Xem mẫu

  1. ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔĐUN THIẾT KẾ ÁO SƠ MI, QUẦN ÂU, VÁY Mục tiêu: Học xong môđun này học sinh có khả năng: - Trình bày được phương pháp và công thức thiết kế sản phẩm quần âu, áo sơ mi, váy - Thiết kế được mẫu áo sơ mi nam cổ đứng dài tay - Thiết kế được mẫu áo sơ mi nữ cổ lá sen - Thiết kế được mẫu quần âu nam 1 ly lật - Thiết kế được mẫu quần âu nam 2 ly xuôi - Thiết kế được mẫu quần âu nữ xăng ly ống côn - Thiết kế được váy cơ bản, váy xòe, váy liền áo - Sử dụng đúng kỹ thuật và thành thạo các dụng cụ đo, thiết kế, cắt sản phẩm TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 1
  2. Bài 1: PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ÁO SƠ MI NAM DÀI TAY CỔ ĐỨNG I. Đặc điểm kiểu mẫu: - Là kiểu áo sơ mi dài tay, cổ đứng phần bẻ gập và phần chân cổ cát rời - Thân trước bên trái có 1 túi ngực đáy tròn - Thân sau có cầu vai, xếp ly thân sau - Tay măng sét tròn, thép tay chữ I II. Ký hiệu và số đo (đơn vị: cm) Dài áo (Da): 74 Vòng cổ (Vc): 36 Dài eo (De): 46 Vòng ngực (Vn): 86 Rộng vai (Rv): 46 Cử động ngực: 6÷7 Xuôi vai (Xv): 5,5 Cử động nách: 3÷5 Dài tay (Dt): 59 III. Phương pháp thiết kế: 1. Thân sau a. Xác định các đường ngang: Gập vải theo chiều dọc, mặt phải vào trong, lấy đủ rộng ½ thân áo + đường may, rồi dựa vào đường gập đó xác định các đoạn sau: AE ( Da) = sđ = 74 Bản cầu vai AB: TB = 8 Hạ nách sau (Hns) AC = ¼ Vn + Cđ nách = 86/4 + 4 = 25,5 Dài eo (De) AD = 46 = 60% Da + 2 Từ các điểm A, B, C, D, E dựng các đường vuông góc với AE b. Đường vai thân áo: - Trên đường ngang B lấy BB1 = ½ Rv + ly (2,5) = 25,5 Từ B1 kẻ vuông góc xuống dưới. Lấy B1B2 (xv thân áo) = 1,5 - Xác định B’ sao cho: BB’ = 1/3 BB1 = 8,5 Vẽ đường cong: B2, B’, B TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 2
  3. Lấy điểm B3 sao cho B2B3 = 1/6 Rv = 7,7. Từ B3 vẽ đường song song với BC Lấy B3B4 (rộng ly) = 2,5. Từ B4 kẻ đường song song với BC Chia đôi B3B4 , kẻ đường phân ly Kéo dài B3 lên, lấy B3’ ngang với B4 Vẽ đầu vai thân áo: từ B2 qua B3’, xuống B4, qua B’ vào B c. Vòng nách Trên đường ngang C lấy CC1 (rộng thân ngang nách): CC1 = ¼ Vn + Cđ ngực = 27,5 CC2 (rộng bả vai) = ½ Rv =23 Nối B2C2, lấy C2C3 = 1/3 C2B2. Nối C3C1, lấy C1C4 = C3C4 Nối C2C5, lấy C4C5 = 1/3 C2C4 Vẽ vòng nách từ B2, qua C3, C5, C1 d. Sườn, gấu Trên đường ngang D lấy: DD1 = CC1 – 1 = 26,5 EE1 = CC1 = 27,5 Vẽ sườn áo C1 qua D1, E1 e. Bản cầu vai: Từ B lấy lên 2cm AB = 8. Vẽ các đường ngang tại A, B Ngang cổ sau: AA1 = 1/6 Vc + 2 = 8 Từ A1 dựng đường vuông góc lên phía trên Lấy A1A2 (mẹo cổ): TB = 4,5 Lấy điểm A3 nằm giữa AA1 Nối A2A3, lấy A4 là điểm giữa Nối A1A4, lấy A4A5 = 1/3 A4A1 Vẽ vòng cổ tròn đều từ A, qua A3, A5, A2 - Rộng chân cầu vai BB1 = ½ Rv =23 TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 3
  4. Từ B1 dựng vuông góc lên phía trên, qua A2 dựng đường song song với BB1 cắt đường B1 tại A6 Lấy A6A7 = Xv – 1,5 = 4 Từ A7 kẻ vuông góc ra ngoài, lấy A7A8 = 1 Nối A2A8 là vai con thân sau Vẽ cong đầu nách A8B1 2. Thân trước a. Sang dấu các đường ngang: Kẻ đường gập nẹp song song và cách mép vải 4,5cm, kẻ tiếp đường giao khuy song song và cách đường gập nẹp 1.7cm. Đặt đường sống lưng của thân sau trùng với đường giao khuy, rồi sang dấu các đường ngang nách, ngang eo, ngang gấu Hạ nách trước C6A9 = Hns – 2 = 23,5 Từ A9 kẻ đường ngang vuông góc b. Vòng cổ, vai con Ngang cổ trước A9A10 = 1/6 vc + 2 = 8 Từ A10 kẻ vuông góc xuống, lấy hạ cổ A10A11 = 1/6 Vc – 0,5 = 5,5 Từ A11 kẻ vuông góc ra phía ngoài cắt đường gập nẹp tại A12 Nối A12A10 lấy A13 là điểm giữa Nối A11A13 lấy A13A14 = 1/3 A13A11 Vẽ vòng cổ cong đều từ A12, qua A14, A10 Kẻ đường Hxv song song và cách A9A10 = sđ Xv Lấy vai con thân trước = vai con thân sau – 0,5 c. Vòng nách Rộng thân ngang nách C7C8 = CC1 (thân sau) = 27,5 Lấy A15A16 (giảm đầu vai) = 1,5 Từ A16 kẻ vuông góc xuống cắt ngang nách tại C9, lấy C9C10 = C10A16 Nối C8C10, lấy C8C11 = C10C11 Nối C9C11, lấy C11C12 = 1/3 C11C9 TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 4
  5. Vẽ vòng nách cong đều từ A15, qua C10, C12, C8 d. Sườn, gấu Rộng eo thân trước: D3D4 = rộng eo thân sau = 26,5 Rộng gấu thân trước: E3E4 = rộng gấu thân sau = 27,5 Vẽ sườn áo cong đều từ C8, qua D4, E4 Sa gấu E3E5 = 1,5 Vẽ gấu áo làn đều từ E5 lên E4 e. Túi áo T là góc miệng túi phía nẹp: A10T = 19 T cách đường gập nẹp 6 Qua T vẽ đường song song với ngang ngực TT1 (rộng miệng túi ) = 13 Qua T1 kẻ đường vuông góc, lấy T1T2 (chếch miệng túi) = 0,7 Nối đường miệng túi T1T2 Qua T kẻ đường miệng túi song song với đường giao khuy Dài túi TT3 = 14; Rộng đáy túi 13,5 * Chia khuy: - Khuy 1 cách A12 từ 6÷7 - Khuy 2 cách E5 từ 18÷20 Còn lai khoảng cách các khuy là 10÷11 3. Tay áo Gập vải theo chiều dọc mặt phải vào trong, lấy đủ rộng ½ tay áo + đường may, rồi dựa vào đường gập đó xác định các đoạn sau: Dài tay AC = cđ – măng set (6,5) = 52,5 Hạ mang tay AB = ½ BB1 - 1,5 Rộng bắp tay BB1 = Hns – ½ Xv = ¼ Vn + cđ nách – ½ Xv = 22,75 AB = 10,9 Qua A, B, C kẻ các đường ngang vuông góc Lấy B2 nằm giữa BB1. Từ B2 kẻ đường vuông góc lên cắt ngang A tại A2 TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 5
  6. - Mang tay sau: Lấy A1A2 = 1/3 A1B2 + 0,5 Trên AA1 lấy AA3 = 1/3 AA1 Vẽ mang tay sau cong đều từ A qua A1, A2, B1 - Mang tay trước: Lấy A2A4 = 1,8 ÷2; AA5 = A5A3 Vẽ mang tay trước từ A qua A5, A4, B1 - Cửa tay: CC1 (rộng cửa tay) = ¾ BB1 = 17 - Sẻ cửa tay ở mang tay sau: lấy CC2 = C2C1 Từ C2 kẻ vuông góc lên, lấy C2C3 = 9 4. Các chi tiết phụ a. Măng set: 4 lá dọc vải D x R = 25 x 6,5 b. Thép tay: cắt dọc vải - Thép tay to: D x R = 15 x 6 - Thép tay nhỏ: D x R = 9 x 2,5 c. Túi áo: Cắt dọc vải. Đặt thân trước lên phần vải để cắt túi, sang dấu túi và cắt theo các đường vừa sang dấu d. Cổ áo: - Bản cổ: lá chính dọc vải, lá lót ngang vải Gập vải theo chiều ngang AB = 4. Qua A, B dựng các đường vuông góc AA1 = BB1 = ½ Vc + 0,5 = 18,5 Lấy B1 xuống B2 = A1 ra A2 = 1 Nối A2B2 , kéo dài lên trên B2A3 = 6,5÷7cm Vẽ đường sống cổ cong đều từ A, ½ AA1, A3 Vẽ đường chân bản cổ cong đều từ B2, ½ BB1, B - Chân cổ: lá chính dọc vải, lá lót ngang vải TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 6
  7. Gập vải theo chiều ngang AB = 3,2cm AA1 = BB1 = ½ Vc + 3 = 21 B1B2 = 1,5; A1 vào A2 = 0,7 Vẽ đường chân cổ: B, ½ BB1, B2 Dư đường may: - Vai con, sườn áo, bụng tay, gấu áo, cửa tay, đường ngang vai, chân cầu vai: 1 - Vòng cổ, đầu tay, vòng nách, xung quanh túi, : 0,7 - Miệng túi: 3 - Cạnh nẹp: cắt đứt (Hình vẽ số 1) TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 7
  8. Bài 2. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ÁO SƠ MI NỮ CỔ LÁ SEN I. Đặc điểm hình dáng - Áo dáng thẳng không chiết - Tay dài măng set - Cổ lá sen tim II. Ký hiệu và số đo (đơn vị: cm) Dài áo sau (Das): 62 Vòng cổ (Vc): 32 Hạ eo sau (Hes): 37 Vòng ngực (Vn): 84 Rộng vai ( Rv): 38 Vòng mông (Vm): 88 Dài tay (Dt): 54 Cử động ngực (cđn): 10. tt: 6, ts: 4 III. Phương pháp thiết kế 1. Thân trước a. Xác định các đường ngang Gập vải theo canh sợi dọc, mặt phải vào trong, mép gấp quay về phía người cắt. Vẽ đường gập nẹp song song cà cách biên vải 4cm, kẻ tiếp đường giao khuy cách đường gập nẹp 1, 5cm. Trên đường giao khuy ta xác định các đoạn sau: Dài áo AX = cđ Das = 62 Hạ nách sau AC = ¼ Vn = 21 Hạ eo AD = sđ Hes = 37 Từ các điểm A, B, C, D kẻ các đường ngang vuông góc b. Cổ áo, vai con Rộng cổ AA1 = 1/5 Vc + 0,5 = 6,9 Hạ sâu cổ AA2 = 1/5 Vc + 6 = 12,4 Nối A1A2 lấy O là điểm giữa. Qua O kẻ vuông góc với A1A2, lấy OO1 = 1 Vẽ cong vòng cổ từ A2 qua O1, A1 TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 8
  9. Trên đường ngang A lấy AB = ½ Rv – 0,3 = 18,7 Qua B kẻ vuông góc xuống, lấy BB1 = 1/10 Rv + 1 = 4,8 Nối A1B1 là vai con thân trước c. Vòng nách Rộng thân ngang nách CC1 = ¼ Vn + cđt = 24 Từ B1 lấy vào B1B2 = 2. Từ B2 kẻ vuông góc xuống cắt ngang C tại C1. K là điểm giữa của B2C2. Nối KC1, lấy I là điểm giữa Nối IC2, lấy I2 là điểm giữa Vẽ vòng nách cong đều từ B1 qua K, I1, C1 d. Sườn áo, gấu áo Rộng thân ngang eo DD1 = CC1 – (1÷2) = 24 – 2 = 22 Rộng thân ngang mông XX1 = ¼ Vm + 3 = 25 (hoặc XX1 = CC1 + 1 = 25) Giảm sườn áo X1X2 =2 Vẽ sườn áo cong đều từ C1 qua D1, X2 Sa vạt XX3 = 2 Vẽ làn gấu cong đều từ X3 lên X2 2. Thân sau a. Sang dấu các đường ngang Đặt thân trước lên phầ vải để thiết kế thân sau, sang dấu các đường ngang cổ, ngang nách, ngang eo, ngang gấu b. Vòng cổ, vai con Rộng cổ A3A4 = 1/5 Vc + 0,5 = 6,9 Cao đầu cổ A4A5 =2 Vẽ vòng cổ cong đều từ A3 lên A5 - Hạ xuôi vai A3B3 = 1/5 Rv – 2 = 2 Rộng ngang vai B3B4 = ½ Rv = 19 Nối A5B4 là vai con thân sau TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 9
  10. c. Vòng nách Rộng thân ngang nách C3C4 = ¼ Vn + cđs = 23 Từ B4 lấy vào B4B5 = 1,5 Từ B5 kẻ vuông góc xuống cắt ngang C tại C5 Lấy K1 nằm giữa B5C5 Nối C4K1, lấy I2 là điểm giữa Nối I2C5, lấy I2I3 = 1/3 I2C5 Vẽ vòng nách cong đều từ B4 qua K1, I3, C4 d. Sườn, gấu Rộng thân ngang eo D2D3 = C3C4 – (1÷2) = 23- 2 = 21 Rộng thân ngang mông X4X5 = ¼ Vm + 2 = 24 (hoặc X4X5 = C3C4 + 1 = 24) Giảm sườn áo X5X6 = 2 Vẽ sườn áo cong đều từ C4, qua D4, X6 Vẽ làn gấu cong đều từ X4 lên X6 3. Tay áo Gấp vải theo canh sợi dọc làm đường sống tay, phần vải gấp vào bằng chỗ rộng nhất của tay áo, mặt trái ra ngoài, mép gấp quay về phía người cắt. Từ đầu vải đo xuống 2cm có điểm A Dài tay AX = sđ – măng set = 54 – 4 = 50 Hạ mang tay AB = 1/10 Vn + 5 (4÷5) = 13,4 Từ các điểm A, B, X kẻ các đường ngang vuông góc vongnachtruoc + vongnachsau Rộng bắp tay AB1 = + 0,5 2 Từ điểm A lấy theo đường chéo 1 đoạn bằng AB1, cắt đường hạ mang tay kéo dài tại B1 - Chia đoạn AB1 làm 3 phần, có điểm M,N. Khoảng B1M đo xuống 0,5cm có điểm M1; Từ N đo lên NN1 = 2cm; AA1 = 2 Vẽ cong đầu tay mang sau từ B1 qua M1, M, N1, A1, A TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 10
  11. - Chia đoạn AB làm 2 phần bằng, O là điểm giữa của AB1. Khoảng giữa OB1 đo xuống 1,5cm; khoảng giữa OA đo lên 1cm Vẽ cong đầu tay mang trước qua các điểm đã xác định - Rộng cửa tay XX1 = 1/8 Vn + 1 + chun (6) = 17,5 Nối B1X1, lấy giảm sườn tay X1X2 = 1 Vẽ cửa tay cong đều từ X lên X2 4. Chi tiết phụ a. Măng sét: cắt dọc vải, 2 lá - Chiều dài măng set: ¼ Vn + 2 - Chiều rộng măng set: 8 b. Cổ áo: 2 lá ngang vải Gập vải theo canh sợi dọc lam đường giữa cổ Rộng bản cổ: AB = 6 Sâu chân cổ: BC = 3 vong coth antruoc + vong coth ansau Chiều dài bản cổ: BC1 = 2 T là điểm giữa của BC1 Qua T kẻ vuông góc với BC1 Vẽ vòng chân bản cổ từ C1 qua T1, B Từ C1 kẻ đường vuông góc với đường cong C1B Từ vẽ đường cong sống cổ cách đều đường chân cổ 6cm Dư đường may: - Vai con, sườn, gấu, bụng tay: 1 - Vòng cổ, vòng nách, đầu tay, cửa tay, xung quanh cổ áo, xung quanh măng set: 0,7 (Hình vẽ số 2) TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 11
  12. Bài 3: PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ QUẦN ÂU NAM 1 LY LẬT I. Đặc điểm kiểu mẫu - Quần cạp rời, túi dọc chéo, cửa quần tra khóa - Có 1 túi cơi sau - Thân trước có 1 ly lật - Phù hợp với đối tượng trung niên II. Ký hiệu và số đo Dài quần (Dq) = 95 Vòng bụng (Vb) = 72 Vòng mông (Vm) = 88 Vòng ống (Vo) = 40 Cử động mông (cđm) = 7 (6÷8) cđt =2, cđs = 1,5 III. Phương pháp thiết kế 1. Thân trước Kẻ đường dựng dọc quần cách biên vải 1cm. trên đường đó ta xác định các đoạn sau: a. Xác định các đường ngang: Dài quần (AX) = sđ Dq = 95 Hạ cửa quần (AB) : AB = Vm/4 + 2 =24 Từ B lấy lên B’ = AB/4 = 6 Hạ gối (AC) = Dp/2 + 5 = 52,5 Từ các điểm A, B’, B, C, X kẻ các đường ngang vuông góc b. Cửa quần, cạp quần Rộng ngang TT (BB1) = Vm/4 + cđt = 24 Ra cửa quần B1B2 =3,5 Lấy B3 sao cho BB3 = B2B3. Qua B3 kẻ đường ly chính song song với AX cắt ngang A tại A1, ngang C tại C1, ngang X tại X1 Từ B1 kẻ vuông góc lên cắt ngang cạp tại A2, ngang B’ tại B4 TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 12
  13. A2A3 (vát cửa quần ) = 1,5 Nối A3B4, lấy A3A4 (giảm đầu cạp) = 1 Nối B2B4, lấy B2B5 = B4B5 Nối B1B5, lấy B5B6 = 1/3 B5B1 Vẽ cửa quần cong đều từ A4, qua B4, B6, B2. Cửa quần moi liền : rộng 3,5; dài qua B4’ = 1 Trên đường ngang A lấy A4A5 (rộng cạp TT) = ¼ Vb + ly (3) = 21 Từ A1 lấy về phía cửa quần cm đó là cạnh ly phía cửa quần, từ cạnh ly lấy đủ rộng ly (3) về phía dọc quần, vẽ lại đường cạp quần như hình vẽ c. Dọc quần, dàng quần, ống quần Rộng ống X1X2 = X1X3 = 1/4 Vo – 1 = 9 Nối B2X2 cắt ngang C tại C2 Giảm gối C2C3 =1 Vẽ dàng quần cong đều từ B2, qua C2, X2 Lấy C1C4 = C1C3 Vẽ dọc quần cong đều từ A5, qua B’, C4, X3 - Túi chéo: độ chếch miệng túi A5T = 4 Dài túi TT1 = 17 Điểm chặn miệng túi TT2 = 1,5 2. Thân sau: a. Sang dấu các đường kẻ ngang Đặt TT lên phần vải để thiết kế TS sao cho canh sợi dọc trùng nhau, sang dấu các đường ngang cạp, ngang mông, ngang gối, ngang gấu, riêng đường hạ đũng TS thấp hơn đường hcq TT 1cm b. Đũng quần, cạp quần B8B9 (rộng ngang TS) = ¼ Vm + cđs = 23,5 B9B10 (ra đũng) = 1/10 Vm + 1 = 9,8 Lấy B8B11 = ½ B8B10 – 1. Từ B11 kẻ đường là ly chính cắt ngang A tại A6, ngang C tại C6,ngang X tại X5 TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 13
  14. Trên ngang cạp lấy A6A7 = ½ B9B11 Nối A7B9 cắt ngang B’ tại B12 Lấy B10B13 = 1/3 B10B9 Nối B12B13 lấy B13B14 = B14B12 Nối B9B14, lấy B14B15 =1/2 B14B9 Dông cạp A7A8 = 1,5 Vẽ đũng quần cong đều từ A8 , qua A7, B12, B15, B13, B10 Trên đường ngang cạp lấy A8A9 (rộng cạp TS) = ¼ Vb + chiết (3) = 21 Trên đoạn A8A9 lấy A8S = SA9. Qua S kẻ đường tâm chiết vuông góc với ngang cạp Chiết dài 10cm, rộng chiết 3cm c. Dọc, dàng, ống X5X6 = X5X7 = X1X2 + 2 C6C7 = C6C8 = C1C3 + 2 Vẽ dàng quần cong đều từ B10 qua C8, X6 Trên đường ngang mông lấy B12B16 = B9B8 Vẽ dọc quần cong đều từ A9, qua B16, C7, X7 d. Túi hậu - Miệng túi song song và cách chân cạp 6,5 - Rộng miệng túi 13 - Túi vẽ cân đối với chiết - Bản to cơi túi 1 3. Các chi tiết phụ a. Cạp quần: - 4 lá cạp quần cắt theo chiều dọc vải (2lá cạp chính, 2 lá cạp lót) - Dài cạp = ½ Vb + 10 - Bản to cạp =4 b. Đáp túi chéo: TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 14
  15. Đặt TT BTP lên phần vải để cắt đáp túi sao cho canh sợi dọc trùng nhau. Cắt theo BTP cạnh dáp túi phía dọc quần và cạp quần, trên đường ngang cạp lấy vào 3cm, trên đường dọc quần lấy xuống 2cm c. Cơi và đáp túi sau - Cơi túi sau cắt dọc vải D x R = 16 x 6 - Đáp túi sau cắt ngang vải D x R = 16 x 6 d. Đáp khóa: - Cắt dọc vải - Chiều dài từ chân cạp qua đường ngang mông 2cm - Bản to: đầu trên 8cm, đầu dưới 5cm e. Lót túi chéo: - Cắt bằng vải lót Dài lót 31 Rộng giữa túi 16,5 Dài miệng túi 21 Rộng đáy túi 13,5 Rộng miệng túi 13 g. Lót túi hậu: D x R = 35 x 17 Quy định cắt dư đường may: - Dọc quần, dàng quần:1 - Gấu: 3,4 - Cạp quần, cửa quần: 0,7 - Vòng đũng TS: trên cạp 3, ngang mông 1,5; đầu dàng 1 - Xung quanh cạp; 0,7 - Xung quanh các chi tiết khác cắt đứt (Hình vẽ 3) TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 15
  16. Bài 4. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ QUẦN ÂU NAM 2 LY XUÔI I. Đặc điểm kiểu mẫu - Quần cạp rời, túi dọc thẳng, cửa quần tra khóa - Có 1 túi sau 2 viền - Thân trước có 2 ly xuôi - Phù hợp với đối tượng cao tuổi II. Ký hiệu và số đo (đơn vị: cm) Dài quần (Dq) = 95 Vòng ống (Vo) = 40 Vòng bụng (Vb) = 72 Cử động mông (cđm) = 14 (12÷16). Vòng mông (Vm) = 88 cđt =4, cđs = 3 III. Phương pháp thiết kế 1. Thân trước Kẻ đường dựng dọc quần cách biên vải 1cm. trên đường đó ta xác định các đoạn sau: a. Xác định các đường ngang: Dài quần (AX) = sđ Dq = 95 Hạ cửa quần (AB) : AB = Vm/4 + 3 =25 Từ B lấy lên B’ = AB/4 = 6, 25 Hạ gối (AC) = Dp/2 + 5 = 52,5 Từ các điểm A, B’, B, C, X kẻ các đường ngang vuông góc b. Cửa quần, cạp quần Rộng ngang TT (BB1) = Vm/4 + cđt = 26 Ra cửa quần B1B2 =3,5 Lấy B3 sao cho BB3 = B2B3. Qua B3 kẻ đường ly chính song song với AX cắt ngang A tại A1, ngang C tại C1, ngang X tại X1 Từ B1 kẻ vuông góc lên cắt ngang cạp tại A2, ngang B’ tại B4 A2A3 (vát cửa quần ) = 1 Nối A3B4, lấy A3A4 (giảm đầu cạp) = 1 TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 16
  17. Nối B2B4, lấy B2B5 = B4B5 Nối B1B5, lấy B5B6 = 1/3 B5B1 Vẽ cửa quần cong đều từ A4, qua B4, B6, B2. Cửa quần moi liền : rộng 3,5; dài qua B4’ = 1 Trên đường ngang A lấy A4A5 (rộng cạp TT) = ¼ Vb + ly (7) = 25 Từ A1 lấy về phía dọc quần 1cm đó là cạnh ly chính phía dọc quần, từ cạnh ly lấy đủ rộng ly (4) về 2 phía Trục ly phụ nằm giữa ly chính và đầu dọc quần, ly phụ lấy đều về 2 phía đường trục ly 1,5 c. Dọc quần, dàng quần, ống quần Rộng ống X1X2 = X1X3 = 1/4 Vo – 1 = 9 Nối B2X2 cắt ngang C tại C2 Giảm gối C2C3 =1 Vẽ dàng quần cong đều từ B2, qua C2, X2 Lấy C1C4 = C1C3 Vẽ dọc quần cong đều từ A5, qua B’, C4, X3 - Túi dọc: + Miệng túi cách chân cạp 4 + Rộng miệng túi 16 2. Thân sau: a. Sang dấu các đường kẻ ngang Đặt TT lên phần vải để thiết kế TS sao cho canh sợi dọc trùng nhau, sang dấu các đường ngang cạp, ngang mông, ngang gối, ngang gấu, riêng đường hạ đũng TS thấp hơn đường hcq TT 1cm b. Đũng quần, cạp quần B8B9 (rộng ngang TS) = ¼ Vm + cđs = 25 B9B10 (ra đũng) = 1/10 Vm + 2 = 10,8 Lấy B8B11 = ½ B8B10 – 1. Từ B11 kẻ đường là ly chính cắt ngang A tại A6, ngang C tại C6,ngang X tại X5 TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 17
  18. Trên ngang cạp lấy A6A7 = ½ B9B11 Nối A7B9 cắt ngang B’ tại B12 Lấy B10B13 = 1/3 B10B9 Nối B12B13 lấy B13B14 = B14B12 Nối B9B14, lấy B14B15 =1/2 B14B9 Dông cạp A7A8 = 1,5 Vẽ đũng quần cong đều từ A8 , qua A7, B12, B15, B13, B10 Trên đường ngang cạp lấy A8A9 (rộng cạp TS) = ¼ Vb + chiết (4) = 22 - Xác định trục chiết S và S1 A8S = SS1 = S1A9 = 1/3 A8A9 Từ S, S1 kẻ vuông góc với cạp quần Bản to chiết 2 Chiều dài chiết 10 c. Dọc, dàng, ống X5X6 = X5X7 = X1X2 + 2 C6C7 = C6C8 = C1C3 + 2 Vẽ dàng quần cong đều từ B10 qua C8, X6 Trên đường ngang mông lấy B12B16 = B9B8 Vẽ dọc quần cong đều từ A9, qua B12, C7, X7 d. Túi hậu - Miệng túi song song và cách chân cạp 6,5 - Rộng miệng túi 13 - Túi vẽ cân đối với chiết - Bản to cơi túi 1 3. Các chi tiết phụ a. Cạp quần: - 4 lá cạp quần cắt theo chiều dọc vải (2lá cạp chính, 2 lá cạp lót) - Dài cạp = ½ Vb + 10 - Bản to cạp =4 TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 18
  19. b. Đáp túi dọc: - Cắt dọc vải: + Đáp túi trước D x R = 20 x 4 + Đáp túi sau: D x R = 20 x 6 c. Cơi và đáp túi sau - Cơi túi sau cắt dọc vải D x R = 16 x 6 - Đáp túi sau cắt ngang vải D x R = 16 x 6 d. Đáp khóa: - Cắt dọc vải - Chiều dài từ chân cạp qua đường ngang mông 2cm - Bản to: đầu trên 8cm, đầu dưới 5cm e. Lót túi dọc: cắt bằng vải lót Dài lót 31 Dài miệng túi 21 Rộng miệng túi 13 Rộng giữa túi 16,5 Rộng đáy túi 13,5 g. Lót túi hậu: D x R = 35 x 17 Quy định cắt dư đường may: - Dọc quần, dàng quần:1 - Gấu: 3,4 - Cạp quần, cửa quần: 0,7 - Vòng đũng TS: trên cạp 3, ngang mông 1,5, đầu dàng 1 - Xung quanh cạp; 0,7 - Xung quanh các chi tiết khác cắt đứt (Hình vẽ 4) TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 19
  20. Bài 5. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ QUẦN ÂU NỮ XĂNG LY ỐNG CÔN I. Đặc điểm kiểu mẫu - Quần cạp rời, túi dọc chéo, cửa quần kéo khóa - Có một túi đồng hồ II. Ký hiệu và số đo ( đơn vị: cm) Dài quần (Dq): 92 Hạ đùi (Hđ) : 34 Vòng đùi (Vđ): 46 Vòng bụng (Vb): 64 Vòng mông (Vm): 84 Vòng ống (Vô): 30 Cử động mông (Cđm): 3÷5. cđt: 0,5; cđs: 1 Cử động đùi (cdđ): 3÷5 III. Phương pháp thiết kế 1. Thân trước a. Xác định các đường ngang Kẻ đường dựng dọc quần cách biên vải 1cm. Trên đường thẳng đó ta xác định các đoạn sau: Dài quần AX = sđ = 92 Hạ cửa quần AB = ¼ Vm = 21 Điểm ngang mông BB’ = ¼ AB =5,3 Hạ đùi AD = sđ = 34 Hạ gối AC = ½ Dq + 5 = 51 Từ các điểm cừa xác định kẻ các đường ngang vuông góc b. Cửa quần, cạp quần TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ An http://www.ebook.edu.vn Trang 20
nguon tai.lieu . vn