Xem mẫu

HỌC VIỆN KĨ THUẬT QUÂN SỰ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ Y SINH ______**&**______ ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH KĨ THUẬT MÁY CHỤP X­QUANG SỐ (CR&&DR) MÔN: THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH 1 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN PHÚ ĐĂNG SINH VIÊN THỰC HIỆN: Phạm Thị Ngọc Nguyễn Mai Chi Nguyễn Hồng Lam Lê Thùy Trang Lớp: Điện Tử Y Sinh K11 1 HÀ NỘI, 2016 2 Mục lục: Contents Lời mở đầu: Trong xã hội hiện nay, y tế là 1 trong những vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất. Các phương pháp y học, các kĩ thuật tiến tiến hiện nay đều đang hướng phát triển và y tế. Một trong những vấn đề được quan tâm của y tế là chẩn đoán hình ảnh. Đây là 1 kĩ thuật quan trọng trong việc phát hiện và chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân cũng như phương hướng chữa bệnh. Hiện nay, kĩ thuật chụp X­ Quang đang là kĩ thuật hiện đại nhất có chức năng chụp chiếu để phát hiện bệnh. X­Quang sử dụng tia X để đâm xuyên các vật thể qua đó chụp lại được hình ảnh bên trong. Việc này đã giúp ích rất nhiều vì có thể giúp chụp được hình ảnh bên trong cơ thể người, từ đó mà phát hiện ra các u hay các dị thường trong cơ thể con người. Hệ thống X­Quang hiện nay có rất nhiều loại máy X­Quang, các kĩ thuật sử dụng trong các máy cũng khác nhau. Tuy nhiên hiện đại nhất hiện nay phải kể đến X­Quang kĩ thuật số. Và kĩ thuật X­Quang kĩ thuật số là kĩ thuật cho hình ảnh chất lượng tốt nhất, tối ưu hóa chức năng của máy X­Quang và đảm bảo an toàn cao nhất cho bệnh nhân. Với kĩ thuật chụp chiếu hiện đại, máy X­Quang kĩ thuật số hiện được sử dụng rộng rại trên toàn thế giới. 3 I, Khái niệm, phân loại và chức năng của máy chụp X­Quang số 1.1, Khái niệm: * Khái quát chụp X­Quang số: ­ Tia X: được nhà bác học người Đức Roentgen phát hiện ra vào năm 1895, với phát minh này ông nhận được giải thưởng Nobel vào năm 1901. Tia X được sinh ra từ sự thay đổi quỹ đạo của electron khi nó đang chuyển động có gia tốc đến gần 1 hạt nhân, khi quỹ đạo của tia X thay đổi, 1 phần động năng(là phần năng lượng của vật thể có được khi chuyển động) của electron sẽ bị mất đi và chính năng lượng này chuyển thành bức xạ điện tử, phát ra tia X.[1] Bản chất của tia X là 1 dạng của sóng điện từ có bước sóng trong khoảng 0,01 đến 10nm tương ứng với dãy tần số từ 30 Petahertz đến 30 Exahertz và năng lượng 120 eV đến 120 KeV. Bước sóng của nó ngắn hơn tia tử ngoại nhưng dài hơn tia gamma. ­ Tính chất tia X:[1] + Tính truyền thẳng và đâm xuyên: Tia X truyền thẳng và có khả năng xuyên qua vật chất, qua cơ thể người. Sự đâm xuyên này càng dễ khi cường độ tia càng 4 tăng. Chính độ xuyên sâu của tia X cao nên người ta dùng để chụp những bộ phần cứng như: răng, xương, không dùng chụp mô, + Tính bị hấp thụ: sau khi xuyên qua vật chất thì cường độ chùm tia X bị giảm xuống do một phần năng lượng bị hấp thụ. Đây là cơ sở của các phương pháp chẩn đoán X­Quang và liệu pháp X­Quang. ­> nguyên lí chụp X­Quang: chùm tia X sau khi truyền qua vùng thăm khám của cơ thể thì suy giảm do bị hấp thụ bởi các cấu trúc. Sự suy giảm này phụ thuộc vào độ dày, mật độ của các cấu trúc mà nó đi qua. Cuối cùng, chùm tia tác dụng với bộ phận thu nhận và xử lí ảnh để ra kết quả, bộ phận thu nhận và xử lí ảnh là điểm khác biệt lớn nhất giữa các kỹ thuật máy chụp X­Quang.[1] ­ Máy chụp X­Quang: là một thiết bị sử dụng phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh, phương pháp tạo ra ảnh là sử dụng tia X (tia Roentgen) để xây dựng và tái tạo lại hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể để cung cấp thông tin có giá trị trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.[1] ­ X­Quang kỹ thuật số là sự phát triển hiện đại của X­Quang thường ở thời đại hiện nay. X­Quang số cũng là hệ thống thu nhận và xử lý ảnh, điểm hiện đại hơn ở X­Quang thường là dưới dạng kĩ thuật số, hình ảnh X­Quang số rất dễ được xử lí, hiển thị, quản lí thông tin, lưu trữ, in ấn, thậm chí là truyền tải qua mạng nội bộ hoặc internet, bởi hệ thống máy tính, thiết bị phụ trợ, cổng giao tiếp và các phần mềm tiện ích (PACs ­ Picture Archiving & Communications systems). [2] * Sự khác nhau của X­Quang thường và X­Quang số: [7] Đặc Tính Cấu trúc Đặc điểm Thời gian An toàn X­Quang cổ điển Sử dụng phim để thu ảnh. Phải có quá trình rửa phim. Đảm bảo về phòng rửa phim và phim không bị nhiễm sáng. Có khoảng phô xạ hẹp nên hình ảnh dễ bị sáng quá hay tối quá. Gặp hạn chế trong việc lưu trữ và bảo quản. Chỉ hội chuẩn tại chỗ. Cần nhiều thời gian cho công đoạn rửa phim trong phòng tối. An toàn khi rửa phim, cũng như chất thải sau khi rửa phim. X­Quang kỹ thuật số Sử dụng tấm tạo ảnh phosphor lưu trữ (đối với CR) hoặc bảng cảm ứng (đối với DR). Hình ảnh được xây dựng trên phần mềm. Khoảng phô xạ rộng, có thể hiệu chỉnh được hình ảnh sau khi chụp Lưu trữ dễ dàng trên CD, DVD hay truyền thông trên mạng internet Có khả năng hội chuẩn qua mạng Nhanh hơn vì chỉ cần in phim bằng máy in phim khô. Hạn chế các chất thải. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn