Xem mẫu

  1. Phạm văn thương –k20 .động vật học Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề ...”Hạt giống tốt sẽ sinh ra hạt giống tốt Nhan sắc mỹ miều sẽ tạo ra mỹ miều Sự sản sinh tuy là do tạo hóa Nhưng thực hiện nó, là nhiệm vụ của con người“ Venus and Adoris 167 Shakespeare Qua bao thăng trầm,biến đổi xã hội loài người vẫn tồn tại và phát triển, lịch sử loài người vẫn luôn tiếp nối. Đó là nhờ sự sản sinh không ngừng. Từ buổi sớm bình minh của xã hội con người, sự bảo tồn nòi gi ống vẫn là mối quan tâm chung. Không sinh được con để nối dõi tông đ ường đã được xem là một cái tội “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”. Suy nghĩ này ngày nay đã thay đổi phần nào, nhất là trong các xã hội phát triển. Khi khoa học còn chưa soi sáng được những quá trình tinh tế của s ự sinh sản, thì con người đã cố gắng giải thích nó bằng nh ững huy ền bí, những ý muốn của “đấng tối cao…”. Kiến thức con người dần dần được tích lũy…Và chỉ đến đầu thế kỷ này con người mới hiểu rõ quá trình tạo ra kinh nguy ệt, tinh trùng, nang noãn, phôi thai… Lịch sử của những phương pháp điều trị vô sinh hiện đại cũng chỉ mới bắt đầu trong nửa thế kỷ 20: biện pháp kích thích buồng trứng, vi phẩu nối vòi trứng - ống dẫn tinh, rửa lọc tinh trùng, các biện pháp h ỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo , thụ tinh trong ống nghi ệm…đã mang lại bao niềm hy vọng, hạnh phúc cho các cặp vợ chồng hiếm muộn vô sinh trên thế giới cũng như ở Việt Nam .Mong muốn tìm hiểu các kỹ thuật ấy là lí do tôi chọn đề tài: “Những thành tựu về kỹ thuật hỗ trợ Phạm văn thương –k20 .động vật học 1
  2. Phạm văn thương –k20 .động vật học sinh sản hiện đại ở Việt Nam”. 2. Mục đích đề tài - Tìm hiểu về các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (cơ sở khoa học và thành tựu đạt được) ở Việt Nam làm tư liệu học tập và nghiên cứu - Bổ sung thêm thông tin cho các trường hợp hiếm muộn c ần tìm hiểu - Đưa ra một vài gợi ý về lối sống để giảm tình trạng vô sinh ở nam và nữ 3. Nhiệm vụ đề tài - Tìm hiểu về các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ( cơ sở khoa học và thành tựu đạt được) ở Việt Nam - Rút ra được ưu, nhược điểm của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sinh sản hữu tính có hỗ trợ - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Tại Việt Nam + Thời gian: Từ 1995 đến 2009 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa trên nguồn dữ liệu từ sách, báo, đài, internet và bằng phương pháp phân tích, t ổng h ợp, so sánh để làm nên đề tài này 6. Lịch sử phát triển của kỹ thuật hổ trợ sinh sản trên th ế gi ới và tại Việt Nam  Trên thế giới - Năm 1959, Chang lần đầu tiên thành công trong việc cho thụ tinh giữa tinh trùng và trứng động vật có vú (thỏ) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Đây được xem là thành tựu quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Nó chứng tỏ trứng và tinh Phạm văn thương –k20 .động vật học 2
  3. Phạm văn thương –k20 .động vật học trùng của động vật có thể thụ tinh được bên ngoài cơ thể. Từ sau thí nghiệm này TTTON đã được nghiên cứu trên nhiều loài động vật khác nhau, kể cả người. - Năm 1966, các bác sĩ người Mỹ và nhà khoa học người Anh RG Edwards lần đầu tiên công bố trường hợp lấy được trứng người qua phẫu thuật nội soi tại Mỹ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu này thất bại trong việc chứng minh trứng và tinh trùng người có th ể thụ tinh đ ược bên ngoài cơ thể. - Năm 1971, Steptoe và Edwards ở Anh bắt đầu báo cáo nuôi c ấy được phôi nang người trong ống nghiệm và chuyển phôi vào buồng tử cung. - Năm 1976, trường hợp có thai đầu tiên từ TTTON trên th ế gi ới được ghi nhận tại Anh do Steptoe và Edwards công bố. Tuy nhiên, rất tiếc đây lại là một trường hợp thai ngoài tử cung. - Ngày 25/7/1978,lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân lo ại, một em bé gái (Louise Brown) ra đời bằng công nghệ th ụ tinh trong ống nghiệmtại một bệnh viện ở Anh.(209). Đánh dấu bước đầu cho sự phát triển của TTTON trên người. Sau đó, 2 trường hợp sanh khác t ừ TTTON cũng đã được báo cáo tại Anh. Sau đó, chương trình này tại Anh bị gián đoạn trong 2 năm. - Năm 1980, em bé TTTON thứ tư trên thế giới được sinh ra t ại Úc. Trung tâm Monash ở Úc được ghi nhận là nơi thứ hai trên thế giới th ực hiện thành công TTTON. Trung tâm này sau đó liên tục báo cáo các trường hợp sanh sau TTTON. Do trung tâm TTTON đầu tiên ở Anh tạm ngưng hoạt động sau trường hợp sanh đầu tiên, người ta ghi nhận rằng 12 trong số 15 em bé TTTON đầu tiên trên thế giới được ra đ ời t ừ trung tâm Monash ở Úc. - Năm 1981, em bé TTTON đầu tiên ở Mỹ ra đời. Đây cũng là trường hợp TTTON đầu tiên sử dụng gonadotropin để kích thích buồng Phạm văn thương –k20 .động vật học 3
  4. Phạm văn thương –k20 .động vật học trứng. Sau đó, trong những năm 80, kỹ thuật TTTON đã phát triển rất mạnh và lần lượt được báo cáo thành công tại nhiều nước trên th ế gi ới, kể cả ở Châu Á. Trong đó, Singapore được ghi nhận là nơi th ực hi ện thành công TTTON đầu tiên ở Châu Á vào năm 1983 bởi nhóm nghiên cứu của SC Ng và cộng sự.(210) - Năm 1983, siêu âm đầu dò âm đạo được giới thiệu và k ỹ thu ật chọc hút trứng qua ngả âm đạo với hướng dẫn của siêu âm đầu dò âm đạo được giới thiệu lần đầu tiên và thay th ế hoàn toàn vi ệc ch ọc hút trứng quan nội soi tốn kém, nguy hiểm và kém hiệu quả. - Năm 1984, kỹ thuật chuyển giao tử vào vòi trứng (GIFT) được báo cáo thành công tại Mỹ. - Năm 1984, em bé đầu tiên ra đời từ trường hợp một ph ụ nữ không còn buồng trứng, thực hiện xin trứng-TTTON tại Úc. - Năm 1984, em bé đầu tiên sinh ra từ phôi người đông lạnh được báo cáo ở Úc bởi Trounson và Mohr. - Năm 1986, Chen báo cáo trường hợp có thai từ trứng ng ười sau đông lạnh và rã đông tại Úc. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công được báo cáo rất thấp. - Năm 1988, trường hợp tiêm tinh trùng vào dưới màng trong suốt (SUZI) được báo cáo thành công lần đầu tiên tại Singapore bởi SC Ng và cộng sự. - Năm 1989, kỹ thuật đục thủng màng trong suốt (PZD) để hỗ trợ thụ tinh được giới thiệu ở Mỹ bời Cohen. - Năm 1992, kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng đ ược báo cáo thànnh công lần đầu tiên tại Bỉ bởi Palermo và cộng sự. - Năm 1994, trường hợp có thai đầu tiên từ trứng non trưởng thành trong ống nghiệm (IVM) được báo cáo tại Úc. - Năm 1994, các trường hợp MESA-ICSI (hút tinh trùng t ừ mào tinh Phạm văn thương –k20 .động vật học 4
  5. Phạm văn thương –k20 .động vật học qua vi phẫu và tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) đầu tiên được báo cáo. - Năm 1995, kỹ thuật PESA-ICSI (chọc hút tinh trùng từ mào tinh xuyên da và tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) được giới thiệu . - Năm 1995, kỹ thuật TESE-ICSI (phân lập tinh trùng t ừ tinh hoàn ở những trường hợp giảm sinh tinh tại tinh hoàn và tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) được báo cáo thành công. - Năm 1997, trường hợp có thai ở phụ nữ 63 tuổi với kỹ thuật xin trứng-TTTON được báo cáo. - Năm 1997, trường hợp có thai đầu tiên từ trứng trữ lạnh và rã đông của Mỹ được báo cáo. 11 năm sau trường hợp đầu tiên trên thế giới được báo cáo. - Năm 2001, phác đồ mới trong kỹ thuật trữ trứng được báo cáo, cải thiện đáng kể tỉ lệ thành công. Đồng thời, những trường hợp sanh đầu tiên từ cả trứng và tinh trùng đông lạnh được báo cáo tại Ý.  Tại Việt nam - TTTON được thực hiện thành công tại Việt nam khá mu ộn so v ới các nước trên thế giới và trong khu vực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được những bước tiến nhanh và vững chắc. Hi ện nay, chúng ta đã thực hiện thành công các kỹ hỗ trợ sinh sản ph ổ bi ến trên thế giới hiện nay với tỉ lệ thành công khá cao và ổn định. - Trung tâm TTTON tại Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ hiện được ghi nhận là trung tâm lớn nhất khu vực Đông Nam Á và là một trong nh ững trung tâm hàng đầu ở châu Á. Uy tín của ngành hỗ trợ sinh s ản Vi ệt nam đã bắt đầu được ghi nhận trong khu vực và trên thế gi ới trong nh ững năm qua. Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ đã có hơn 10 báo cáo khoa h ọc về lãnh vực này tại các hội nghị khoa học trong vùng và trên thế gi ới. Trong thời gian qua, họ đã thu hút được trên 100 trường hợp người ở nước Phạm văn thương –k20 .động vật học 5
  6. Phạm văn thương –k20 .động vật học ngoài đến điều trị. Năm 2004, chúng ta cũng bắt đầu thu hút đ ược bác sĩ từ các nước đến học hỏi kinh nghiệm trong lãnh vực này.  Sự phát triển của TTTON tại Việt nam từ 1997 đến nay: - 1997, Bệnh viện phụ Sản Từ Dũ bắt đầu thực hiện TTTON. - 30/4/1998, 3 em bé TTTON đầu tiên ra đời ở Việt nam. - 1998-2000, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ bước đầu đào t ạo và chuyển giao công nghệ cho học viện Quân Y về kỹ thuật lọc rửa tinh trùng, trữ lạnh tinh trùng, TTTON. - 1999, Bệnh viện Hùng Vương bắt đầu thực hiện TTTON. - 1999-2000, Bệnh viện Từ Dũ bắt đầu đào tạo và chuyển giao công nghệ cho viện Bảo vệ bà mẹ và sơ sinh. Trong thời gian này, 6 bác sĩ và 2 kỹ thuật viên của Viện BVBMSS đã được đào tạo tại Bệnh viện Từ Dũ. - Cũng trong thời gian này, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ đã đào t ạo các kỹ thuật viên của Viện BVBMSS kỹ thuật th ực hiện tinh d ịch đ ồ theo tiêu chẩn của WHO và kỹ thuật lọc rửa tinh trùng. Nh ờ đó, trước khi thực hiện được TTTON Viện BVBMSS cũng đã triển khai được kỹ thuật IUI với tinh trùng lọc rửa thay vì bơm tinh d ịch tr ực ti ếp vào t ử cung. - Từ 4/1999 đến hết năm 2001, 2 bác sĩ Huỳnh Thanh Liêm và Nguyễn Việt Quang được Sở Y tế Cần thơ cử đến đào tạo chuyên sâu tại Bệnh viện Từ Dũ về các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. - Cuối năm 2000, Bệnh viện Từ Dũ hỗ trợ về kỹ thuật trong th ời gian chuẩn bị và cử bác sĩ giúp Viện BVBMSS th ực hiện các trường h ợp TTTON đầu tiên. Trong thời gian 3 tháng đầu th ực hiện ch ương trình, bác sĩ Huỳnh Thanh Liêm đã ở hẳn tại Viện BVBMSS đ ể trực ti ếp tham gia và hướng dẫn cán bộ của Viện BVBMSS thực hiện các trường hợp đầu tiên. Phạm văn thương –k20 .động vật học 6
  7. Phạm văn thương –k20 .động vật học - 2001, em bé đầu tiên ra đời tại Viện BVBMSS. - Sau thời gian gửi cán bộ đào tạo tại Bệnh viện Ph ụ Sản Từ Dũ và tích lũy được kinh nghiệm, Học viện quân Y bắt đầu thực hiện các trường hợp TTTON đầu tiên với sự hỗ trợ của Bệnh viện Từ Dũ và Viện BVBMSS. - Cuối năm 2001, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ hỗ trợ Bệnh viện Ph ụ Sản quốc tế thực hiện các trường hợp TTTON đầu tiên. - Đầu năm 2002, tạp chí định kỳ “Sinh sản & sức khỏe” ra mắt số đầu tiên. Tạp chí đã đóng vai trò quan trọng trong vi ệc góp ph ần ph ổ biến kiến thức liên quan đến hiếm muộn – vô sinh và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đến các cán bộ y tế, nhân dân và các đối tượng quan tâm trong cả nước. - 2002, các em bé TTTON đầu tiên ra đời tại Học viện quân Y và Bệnh viện Phụ Sản quốc tế. - Khóa đào tạo “Sơ bộ chuyên khoa về kỹ thuật hỗ trợ sinh s ản” đầu tiên được khai giảng tại Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ. - 2/2003, Nghị định của Chính phủ về sinh và con theo ph ương pháp khoa học được ban hành. - Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ 1999 đến nay, qua các khóa đào tạo thường xuyên, Bệnh viện Từ Dũ đã giúp đào tạo nhân s ự cho các chương trình điều trị hiếm muộn và TTTON của nhiều đơn vị khác trong cả nước như: Trường Đại học Y Hà nội, Bệnh viện Phụ Sản Hà nội, Bệnh đa khoa Thái Nguyên, Bệnh viện Phụ Sản Hải phòng, Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa, Bệnh viện TW Huế, Bệnh viện Trường đại h ọc Y Huế, Bệnh viện Đa khoa Đà nẳng, Bệnh viện Sản Phụ khoa Bình Dương, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện đa khoa Cần Thơ. - Cho đến năm 2003, đa số các tỉnh thành phía Nam (khoảng 90%) đã xây dựng được các đơn vị chuyên biệt khám, chẩn đoán và đi ều trị hiếm muộn theo quan điểm hiện đại và thực hiện được kỹ thuật bơm Phạm văn thương –k20 .động vật học 7
  8. Phạm văn thương –k20 .động vật học tinh trùng vào buồng tử cung với tinh trùng lọc rửa. - 2004, website đầu tiên cung cấp thông tin, kiến thức về hiếm muộn-vô kỹ thuật hỗ trợ sản đời: sinh và các sinh ra www.ivftudu.com.vn . Với sự quan tâm của ngành y tế nhiều địa phương và sự chuẩn bị tích cực trong việc đào tạo nhân sự cũng như sự phát triển nhanh chóng của lãnh vực này tại Việt nam trong thời gian qua, hy vọng trong th ời gian tới chúng ta sẽ tiếp tục đón nhận sự ra đời của nhi ều trung tâm TTTON mới trong cả nước. Hiện nay, không chỉ bệnh viện Từ Dũ mà nhiều bệnh viện khác ở VN như Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Học viện quân y 103, b ệnh viện Hùng Vương ,Trường Đại học Y Hà nội, Bệnh viện Phụ Sản Hà nội, Bệnh đa khoa Thái Nguyên, Bệnh viện Phụ Sản Hải phòng, Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa, Bệnh viện TW Huế, Bệnh viện Trường đại học Y Huế, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẳng, Bệnh viện Sản Phụ khoa Bình Dương, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện đa khoa Cần Thơ ,Bệnh viện Vạn Hạnh, Bệnh viện Việt Đức cũng đã và đang từng bước th ực hiện thành công các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Phạm văn thương –k20 .động vật học 8
  9. Phạm văn thương –k20 .động vật học Phần 2: NỘI DUNG A. ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA SINH SẢN CÓ HỖ TRỢ (ASSISTED PROCREATION) I. Đặc điểm - Đặc điểm thứ nhất có liên quan đến việc thao tác xử lí các giao t ử và phôi trong ống nghiệm, bên ngoài cơ thể mẹ. - Đặc điểm thứ 2 là sự không cần có giao hợp giữa bố và mẹ II. Nguyên tắc chung của các phương pháp hỗ trợ sinh s ản là h ỗ tr ợ quá trình có thai tự nhiên bằng cách - Chuẩn bị trứng và tinh trùng - Tạo điều kiện để trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành phôi - Tạo điều kiện để phôi vào làm tổ ở niêm mạc buồng tử cung. Từ đó thầy thuốc chọn lựa phương pháp hỗ trợ sinh sản thích hợp cho từng cặp vợ chồng hiếm muộn /vô sinh B. CÁC KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM I. Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) 1. Chỉ định  Do tính hiệu quả, giá thành thấp và kỹ thuật đơn giản, kỹ thuật IUI hiện được áp dụng rộng rãi cho nhiều chỉ định: - Bất thường phóng tinh: lỗ tiểu đóng thấp, chấn thương tủy sống, xuất tinh ngược dòng, bất lực do nguyên nhân thực thể hay tâm lý. - Yếu tố cổ tử cung: chất nhầy cổ tử cung không thuận lợi, ít chất nhầy cổ tử cung. - Vô sinh nam: tinh trùng ít, tinh trùng di động kém, tinh trùng dị dạng, phối hợp các bất thường trên. - Miễn dịch: kháng thể kháng tinh trùng ở nam giới (tự kháng th ể) Phạm văn thương –k20 .động vật học 9
  10. Phạm văn thương –k20 .động vật học hoặc kháng thể kháng tinh trùng ở nữ giới ở cổ tử cung, trong huyết thanh - Vô sinh không rõ nguyên nhân. - Lạc nội mạc tử cung: dạng nhẹ, vừa. - Rối loạn phóng noãn: sau khi điều trị gây phóng noãn, ng ười ta phối hợp với IUI để tăng tỉ lệ thành công của chu kỳ điều trị. - Phối hợp nhiều bất thường trên - Bơm tinh trùng nguời cho (đối với chồng không có tinh trùng)  Điều kiện để có thể thực hiện điều trị IUI gồm: người vợ có ít nhất 1 trong 2 vòi trứng thông và buồng trứng còn hoạt đ ộng và tinh d ịch đồ chồng bình thường hoặc bất thường ở mức độ nhẹ và vừa. Mẫu tinh trùng sau rửa phải đạt tối thiểu 1 triệu tinh trùng di động. 2. Kỹ thuật thực hiện Kỹ thuật thực hiện IUI hiện nay thường bao gồm 3 bước: Kích thích buồng trứng – Chuẩn bị tinh trùng – Bơm tinh trùng. 2.1. Kích thích buồng trứng (Ovarian stimulation)  Mục đích của kích thích buồng trứng là tạo được sự phát triển của 3, tối đa là 4 nang noãn trưởng thành và chứa noãn có khả năng th ụ tinh, đồng thời chuẩn bị nội mạc tử cung cho sự làm tổ của phôi. Nếu số nang noãn trưởng thành nhiều hơn 4, tỉ lệ đa thai thường cao. a. Các phác đồ có thể sử dụng - CC Phạm văn thương –k20 .động vật học 10
  11. Phạm văn thương –k20 .động vật học - CC + hMG/FSH - hMG/FSH - GnRHa + hMG/FSH (cực ngắn, ngắn, dài, cực dài) * CC: clomiphene citrate; hMG: human menopausal gonadotrophin; FSH: follicle stimulating hormone; GnRHa: gonadotrophin releasing hormone agonist b. Cơ chế tác dụng - Ức chế estrogen: Clomiphene Citrate (hoặc Tamoxifen) - Các thuốc này, do cấu trúc tương tự estrogen, ức chế cạnh tranh các thụ thể estrogen, gây đáp ứng tăng tiết FSH, LH ở tuy ến yên (ch ủ yếu FSH), kích thích quá trình sản sinh và phát triển các nang noãn. + Gonadotrophin: hMG, FSH, hCG + GnRH, đồng vận GnRH (GnRH agonist) - Theo dõi đáp ứng của buồng trứng được thực hiện bằng cách phối hợp siêu âm đầu dò âm đạo và xét nghiệm nội tiết (E2, LH huyết thanh). - Bệnh nhân sẽ được hẹn bơm tinh trùng vào buồng tử cung khoảng 36 giờ sau tiêm hCG. 2.2. Chuẩn bị tinh trùng - Trong sinh lý thụ tinh bình thường, sau khi giao hợp, tinh dịch được phóng vào âm đạo. Những tinh trùng di động tốt, có thể thụ tinh trứng sẽ tự bị rơi qua lớp chất nhầy cổ tử cung để đi lên đường sinh dục phụ nữ. Kết quả của hiện tượng này là tin h trùng với kh ả năng di đ ộng tốt sẽ tự tách khỏi tinh dịch để tiếp tục đường đi vào tử cung và đi đ ến vòi trứng để thụ tinh trứng. Tinh dịch có chức năng trung hòa và bảo vệ tinh trùng khỏi môi trường acid của âm đạo. Nó còn có một phần chức năng ổn định và nuôi dưỡng tinh trùng. Tuy nhiên, tinh dịch có nhi ều ảnh hưởng xấu lên tinh trùng sau khi được phóng vào âm đạo ph ụ n ữ. Ng ười ta thấy rằng tinh dịch có thể làm giảm sức sống của tinh trùng, gi ảm đ ộ di động của tinh trùng và khả năng thụ tinh của tinh trùng. Phạm văn thương –k20 .động vật học 11
  12. Phạm văn thương –k20 .động vật học - Dựa trên cơ sở sinh lý đó, người ta áp dụng nhiều biện pháp để tách tinh trùng ra khỏi tinh dịch để sử dụng tinh trùng vào mục đích đi ều trị. Đây là cơ sở của các phương pháp chuẩn bị tinh trùng. * Lợi ích của các phương pháp chuẩn bị tinh trùng.  Chọn được các tinh trùng bình thường, di động tốt cho các phương pháp điều trị. - Loại được các tế bào chết, hầu hết các vi sinh vật và phần lớn các chất độc với tinh trùng. - Loại được một phần lớn prostaglandins trong tinh dịch, tránh co thắt tử cung trong phương pháp IUI. - Kích thích sự hoạt hóa đầu tinh trùng, tạo thuận lợi cho quá trình thụ tinh với trứng. - Giảm đựơc phần lớn nguy cơ nhiễm trùng từ tinh dịch, do các phương pháp chuẩn bị tinh trùng hiện nay có th ể phát hi ện và lo ại đ ược hầu hết các vi sinh vật có trong tinh dịch. - Tránh được nguy cơ sốc phản vệ đôi khi xảy ra khi cho tinh dịch vào buồng tử cung. - Giảm nguy cơ tạo kháng thể kháng tinh trùng ở người vợ khi cho quá nhiều tinh trùng chết vào buồng tử cung.  Có nhiều phương pháp chuẩn bị tinh trùng đã được áp dụng. Hai phương pháp đạt hiệu quả cao và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là phương pháp: bơi lên (swin-up) và phương pháp lọc sử dụng thang nồng độ.  Phương pháp swim-up a. Nguyên tắc: - Chỉ những tinh trùng di động tốt sẽ tự bơi lên trên, thoát khỏi lớp tinh dịch phía dưới. Phạm văn thương –k20 .động vật học 12
  13. Phạm văn thương –k20 .động vật học b. Cách tiến hành: - Cho vào mỗi ống nghiệm (loại 14ml) 1,5ml môi trường cấy - Cho 1ml tinh dịch đã ly giải thật nhẹ nhàng xuống dưới đáy lớp môi trường. - Đặt ống nghiệm trong tủ cấy khoản 45’ – 60’ - Lấy khoảng 0,7 đến 1ml ở phần trên của cột môi trường, cho vào ống nghiệm loại 5ml. - Cho thêm 2ml môi trường mới vào ống nghiệm, trộn đều - Đem ly tâm 1000 vòng/phút trong vòng 15 phút - Hút bỏ lớp môi trường ở trên, chừa lại khoảng 0,4 – 0,5 ml - Trộn đều, lấy 1 giọt cho vào buồng đếm kiểm tra - Phần còn lại có thể sẵn sàng để thực hiện IUI  Phương pháp lọc với thang nồng độ a. Nguyên tắc: Các dung môi percoll ở các nồng độ khác nhau có ch ức năng l ọc, loại bỏ các tinh trùng chết, dị dạng, di động kém và các thành ph ẩn trong tinh dịch. Phần tinh trùng lọc được, rửa 2 lần với môi trừơng cấy để loại bớt percoll trong môi trường cấy b. Cách tiến hành: - Pha các dung môi percoll đẳng trương 95% và 47,5% - Cho 2 lớp dung môi percoll 95% và 47,5% vào ống nghiệm: mỗi lớp 1ml, lớp 95% ở dưới - Cho khoảng 1,5ml tinh dịch lên trên 2 lớp percoll thật nhẹ nhàng - Ly tâm 1500 vòng/ 1’ trong 15 phút - Giữ lại 0,5ml ở đáy, cho vào ống nghiệm mới - Pha với 2ml môi trường mới - Ly tâm 1000 vòng/1’ - Hút bỏ lớp môi trường ở trên, chừa lại khoảng 0,4 – 0,5ml Phạm văn thương –k20 .động vật học 13
  14. Phạm văn thương –k20 .động vật học - Trộn đều, lấy 1 giọt cho vào buồng đếm kiểm tra - Phần còn lại có thể sẵn sàng để thực hiện IUI 2.3. Bơm tinh trùng vào buồng tử cung  Tinh trùng sau khi chuẩn bị phải được giữ ấm và bơm vào buồng tử cung trong thời gian sớm nhất. Phải đảm bảo vô trùng để tránh nhi ễm trùng đường sinh dục nữ. * Kỹ thuật thực hiện - Người thực hiện kỹ thuật phải rửa tay, đội mũ, mamg mask, găng tiệt trùng. - Bệnh nhân nằm ở tư thế phụ khoa. Rửa âm hộ bằng nước muối sinh lý. Đặt mỏ vịt. Lau nhẹ cổ tử cung, âm đạo bằng nước muối sinh lý. - Gắn catheter vào bơm tiêm 1ml, hút tinh trùng đã chuẩn bị vào catheter. Sử dụng bơm tiêm, bơm từ từ tinh trùng trong catheter vào buồng tử cung. Từ từ rút catheter ra khỏi buồng tử cung. - Có thể cho bệnh nhân nằm ở tư thế mông cao để hạn chế sự chảy ngược tinh trùng ra âm đạo và tạo thuận lợi để dịch bơm vào ch ảy lên 2 vòi trứng. - Kỹ thuật bơm tinh trùng đóng vai trò quan trọng để đ ảm b ảo t ỉ l ệ thành công. Nếu không thực hiện nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật s ẽ ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ có thai. + Tỉ lệ thành công thay đổi khoảng 10 – 40% mỗi chu kỳ. Bệnh nhân lớn tuổi, tỉ lệ có thai thấp hơn và tỉ lệ sẩy thai cao hơn. Nếu thực hiện đúng chỉ định và phương pháp, tỉ lệ có thai sau 6 l ần đi ều tr ị có th ể lên đến 80 – 90%. + Tỉ lệ thành công phụ thuộc vào việc thực hiện đúng kỹ thuật các bước cơ bản của IUI 3. Biến chứng Phạm văn thương –k20 .động vật học 14
  15. Phạm văn thương –k20 .động vật học  IUI là một kỹ thuật an toàn, ít biến chứng nhất trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Biến chứng của kỹ thuật IUI có thể là biến chứng của kích thích buồng trứng hoặc của kỹ thuật bơm tinh trùng. Các bi ến chứng có thể có: - Hội chứng quá kích buồng trứng: tỉ lệ thay đổi tùy theo đ ối t ượng bệnh nhân và phác đồ thuốc sử dụng. - Đa thai: thường không quá 20%, nếu kích thích nhiều nang noãn trưởng thành. - Nhiễm trùng: tỉ lệ nhiễm trùng thấp, thường do kỹ thuật chu ẩn b ị tinh trùng hoặc không đảm bảo vô trùng khi thực hiện k ỹ thu ật bơm tinh trùng. - Sẩy thai: tỉ lệ sẩy thai ở các chu kỳ hỗ trợ sinh s ản nói chung cao hơn so bình thường. - Một số các biến chứng khác có thể gặp như: xuất huyết, đau bụng, viêm vòi trứng không nhiễm trùng, dị ứng… II. Quy Trình Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm (IVF) 1. Chỉ định  Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là phương pháp điều trị hiếm muộn cho các trường hợp: - Tắc vòi trứng - Lạc nội mạc tử cung - Tinh trùng ít, yếu, dị dạng - Không tinh trùng trong tinh dịch cần lấy tinh trùng bằng ph ẫu thuật mào tinh, tinh hoàn. - Hiếm muộn không rõ nguyên nhân, bơm tinh trùng nhiều lần thất bại - Xin trứng 2. Kỹ thuật thực hiện Phạm văn thương –k20 .động vật học 15
  16. Phạm văn thương –k20 .động vật học  Quy trình TTTON tại IVF được tiến hành như sau: - Khám, tư vấn, làm hồ sơ và các xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm thường được tiến hành vào ngày 2 của vòng kinh. - Từ ngày đầu kỳ kinh, bên cạnh những xét nghiệm cơ bản, bệnh nhân được làm thêm xét nghiệm tiền mê và khám tiền mê kiểm tra sức khỏe bệnh nội khoa, ngoại khoa, nếu có. - Tiêm thuốc chuẩn bị tử cung và buồng trứng 2 tuần từ ngày 21 của chu kỳ. - Sau tiêm thuốc 2 tuần, bệnh nhân được siêu âm, thử máu để theo dõi đáp ứng của thuốc và bắt đầu tiêm thuốc kích thích buồng trứng. - Thời gian tiêm thuốc kích thích buồng trứng kho ảng t ừ 10 – 14 ngày, tùy đáp ứng của từng người. - Bệnh nhân sẽ được siêu âm nang noãn và th ử máu từ 3 - 4 l ần trong thời gian theo dõi để đánh giá sự đáp ứng của buồng trứng và đi ều chỉnh liều thuốc. - Tiêm thuốc để chọc hút trứng (hCG) khi nang noãn đã trưởng thành. - Chọc hút trứng khoảng 36 - 40 giờ sau tiêm hCG. - Lấy tinh trùng chồng để TTTON cùng ngày chọc hút trứng. - Cấy trứng với tinh trùng trong phòng nuôi cấy - Các chuyên viên phôi học sẽ theo dõi sự phát triển của phôi trong 2 hoặc 3 ngày, tùy trường hợp - Chọn phôi và chuyển phôi vào tử cung 2 hoặc ngày sau ch ọc hút trứng, tùy trường hợp - Bệnh nhân sẽ tiêm thuốc và đặt thuốc vào âm đạo để hỗ trợ cho sự làm tổ của thai. - Thử thai 14 ngày sau chuyển phôi (beta-hCG). - Siêu âm 3 tuần sau nếu thử thai dương tính. Phạm văn thương –k20 .động vật học 16
  17. Phạm văn thương –k20 .động vật học  Hiện nay, tỷ lệ thành công của TTTON tại IVF là vào kho ảng 35 - 40% cho mỗi đợt điều trị. Tỷ lệ này ngày càng giảm nếu người v ợ lớn tuổi. Nếu người vợ trên 35 tuổi thì tỷ lệ thành công giảm nhi ều và t ỷ l ệ thành công càng thấp nếu người vợ trên 40 tuổi. Tỷ l ệ có thai trung bình trên thế giới hiện nay vào khoảng 25 - 30%. 3. Biến chứng  Trong quá trình điều trị, có thể xảy ra các vấn đề b ất th ường v ới tỷ lệ như sau: - Buồng trứng đáp ứng kém, ngưng điều trị 10 – 15% - Quá kích buồng trứng khi kích thích 5 – 10% - Rụng trứng sớm, trước khi chọc hút trứng 1% - Chọc hút không có trứng 1% - Xuất huyết nội sau chọc hút 0,2 – 0,3% - Chảy máu bàng quang 2% - Không thụ tinh, không có phôi 1 – 5% - Quá kích buồng trứng khi có thai 5 – 10% - Có nhiều hơn 1 thai (2, 3, 4 thai) 15 - 20% - Sẩy thai sau khi có thai 15 – 20% - Thai ngoài tử cung sau khi có thai 2% - Sinh non 20%  Đây là vấn đề khách quan thường xảy ra ở các trung tâm TTTON trên thế giới. III. Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng – Intra-cytoplasmic Sperm Injection (ICSI) - Là kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng in-vitro. Khi điều trị với ICSI, các bước tiến hành hoàn toàn tương đương như TTTON thông thường, chỉ khác ở giai đoạn thụ tinh, 1 tinh trùng được tiêm trực tiếp vào trứng dưới sự hỗ trợ của h ệ thống vi thao Phạm văn thương –k20 .động vật học 17
  18. Phạm văn thương –k20 .động vật học tác.  Việc thành công của kỹ thuật ICSI đã tạo một tiếng vang lớn và làm thay đổi nhiều quan niệm về quá trình th ụ tinh ở người và đ ộng v ật nói chung. Kỹ thuật ICSI từ khi thành công đã được xem là m ột cu ộc cách mạng trong điều trị vô sinh nam. Trong một khảo sát về ICSI với qui mô lớn nhất cho đến nay của Hiệp hội sinh sản người và Phôi học Châu Âu (ESHRE) báo cáo năm 1998, tỉ lệ th ụ tinh c ủa noãn sau khi tiêm tinhg trùng vào bào tương noãn của 174 bệnh nhân là 55,4%; tỉ lệ noãn thụ tinh tiếp tục phát triển là 44,0% (số liệu năm 1994, s ố li ệu t ừ 30 trung tâm khác nhau). - Hỗ trợ thụ tinh bằng kỹ thuật ICSI giúp kiểm soát được tỉ lệ thụ tinh giữa trứng và tinh trùng ở tỉ lệ cao, giúp đảm bảo khả năng có phôi và tăng số lượng phôi có được. Các ưu điểm trên đảm bảo cho sự ổn định và góp phần gia tăng hiệu quả của một chương trình hỗ trợ sinh sản 1.Chỉ định  ICSI được xem là phương pháp điều trị hiệu quả nh ất cho các trường hợp vô sinh nam do các nguyên nhân khác nhau như: - Tất cả các dạng của bất thường về số lượng và chức năng tinh trùng: tinh trùng ít, tinh trùng di động kém, tinh trùng dị dạng nhiều - Vô sinh nam do không có tinh trùng: kh ơng có tinh trùng trong tinh dịch, phải lấy tinh trùng bằng phẫu thuật  Ngoài ra ICSI hiện nay là chỉ định thường qui cho các trường hợp như: - Bất thường thụ tinh: tinh trùng của chồng và trứng của người vợ bình thường, nhưng không thụ tinh được hoặc tỉ lệ thụ tinh thấp; hoặc nghi ngờ có bất thường về thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. - Vô sinh không rõ nguyên nhân. - Thất bại nhiều lần với TTTON bình thường Phạm văn thương –k20 .động vật học 18
  19. Phạm văn thương –k20 .động vật học 2. Qui trình thực hiện ICSI  Người vợ được cho thuốc kích thích buồng trứng để tăng tối đa nang noãn phát triển trong chu kỳ điều trị. Sử dụng phác đồ dài, phối hợp GnRH agonist (Decapeptyl 0,1 mg) và FSH tái tổ h ợp (Puregon). B ệnh nhân sau đó được theo dõi bằng siêu âm và định lượng nội tiết (LH, E2) để điều chỉnh liều thuốc và xác định thời điểm nang noãn trưởng thành. hCG (Pregnyl) được sử dụng để kích thích sự trưởng thành của noãn. Chọc hút trứng qua âm đạo, dưới hướng dẫn của siêu âm với đầu dò âm đạo. Trứng chọc hút được tiến hành khoảng 35 giờ sau khi tiêm hCG. Trứng chọc hút được sẽ được cấy với môi trường cấy (IVF-20) trong t ủ cấy CO2 từ 5 đến 6 giờ. Tinh dịch được lấy khoảng 2 giờ sau khi chọc hút. Sau đó tiến hành lọc tinh trùng bằng Sperm Grad-100 và rửa lại 2 lần với các môi trường Sperm Rinse-20 và Gamete-20.  Khoảng 5-6 giờ sau khi chọc hút trứng, trứng được cho vào môi trừơng Gamete-20 chứa men hyaluronidase nồng độ 80IU/ml để tách các lớp tế bào nang xung quanh trứng. Việc bóc tách các tế bào quanh trứng được hỗ trợ vòi pipette Pasteru kéo nhỏ có đường kính nhỏ dần từ 100- 150 mm dưới kính hiển vi soi nổi. Trứng sau đó được cho vào các gi ọt môi trường trên đĩa cấy đường kính 30mm. Tinh trùng sau khi l ọc và r ửa cũng được cho vào giọt PVP 10% trên đĩa cấy. Tất cả các giọt môi trường trong đĩa cấy được phủ một lớp dầu (Ovoil-150). Sau đó đĩa c ấy được đặt vào kính hiển vi đảo ngược có bệ sưởi ấm 37 0C để thực hiện tiêm tinh trùng vào trứng được thực hiên dưới kính hiển vi đảo ngược với hệ thống vi thao tác (micromanipulation) ở độ phóng đại 200 lần.  Kim tiêm tinh trùng (microinjection pipette), sẽ được đặt vào gi ọt PVP 10% để cố định và bắt tinh trùng. Sau đó đặt kim gi ữ trứng (holding pipette) 40 m cùng với kim tiêm tinh trùng vào giọt môi trường ch ứa trứng. Tạo áp lực âm trong kim giữ trứng để giữ cố định trứng lúc tịêm Phạm văn thương –k20 .động vật học 19
  20. Phạm văn thương –k20 .động vật học tinh trùng. Kim tiêm tinh trùng được đâm xuyên qua màng trong suốt và màng tế bào trứng. Tinh trùng sau đó được tiêm vào bào tương trứng.  Trứng sau khi tiêm tinh trùng sẽ được nuôi cấy trong tủ cấy CO2. việc kiểm tra thụ tinh được thực hiên từ 16-18 giờ sau. Sau đó trứng sẽ được đặt trở lại tủ cấy. Trứng thụ tinh sẽ đựơc kiểm tra lần th ứ hai vào ngày hôm sau để đánh giá sự phát triển của phôi và ch ọn phôi chuy ển vào buồng tử cung.  Hai tuần sau khi chuyển phôi, bệnh nhân được làm xét nghiệm thử thai bằng cách định lượng kCG trong huyết thanh (ph ương pháp miễn dịch men). Nếu xét nghiêm thử thai dương tính, bệnh nhân s ẽ được hẹn siêu âm 3 tuần sau để siêu âm xác định túi thai trong bu ồng t ử cung. Thai lâm sàng được định nghĩa khi trên siêu âm th ấy có túi thai và tim trong lòng tử cung.  Tỷ lệ thành công của kỹ thuật ICSI phụ thuộc vào nhi ều y ếu t ố: phác đồ chuẩn bị trứng, phác đồ chuẩn bị tinh trùng, chất lượng kỹ thuật của máy móc và dụng cụ hỗ trợ như: kính hiển vi, kim giữ trứng, kim tiêm tinh trùng… tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng và kỹ thuật nuôi cấy trứng và phôi.  Kỹ thuật ICSI bao gồm một sự phối hợp rất chính xác của 2 tay của người thực hiện trên nhiều công đoạn: bất động tinh trùng, hút tinh trùng vào kim, giữ trứng và đặt kim đúng vị trí, đâm kim qua màng trong suốt làm thủng màng tế bào trứng, tiêm tinh trùng… .  Kết quả điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài các yếu tố kỹ thuật của ICSI như chọn phôi chuyển vào buồng tử cung, kỹ thuật chuyển phôi, phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung tạo điều kiện thuận lợi cho phôi làm tổTỷ lệ làm tổ của phôi là ch ỉ s ố quan trọng nh ất thể hiện hiệu quả của toàn bộ công nghệ tạo phôi và nuôi cấy phôi cùng với sự chuẩn bị nội mạc tử cung. Chỉ số này nói lên kh ả năng t ồn t ại và Phạm văn thương –k20 .động vật học 20
nguon tai.lieu . vn