Xem mẫu

  1. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 1
  2. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY Chương I CÁC DẠNG CỔ, BÂU, TAY THỜI TRANG I - CÁC DẠNG CỔ ÁO Cổ áo là phần khoét trên thân áo để tạo thành kiểu áo theo đúng yêu cầu. Các kiểu dáng cổ áo là chi tiết quan trọng nhất tạo nên vẻ đẹp cho chiếc áo. Các kiểu cổ không bâu là các kiểu cổ chỉ cắt khoét vào thân áo theo nhiều dạng khác nhau.. Vòng cổ sẽ được hoàn tất bằng một số phương pháp sau: - May hoặc thêu trực tiếp trên vòng cổ. - Viến gấp mép: + Gấp mép vào trong. + Gấp mép ra ngoài. - Viền bọc mép. Từ cổ tròn cơ bản, ta điều chỉnh đoạn vào cổ và hạ cổ cho phù hợp với kiểu áo theo ý thích. 1. CỔ TRÒN RỘNG a/ Thân trước - Ngang cổ: EE1 = 2 - 3cm (tuỳ ý) - Hạ cổ: FF1 = 3 - 5cm (tuỳ ý) Nối tam giác E1E2F1. Trên E1F1 lấy điểm giữa O. Nối OE2. Lấy OO1 = 1/3 E2O. Vẽ cong vòng cổ qua O1E1F1. 2
  3. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY b/ Thân sau EE1 = EE1 thân trước = 2 - 3cm. FF1 = 2 - 3cm. Vẽ cong vòng cổ qua E1F1 tương tự vòng cổ căn bản Chú ý: - Khi vẽ vòng cổ tròn rộng, nếu tăng đoạn ngang cổ, vòng cổ sẽ rộng ra thêm ở hai vai. Nếu tăng thêm đoạn hạ cổ thì vòng cổ sẽ sâu thêm. Dựa vào đó ta gia giảm kích thước của hai đoạn này để có vòng cổ rộng như ý. - Khi khoét vòng cổ rộng hơn vòng cổ căn bản từ 3cm trở lên thì phải giảm vai tại điểm cổ xuống 0,5cm để cổ áo không bị hếch. 2. CỔ VUÔNG a/ Thân trước EE1 = 2 - 3cm FF1 = 4 - 5cm Vẽ E1E2 // FF1. Vẽ E1E2 vuông góc F1E2. E2F2 = 2cm. Vẽ nối thẳng vòng cổ qua các điểm E1F2F1. b/ Thân sau EE1 = EE1 thân trước = 2 - 3cm. FF1 = 3 - 4cm. Vẽ E1E2 // FF1. Vẽ E1E2 vuông góc F1E2. E2F2 = 2cm. Vẽ nối thẳng vòng cổ qua các điểm E1F2F1. 3
  4. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 3. CỔ CHỮ U Cách vẽ và cắt giống như cách vẽ và cắt cổ vuông. Nhưng sau khi vẽ xong ta vẽ cong ở góc vuông F2 để tạo dạng chữ U. 4
  5. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 4. CỔ THUYỀN a/ Thân trước - Ngang cổ: EE1 = 6cm trở lên (tuỳ ý). - Hạ cổ: FF1 = 3cm trở xuống (tuỳ ý). Vẽ cong vòng cổ qua E1F1. Khoảng giữa vẽ cong vào 0,5cm. b/ Thân sau - Ngang cổ: EE1 = EE1 thân trước = 6cm trở lên. - Hạ cổ: FF1 = 0 - 2cm. Vẽ cong vòng cổ qua E1F1. Khoảng giữa vẽ cong vào 0,5cm. Chú ý: - Dạng cổ thuyền còn gọi là cổ ngang. Do đó không may hạ cổ quá sâu. Đoạn EE1 càng lớn thì đoạn FF1 phải càng nhỏ. - Đối với những kiểu cổ khoét rộng hơn áo căn bản từ 3cm trở lên thì đoạn vào cổ thân trước nên nhỏ hơn đoạn vào cổ của thân sau 1cm để khi mặc vào, vòng cổ ôm vào người. Như vậy, phần đầu vai phải giảm bớt 1cm để khi ráp áo sườn vai thân trước và thân sau bằng nhau. 5. CỔ TRÁI TIM a/ Thân trước - Ngang cổ: EE1 = 2cm. - Hạ cổ: FF1 = 7 - 9cm (tuỳ ý). Vẽ cong vòng cổ FF1. Khoảng giữa vẽ cong vào 0,5cm. b/ Thân sau 5
  6. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY - Ngang cổ: EE1 = EE1 thân trước = 2cm. - Hạ cổ: FF1 = 2cm. Vẽ cong vòng cổ tương tự như cách vẽ vòng cổ tròn rộng. 6
  7. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY II - CÁC DẠNG BÂU ÁO Bâu áo là phần vải rời được ráp vào vòng cổ trên thân áo. Cũng như cổ áo, bâu nằm ngay ở trên áo là phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp cho chiếc áo. 1. BÂU ĐĂNG-TÔNG (DẠNG CĂN BẢN, VE NHỎ) a/ Ve áo - Cách vẽ Vẽ vòng cổ thân trước. O là điểm giữa của EE1. Nối OF. FF1 = 3cm. O1 là điểm giữa của OF. Vẽ cong vòng cổ từ E đến O1 và nối thẳng đến F. Kéo dài vòng cổ đến F1. Hạ ve: FM = 12 - 15cm. Nối F1M. Đường ve áo qua các điểm EO1FF1M. - Cách cắt + Đường EF1 chừa 0,5cm đường may. + Đường F1M chừa 1cm đường may. + Cắt đường ngang ra đinh áo. b/ Bâu áo - Cách vẽ Bề dài bâu: AB = 1/2 vòng cổ đo trên áo (đo từ điểm F) = 18cm. Bề cao bâu: AC = 6 - 8cm. 7
  8. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY Nối hình chữ nhật ABCD. BB1 = 1,5 - 2cm. DD1 = 1 - 2cm. O là điểm giữa của AB. Nối đường chân bâu AOB1. Đoạn OB1 vẽ cong 0,5cm. Vẽ bâu áo qua các điểm AB1D1C. - Cách cắt + Đường AC là vải gấp đôi. + Cắt 2 lớp vải bâu chừa đều 1cm đường may. + Cắt một miếng vải lót không chừa đường may. c/ Miếng đáp ve - Cách vẽ Vẽ theo vòng cổ và sườn vai thân trước. Sau khi cắt xong thân trước, đặt thân trước lên phần vải vẽ miếng đáp ve. Sang dấu đường sườn vai, vòng cổ và ve áo. EP = 4cm. MN = 2cm. NQ = đinh áo + 0,5cm. 8
  9. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY Nối PQ, khoảng giữa vẽ cong 0,5cm. Miếng đáp ve đi qua các điểm EPQMNF1. - Cách cắt + Cắt 2 miếng đáp ve đối xứng nhau, đoạn PQ chừa đưòng may 0,5cm. + Cắt 2 miếng vải lót ve, không chừa đường may. 2. BÂU CÁNH ÉN (CÁNH NHỌN, CÁNH NHẠN) a/ Ve áo Cách vẽ và cắt giống như ve áo bâu đăng-tông. b/ Bâu áo - Cách vẽ + Lớp bâu trong Bề dài bâu: AB = 1/2 vòng cổ trên áo (đo đến hết phần ve áo: điểm F1) = 21cm. Bề cao bâu: AC = 6 - 8cm. Vẽ nối hình chữ nhật ABCD. BB1 = 2cm. O là điểm giữa của AB. Vẽ đường chân bâu AOB1. Đoạn OB1 vẽ cong 0,5cm. DD1 = 2cm. D1D2 = 2cm. O1 là điểm giữa của CD. Vẽ đường vành ngoài CO1D2 của bâu. Đoạn O1D2 vẽ cong 0,5cm. Bâu áo trong qua các điểm AB1D2O1C. + Lớp bâu ngoài Vẽ lại lớp bâu trong. Sau đó vẽ tiếp phần ve áo. Khoảng hạ ve của thân trước: B1I = 12 - 15cm. Vẽ IJ vuông góc BI. 9
  10. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY IJ = 2/3 B1I. Vẽ JK vuông góc B1J. JK = bề rộng đinh áo + cài nút. Nối KO. Vẽ đường chân bâu AOK, vẽ cong ngay góc O. Lớp bâu ngoài qua các điểm AOKJB1D2C. - Cách cắt AC là đường vải gấp đôi. Cắt một lớp bâu ngoài và một lớp bâu trong, chung quanh chừa đều 1cm. Nếu vải mỏng có thể cắt thêm một lớp vải lót (vải dựng) không chừa đường may. 3. BÂU CA-RÊ (CARRE, CÁNH VUÔNG) Cách vẽ, cắt và may tương tự như bâu cánh én, chỉ khác ở hình dạng đầu bâu. 10
  11. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY BB1 = 2cm. O là điểm giữa của AB. Vẽ đường chân bâu AOB1. Khoảng giữa OB1 vẽ cong 0,5cm. DD1 = 1cm. Bâu áo trong qua các điểm AB1D1C. 4. BÂU SAM (CHÂLE, CÁNH CONG) Cách vẽ, cắt và may tương tự như bâu cánh én, chỉ khác ở hình dạng đầu bâu. BB1 = 2cm. O là điểm giữa của AB. Vẽ đường chân bâu AOB1. Khoảng giữa OB1 vẽ cong 0,5cm. O1 là điểm giữa của CD. Nối O1B1. Vẽ vành ngoài CO1B1 của bâu áo. Đoạn O1B1 vẽ cong 1,5cm. Bâu áo trong qua các điểm AB1O1C. 5. BÂU TƠ-NĂNG (TENANT) Bâu tơ-năng là kiểu bâu rất phổ biến được may trên áo sơ - mi (chemise) nam và nữ. Kiểu dáng bâu tạo sự thanh lịch cho áo. Vì thế, bâu tơ - năng thường được may trên các bộ đồng phục, trang phục công sở, lễ phục... Đây là dạng bâu đứng bẻ lật ra ngoài. Bâu thường gồm 2 phần: - Lá bâu: là phần ở trên. Cạnh dưới dài bằng số đo vòng cổ. Cạnh trên và 2 đầu bâu được thay đổi để tạo nhiều dạng bâu theo thời trang. 11
  12. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY - Chân bâu: là phần ở dưới. Cạnh trên của chân bâu ráp với cạnh dưới của lá bâu. Cạnh dưới của chân bâu ráp vào cổ áo. Bâu tơ-năng không vẽ trực tiếp trên vải mà vẽ mẫu bâu lên bìa cứng, sau đó cắt rời ra để làm mẫu rập. a/ Cách vẽ - Chân bâu Bề dài chân bâu: AB = 1/2 vòng cổ trên thân áo (đo tới đường đinh áo) = 19cm. Bề cao chân bâu: AC = 3,5cm (tuỳ ý). Vẽ hình chữ nhật ABCD. BB1 = 1cm. AO = OO1 = O1B. Vẽ cạnh dưới của chân bâu AOO1B1. Đoạn AO vẽ cong 0,5cm. Đoạn O1B1 vẽ cong 0,3cm. DD1 = 0,5cm. D1D2 = 0,5cm. O2 là điểm giữa của CD2. Vẽ cạnh trên của chân bâu CO2D2. Vẽ cong đoạn O2D2. Chân bâu qua các điểm AOO1B1D2O2C. - Lá bâu Bề cao lá bâu: CE = AC + 0,5cm = 4cm. Vẽ hình chữ nhật CDEF. Cài nút: D2M = 1,5cm. Cạnh dưới của lá bâu là đường CO2M. 12
  13. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY Nối MF, kéo dài tới điểm F1. FF1 = 2cm. O3 là điểm giữa của EF. Vẽ cạnh trên của lá bâu EO3F1M. Lá bâu qua các điểm CO2MF1O3E. b/ Cách cắt - Cắt rập giấy theo hình dạng của bâu + Nếu may kiểu bâu liền chân thì cắt rập giấy theo hình AB1D2MF1O3E. + Nếu may kiểu bâu chân rời thì cắt rời phần chân bâu và phần lá bâu. - Cắt vải bâu + Đường AC, CE là đường vải gấp đôi. + Đặt rập giấy lên vải và cắt 2 lớp chân bâu và 2 lớp lá bâu chừa đều xung quanh 1cm. - Cắt vải lót Cắt vải lót theo rập giấy. + Lá bâu: cắt sát, chỉ chừa đường may ở đường ráp với chân bâu (CO2M). + Chân bâu: cắt sát, không chừa đường may. Chú ý: Khi may bâu tơ-năng và những dạng bâu đứng khác, ta vẽ đoạn vào cổ trên thân áo nhỏ hơn áo căn bản 0,5cm. 13
  14. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY III - CÁC DẠNG TAY ÁO 1. TAY PHỒNG Tay phồng thường được may trong các kiểu áo phụ nữ và trẻ em, nhất là trong các y phục thường ngày. Có nhiều kiểu tay phồng: phồng ở phần nách và phồng cữa tay. Đối với dạng phồng ở nách áo, phổ biến nhất là kiểu tay phồng đứng và tay phồng tròn. Từ dạng tay áo căn bản , ta điều chỉnh: - Tay phồng đứng: tăng thêm phần hạ nách tay. - Tay phồng tròn: tăng thêm phần hạ nách tay và rộng ngang tay. Còn kiểu phồng ở cữa tay thường được kết hợp với kiểu phồng ở nách áo. 1.1. Cách vẽ a/ Tay phồng đứng, cữa tay ôm Dài tay: AB = Dt căn bản ( tuỳ theo kiểu tay dài hoặc ngắn) = 20cm. Độ dún: AA1 = 3 - 5cm (tuỳ ý). Vẽ lại đường nách tay sau và nách tay trước C1A1 (lượn cong theo nách tay căn bản). 14
  15. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY b/ Tay phồng tròn, cữa tay ôm AA1 = A1A2 = 3 - 5cm. Vẽ lại vòng nách tay từ C1 đến A2. c/ Tay phồng tròn, cữa tay phồng 15
  16. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY Khi may áo tay phồng tròn, thông thường người ta hay kết hợp với việc may rút dún ở cữa tay để cữa tay cũng phồng tròn. Khi đó ta sẽ tăng thêm độ rộng cho phần cữa tay để rút dún. Từ tay áo căn bản ta vẽ điều chỉnh lại vòng nách và cữa tay như sau: AA1 = A1A2 = BB1 = 3 - 5cm (tuỳ ý). Vẽ lại vòng nách C1A2. d/ Tay phồng đứng, cữa tay phồng Dạng tay này thường được may trên áo dài. AA1 = 3 - 5cm. Vẽ lại vòng nách C1A1. BB1 = Ct căn bản + 3 - 5cm = 13 + 5 = 18cm. B1B2 = 2cm. Nối đường sườn tay C1B2. Khoảng giữa đường sườn tay vẽ cong 0,5cm. 2.2. Cách cắt A1B là đường vải gấp đôi. Cắt 2 tay áo đối nhau, cách cắt tương tự như cách cắt tay áo căn bản. Chú ý: Khi may tay áo phồng ta phải giảm đoạn ngang vai AG để tay áo được đứng. Từ thân áo căn bản ta giảm đầu vai 1,5cm, điều chỉnh lại vòng nách áo. 16
  17. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 2. TAY LOA (TAY LOE) Tay loa là dạng tay có phần cữa tay mở rộng, được áp dụng cho các kiểu áo phụ nữ nhằm tạo dáng mềm mại. Khi may có thể dùng cạnh vải xéo hoặc vải cạnh ngang để vải tạo những nếp rũ đều nhau. a/ Cách vẽ 17
  18. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY Từ tay áo căn bản điều chỉnh thêm phần loa rộng ở cánh tay: - Vòng nách tay trước và vòng nách tay sau vẽ như nách tay căn bản. - Cữa tay: BB1 = Ct căn bản + 5cm (tuỳ ý) = 13 + 5 = 18cm. Giảm cữa tay: B1B2 = 2cm. Vẽ cong đường sườn tay C1B2. b/ Cách cắt Tương tự cách cắt tay áo căn bản. 18
  19. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY Chương II CÁC DẠNG ÁO NGẮN NỮ I - ÁO TAY LIỀN Áo tay liền là dạng áo không có đường ráp ở nách áo, giữa thân áo và tay áo. Thông thường, áo tay liền được may thân rộng, nách rộng và vẽ, cắt hai thân bằng nhau. 1. Cách vẽ Từ thân áo căn bản, ta vẽ thêm phần tay liền ở thân trước và thân sau. Dài tay: HH1 = Dt (tay ngắn) = 20cm. Giảm cữa tay: H1H2 = 1 - 2cm. Kẻ H2X vuông góc HH2. Hạ nách rộng: C1C2 = 3cm. Kẻ YC2 // CC1. Kéo dài YC2 gặp XH2 tại điểm I. Vẽ cong từ điểm I đến đường sườn thân. 19
  20. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 2. Cách cắt Tương tự cách cắt áo căn bản hoặc tuỳ kiểu áo. 3. Cách may - Ráp đường sườn sườn vai (liền tay) EHH2. - May bâu áo (nếu có). - Ráp bâu vào thân áo. - May lai tay H2I. - Ráp đường sườn thân. - Lên lai áo. - Thùa khuy, kết nút. - Hoàn chỉnh sản phẩm: cắt chỉ thừa, giặt, là... 20
nguon tai.lieu . vn