Xem mẫu

  1. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài “Soạn thảo và thoả thuận hợp đồng ngoại thương. Những phát sinh và cách giải quyết” 1
  2. MỤ C LỤC LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................. 3 1, ĐÀM PHÁN THOẢ THUẬN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG .......................... 4 1.1. Một số khái niệm và ý nghĩa của hợp đồng ngoại thương........................... 4 1.1.1. Khái niệm đàm phán................................................................................. 4 1.1.2. Khái niệm hợp đồng ngoại thương ........................................................... 4 1.1.3. Ý nghĩa của hợp đồng ngoại thươ ng ......................................................... 5 1.2. Các giai đoạn đàm phán hợp đồng ngoại thương ................................ ........ 5 1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị:................................................................................... 5 1.2.2. Giai đoạn đàm phán ................................................................ .................. 6 1.2.3. Giai đoạn sau đàm phán ........................................................................... 6 1.3. Các hình thức đàm phán hợp đồng ngoại thương ....................................... 6 1.3.1. Đàm phán giao d ịch qua thư từ, điện tín ................................................... 6 1.3.2. Đàm phán giao d ịch qua điện thoại .......................................................... 7 1.3.3. Đàm phán giao d ịch bằng cách gặp gỡ trực tiếp....................................... 7 1.4. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng ngoại thương.................................. 7 1.4.1. Điều khoản về tên hàng ............................................................................ 7 1.4.2. Điều khoản về số lượng ............................................................................ 7 1.4.3. Điều khoản về quy cách, phẩm chất ......................................................... 8 1.4.4. Điều khoản về giá cả ................................ ................................................ 8 1.4.5. Điều khoản về phương thức thanh toán .................................................... 8 1.4.6. Điều khoản về địa điểm và thời hạn giao hàng ......................................... 8 2. NHỮNG PHÁT SINH TRONG SOẠN THẢO VÀ THO Ả THUẬN .................... 9 2.1. Về hình thức hợp đồng ................................................................ .................. 9 2.2. Về nội dung hợp đồng ngoại thương ................................ .......................... 10 2.3. Về địa vị pháp lý của chủ thể ................................................................ ...... 10 2.4. Về thẩm quyền xét xử ................................................................................. 10 3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT PHÁT SINH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ................ 11 3.1. Giải pháp giải quyết phát sinh trong hợp đồng ngoại thương .................. 11 3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc kí kết hợp đồng ngoại thương ................................................................................................................... 12 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 14 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Trong đ iều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, muốn phát triể n mỗi quốc gia phải tích cực tham gia mở rộ ng quan hệ hợp tá c Kinh tế – Thương mại. Thực tế đã chứng minh “ Ngoại thương” là con đườ ng tốt nhất để đ ưa đất nước hoà nhập với xu thế phát triển chung của thế giới. Hoạt độ ng ngoại thương đã có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗ i quốc gia. Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học, k ỹ thuật và công nghệ ....hiệ n đạ i và tiên tiế n. Trong khi Việt Nam đang thực hiệ n sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì các hoạt động mở rộng quan hệ quốc tế và đẩy mạnh hoạt độ ng ngoại thương là nghiệp vụ có ý nghĩa chiến lược và là một bộ phậ n trọ ng yế u trong cơ cấu kinh tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu là mộ t hoạt động Thương mạ i quốc tế bao gồm nhiề u nghiệp vụ kinh doanh trong đó có việc tiế n hành thoả thuận và soạn thảo hợp đồ ng ngoại thương. Mọi thiệt hạ i có thể do nhiều nguyên nhân: như nguyê n nhâ n khách quan, nguyên nhân chủ quan do thiế u kinh nghiệm kiế n thức, chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng trong khi thực thi tìm hiểu, đà m phán, soạ n thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng. Quan tâ m, cẩ n thận trong đà m phán, k í kết hợp đồng sẽ trá nh được những tranh chấp, thiệt hại không đáng có. Do vậy vấ n đề hợp đồng ngoại thươ ng thực sự là vấ n đề quan trọng của cá c doanh nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ buôn bá n với tất cả các nước. Từ những lý do nêu trê n, em chọn đề tài “Soạn thảo và thoả thuậ n hợp đồng ngoại thương. Những phát sinh và cách giải quyết”, bà i tiểu luận c ủa em gồ m 3 phần chính: Phầ n 1: Đàm phán thoả thu ận h ợp đồng ngoại thương Phầ n 2: Những phát sinh trong soạn thảo và thoả thuận Phầ n 3: Giải pháp giải quyết ph át sinh và một số biện pháp nâng cao 3
  4. ĐÀM PHÁN THOẢ THUẬN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 1, 1.1. Một số khái niệm và ý nghĩa của hợp đồng ngoạ i thương 1.1.1. Khái niệm đàm phán Đàm phán là việc bàn bạc, trao đổi với nhau các điều kiện mua bá n giữa các bên để đi đến thống nhất kí kết hợp đ ồng. Nội dung của cuộc đà m phá n cũng giống như nộ i dung của một bản hợp đồ ng ngoạ i thương bao gồ m: Tên hà ng, phẩ m chất, số lượng, bao bì đóng gói, giao hàng, giá cả, thanh toán, bảo hiểm, ..... 1.1.2. Khái niệm hợp đồng ngo ại thương Hợp đồng là sự thoả thận một cách tự nguyện giữa hai hay nhiều bên bình đẳ ng với nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý c ụ thể. Hợp đồng ngoạ i thương còn gọi là hợp đồng mua bán hà ng hoá quốc tế hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá là sự thoả thuậ n giữa những thương nhân có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ giao hàng, chuyể n quyền sở hữu hà ng hoá c ho mộ t bên khác gọi là bê n nhập khẩu (Bên mua), bê n mua có nghĩa vụ trả tiề n cho người bán và nhận hà ng theo thoả thuận. Theo cô ng ước Lahay 1964 về mua bán quốc tế độ ng sản hữu hình thì hợp đồng ngoại thươ ng là loạ i hợp đồng mua bán hàng hoá, trong đó các bên kí kết có trụ sở Thương mạ i đặt ở các nước khác nhau, hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên được thiết lập ở những nước khác nhau. Theo công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bá n quốc tế (công ước quốc tế Viê n 1980) thì hợp đồng ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên có trụ sở Thương mạ i đặt ở những nước khác nhau. Theo điều 80 luật Thương mại Việt Nam năm 1997 quy định: hợ p đồng mua bán hà ng hoá vớ i thương nhâ n nước ngoài là hợp đồ ng mua bá n hà ng hoá được kí kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoà i. 4
  5. 1.1.3. Ý nghĩa của hợp đồng ngoại thương Có một ý nghĩa rất quan trọng trong thương mạ i quốc tế. Đối với quan hệ mua bán hà ng hoá, sau khi các bên mua và bán tiến hành giao dịch và đàm phán có kết quả thì phải tiến hành kí kết hợp đồng. Như vậy, hợp đồng thương mại quốc tế ghi nhận kết quả của việc giao dịch đàm phá n giữa các bên mua và bán, trong đó nội dung của hợp đồng phải thể hiệ n đầ y đủ q uyề n hạn và nghĩa vụ củ thể c ủa các bên tham gia kí kết. Hợp đồng thể hiện dưới dạng văn bản là hình thức bắt buộc đối vớ i các đơn vị xuất nhập khẩu c ủa nước ta. Với hình thức này, nó bảo vệ q uyề n lợi tốt nhất cho các bên mua bá n, xác đ ịnh rõ trách nhiệ m của các bên. Hơn nữa, trong kinh doanh thương mạ i quốc tế có sự khác nhau về ngôn từ, chính trị, luật pháp. tôn giá o, tập quán,…. Hợp đồng dưới hình thức vă n bả n sẽ giúp cho các bê n thống nhất về mặt ngôn từ, tập quán. Để tiếp tục kinh doanh thương mại quốc tế, là một lĩnh vực kinh doanh phức tạp do ảnh hưởng c ủa nhiều nhân tố trong nước và ngoà i nước, ảnh hưởng c ủa khả nă ng thực hiệ n, thiệ n chí c ủa các bên tham gia kí kết mà có thể dẫn tới nhiề u rủi ro, nhiề u tranh chấp xảy ra giữa các bên, khi đó hợp đồ ng sẽ trở thành một bằ ng chứng quan trọng để tiến hành giải quyết các tranh chấp về mua bán xảy ra giữa các bê n. Ngoà i ra, hợp đồng tạo thuận lợ i cho việc theo d õi, kiể m tra, thống kê việc thực hiện hợp đồng theo quy định chung của quả n lý nhà nước. 1.2. Các giai đoạ n đà m phán hợp đồng ngoại thương 1.2.1. Giai đ oạn chuẩn b ị: Thu thập thông tin: trước khi đà m phá n cần phả i nắ m bắt được các thô ng tin như:  Mỗi bên có lợi gì trong thương vụ này  Đối phương là a i và người đại diện cho đối phương là người như thế nào  Khuynh hướng thị trường ra sao 5
  6. Chuẩ n bị c hiến lược: trước khi đàm phán ta cần xác định tư duy chiến lược của mình. Chúng ta sẽ sử dụng công cụ hay phươ ng tiệ n gì trong quá trình đàm phá n (hă ng há i, nhiệt tình, thờ ơ, đơn giản, thúc ép hay lạnh nhạt). Chuẩ n bị kế hoạch: trước khi đàm phán, cần phải xác định được mục tiêu của cuộc đàm phá n (yê u cầ u tối đa, tối thiể u, giá cả cao nhất và thấp nhất, v.v...). 1.2.2. Giai đ oạn đàm phán Tiếp xúc ban đầu: Đâ y là giai đoạn nhằ m xây dựng bầ u khô ng khí hợp tác trong cuộc đàm phá n bởi lẽ những ấ n tượng ban đầu thường khó quên. Tiến hành thươ ng lương: Đây là giai đoạn chính c ủa đà m phán, là giai đoạn triển khai các vấn đề đà m phán theo như kế hoạch đã vạch ra trong giai đoạn chuẩn bị. Kết thúc thương lượng: Trong giai đoạn này thì cuộc đà m phán đã hoà n thà nh, các vấn đề bàn bạc đã được các bên thống nhất. 1.2.3. Giai đ oạn sau đàm phán Giai đoạ n này cần phải tỏ rõ thiện chí th ực hiệ n những gì đã đạt được trong cuộc đàm phán. Tuy nhiên, cũng lại cần phải tỏ ra rất sẵ n sàng xem xét lại những điều thoả thuận nào đó. 1.3. Các hình thức đàm phá n hợp đồng ngoại thương 1.3.1. Đàm phán giao d ịch qua thư từ, điện tín Ngày nay thư từ và điệ n tín vẫ n còn là phươ ng tiện chủ yếu để giao dịch giữa những người xuất nhập khẩ u. Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường qua thư từ. Ngay khi sau nà y hai bên đã có điề u kiệ n gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng phải thô ng qua thư tín Thươ ng mại. Là hình thức đàm phán giao dịch thuậ n tiện đỡ tốn ké m nhấ t, thường được sử dụng rộng rãi và thường xuyên nhấ t, chủ độ ng về thờ i gian gửi thông tin và thông báo. Hình thức đà m phá n này thường dùng cho những vấn đề k hông phức tạp, dễ diễ n đạt, dễ hiể u nhau, hoặc dùng khi kí hợ p đồng có giá trị nhỏ. 6
  7. 1.3.2. Đàm phán giao d ịch qua điện thoại Hình thức này giúp cho việc đà m phán được tiến hành nhanh chóng, khẩn trương, đúng vào thời điể m cần thiết, nhưng chi phí rất cao, hạ n chế về mặ t thời gian, các bên không thể trình bày với nhau một cách chi tiết và khi trao đổi bằ ng điện thoạ i chỉ trao đổi bằng miệng do đó không có gì làm bằng chứng cho những thoả thuậ n. 1.3.3. Đàm phán giao d ịch bằng cách gặp gỡ trực tiếp Là hình thức giao d ịch đối diện với nhau trên cùng một bà n đà m phán. hình thức nà y thường áp dụng với hợp đồng có giá trị lớn, với những vấ n đề có tính nguyên tắc (nguyên tắc giao dịch tay đôi, …) Hình thức đàm phán này giúp đẩy nhanh tốc độ giải quyết vấn đề. Tuy nhiê n, đây là hình thức đàm phán khó k hăn nhất trong các hình thức đàm phán, do đó đò i hỏi hai bê n đà m phán phải chắc chắn về nghiệp vụ, có tính chủ động và q uyết đoá n. 1.4. Các điề u khoản chủ yếu của hợp đồng ngoại thương 1.4.1. Điều khoản về tên hà ng Là điều khoản quan trọ ng trong hợp đồ ng. Nó nói lê n chính xác đối tượng c ủa trao đổi mua bán, giúp các bên xác định được sơ bộ loại hà ng cần mua bán. Để là m được điề u đó phả i ghi tên hàng như sau: + Ghi tê n hà ng bao gồ m tê n thô ng thường, tên Thương mại, tê n khoa học, + Ghi tê n hà ng kèm tê n địa phương sản xuấ t ra nó, + Ghi tê n hà ng kèm với quy cách chính thức của nó, + Ghi tê n hà ng kèm tê n nhà sản xuấ t ra nó, + Ghi tê n hà ng kèm công dụng của hà ng hoá đó . 1.4.2. Điều khoản về số lượng Nhằ m nói lê n mặt lượng của hàng hoá được giao dịch, điề u khảon này bao gồm các vấ n đề đơn vị tinh số lượng hàng hoá, phương pháp quy định số lượ ng, phương pháp quan điể m trọng lượng 7
  8. 1.4.3. Điều khoản về quy cách, phẩm chất Đây là điề u khoản nói lên mặ t “chất” của hàng hoá mua bán, thể hiện tính nă ng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệ u quả,…c ủa hàng hoá đó. Xác định cụ thể quy cách, phẩm chất của sản phẩm là cơ sở để tính giá. Trong điều khoả n cần nêu rõ các phươ ng pháp xác đ ịnh quy cách, phẩ m chất, những tiê u chuẩn mà hàng hoá phải đạt được. 1.4.4. Điều khoản về giá cả Thông thường đồng tiền trong hợp đồng có khả nă ng chuyể n đổi mạnh (USD, EUR,…), những c ũng có thể là đồ ng tiền tính giá của nước bán hoặc nước mua. Giá trong hợp đồng là giá q uốc tế, giá có thể xác định ngay khi kí hợp đồng hoặc trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, và thường ghi cùng với điều kiện giao hàng để phân biệt, ví dụ: FOB Hả i Phòng, CIF New York, … 1.4.5. Điều khoản về phương thức thanh toán Thanh toán là điề u khoản quan trọng trong hợp đồng ngoại thương, nó liê n quan trực tiếp đến quyề n lợi, mục đ ích c ủa các bên trong hợp đồng. Điề u khoả n này quy định những vấn đề về đồng tiề n thanh toán, thời hạ n trả tiền, điều kiện đả m bảo hối đoái, các chứng từ là m căn cứ thanh toán. 1.4.6. Điều khoản về địa điểm và thời hạn giao hàng Trong đ iều khoản này phải xác định trách nhiệ m của người bán thông báo cho người mua về việc hàng đã chuẩn bị xong để giao, bê n bán còn phả i liệt kê những chứng từ giao hà ng mà người bá n phải giao khi nhậ n hà ng, cần quy định rõ như sau: - Thời gian giao nhậ n: Ghi thời gian giao nhậ n cụ thể, chia theo đợt, theo ngày, tháng … Nế u giao hà ng thường xuyên với khối lượng lớn thì c hia theo yê u cầu của bê n mua để đáp ứng đòi hỏ i c ủa thị trường, thời gian giao nhận không nhất thiết phải dà n đều theo tháng, quý … - Địa điể m giao nhận: cần thoả thuậ n cụ thể địa chỉ nơi giao nhậ n, đả m bảo phù hợp với khả nă ng đ i lại c ủa phương tiện vậ n chuyể n, đả m bảo an toà n cho phương tiệ n, bỏ bớt các khâ u trung gian không cần thiết. 8
  9. - Phươ ng thức giao nhậ n: giao nhận phải qua cân, đong, đo, đế m, tính khi cấn thiết phải kiểm nghiệ m . 2. NHỮNG PHÁT SINH TRONG SOẠN THẢO VÀ THOẢ THUẬN Những vấn đề phá t sinh trong hợp đồ ng ngoại thương chủ yếu là sự bất đồng ý kiế n giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng về các vấ n đề c ụ thể trong hợp đồ ng. Những phát sinh này thường khó tránh khỏi vì giữa các bê n tham gia hợp đồ ng ngoại thươ ng thường có sự cách biệt về địa lí, khác biệt về truyề n thống pháp luật và tập quán Thương mại có thể còn thiế u hiể u biết và sự tin cậy lẫn nhau so với bạn hà ng trong nước. Các phát sinh trong khi soạ n thảo và thoả thuậ n hợp đồng ngoại thương chủ yế u là các xung đột giữa các bê n tham gia hợp đồng ngoại thương ở hai quốc gia khác nhau khi mà họ đề u muốn áp dụng pháp luật hoặc tập quán Thương mại ở nước mình vào hợp đồ ng ngoại thươ ng. Các xung đ ột này chủ yếu xoay quanh các vần đề sau: 2.1. Về hình thức hợp đồng Pháp luật của các nước thường qui đ ịnh rất khác nhau về hình thức của hợp đồng nó i chung và hợp đồng ngoạ i thương nói riêng. Luật Thương mại Việt Nam quy định: hợp đồ ng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phả i được lập thà nh vă n bả n. Trong khi đó, luậ t của các nước như Pháp, Đức không đồi hỏi hợp đồ ng nhất thiế t phả i bằ ng vă n bả n. Để giải quyết vấn đề nà y, các quốc gia thường kí kết các điều ước quốc tế hoặc các hiệp định Thươ ng mại nhằ m qui định thống nhất hình thức c ủa hợp đồng ngoại thương. 9
  10. 2.2. Về nội dung hợp đồng ngoại thương Bản chất c ủa hợp đồ ng là s ự thoả thuậ n tự nguyện của các bê n tham gia k í kết hợp đồng, song tại mỗi quốc gia lạ i có những quy định khác nhau về các điề u khoả n chủ yế u c ủa hợp đồng ngoạ i thương. Tại Châ u Âu lục địa quy định điều khoả n c hủ yếu gồ m: điề u khoản đối tượng c ủa hợp đồ ng và điề u khoản giá cả, trong khi tại Anh – Mỹ chỉ yê u cầ u hợp đồng c ó một điều khoả n đố i tượng hợp đồng là hợ p pháp. Còn tại Việt Nam, một bả n hợp đồng muốn có hiệ u lực pháp lý phả i có đủ 6 điều khoả n chủ yếu. 2.3. Về địa vị p háp lý c ủa chủ thể Các nước thường quy định không giống nhau về tuổi có năng lực hành vi của tự nhiên nhân. V í dụ: tạ i Việt Nam và Pháp quy đ ịnh: các công dân phải đủ 18 tuổi trở lê n thì mới có đầy đ ủ năng lực hà nh vi đầy đủ. Trong khi đó, tại Anh, M ỹ quy đ ịnh phải tròn 21 tuổi trở lê n. Về tiê u chuẩn để xác định quốc tịch của pháp nhân c ũng được quy định rấ t khác nhau giữa các quốc gia. 2.4. Về thẩ m quyề n xét xử Pháp luậ t Việ t Nam quy định tranh chấp hợp đồng ngoại thươ ng sẽ thuộc thẩ m quyền xét xử của Toà án Việt Nam nế u bị đơn cư trú tại Việt Nam hoặc có trụ sở làm việc tạ i Việt Nam. Mỗ i quốc gia đều xâ y dựng pháp luật của mình để xác định thẩ m quyền giải quyết tranh chấp theo những nguyê n tắc nhất định, ví dụ theo thẩ m quyền của toà án nơi có tài sản, thẩm quyền nơi xả y ra hà nh vi, thẩm quyề n nơi xảy ra thiệt hạ i v.v….Khi khô ng có quy phạ m pháp luật thực chất thống nhất, các quốc gia thường giả i quyết tranh chấp hợp đ ồng ngoạ i thương theo các quy phạm quốc tế hoặc theo cá c công ước chung của các tổ chức Thương mại phi chính phủ. 10
  11. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT PHÁT SINH VÀ MỘT SỐ BIỆN 3. PHÁP 3.1. Giải pháp giải quyết phát sinh trong hợp đồng ngoại thương Giải quyết phát sinh là việc đ iều chỉnh các bất đồng, các xung đột d ựa trê n những că n cứ và bằng những phương thức khác nhau do các bên lựa chọn. Các nhà kinh doanh và những đạ i diện về pháp lý của họ khi đàm phán để soạn thảo và kí kết các hợp đồng ngoạ i thương cầ n đặc biệt chú ý đến việc lường trước những phát sinh có thể xảy ra để đưa vào hợp đồng một hoặc những điề u khoản về giả i quyết. Chỉ cần mộ t sự sơ suất nhỏ, không thậ n trọng trong quá trình đàm phá n sẽ có thể gây ra những tốn kém rất lớn khi giải quyết những phá t sinh sau này. Khi tham gia đà m phá n thoả thuậ n hợp đồng ngoại thương, các bên k í kết cần phải thoả thuận rõ rà ng với nhau về : Phả i dẫn chiế u và áp dụng luật nào? của quốc gia nào? để đ iều chỉnh mối quan hệ đó. Cụ thể, pháp luật quốc tế quy đ ịnh cách thức giải quyết hiệ n tượng phát sinh theo pháp luật như sau: + Thứ nhất: Khi có phát sinh về hình thức của hợp đồng. Trường hợp nà y pháp luật quốc tế q uy định: các bên tham gia kí kết hợp đồng phả i áp dụng quy phạ m xung đột luật nơi k í hợp đồng. Nghĩa là, hợp đồng ngoại thương đó được các chủ thể kí ở đâu thì hình thức c ủa hợp đồng sẽ do luật của nơi đó quy định. + Thứ hai: Khi có p hát sinh về nộ i dung hợp đồ ng, pháp luật quốc tế quy đ ịnh có các cách giả i quyết như sau: Áp dụng luậ t nước ngườ i bán Áp dụng luậ t lựa chọn Luật nơi thực hiệ n hợp đồng. + Thứ ba: Khi có phát sinh về địa vị pháp lý của các bên đương sự thì các bên đươ ng sự có thể dùng các loại quy phạm sau để giải quyết: Luậ t quốc tịch Luậ t nơi cư trứ Luậ t nơi k í hợp đồng. 11
  12. + Thứ tư: Khi có phát sinh về thẩ m quyền xét xử của toà á n thì các bên kí kết có thể dựa vào: Luậ t toà án nơi đương sự mang quốc tịch Luậ t toà án nơi bị đơn c ư trú Luậ t toà án nơi xả y ra tranh chấp Luậ t toà án nơi có tài sản đang bị tranh chấp 3.2. Một số biện pháp nâ ng cao hiệu quả trong việc kí kết hợp đồng ngoại thương Luôn quan hệ với các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để hiể u biết về đối tác kinh doanh, vì đăng kí kinh doanh tại một số nước rất đẽ dàng (như Hồng Kông) cho nê n tình trạng “hữu danh vô thực” rất có thể xảy ra. Phả i thă m dò giá cả và c hất lượng thật cụ thể và ghi rõ trong hợp đồng. Không cả tin cũng không nê n đa nghi. Có thể có những khách hàng bá n hạ giá để còn hy vọng bán nhiề u hơn. Đó chính là họ lấy lã i suấ t thấp nhưng bá n được nhiều hà ng thì lợ i nhận tuyệt đối cao. Ngược lại, nếu quá tin c ũng là điề u nê n tránh. Như trường hợp một công ty mua nă m 5 xe tải cũ. Hợp đồng ghi chấ t lượng 80%, thế nào là 80%? Thậ m chí điều 10 trong hợp đồng còn ghi: “Kết quả kiể m nghiệ m do người bán tiến hà nh trước khi xếp hà ng lên tàu là cuố i cùng”. Hậu quả là xe tả i xấu, chỉ còn khoảng 60% chất lượ ng và tại sao lại giao cho người bá n kiể m tra chất lượng ???. Đúng ra phả i ghi rõ c hất lượng xe gồm: gầ m xe, vỏ xe, độ ng cơ,… Qua đây cũng có thể thấy được rằ ng chữ “tín” phải là mố i quan hệ lâu dài, có cơ sở và đả m bảo. Thời hạ n giao hà ng là yê u cầu sống còn của doanh nghiệp, nhất là với Việt Nam, bởi vì ta thường thanh toán tiề n hàng bằng ngoạ i tệ. Nếu có sai lệch thời hạn giao hà ng mà tỷ giá hối đoái biến động xấu, hoặc hàng về dồn dập thì hàng sẽ bị hạ giá hoặc doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Thậ n trọng về điề u khoản vận chuyể n. Nhất là khi người bá n nhậ n được quyề n thuê tầu thì họ thường thuê tầ u cũ và rẻ. Dù người mua không thua thiệt lớ n nếu hợp đồng chặt chẽ, c ũng có thể gặp phiền phức, chí ít cũng bị ảnh hưởng về thời gian và chất lượ ng hàng hoá. Từ đó lại phải tranh chấp và tranh tụng. 12
  13. Bảo đả m về yêu cầ u ngoại ngữ, nhất là tiến Anh kinh tế trong ngôn ngữ hợp đồng. Bởi vì tiế ng Anh có thể là tiếng Anh của người Anh, của người Mỹ, tiế ng Anh của người Hồ ng Kô ng… Bảo đả m chính xác ngôn ngữ trong hợp đồng sẽ hạn chế sự tranh chấp và k hi phải ra trọ ng tà i hay toà án cũng sẽ dễ dàng hơn. Trong quá trình đà m phán kí kết hợp đồ ng thì vấ n đề Luật áp d ụng trong hợp đồng cầ n ghi một cách rõ ràng để tránh tình trạng khó xác định đ ược Luật quốc gia điề u chỉnh các quan hệ hợp đồng và tạo thuận lưọi khi có phát sinh xảy ra. Về phía nhà nước, Nhà nước cầ n sớm phê chuẩ n một số công ước Quốc tế, đặc biệt là Công ước Viên 1980 về mua bá n hà ng hoá quốc tế nhằ m tạo thuậ n lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp họ có cơ sở pháp lý để đàm phá n kí kết hợp đồng trong quan hệ Thương mạ i với các nước thành viên c ủa Công ước, qua đó trá nh được rủi ro không đáng có cho các bên Việt Nam. KẾT LUẬN Vấn đề nâ ng cao hiểu biết về các nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế đặc biệt là việc đà m phá n kí kết các hợp đồng ngoạ i thương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Trong những nă m qua công tác đà m phá n, thoả thuậ n và kí kết các hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp xuất nhập khẩ u Việt Nam đã được chú trọng nhiều hơn trước, đã đưa ra được nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệ u quả của công tác kí kết hợp đồng ngoại thương, tạo ra sự chắc chắn về mặt pháp lý, đã hạ n chế được những rủi ro về mặt tài chính và những tác động xấu cho hoạt đô ng sả n xuất kinh 13
  14. doanh c ủa doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kết quả này vẫn chưa phải là tốt nhất và mộ t cách tổ ng thể thì công tác này c ủa các doanh nghiệp Việt Nam vẫ n còn nhiều yếu ké m và bất cập. Do hạn chế về thời gian, trình độ c ũng như kinh nghiệp thực tế nên trong bà i tiể u luận này của em còn nhiều sai sót, em mong nhận được sự góp ý c ủa các thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Em xin chân thành cả m ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Ngoạ i thương số T2-T5/2002 2. PGS.TS Trầ n Vă n Chu – Quản lý và nghiệ p vụ kinh doanh thương mại quốc tế – Nxb Thế giới 2003 3. Nguyễn Trọ ng Đàn – Hợp đồng kinh doanh quốc tế – Nxb Trẻ 2001 4. Nguyễn Thị Khế – Hợp đồng Kinh tế và các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế – Nxb Đồng Nai 1997 14
  15. 5. Xuâ n Huy, Minh Khiết – Mẵu văn bản hợp đồng Thương mại – Nxb Trẻ 2001 6. Phạm Thanh Phấ n, Nguyễn Huy Anh – 81 mẫu văn bản trong quản lý giao dịch kinh doanh – Nxb Thống kê 2003. 7. PGS. Đinh Xuâ n Trình - Thanh toán quốc tế - Trườ ng Đại học Ngoạ i thương 15
  16. MỤC LỤC Lời nói đầu ------------------------------------------------------------------------------------------1 1, Đàm ph án thoả thuận h ợp đồ ng ngoại th ương -------------------------------------------4 1.1. Một số khái niệ m và ý nghĩa của hợp đồng ngoại thương -------------------------4 1.2. Các giai đoạn đàm phá n hợp đồng ngoại thương ------------------------------------5 1.3. Các hình thức đà m phán hợp đồng ngoại thương -----------------------------------6 1.4. Các điều khoả n chủ yế u của hợp đồng ngoạ i thương -------------------------------7 2. Những phát sinh trong soạn thảo và thoả thuận ------------------------------------------9 2.1. Về hình thức hợp đồng ------------------------------------------------------------------9 2.2. Về nội dung hợp đồng ngoạ i thương ------------------------------------------------ 10 2.3. Về địa vị pháp lý của chủ thể --------------------------------------------------------- 10 2.4. Về thẩm quyền xét xử------------------------------------------------------------------ 10 3. Giải pháp giải quyết phát sinh và một số biện pháp ----------------------------------- 11 3.1. Giả i pháp giả i quyết phát sinh trong hợp đồng ngoạ i thương ------------------- 11 3.2. Một số biệ n pháp nâng cao hiệ u quả trong việc kí kết hợp đồng ngoạ i thương ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 12 Kết luậ n -------------------------------------------------------------------------------------------- 13 Tài liệu tham khảo------------------------------------------------------------------------------- 14 16
nguon tai.lieu . vn