Xem mẫu

  1. Để giảm bệnh tật: Hãy tích cực vận động Lười vận động gây ra hàng loạt các loại bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Thế nhưng, theo đánh giá của tạp chí y khoa The Lancet (Anh), Việt Nam chỉ có 15,3% người dân tập thể dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày. Tức là trong một trăm người thì chỉ có hơn 15 người bỏ ra nửa tiếng đồng hồ mỗi ngày để vận động. Tỉ lệ này thật đáng báo động so với dân số gần 90 triệu người của nước ta hiện nay. ngày càng phổ Lười vận động biến trong giới trẻ Các nhà khoa học trên thế giới đã kết luận thể dục thể thao là một trong trong 3 nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chiều cao và thể lực của con người, bên cạnh yếu tố dinh dưỡng và di truyền. Thế nhưng một thực trạng đáng buồn là hiện nay, thể trạng của người Việt Nam kém xa với các nước trong khu vực, không những về chiều cao, cân nặng mà cả về các tố chất thể lực, sức bền bỉ. So với Nhật Bản, nam thanh niên Việt Nam 18 tuổi thấp hơn 8cm (163,4cm và 172cm); các thiếu nữ lứa tuổi này cũng thua 4cm về chiều cao (152,7cm và 157cm). Thanh niên Việt Nam chỉ cao ngang thanh niên Lào, Myanmar nhưng thấp hơn thanh niên Campuchia. Về sức bền chung trong vận động, thanh thiếu niên nước ta xếp loại rất kém so với các nước trong khu vực (Theo nghiên cứu trong bài viết “Về nâng cao tầm vóc và thể trạng người Việt Nam” của GS. Dương Chí Nghiệp). Điều này là hệ quả của việc thiếu vận động, coi nhẹ thể dục thể thao ở độ tuổi thanh thiếu ni ên. Trên thực tế, trong danh sách các hoạt động ưa thích của học sinh, sinh viên, thì
  2. chơi game online, lướt web, xem phim, tụ tập ăn uống… vẫn là những hoạt động được ưa thích và ưu tiên hơn nhiều so với việc vận động tay chân. Đối với những người trong độ tuổi đi làm, ý thức về lợi ích của thể dục thể thao tuy có cao hơn nhưng không phải vì thế mà số lượng người dành thời gian vận động lại nhiều hơn. Những cơn stress kéo dài do công việc và những căn bệnh đặc thù của dân văn phòng là những lí do khiến nhiều người tìm đến với các hoạt động thư giãn. Nhưng thay vì tìm đến với các bộ môn vận động thì phần đông lại chọn cách ăn uống hoặc về nhà nghỉ ngơi. Còn lại, những người quan tâm nghiêm túc hơn đến việc vận động chủ yếu là những người lớn tuổi, thường có thói quen đi bộ, tập dưỡng sinh ở công viên vào mỗi sáng sớm… chiếm tỉ lệ rất ít. Có thể nói vận động thể chất hiện vẫn ch ưa trở thành một hoạt động đại trà của người dân Việt Nam mặc dù lợi ích của nó không ai không biết. Sống yêu vận động để luôn khỏe mạnh và yêu đời Hiện nay, ngoài các giải đấu chuyên nghiệp thì phần lớn các hoạt động thể dục thể thao ở nước ta mới chỉ mang tính chất phong tr ào chứ chưa đi vào thành thói quen. Trong tâm lý của người Việt Nam, vận động thường xuyên không nhất định là phải vận động hàng ngày. Đối với học sinh, sinh viên, đó là hai tiết học thể dục hàng tuần; đối với nhân viên văn phòng, đó là một buổi cầu lông, tennis, hay đơn giản là ngụp lặn ở bể bơi vào cuối tuần... Những hoạt động đó hẳn nhiên có tác dụng, nhưng hiệu quả lâu dài và khả năng cải thiện sức khỏe, thể chất không cao so với việc dành thời gian cho khoảng 30 phút vận động đều đặn mỗi ngày.
  3. Đã đến lúc chúng ta cần đầu tư, quan tâm hơn nữa đến việc tăng cường vận động và thể dục thể thao để bản thân mỗi người tự trang bị cho mình sức khỏe, phòng ngừa các nguy cơ bệnh tật, từ đó có một cuộc sống năng động và tràn đầy sức sống. Đồng thời, yêu vận động sẽ là hành động thiết thực nhất của mỗi cá nhân góp phần trong công cuộc cải thiện thể trạng người dân Việt Nam, thực hiện lời dạy của Bác “Dân cường, Nước mới thịnh”. Hãy cùng nhau sống yêu vận động, luyện tập thể dục thể thao đều đặn để có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần lạc quan và cuộc sống tích cực hơn.
nguon tai.lieu . vn