Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA BẢO HIỂM KINH TẾ Đề tài: Chế độ trợ cấp thai sản Lớp tín chỉ: An sinh xã hội_8 Sinh viên thực hiện: ………………….. Hà Nội, Năm 2016 Mục Lục 3 LỜI MỞ ĐẦU Chế độ trợ cấp thai sản có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách BHXH và là một chế độ không thể thiếu đối với người lao động không chỉ bởi tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà còn bởi chính tỉnh chất nội tại của nó là sản xuất ra sức lao động xă hội. BHXH đã được Liên hợp Quốc thừa nhận và coi đó là một trong những quyền lợi cơ bản của con người. Do đó, BHXH cần phải được thực hiện đối với mọi người lao động. Trong những điều kiện khác nhau của đất nước, chính sách BHXH cũng có sự thay đối góp phần to lớn giúp cho người lao động ổn định cuộc sống khi họ gặp phải những sự kiện bảo hiểm. Trong những năm qua, chế độ thai sản đã bảo vệ cho hàng vạn lao động nữ và hàng vạn trẻ em. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng như sự phát triển và tiến bộ xã. Chế độ thai sản đã góp phần giảm bớt những gánh nặng cho người lao động đặc biệt là lao động nữ trong xã hội. I. Chế độ trợ cấp thai sản trên thế giới 1. Châu Âu: Châu Âu được xem là như là châu lục có chế độ an sinh xã hội cao nhất thế giới. Đặc biệt chế độ trợ cấp sinh đẻ ở khu vực Châu Âu rất cao. Trong bối cảnh Châu Âu ngày càng già hóa dân số và tình trạng sinh đẻ giảm mạnh thì các nước Châu Âu khuyến khích các mẹ sinh em bé và có những chính sách phúc lợi trợ cấp thai sản rất tốt. Các nước Châu Âu như Iceland, Thụy Điển, Pháp,...được coi là “thiên đường” của những người sắp làm cha mẹ bởi chế độ ưu đãi rất tuyệt vời. 1.1. Đức 4 Nước Đức là một trong số những nước có trợ cấp thai sản cao nhất thế giới. Phụ nữ mang thai ở Đức được hưởng nhiều quyền lợi và những ưu tiên đặc biết như: Bà bầu ở Đức không bị mất việc: Các công ty, xí nghiệp không được phép sa thải lao động nữ khi đang có bầu dù có đang trả qua thời kỳ suy thoái kinh tế. Khám thai bằng bảo hiểm y tế rất tốt Có thể nói chế độ bảo hiểm xã hội của Đức là một trong những nước có chất lượng nhất châu Âu. Tất cả những người có giấy tờ hợp pháp sống trên đất nước Đức đều bắt buộc phải có bảo hiểm xã hội. Ngay khi vào làm việc ở xí nghiệp thì người lao động đã được đóng bảo hiểm xã hội. Do vây, chi phí mỗi lần khám thai hay kiểm tra thai kỳ qua các gia đoạn của các bà mẹ đều do bảo hiểm chi trả. Ở Đức, vào bệnh viện ai cũng được đối xử như ai, không tốt hơn mà cũng chẳng kém hơn, không bị phân biệt đối xử người nước ngoài hay người Đức. Có một điều dễ nhận thấy một điều là dù các bà mẹ có đẻ rơi ở bất kỳ bệnh viện nào thì bà mẹ và con của bạn cũng vẫn được chăm sóc kỹ lưỡng và nhiệt tình. Năm 2014, Chính phủ Đức đã thanh toán 53,7 tỉ Euro trợ cấp nuôi con, chiếm 73% tổng ngân sách dành cho gia đình. Người Đức cho rằng, 3 năm đầu của trẻ rất cần có cha mẹ bầu bạn nên các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian để ở bên cạnh trẻ. Vì thế, trước khi trẻ 3 tuổi, cha mẹ đều có thể nghỉ thai sản. Nghỉ thai sản của nước Đức được chia thành nghỉ sinh con của người mẹ và nghỉ nuôi con của cả cha lẫn mẹ, thời gian nghỉ dài nhất đến khi bé tròn 3 tuổi. Trong đó, có 1 năm là nghỉ phép có lương. Người mẹ nghỉ thai sản tổng cộng khoảng 14 tuần: trước khi sinh 6 tuần và sau khi sinh 8 tuần. 6 tuần trước khi sinh, trừ khi thai phụ đồng ý, nhà tuyển dụng không thể yêu cầu họ làm việc. 8 tuần sau sinh, cho dù sản phụ có muốn làm việc đi chăng nữa cũng vẫn phải nghỉ ở nhà. Trong trường hợp sinh sớm hoặc đa thai, thời gian nghỉ đẻ có thể kéo dài đến 12 tuần. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn