy nhiên đến cuối năm 2018 dịch sởi bắt đầu xuất hiện ra tăng tại  một số  tỉnh Miền Bắc và Miền Nam và lan rông ra toàn quốc năm 2019. Tính tới   tháng 10/2019 toàn quốc ghi nhận trên 35.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 3   trường hợp tử vong (Hòa Bình,  Sơn La và Hà Nam). Có 10.000 ca sởi xác định bằng  xét nghiệm[6]. Các ca mắc chủ yếu ở các tỉnh vùng sâu vùng xa, thành phố có mật  độ  dân cư  đông điển hình là TPHCM: Tính tới ngày 23/3/2019 ghi nhận 3,316 ca   mắc sởi (gồm 1,564 ca nội trú và 1,752 ca ngoại trú),trong đó: Trẻ dưới 9 tháng tuổi  451 ca,trẻ  từ 9­17 tháng tuổi 507 ca,18­5 tuổi là 854 ca, 6­10 tuổi 742 ca,11­ 15 tuổi  82 ca, từ 16 tuổi trở lên 680 ca.Số  ca chưa tiêm chủng  1788 ca,số  ca tiêm chủng 1   mũi là 6 ca,số ca không rõ tiêm chủng là 1520 ca[5]. Riêng tại huyện Củ Chi 9 tháng   đầu năm 2019 ghi nhận 116 ca bệnh sởi và bệnh đang có chiều hướng gia tăng[7].  Trước tình hình dịch bệnh sởi có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp Sở Y   Tế TPHCM đã gia công văn gửi các Trung Tâm Y Tế Dự Phòng: Tổ chức thực hiện  giám sát chặt chẽ các ca bệnh, người tiếp xúc đang cư ngụ tại TPHCM; Thông báo  cho các TTYTDP,TT Kiểm Soát Bệnh Tật các tỉnh thành về  các trường hợp mắc  sởi tại địa phương đang điều trị tại các bệnh viện tại TPHCM[15].Phối hợp với các  trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tăng cường truyền thông đến người dân  bằng cách tăng thời lượng, tăng số  lần phát, đa dạng các kênh truyền thông, nhấn   mạnh các biện pháp phòng, chống sởi như rửa tay bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc  người mắc sởi. .Khi có biểu hiện mắc sởi thì phải liên hệ  ngay với cơ  sở  y tế  để  đươc tư vấn và sử lý.[13] Trường MN Tây Bắc huyện Củ  Chi tọa lạc trong khu công nghiệp Tây Bắc   với diện tích 3000m2 có 9 lớp học, 30 CB­CNV và 300 trẻ  từ  17 tháng tuổi đến 6  tuổi, mỗi lớp trung bình khoảng 33 cháu. Trẻ  của trường đa số  là dân tỉnh  ở  trọ  điều kiện ăn uống vệ sinh kém và không được tiêm phòng vắcxin sởi, cha mẹ đa số  là công nhân kiến thức về  phòng chống bệnh sởi còn hạn chế, số  lượng trẻ  trong  2
  3. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY lớp đông, độ  tuổi nhỏ  sức đề  kháng yếu nên dễ  mắc các bệnh truyền nhiễm đặc  biệt là bệnh sởi và lây lan thành dịch gây  ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ  trong trường mầm non. Với mong muốn khảo sát công tác phòng chống bệnh để đề  xuất một số  ý kiến ngăn ngừa dịch bệnh sởi vì thế  chúng tôi quyết định chọn đề  tài: “Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại trường MN Tây Bắc huyện Củ  Chi”. 2.Mục đích và nhiệm vụ 2.1.Mục đích: Trên cơ sở thực trạng trên đề  xuất một số  ý kiến nhằm tăng cường hiệu quả  công tác phòng chống dịch bệnh sởi cho trẻ trong các trường mầm non, góp phần   bảo vệ sức khỏe cho trẻ. 2.1.2.Nhiệm vụ ­ Tìm hiểu tinh hình chung về  bệnh sởi, nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc   trẻ và các biện pháp phòng chống bệnh sởi cho trẻ tại trường mầm non. ­ Tìm hiểu thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi trong trường MN Tây Bắc huyện  Củ Chi. ­ Đề xuất một số ý kiến tăng cường hiệu quả công tác phòng chống bệnh sởi trong   các trường mầm non huyện củ chi. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1: Đối tượng: ­ Thực trạng công tác phòng chống bệnh sởi trong Trường Mầm Non Tây Bắc 3.2: Khách thể: ­ Công tác phòng chống bệnh tật cho trẻ trong trường mầm non 3
  4. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ­ Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu về bệnh sởi và cách phòng chống bệnh  sởi cho trẻ em làm cơ sở lý luận của đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4.2.1: Phương pháp phỏng vấn: ­ Phỏng vấn BGH, giáo viên trong các trường MN nhằm tìm hiểu về  kế  hoạch  phòng chống bệnh sởi cho trẻ. 4.2.2. Phương pháp điều tra phiếu Anket ­ Dùng hệ  thống câu hỏi soạn sẵn đối với GVMN và phụ  huynh học sinh để  tìm   hiểu về kiến thức phòng chống dịch bệnh sởi cho trẻ. 4.2.3. Phương pháp quan sát ­ Quan sát công tác vệ sinh khử khuẩn tại trường nhằm tìm hiểu về công tác phòng  chống dịch bệnh sởi tại trường mầm non. 4.3. Phương pháp bổ trợ: 4.3.1. Phương pháp thống kê toán học: ­ Thống kê số liệu thu thập được làm cơ sở cho các đề xuất 4.3.2: Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: ­ Gặp bác sĩ tìm hiểu về  bệnh sởi và các biện pháp phòng chống bệnh sởi tại địa   phương 5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ­ Vì điều kiện nghiên cứu có hạn nên nghiên cứu này chỉ giới hạn nghiên cứu thực  trạng tại trường MN Tây Bắc năm học 2020 – 2021. 4
  5. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về bệnh sởi: ­ Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây  nên. Bệnh chủ  yếu gặp  ở  trẻ  em 2­6 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể  xuất hiện  ở  người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa   được tiêm đầy đủ.  ­ Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và  phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa,   viêm loét giác mạc, tiêu chảy.... có thể gây tử vong.  1.1.2. Khái niệm về công tác phòng chống bệnh sởi ­ Là chủ động kiểm soát, khống chế dịch bệnh lây lan trong các trường học và cộng  đồng bằng các biện pháp phòng bệnh như:  + Tổ chức giám sát, phát hiện sớm trẻ bệnh trong trường học và cộng đồng + Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh khử khuẩn môi trường + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về dịch bệnh. + Kiểm soát và hạn chế lây lan tại khu vực có bệnh nhân nhiễm bệnh 1.2. Tình hình chung về dịch bệnh sởi ở trẻ em 1.2.1. Trên thế giới Từ  năm 1950 Enders và Peebles nuôi cấy thành công vi rút sởi trên tế bào thận   người, thận khỉ, phát hiện ra cơ chế gây độc tế bào và mở hướng sản xuất vắc xin  sởi. Năm 1960 vắc xin sởi được tiêm ở Burkina Faso, Upper Volta, Tây á [7].  Năm 1977 ­ 1980 chương trình tiêm chủng mở rộng toàn thế giới đã kiểm soát được   bệnh sởi rất tốt, làm  giảm tỉ lệ tử vong 75% trong giai đoạn từ 2000 đến năm 2013.  5
  6. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY Mặc dù vậy, năm 2013, vẫn có 145 700 trường hợp tử vong do sởi trên toàn cầu. Tỉ  lệ tiêm chủng cũng gia tăng, năm 2013 tỉ lệ tiêm chủng ít nhất 1 mũi đạt 84% trẻ em   trên toàn cầu, tăng so với năm 2000 là 73% [9].  Năm 2014, diễn biến bệnh sởi có xu hướng tăng lên trên nhiều Quốc gia trong khu  vực Asean, Châu Á, thậm chí tăng lên cả ở nước Mỹ [10].  Theo báo cáo của WHO   đến ngày 30/09/2019, toàn cầu ghi nhận tổng cộng 423.963 trường hợp mắc sởi, tại   tất cả các khư vực và vùng lãnh thổ. Các khu vực mắc nhiều nhất trong 9 tháng đầu  năm 2019 bao gồm: Châu Phi: 186.010 trường hợp, khu vực Tây Thái Bình Dương   49.369 trường hợp, Châu Âu: 97.572 trường hợp, khu vực Châu Á: 67.604 trường  hợp. Châu Mĩ: 6.506 trường hợp. So sánh với năm 2018 số ca mắc sởi toàn cầu tăng   gấp 2,45 lần, trong đó khu vực Châu Phi tăng gấp 7,91 lần đặc biệt là Madagascar  84.804 ca, khu vực Thái Bình Dương tăng 2,69 lần, Châu Âu tăng gấp 2 lần đặc  biệt là Ukraine 78.659 ca[11]   1.2.2. Tại Việt Nam Trước khi triển khai tiêm 1 liều vắc xin sởi trong Chương trình Tiêm chủng   mở  rộng, tình hình dịch sởi vẫn diễn biến phức tạp. Số mắc ghi nhận chủ yếu  ở  6
  7. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY miền Bắc với tỷ  lệ  mắc là 137,7/100.000 dân năm 1979 và 125,7/100.000 dân năm  1983, đây là 2 đỉnh của một chu kỳ dịch sởi cách nhau khoảng 3­4 năm. Việc tiêm vắc xin sởi được bắt đầu đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở  rộng  ở  Việt Nam từ  tháng 10 năm 1985. Các năm sau đó, tỷ  lệ  mắc bệnh sởi đã  giảm xuống từ  112,8/100.000 dân năm 1986 xuống còn 29,8/100.000 dân năm 2010,   sau chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1­5 tuổi trên toàn quốc cuối năm 2010 tỷ  lệ mắc sởi tiếp tục giảm trong các năm 2010­2012. Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung  ương có thống kê báo cáo hàng năm về  tỉ  lệ  trẻ  tiêm phòng sởi ít nhất 1 mũi,năm 2013 tỉ  lệ  trung bình đạt: 85% [10]. Năm  2013 cả  nước đã ghi nhận 1.048 trường hợp mắc sởi. Kết quả  giám sát sởi 2013   của ngành y tế tại các tỉnh, thành phố cho thấy: Lứa tuổi mắc bệnh: chủ yếu  ở trẻ  dưới 10 tuổi (75,9%), đặc biệt là trẻ  nhỏ  dưới 5 tuổi chiếm trên 60%, Hà Nội trẻ  dưới 5 tuổi chiếm 86,7% tổng số trẻ mắc bệnh; Hầu hết các trường hợp mắc bệnh   là do chưa được tiêm vắc xin sởi hoặc chưa nhận được đủ  số  mũi tiêm: Các tỉnh,  thành phố có trên 30% số ca mắc chưa được tiêm vắc xin, riêng Hà Nội và TP. Hồ  Chí Minh có trên 89% số mắc chưa được tiêm vắc xin sởi [10]. Cuối năm 2013, đầu  năm 2014 dịch sởi bùng phát và xảy ra tại 63/63 tỉnh,  thành phố, tính đến ngày  09/10/2014 ghi nhận 35.725 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 5.809 trường   hợp mắc sởi xác định, 147 trường hợp tử  vong có liên quan đến bệnh sởi. Đối  tượng mắc bệnh chủ  yếu chưa được tiêm vắc xin sởi hoặc tiêm vắc xin chưa đủ  mũi, đặc biệt tại những nơi có tỷ  lệ  tiêm chủng vắc xin sởi đạt thấp trong những   năm trước đây và những vùng có biến động dân cư  cao. Sau khi thực hiện tiêm  chiến dịch tiêm vét cho trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi và tiêm chống dịch cho trẻ từ 2­10  tuổi  ở  các tỉnh, thành phố  có nguy cơ  mắc sởi cao, về  cơ  bản dịch sởi đã được  khống chế, chỉ còn các trường hợp mắc bệnh rải rác[16]. Tuy vậy theo báo cáo của  cục Y Tế  dự  phòng từ  đầu năm 2019 đến nay bệnh sởi có xu hướng gia tăng, cả  nước có hơn 27.000.000 người sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 4.864 người mắc   7
  8. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY sởi dương tính và 1 người chết. Điều đáng lo ngại là số ca sốt phát ban nghi sởi và  dương tính với bệnh sởi ghi nhận tại tất cả 63 tình, thành phố.Các địa phương ghi  nhận số  ca mắc cao là TPHCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương…. Chỉ  tính trong  dịp nghỉ  Tết Nguyên đán vừa qua (từ  2/2­10/2), cả  nước ghi nhận 664 trường hợp   sốt phát ban nghi sởi rải rác tại các tỉnh, thành phố, chủ  yếu  ở  khu vực miền Bắc   và miền Nam, không có trường hợp tử  vong.Tính tới tháng 12/2019 TPHCM có số  ca sởi tăng 21%, cụ thể tổng số ca sởi nội trú và ngoại trú tính từ thang 11/2019 đến  tháng 12/2019 là 169 ca tăng 21% so với tháng trước. Tính từ  đầu năm đến ngày  15/12/2019 TPHCM có 6.673 ca sởi tăng 5.459 so với năm 2018.[12] 1.3. Vai trò của nhà trường trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ  em,[2],[3],[15] Theo Điểu 9 và Điều 10 tại Thông Tư Liên Tịch số 13/2016/TTLT­BYT­BGDĐT  ngày 12 tháng 05 năm 2016 Quy định về  công tác y tế  trường học.  Vai trò của  nhà trường trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ như sau: ­ Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để  đánh giá tình trạng dinh   dưỡng và sức khỏe: đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo  chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ  36 tháng   tuổi trở lên. ­ Phối hợp với các cơ  sở  y tế có đủ  điều kiện để  tổ  chức khám, điều trị  theo   các chuyên khoa cho học sinh. ­ Tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về  các vấn đề  liên quan đến bệnh tật, phát triển thể  chất và tinh thần của học  sinh; hướng dẫn cho học sinh biết tự  chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong  trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật   hoà nhập. ­ Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng  thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có học sinh   nội trú, bán trú. ­ Phối hợp với cơ  sở y tế  địa phương trong việc tổ  chức các chiến dịch tiêm  chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh. ­ Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp,  an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay. Chủ  động triển  8
  9. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY khai các biện pháp và chế  độ  vệ  sinh phòng, chống dịch theo quy định tại  Thông tư số 46/2010/TT­BYT và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế. ­ Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha mẹ hoặc người   giám  hộ   về  các   biện  pháp  phòng  chống  dịch,  bệnh  truyền   nhiễm;  phòng  chống ngộ  độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể  lực; phòng  chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống  bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về  mắt;  phòng chống tai  nạn thương tích và các chiến dịch truyền thông, giáo dục  khác liên quan đến công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào   tạo phát động. ­ Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong các  giờ giảng. Để  tăng cường việc chăm sóc sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh cho trẻ  mầm   non UBNN huyện đã đưa ra: Kế hoạch 13103/UBND­YT ngày 18 tháng 10 năm 2018  về việc tăng cường công tác truyền thông phòng dịch tay chân miệng, sởi, sốt xuất   huyết trên địa bàn huyện Củ Chi như sau:  ­ Thiết lập BCĐ phòng chống dịch bệnh trong trường học ­ Tham gia các lớp tập huấn về công tác phòng chống bệnh Sởi do ngành y tế  tổ chức  ­ Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh Sởi  trong trường học. ­ Phối hợp với giáo viên thường xuyên theo dõi tình hình ốm đau của trẻ để có  hướng giải quyết nhanh chóng và an toàn cho trẻ. ­ Thường xuyên tổ  chức kiểm tra công tác bảo đảm VSATTP ở  bếp ăn và vệ  sinh môi trường, lớp học ở mỗi lớp. ­ Tham mưu, phối hợp với Trạm y tế về công tác phòng chống dịch bệnh ­ Thu thập và xây dựng các bài tuyên truyền phòng chống dịch bệnh ­ Phòng tránh các bệnh thường gặp và theo dõi tiêm chủng cho trẻ  9
  10. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY ­ Tuyên truyền phổ  biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ  cho cha mẹ  trẻ  và   cộng đồng;Thực hiện phòng bệnh cho trẻ trong nhà trường  ­ Tăng cường kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học nhằm đảm bảo  sức khỏe cho trẻ ­ Tổ chức sàng lọc phát hiện trẻ có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngời mắc bệnh   để cách ly trẻ ngay. 1.4. Một số kiến thức cơ bản về bệnh sởi [4] 1.4.1. Thế nào là bệnh Sởi Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây  nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em từ 2­6 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể  xuất hiện  ở  người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa   được tiêm đầy đủ.  ­ Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và  phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa,   viêm loét giác mạc, tiêu chảy.... có thể gây tử vong. 1.4.2. Trẻ lứa tuổi nào dễ mắc bệnh sởi ­ Trẻ từ 2­6 tuổi dễ mắc bệnh sởi 1.4.3. Nguyên nhân gây bệnh 1.4.3.1. Nguyên nhân: ­ Do siêu vi trùng gây nên, còn gọi là siêu vi sởi thuộc nhóm RNA  Paramyxovirus  genus, Morbillivirus chỉ gây biểu hiện phát ban ở người và khỉ 1.4.3.2. Đường lây: ­ Bệnh chủ  yếu lây qua đường hô hấp do các chất tiết  ở  họng trẻ  chưa virus  sởi bắn ra ngoài không khí khi trẻ nói chuyện, hắt hơi, ho… 10
  11. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY ­ Người bị nhiễm virut sởi có thể lây cho người khác khoảng 9­10 ngày sau khi   tiếp xúc, đôi khi có thể sớm hơn khoảng 7 ngày và kéo dài đến 5 ngày sau khi   phát ban. Đây là thời gian cần chú ý để  cách ly trẻ  bị  bệnh để  tránh lây lan   cho các trẻ khác. ­ Virus sởi có tính đề kháng cao, chúng không bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560C trong  30 phút trong nhiều ngày và 220C trong 1 tuần. Virus sởi chỉ bị tiêu diệt bởi tia   cực tím (UV), Formalin 1/4.000 trong 4 ngày  ở  nhiệt độ  370C, PH acide và  chất khử khuẩn. 1.4.4. Triệu chứng và biến chứng của bệnh[4] 1.4.4.1. Triệu chứng của bệnh Thời kì ủ bệnh ­ Từ 7­21 ngày, trung bình là 10­12 ngày.Trong thời kì này thường không có triệu  chứng lâm sàng rõ rệt, nếu có chỉ sốt nhẹ. Thời kì khởi phát ­ Kéo dài 4­5 ngày và là thời kì lây nhất trong các bệnh sốt phát ban. Người bệnh   sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh  quản cấp, có thể  thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ  có kích thước 0,5­1 mm màu   trắng/xám có quầng ban đỏ  nổi gồ  lên trên bề  mặt niêm mạc má (phía trong  miệng, ngang răng hàm trên).Các biểu hiện chính:  Sốt: Thường thay đổi, có thể  sốt nhẹ  (38 – 38 0C) hoặc sốt cao (39 – 400C)  kèm theo trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, ít ngủ.  Viêm long: Là triệu chứng phổ  biến nhất trung thành nhất, gần như  không  bao giờ  thiếu trong bệnh sởi .Viêm long có thể  xảy ra sớm vào những giờ  phút đầu tiên của bệnh sởi.  11
  12. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY + Viêm long  ở  mắt: Gây chảy nước mắt, sợ  ánh sáng, nhiều ghèn, kết mạc  mắt đỏ, giác mạc và mí mắt sưng vù( dấu hiệu Brownlee).  + Viêm long ở niêm mạc hô hấp: Gây sổ mũi, hắt hơi, ho có đàm, khàn giọng  và khó thở.  + Viêm long đường tiêu hóa: Gây tiêu chảy, phân lỏng, số lượng ít  Khám họng:  Niêm mạc họng đỏ, có dấu hiệu Koplik(+) xuất hiện trong   niêm mạc má ngang với răng hàm, có những chấm trắng 1mm giống như hạt   cát trên niêm mạc má màu đỏ xung huyết và biến mất nhanh trong vòng 12­18  giờ sau khi xuất hiện. Hình ảnh thời kì khởi phát của bệnh sởi Thời kì toàn phát ­ Kéo dài 2­5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3­4 ngày người bệnh bắt đầu phát  ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy,  trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân.  Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.  ­ Phát ban đặc dấu hiệu ngoài da: Từ đầu tới chân, từ trên xuống dưới. 12
  13. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY ­ Phát ban xuất hiện đầu tiên sau tai, lan dần ra hai bên má, mặt, cổ, ngực, bụng   và ở chi trên sau 24 giờ lan ra sau lưng, hông và chi dưới. ­ Trong vòng 2­3 ngày ban lan toàn thân, ban thường có màu hồng nhạt,  ấn vào  biến mất, ban có khuynh hướng kết dính lại, nhưng lúc nào cũng có một khoảng  da lành không bị  tổn thương xen kẽ với các vùng phát ban. Sốt giảm hoặc hết,  nếu sốt thì cần theo dõi biến chứng. Hình ảnh thời kì toàn phát của bệnh sởi Thời kì phục hồi ­ Sau thời gian phát ban toàn thân, ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy   phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất  hiện những vết này nhạt dần khoảng 7­10 ngày hết. Nếu không xuất hiện biến  chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1­2 tuần sau khi hết ban. ­ Thể không điển hình:Biểu hiện lâm sàng có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long  nhẹ  và phát ban ít, toàn trạng tốt. Thể  này dễ  bị  bỏ  qua, dẫn đến lây lan bệnh   mà không biết. Người bệnh cũng có thể  sốt cao liên tục, phát ban không điển   hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo. ­ Trẻ ăn uống khá hơn, tổng trạng phục hồi lại dần dần. 13
  14. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY ­ Thông thường ho là dấu hiệu biến mất sau cùng ­ Sởi có miễn dịch bền vững gần như là suốt đời. 1.4.4.2: Biến chứng của bệnh: ­ Viêm phổi: Đây là biến chứng thường gặp nhất ­ Viêm tai giữa: Biến chứng có thể xảy ra ở thời kì phát ban hay phục hồi ­ Viêm thanh quản ­ Viêm não – viêm màng não: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng trầm trọng do tỉ  lệ tử vong cao 10% và gây di chứng thần kinh. ­ Một số biến chứng khác như: + Mắt: Gây viêm màng tiếp hợp, thiếu vitamin A gây mù mắt + Miệng:  Cam tẩu mã  là một tình trạng nhiễm trùng răng miệng và hoại tử các tổ  chức môi, miệng,niêm mạc má. + Viêm ruột kéo dài dẫn đến tình trạng tiêu chảy liên tục + Suy dinh dưỡng: Do chế độ ăn kiêng cữ 1.4.5: Điều trị[4] Hiện nay bệnh sởi chưa có thuốc điều trị  đặc hiệu, điều trị  chỉ  nhằm giải   quyết các triệu chứng bất lợi của bệnh, để giúp bệnh nhi tự phục hồi lại. Nguyên tắc điều trị:  ­ Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ  ­ Người bệnh mắc sởi cần được cách ly.  ­ Phát hiện và điều trị sớm biến chứng.  ­ Không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi 14
  15. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY 1.4.5.1: Dinh dưỡng và vệ sinh  ­ Không kiêng cữ, cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng và dễ  tiêu hóa ­ Dùng thêm vitamin A để tránh  loét giác mạc, mù mắt. ­ Vệ sinh răng miệng, da, mắt sạch sẽ cho trẻ, dùng thêm thuốc nhỏ mắt cho trẻ 1.4.5.2: Điệu trị biến chứng ­ Hạ nhiệt:  + Áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát.  + Dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt cao.  + Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh  nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải. ­ Giảm ho theo chỉ định của thầy thuốc: + Tránh dùng Corticoide dễ gây ban xuất huyết + Dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ ­ Bổ sung vitamin A:  + Trẻ dưới 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.  + Trẻ 6 ­ 12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.  + Trẻ  trên 12 tháng và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.  Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4 ­ 6 tuần ­ Điều trị các biến chứng: + Nên đưa trẻ đi khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ 1.4.5.3. Các biện pháp phòng bệnh 15
  16. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin.  ­ Thực hiện tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy   định của dự  án tiêm chủng mở  rộng quốc gia (mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9  tháng tuổi)  ­ Tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ  quan  chuyên môn.  Cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân  Người bệnh sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ  sở  điều trị  theo nguyên tắc  cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.  + Sử dụng khẩu trang cho người bệnh, người chăm sóc, tiếp xúc gần và nhân viên y  tế. + Thời gian cách ly từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát  ban.  + Tăng cường vệ  sinh cá nhân, sát trùng mũi họng, giữ   ấm cơ  thể, nâng cao thể  trạng để tăng sức đề kháng. 1.5. Các biện pháp phòng chống bệnh sởi cho trẻ trong các trường MN 1.5.1. Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ­   Cho   trẻ   ăn   đầy   đủ   các   chất   dinh   dưỡng   nhất   là   các   thực   phẩm   giàu   protid,   viatamin A và carotene. ­ Tuyên truyền cho phụ huynh một số kiến thức khoa học về chăm sóc nuôi dưỡng   trẻ: Nuôi con bằng sữa mẹ, tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh cho trẻ… 1.5.2. Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ­ Khám sức khỏe định kì cho trẻ 2l/năm, theo dõi tiêm chủng cho trẻ  theo lịch tiêm  chủng mở rộng của Bộ Y Tế: 16
  17. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY Hình ảnh: Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ ­ Phát hiện sớm và cách ly trẻ bệnh. ­ Phòng tránh các bệnh thường gặp và theo dõi tiêm chủng cho trẻ  ­ Đảm bảo vệ sinh trường lớp: Thông thoáng phòng học, diệt muỗi, lăng quăng, vệ  sinh đồ dùng đồ chơi bằng các chất tẩy rửa như JAVEN,CLORAMIN B... Cách pha chất tẩy rửa: JAVEN VÀ CLORAMIN B như sau: 17
  18. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY Pha nồng độ Clo  CLORAMIN B 25% JAVEN 5% hoạt tính (Loại 1 gói/20g) Loại chai 1/lít KHI KHÔNG CÓ  VỆ SINH HÀNG NGÀY: pha  VỆ SINH HÀNG  CA BỆNH ½ muỗng cà phê bột chloramin  NGÀY: theo hướng  B trong 1 lít nước dẫn  pha khử trùng trên  KHỬ TRÙNG MỖI TUẦN 1  nhãn chai, để lau chùi  LẦN: pha 1 muỗng cà phê bột  nền nhà, các bề mặt hàng  chloramin B trong 1 lít  ngày nước (gấp đôi lượng  KHỬ TRÙNG MỖI  chloramin trong  vệ sinh hàng  TUẦN 1 LẦN: pha gấp  ngày) đôi lượng javel trong vệ  sinh hàng ngày trong cùng  một lượng nước KHI CÓ CA BỆNH KHỬ TRÙNG MỖI NGÀY:  KHỬ TRÙNG MỖI  pha 5 muỗng cà phê cloramin  NGÀY: pha gấp 10 lần  B trong 1 lít nước lượng javel theo hướng  dẫn pha trên nhãn chai  với cùng một lượng  nước, để ngâm rửa đồ  chơi, lau chùi các Hướng dẫn sử dụng bột cloramin b 25% và nước javel 5% khử khuẩn bề  mặt các đồ dùng, đồ chơi, vật dụng và môi trường: 18
  19. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY Khử khuẩn đồ chơi và vật dụng: + Rửa sạch đồ chơi trước khi ngâm dung dịch khử khuẩn + Ngâm dung dịch khử khuẩn 10­20p + Rửa lại bằng nước sạch sau đó phơi hoặc sấy khô Lau chùi bề mặt: + Chuẩn bị 2 xô.1 xô chứa dung dịch khử trùng, 1 xô chứa nước để xả khăn bẩn. Sử  dụng tối thiểu là 2 khăn lau: B1: Làm sạch bề mặt B2: Nhúng khăn ướt đẫm trong dung dịch khử khuẩn B3: Lau các bề mặt B4: Xả sạch khi khăn bẩn hoặc khô B5: Nhúng khăn lại vào dung dịch khử trùng và lau tiếp B6: Lau lại bằng nước sạch hoặc sấy khô bề mặt. ­ Đảm bảo vệ sinh thân thể cho trẻ ­ Phối hợp với giáo viên thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ để  phát  hiện sớm và cách ly trẻ kịp thời.   ­ Thường xuyên tổ  chức kiểm tra công tác bảo đảm VSATTP ở  bếp ăn và vệ  sinh   môi trường, lớp học ở mỗi lớp. ­ Lên kế  hoạch và triển khai  thực hiện kế  hoạch phòng chống bệnh sởi trong  trường học. 1.5.3. Tăng cường tuyên truyền phòng chống bệnh sởi cho trẻ Đối với GVMN: ­ Tham gia các lớp tập huấn về  công tác phòng chống bệnh sởi do ngành y tế  tổ  chức  ­  Thu thập và xây dựng các bài tuyên truyền phòng chống dịch bệnh sởi cho phụ  huynh và giáo viên 19
  20. Thực trạng phòng chống dịch bệnh sởi tại Trường MN Tây Bắc huyện Củ Chi SVTH: ĐINH THỊ HƯƠNG-TRẦN THỊ THANH THỦY ­ Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về phòng chống dịch bệnh sởi cho cha   mẹ trẻ và cộng đồng. Đối với PHHS: ­ Theo dõi sức khỏe của trẻ, phối hợp với giáo viên và nhà trường trong việc chăm  sóc sức khỏe cho trẻ ­ Tìm hiểu các biện pháp phòng, chống bệnh sởi và cho trẻ  đi tiêm phòng sởi theo   lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y Tế. Các hình thức tuyên truyền: ­ Qua bảng hoạt động của trường và bảng tin lớp ­ Qua các phương tiện thông tin đại chúng: Loa phát thanh ­ Qua zalo trường, lớp, qua các cuộc họp phụ huynh ­ Qua các buổi tư vấn của bác sỹ hoặc qua các hình thức khác… CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI CHO  TRẺ Ở TRƯỜNG MN TÂY BẮC 2.1. Vài nét điều tra Đầu năm 2019 tôi được phân công về công tác tại Trường MN Tây Bắc huyện   Củ  Chi, trường tọa lạc trong khu công nghiệp Tây Bắc với diện tích 3000m2 có 9  lớp học, 30 CB­CNV và 300 trẻ  từ  17 tháng tuổi đến 6 tuổi, mỗi lớp trung bình  khoảng 33 cháu. Thuận lợi:  ­  Trường có khuôn viên rộng rãi thoáng mát, hệ  thống nước sạch đầy đủ, CSVC   khang trang, có phòng y tế  sạch sẽ, tủ  thuốc được trang bị  đầy đủ, nhân viên y tế  tốt nghiệp trung cấp y rất nhiệt tình và có ba năm kinh nghiệm làm việc trong   trường mầm non 20
nguon tai.lieu . vn