Xem mẫu

  1. -LỜI CẢM ƠN  Đầu tiên, em xin được phép gửi lời tri ân đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Cao đẳng CNTT hữu nghị Việt - Hàn, ngôi trường thân yêu suốt 3 năm gắn bó. Xin nhớ đến các thầy cô của khoa Thương mại điện tử đã cung cấp, truyền đạt và chỉ bảo nhiệt tình những kiến thức, chuyên môn quý giá, rèn luyện cho chúng em tinh thần học tập và làm việc khoa học. Đó là nền tảng vững chắc giúp em nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc sau khi ra trường và thành công trong sự nghiệp tương lai. Đồ án tốt nghiệp là cơ hội để em có thể áp dụng, tổng hợp những kiến thức mà mình đã học, đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế quý giá trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Th.s Ngô Hải Quỳnh - giáo viên hướng dẫn trực tiếp của em đã giúp em hoàn thành đồ án một cách thuận lợi. Trong suốt quá trình thực hiện cô luôn bên cạch chỉ dạy những thiếu sót, khuyết điểm em mắc phải và đề ra hướng giải quyết tốt nhất, hướng dẫn cho em hoàn thành tốt đề tài ngày hôm nay. Xin cảm ơn thầy giáo chủ nhiệm Ngô Lê Quân và các bạn - tập thể lớp CCTM04A đã cho em những lời khuyên và những kinh nghiệm thực tế giúp đỡ em trong trong quá trình thực tập và hôm nay hoàn thành tốt hơn đề tài tốt nghiệp của mình. Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa luận này. Chúc quý thầy cô, gia đình và bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mỹ An Trang i
  2. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................... vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG BẰNG HÌNH THỨC............................................................................... 3 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ............................................................................................ 3 1.1. Khái niệm về thương mại điện tử ...................................................................... 3 1.2. Động lực thúc đẩy thương mại điện tử phát triển............................................ 4 1.3. Đặc trưng của thương mại điện tử .................................................................... 5 1.4. Các loại hình giao dịch của thương mại điện tử ............................................... 6 1.4.1. Mô hình Doanh nghiệp – Doanh nghiệp (Business to Business B2B) ..... 7 1.4.2. Mô hình Doanh nghiệp – Người tiêu dùng (Business to Customer B2C) . 7 1.4.3. Mô hình Doanh nghiệp – Chính phủ (Business to Government B2G) ..... 8 1.4.4. Mô hình Người tiêu dùng – Người tiêu dùng (Customer to Customer C2C) .............................................................................................................. 8 1.5. Các hình thức chủ yếu của thương mại điện tử ............................................... 8 1.5.1. Thư điện tử (Electronic Mail: Email) ..................................................... 8 1.5.2. Thanh toán điện tử (Electronic Payment) ............................................... 9 1.5.3. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) .............................................................. 10 1.5.4. Truyền dữ liệu ...................................................................................... 10 1.5.5. Mua bán hàng hóa hữu hình ................................................................ 11 1.6. Những nhân tố góp phần vào sự thành công của thương mại điện tử ......... 11 1.6.1. Người bán ............................................................................................ 11 1.6.2. Người mua ........................................................................................... 12 1.6.3. Đối tác giao dịch ................................................................................... 12 1.6.4. Chính phủ ............................................................................................ 12 1.6.5. Internet ................................................................................................ 12 1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử ............. 13 Trang ii
  3. 1.7.1. Hạ tầng cơ sở công nghệ ...................................................................... 13 1.7.2. Hạ tầng cở sở nguồn nhân lực.............................................................. 13 1.7.3. Bảo mật, an toàn thông tin ................................................................... 13 1.7.4. Thanh toán điện tử ............................................................................... 13 1.7.5. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ .................................................................. 14 1.7.6. Bảo vệ người tiêu dùng ......................................................................... 14 1.8. Lợi ích của thương mại điện tử ........................................................................ 15 1.8.1. Đối với tổ chức ..................................................................................... 15 1.8.2. Đối với khách hàng .............................................................................. 16 1.8.3. Đối với xã hội ....................................................................................... 17 1.9. Hạn chế của thương mại điện tử ...................................................................... 18 1.9.1. Hạn chế về kỹ thuật .............................................................................. 18 1.9.2. Hạn chế về thương mại ........................................................................ 18 PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀO HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ TIN HỌC PHƯƠNG TÙNG ............................................................................................................................ 19 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Công nghệ Tin học Phương ........................... 19 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ................................... 19 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty ..................................... 21 2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức ...................................................................... 21 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban .............................................. 21 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, chiến lược phát triển và đầu tư của công ty ...... 23 2.1.3.1. Chức năng của công ty .................................................................... 23 2.1.3.2. Nhiệm vụ của công ty ...................................................................... 23 2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh của công ty......................................................... 24 2.1.4.1. Sản xuất .......................................................................................... 24 2.1.4.2. Kinh doanh ..................................................................................... 24 2.1.4.3. Dịch vụ ........................................................................................... 25 2.1.4.4. Dịch vụ lập trình phần mềm ............................................................ 25 Trang iii
  4. 2.1.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh của công ty TNHH Công nghệ tin học Phương Tùng từ năm 2009 - 2012 ........................................................... 26 2.1.5.1. Cơ cấu tài sản ................................................................................. 26 2.1.5.2. Cơ cấu nguồn vốn ........................................................................... 29 2.1.5.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................ 30 2.2. Thực trạng phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ................................................................................................................................ 33 2.2.1. Cơ sở hạ tầng công nghệ cho sự phát triển thương mại điện tử tại Công ty ............................................................................................................ 33 2.2.1.1. Trang thiết bị phần cứng................................................................ 33 2.2.1.2. Các phần mềm ứng dụng ............................................................... 34 2.2.1.3. Giới thiệu website của công ty ......................................................... 35 2.2.2. Mạng nội bộ tại công ty ....................................................................... 37 2.2.3. Thư điện tử tại công ty ........................................................................ 37 2.2.4. Nguồn nhân lực tại công ty ................................................................. 38 2.2.4.1. Số lượng, cơ cấu, trình độ nguồn nhân lực của Công ty Công nghệ tin học Phương Tùng ........................................................................................ 38 2.2.4.2. Thực trạng nguồn nhân lực thương mại điện tử tại công ty ............... 40 2.2.5. Tình hình an ninh, bảo mật trong thương mại điện tử của công ty ...... 42 2.2.6. Thanh toán trong thương mại điện tử ................................................... 43 2.2.7. Mô hình hoạt động TMĐT tại công ty CNTH Phương Tùng ................. 44 2.2.8. Quy trình thực hiện giao dịch bán hàng của công ty Phương Tùng ...... 45 2.2.9. Bảo vệ quyền sỡ hữu trí tuệ tại công ty ................................................. 47 2.3. Đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại công ty .................... 48 2.3.1. Cơ hội ................................................................................................. 48 2.3.2. Thách thức .......................................................................................... 48 2.3.3. Điểm mạnh.......................................................................................... 50 2.3.4. Điểm yếu ............................................................................................. 50 PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG BẰNG HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNTH PHƯƠNG TÙNG ..... 52 3.1. Mục tiêu chung định hướng phát triển của công ty ....................................... 52 Trang iv
  5. 3.1.1. Mục tiêu chung .................................................................................... 52 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty ....................................................... 52 3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức Thương mại điện tử tại công ty TNHH Công nghệ tin học Phương Tùng ........................ 53 3.2.1. Xây dựng chính sách cho hoạt động TMĐT.......................................... 53 3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực TMĐT ........................................................... 54 3.2.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng Thương mại điện tử ...................................... 57 3.2.3.1. Hoàn thiện một số tính năng để website có chất lượng và chuyên nghiệp ..................................................................................................... 57 3.2.3.2. Nâng cao an ninh bảo mật cho công ty ............................................. 59 3.2.2.3. Hoàn thiện hệ thống thanh toán ....................................................... 61 3.2.4. Nghiên cứu thị trường TMĐT .............................................................. 63 3.2.5. Giải pháp hoạt động marketing............................................................. 66 3.2.5.1. Hoạt động quảng cáo trực tuyến ...................................................... 66 3.2.5.2. Hoạt động xúc tiến bán.................................................................... 66 3.2.5.3. Hoạt động Marketing điện tử trực tiếp ............................................. 67 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... viii NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ...............................................................ix Trang v
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ------------------o0o------------------ a) Danh mục các từ viết tắt B2B Business to Business (Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) B2C Business to Customer (Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng) B2G Business to Goverment (Giao dịch giữa doanh nghiệp với chính phủ) C2B Customer to Business (Giao dịch giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp) C2G Customer to Goverment (Giao dịch giữa người tiêu dùng với chính phủ) CNTH Công nghệ tin học CNTT Công nghệ thông tin EDI Electronic Data Interchange (Trao đổi dữ liệu điện tử) FEDI Financial Electronic Data Interchange (Trao đổi dữ liệu tài chính) G2B Goverment to Business (Giao dịch giữa các cơ quan chính phủ với doanh nghiệp) G2C Goverment to Customer (Giao dịch giữa chính phủ với người tiêu dùng) G2G Goverment to Goverment (Giao dịch giữa các cơ quan chính phủ) HTML Hyper Text Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu sieu văn bản) ICT Information and Communications Technology (Thông tin và Công nghệ Truyền thông) TMĐT Thương mại điện tử TNHH Trách nhiệm hữu hạn VAN Value Added Network (Mạng giá trị gia tăng) WTO Tổ chức thương mại quốc tế Trang vi
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ------------------o0o------------------ b) Danh mục các bảng Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Khái niệm thương mại điện tử từ các góc độ 5 1.2 Các loại hình giao dịch trong TMĐT 8 2.1 Bảng cân đối kế toán từ năm 2009-2012 27 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2012 31 Cơ cấu nhân viên công ty CNTH Phương Tùng năm 39 2.3 2009 – 2012 2.4 Phân bổ nhân viên tại các phòng ban công ty năm 2012 40 c) Danh mục hình vẽ, đồ thị Số hiệu Tên hình vẽ Trang hình vẽ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy trong công ty 22 2.2 Giao diện website công ty công nghệ tin học Phương Tùng 36 2.1 Chỉ tiêu vốn bằng tiền qua các năm 2009 - 2012 29 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2009-2012 30 Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 33 2.3 2009 – 2012 2.4 Lợi nhuận sau thuế năm 2009 – 2012 34 2.5 Trình độ lao động của công ty Phương Tùng năm 2012 41 Hình thức thanh toán của công ty CNTT Phương Tùng năm 44 2.6 2012 Trang vii
  8. Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty… MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay công nghệ thông tin đã có những phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào việc phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội nước ta, trong đó nổi bật là việc nghiên cứu hoạt động bán hàng trong môi trường thương mại điện tử. Tuy đây là vấn đề còn khá mới mẻ nhưng nó đã và đang trở thành xu thế tất yếu và thu hút được không ít các doanh nghiệp Việt Nam, giúp họ đáp ứng được yêu cầu phát triển xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới. Song trong tình hình hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường đã làm cho công ty gặp không ít khó khăn trong quá trình kinh doanh. Một trong những khó khăn đó là bán hàng. Để giải quyết vấn đề này doanh nghiệp tập trung nỗ lực vào hoạt động bán hàng, từ việc nghiên cứu mặt hàng, xây dựng đội ngũ nhân viên, tới việc xác định các điều kiện ưu đãi cho người cung ứng, các phương tiện hỗ trợ để đảm bảo sản phẩm của mình đến nơi người tiêu dùng với chất lượng tối ưu và giá cả hợp lý. Thông qua hoạt động bán hàng và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ đó nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, tăng khả năng để tồn tại và phát triển lâu dài. Như vậy hoạt động bán hàng có vai trò rất quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ở các nước đang phát triển tiên phong trên nền kinh tế mạng, hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử đã có điều kiện hình thành và phát triển rất nhanh. Mặc dù hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử đã bắt đầu được áp dụng thử nghiệm ở một số doanh nghiệp Việt Nam nhưng thực tế ở Việt Nam, cụ thể là ở Đà Nẵng thì vẫn chưa sẵn sàng với nhiều lý do khác nhau như cơ sở hạ tầng thương mại điện tử. Do đó quá trình phát triển và hoàn thiện hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử còn nhiều khó khăn. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bán hàng, cùng với sự tìm hiểu về thực trạng thương mại điện tử ở công ty TNHH Công nghệ tin học Phương Tùng em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty TNHH Công nghệ tin học Phương Tùng” để từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp phát triển TMĐT nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng của công ty Phương Tùng. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ An - Lớp: CCTM04A Trang 1
  9. Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty… 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu  Tổng quan về thương mại điện tử và việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động bán hàng.  Phân tích đánh giá thực trạng hệ thống bán hàng bằng hình thức TMĐT của công ty, từ đó nêu ra những ưu và nhược điểm của nó dựa trên cơ sở lý luận về hệ thống bán hàng qua mạng.  Đưa ra các giải pháp giúp công ty có cái nhìn đúng đắn hơn khi áp dụng TMĐT vào hoạt động bán hàng nhằm hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại công ty TNHH Công nghệ tin học Phương Tùng  Phạm vi nghiên cứu: Đưa ra các giải pháp về hoạt động bán hàng của công ty bằng hình thức thương mại trực tuyến. Nghiên cứu hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại công ty TNHH Công nghệ tin học Phương Tùng trong những năm từ 2009-2012 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết đã học và từ những số liệu thu thập được qua Internet, sách báo, về tình hình phát triển thương mại điện tử và thực tế của việc áp dụng nó vào hoạt động bán hàng của công ty TNHH Công nghệ tin học Phương Tùng. Thu nhập dữ liệu thông qua các báo cáo và tài liệu của công ty. Phân tích và đánh giá các thông tin thu thập được và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hơn. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài giúp cho chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc áp dụng TMĐT vào quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích thực trạng của hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty TNHH Công nghệ tin học Phương Tùng và đưa ra giải pháp giúp công ty có cái nhìn đúng đắn hơn khi triển khai TMĐT. 6. Bố cục và kết cấu đề tài Đề tài được chia làm 3 phần:  Phần 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử và hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử  Phần 2: Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH Công nghệ tin học Phương Tùng  Phần 3: Giải pháp nhằm phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại công ty SVTH: Nguyễn Thị Mỹ An - Lớp: CCTM04A Trang 2
  10. Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty… PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG BẰNG HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1. Khái niệm về thương mại điện tử Thương mại điện tử (TMĐT) là việc mua và bán các sản phẩm và dịch vụ thông qua hệ thống điện tử như Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác. TMĐT theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL): “Thuật ngữ thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ”. Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của TMĐT. Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ TMĐT. TMĐT bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, các hoạt động truyền thống và các hoạt động mới. Bên cạnh những định nghĩa trên, có nhiều quan điểm cho rằng, thương mại điện tử có thể hiểu theo nhiều nghĩa tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu. Ví dụ theo R.Kalakota và A.Winston, thương mại điện tử có thể hiểu theo các cách được mô tả ở bảng sau: SVTH: Nguyễn Thị Mỹ An - Lớp: CCTM04A Trang 3
  11. Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty… Bảng 1.1: Khái niệm thương mại điện tử từ các góc độ Góc độ Mô tả Thương mại điện tử là việc cung cấp, phân phối thông tin, các sản Công nghệ phẩm, dịch vụ, các phương tiện thanh toán qua đường dây điện thoại, thông tin các mạng truyền thông hoặc qua các phương tiện điện tử khác. Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ (chủ yếu là công nghệ Kinh thông tin) để tự động hóa các giao dịch kinh doanh và các kênh thông doanh tin kinh doanh. Thương mại điện tử là công cụ để các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà quản lý cắt giảm các chi phí dịch vụ, đồng thời nâng cao chất Dịch vụ lượng hàng hóa, dịch vụ và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Thương mại điện tử cung cấp khả năng tiến hành các hoạt động mua, Trực bán hàng hóa, trao đổi thông tin trực tiếp trên Internet cùng nhiều dịch tuyến vụ trực tuyến khác. 1.2. Động lực thúc đẩy thương mại điện tử phát triển  Động lực kinh tế: Một trong những lợi ích của TMĐT là tính hiệu quả kinh tế đạt được từ việc giảm chi phí truyền thống, hạ tầng công nghệ chi phí thấp, tốc độ cao hơn và giao dịch điện tử kinh tế hơn nhà cung cấp, chi phí chia sẻ thông tin toàn cầu và quảng cáo thấp hơn, các lựa chọn dịch vụ của khách hàng rẻ hơn. Sự hội nhập kinh tế hoặc là bên trong hoặc là bên ngoài. Sự hội nhập bên trong liên quan tới mạng lưới kinh tế của các công ty, tập đoàn, nhà cung cấp, khách hàng và các nhà thầu độc lập vào trong một cộng đồng truyền đạt tới một môi trường ảo (với Internet như là một phương tiện). Việc tích hợp Internet, mặt khác là mạng lưới của nhiều ban trong một công ty và của các hoạt động kinh doanh và chu trình. Điều này cho phép thông tin kinh doanh quan trọng đuợc lưu giữ dưới dạng số có thể lấy được ngay lập tức và truyền tải điện tử. Việc hội nhập bên trong với minh họa tốt nhất là mạng nội bộ công ty (Internet). Các công ty có mạng nội bộ hiệu quả là Procter and Gamble, IBM, Nestle và Intel. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ An - Lớp: CCTM04A Trang 4
  12. Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty…  Động lực thị trường: Các tổ hợp của công ty được khuyến khích sử dụng TMĐT trong tiếp thị và xúc tiến sản phẩm nhằm nắm bắt được thị trường quốc tế lớn và nhỏ. Tương tự, Internet được sử dụng như là một phương tiện cho tăng cường các dịch vụ và hỗ trợ khách hàng. Điều này dễ hơn nhiều cho các công ty nhằm cung cấp cho người tiêu dùng với chi tiết hơn về sản phẩm và thông tin dịch vụ qua việc sử dụng Internet.  Động lực công nghệ: Sự phát triển của Công nghệ - Thông tin – Truyền thông (ICT – Information and Communications Technology) là nhân tố chính cho sự tăng trưởng của TMĐT. Ví dụ, tiến bộ công nghệ trong số hóa nội dung, kỹ thuật nén và thúc đẩy công nghệ hệ thống mở đã mở đường cho hội tụ dịch vụ truyền thống vào một mặt bằng duy nhất. Đổi lại điều này đã làm cho truyền thông hiệu quả hơn, nhanh hơn, dễ dàng hơn và kinh tế hơn vì nhu cầu thiết lập mạng riêng biệt cho các dịch vụ điện thoại, truyền hình, truyền hình cáp và truy nhập Internet bị loại trừ. Từ quan điểm của doanh nghiệp, công ty và người tiêu dùng, chỉ có một nhà cung cấp thông tin có nghĩa là chi phí truyền thông thấp hơn. Hơn thế nữa nguyên tắc của tiếp cận phổ cập có thể đạt được dễ dàng hơn với sự hội tụ. Hiện tại chi phí cao của việc lắp đặt các đường dậy trên đất liền tại các vùng nông thôn thưa thớt làm nản lòng các công ty viễn thông nhằm lắp đặt điện thoại tại các khu vực này. Lắp đặt đường dây trên mặt đất ở các vùng nông thôn có thể hấp dẫn thành phầ tư nhân hơn nếu doanh thu từ việc này không giới hạn với chi phí điện thoại đường dài và nội hạt. Sự phát triển này sẽ đảm bảo sự tiếp cận có thể chấp nhận được tới thông tin cho những người ở vùng nông thôn và sẽ giảm bớt cho chính phủ những vấn đề và chi phí đắt đỏ cho những đường dây này. 1.3. Đặc trưng của thương mại điện tử - Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước: Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơnm gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex... chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để truyền tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ An - Lớp: CCTM04A Trang 5
  13. Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty… Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải quen biết với nhau. - Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (cạnh tranh thống nhất toàn cầu): TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. TMĐT càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với TMĐT, một doanh nghiệp dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở bất kỳ đâu mà không hề phải bước ra khỏi nhà - một công việc trước kia phải mất rất nhiều thời gian. - Trong thương mại điện tử xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực: Trong TMĐT ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch gióng như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực... là những người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT. Nhà cung cấp dịch vụ mạng là cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữu các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT. - Trong TMĐT mạng lưới thông tin là thị trường: Đối với thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT, mạng lưới thông tin là thị trường. Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. 1.4. Các loại hình giao dịch của thương mại điện tử Trong TMĐT, có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (Business) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (Customer) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (Goverment) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại hình giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2C ... trong đó B2B và B2C là hai loại hình giao dịch TMĐT quan trọng nhất. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ An - Lớp: CCTM04A Trang 6
  14. Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty… Bảng 1.2: Các loại hình giao dịch trong TMĐT Doanh nghiệp Khách hàng Chính phủ Chủ thể (Business – B) (Customer – C) (Goverment – G) B2B B2C B2G Doanh nghiệp Thông qua Internet, Bán hàng qua mạng Thuế thu nhập và (Business – B) Extranet thuế doanh thu Khách hàng C2B C2C C2G (Customer – C) Bỏ thầu Đấu giá trên eBay Thuế thu nhập G2B G2C G2G Chính phủ Mua sắm công cộng Quỹ hỗ trợ trẻ em, Giao dịch giữa các (Goverment – G) trực tuyến, các quy sinh viên học cơ quan, chính phủ trình thương mại,... sinh,... 1.4.1. Mô hình Doanh nghiệp – Doanh nghiệp (Business to Business B2B) B2B là hình thức trong đó doanh nghiệp thực hiện giao dịch mua bán troa đổi hàng hóa với doanh nghiệp khác thông qua các trang Web và các phương tiện điện tử. Giữa các doanh nghiệp, TMĐT được sử dụng để trao đổi dữ liệu, mua bán và thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Về mặt công nghệ trong khi B2C chủ yếu sử dụng cửa hàng ảo trên mạng, mô hình B2B chủ yếu sử dụng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI). Về thanh toán, mô hình B2B thì việc thanh toán được tiến hành trên cơ sở quyết toán bù trừ vào cuối kỳ và có thể thực hiện theo phương thức truyền thống mà vẫn không làm giảm ý nghĩa của nó. Có nhiều kiểu mô hình B2B cho các kiểu kinh doanh khác nhau, trong đó đặc trưng nhất là các mô hình sau: + Mô hình bán hàng thông qua hệ thống các đại lý. + Mô hình mua hàng thông qua tập hợp các nhà cung cấp. + Mô hình hỗn hợp mở rộng extended (ES). + Mô hình bán đấu giá. + Mô hình gọi thầu. 1.4.2. Mô hình Doanh nghiệp – Người tiêu dùng (Business to Customer B2C) B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng thông qua phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa SVTH: Nguyễn Thị Mỹ An - Lớp: CCTM04A Trang 7
  15. Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty… dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong TMĐT nhưng có phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến trình các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối, trực tiếp đến người tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phải có phòng trưng bày hay người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện hơn vì không tới tận của hàng, có thể dùng ngay dịch vụ của nhà cung cấp trên mạng điển hình là các hoạt động vui chơi, giải trí như nghe nhạc, đọc truyện, xem phim… và có khả năng lựa chọn, so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc. 1.4.3. Mô hình Doanh nghiệp – Chính phủ (Business to Government B2G) Đây là loại hình doanh nghiệp với chính phủ - cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng. Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và lựa chọn nhà cũng cấp trên website. 1.4.4. Mô hình Người tiêu dùng – Người tiêu dùng (Customer to Customer C2C) Đây là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do chính mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. 1.5. Các hình thức chủ yếu của thương mại điện tử 1.5.1. Thư điện tử (Electronic Mail: Email) Các đối tác (các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức) sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư tín điện tử (electronic mail, gọi tắt là e-mail). Đây là một thứ thông tin dưới dạng “phi cấu trúc” (unstructured form), nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã SVTH: Nguyễn Thị Mỹ An - Lớp: CCTM04A Trang 8
  16. Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty… thỏa thuận. Email là phương thức dễ dàng nhất để doanh ngiệp làm quen và tiếp cận với thương mại điện tử. Việc sử dụng email giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đạt được mục tiêu truyền gửi thông tin một cách nhanh nhất. Về mặt chức năng, email có thể thay thế hoàn toàn cho fax. 1.5.2. Thanh toán điện tử (Electronic Payment) Thanh toán điện tử (Electronic Payment) là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (Electronic message) ví dụ như trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng… thực chất đều là dạng thanh toán điện tử. Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng ra các lĩnh vực mới.  Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử.  Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa. Ưu điểm nổi bật của tiền lẻ điện tử là: - Dùng để thanh toán những món hàng giá trị nhỏ - Có thể tiến hành giữa hai con người hoặc hai công ty bất kỳ, các thanh toán là vô danh - Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được tiền giả  Ví điện tử (Electronic Purse) là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thông minh (Smart Card), tiền được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó. Thẻ thông minh nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng nhưng ở mặt sau của thẻ có một chip máy tính điện tử có một bộ nhớ để lưu trữ tiền số hóa, tiền ấy chỉ ược chi trả khi sử dụng hoặc thư yêu cầu được xác thực là đúng.  Giao dịch ngân hàng số hóa (Digital Banking). Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ: - Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp… - Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị…) SVTH: Nguyễn Thị Mỹ An - Lớp: CCTM04A Trang 9
  17. Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty… - Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng - Thanh toán liên ngân hàng 1.5.3. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange, viết tắt là EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng có cấu trúc, từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc các đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau. EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho việc mua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hóa đơn…). Trước khi có Internet đã có EDI, khi đó người ta dùng mạng giá trị gia tăng (Value Added Network, viết tắt là VAN) để liên kết các đối tác EDI với nhau, cốt lõi của VAN là một hệ thống thư điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau, và hoạt động như một phương tiện lưu trữ và tìm kiếm. Ngày nay EDI chủ yếu được thực hiện thông qua mạng Internet. Để phục vụ cho buôn bán giữa các doanh nghiệp thuận lợi hơn với chi phí tryền thông không quá tốn kém, người ta đã xây dựng một kiểu mạng mới gọi là “mạng riêng ảo” (Virtual Private Network), là mạng riêng dạng Intranet của một doanh nghiệp nhưng được thiết lập dựa trên chuẩn trang Web và truyền thông qua mạng Internet. 1.5.4. Truyền dữ liệu Dữ liệu là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin và nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hóa số có thể được giao qua mạng. Ví dụ hàng hóa số là: tin tức, nhạc phim, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm, v.v... Trước đây, dữ liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật bằng cách đưa vào đĩa, vào băng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng goia bao bì chuyển đến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối (như cửa hàng, quầy báo v.v ...) để người sử dụng mua và nhận trực tiếp. Ngày nay, dữ liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa”. Các tờ báo, các tư liệu công ty, các catalog sản phẩm lần lượt đưa lên Web, ngưởi ta gọi là “xuất bản điện tử”, khoảng 2700 tờ báo đã được đưa lên Web gọi là “sách điện tử”; các chương trình phát thanh, truyền hình, giáo dục, ca nhạc, kể chuyện, v.v... cũng đựoc số hóa truyền qua Internet, người sử dụng tải xuống và sử dụng thông qua màn hình và thiết bị âm thanh của máy tính điện tử. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ An - Lớp: CCTM04A Trang 10
  18. Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty… 1.5.5. Mua bán hàng hóa hữu hình Đến nay danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới quần áo, ô tô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử”, hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hóa hữu hình. Tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web và Java, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo”, gọi là ảo bởi vì các cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó trên từng trang màn hình một. Để có thể mua – bán hàng, khách hàng tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hóa hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiền bằng thanh toán điện tử. Lúc đầu, việc mua bán như vậy còn ở dạng sơ khai: người mua chọn hàng rồi đặt hàng thông qua mẫu đơn cũng đặt ngay trên Web. Nhưng có trường hợp muốn lựa chọn giữa nhiều loại hàng ở các trang Web khác nhau thì hàng hóa miêu tả nằm ở một trang, đơn đặt hàng nằm ở trang khác, gây ra nhiều phiền toái. Để khắc phục giai đoạn hai, xuất hiện loại phần mềm mới cùng với hàng hóa của cửa hàng trên màn hình đã có thêm phần “xe mua hàng”, giỏ mua hàng, giống như giỏ mua hàng hay xe mua hàng thật mà người mua thường dùng khi vào cửa hàng siêu thị. Xe và giỏ mua hàng này đi theo người mua suốt quá trình chuyển từ trang Web này đến các trang Web khác để chọn hàng, khi tìm được hàng ưng ý, người mua ấn phím “Hãy bỏ vào giỏ”; các xe hay giỏ mua hàng này có nhiệm vụ tự động tính tiền để thanh toán với khách mua. Vì hàng hóa là hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới các phương tiện gửi hàng theo kiểu truyền thống để đưa hàng đến tay người tiêu dùng. 1.6. Những nhân tố góp phần vào sự thành công của thương mại điện tử TMĐT không chỉ liên quan đến việc công ty thiết lập một trang web với mục đích bán hàng cho người mua qua Internet. Để TMĐT trở thành một phương án cạnh tranh với giao dịch thương mại truyền thống và cho một công ty tối đa hóa lợi ích của TMĐT, một số vấn đề công nghệ phải được xem xét. Một chu trình giao dịch TMĐT đặc trưng liên quan đến những đối tượng chính với những yêu cầu tương ứng như sau: 1.6.1. Người bán  Một trang web với khả năng TMĐT  Một mạng nội bộ công ty để các đơn đặt hàng được xử lý khoa học và hiệu quả. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ An - Lớp: CCTM04A Trang 11
  19. Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty…  Nhân viên với kỹ năng về CNTT để quản lý luồng thông tin và duy trì hệ thống TMĐT 1.6.2. Người mua - Khách hàng trong giao dịch B2C là người có khả năng tiếp cận vào Internet và với thu nhập sẵn có cho phép dùng thẻ tín dụng, có ý định mua hàng qua Internet hơn là mua hàng trực tiếp. - Các công ty/doanh nghiệp trong giao dịch B2B: HÌnh thành nên một số đông các công ty (đặc biệt trong chuỗi cung ứng) với sự tiếp cận Internet và khả năng đặt hàng qua Internet. 1.6.3. Đối tác giao dịch - Các ngân hàng đưa ra những dịch vụ chứng từ thanh toán giao dịch. Ví dụ: Xử lý thanh toán thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử. - Các công ty vận tải quốc gia và quốc tế có khả năng vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước. Với giao dịch doanh ngiệp và người tiêu dùng, hệ thống này phải đưa ra những hình thức cho việc vận chuyển giảm chi phí với những gói hàng nhỏ. - Cơ quan chứng thực được coi là bên thứ ba để đảm bảo tính xác thực và an toàn của giao dịch. 1.6.4. Chính phủ - Khung pháp lý quản lý các giao dịch TMĐT bao gồm chứng từ điện tử, chữ ký điện tử... - Các thể chế pháp luật thực hiện khung pháp lý (luật và quy định), bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiẹp khỏi những vi phạm. 1.6.5. Internet - Hạ tầng vững chắc và đáng tin cậy của Internet. - Cơ cấu định giá không ngăn cản người tiêu dùng tiêu tốn thời gian vào đó và mua hàng qua Internet. Ví dụ: Một cước phí mặt bằng hàng tháng cho cả truy nhập Internet và điện thoại nội hạt. - Để cho TMĐT phát triển, những yêu cầu và nhân tố trên phải được đặt đúng chỗ. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ An - Lớp: CCTM04A Trang 12
  20. Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức TMĐT tại công ty… 1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử 1.7.1. Hạ tầng cơ sở công nghệ Chỉ có thể tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả trong TMĐT khi đã có một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đủ năng lực bao gồm hai nhánh: tính toán và truyền thống, hai nhánh này ngoài công nghệ thiết bị còn cần phải có một nền công nghiệp điện tử vững mạnh làm nền, và hiện nay đang có xu hướng đưa cả công nghệ bảo mật và an toàn vào cơ sở hạ tầng công nghệ của TMĐT. Đòi hỏi về cơ sở hạ tầng công nghệ bao gồm hai mặt: một là tính tiên tiến hiện đại về công nghệ thiết bị, hai là tính phổ cập về kinh tế (đủ rẻ tiền để đông đảo mọi người có thể thực tế tiếp cận được). 1.7.2. Hạ tầng cở sở nguồn nhân lực Hoạt động thương mại có liên quan đến người tiêu dùng, đến doanh nghiệp, nhà phân phối, chính phủ, các nhà công nghệ, nên việc áp dụng TMĐT tất yếu đòi hỏi đa số con người phải có kỹ năng thực tế ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, có thói quen làm việc trên máy tính, trên mạng máy tính và cần phải có một đội ngũ chuyên gia thông tin đủ mạnh. 1.7.3. Bảo mật, an toàn thông tin Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu (kể cả chữ ký) đều ở dạng số hóa. Nên việc đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, tránh mất tiền, lừa gạt, thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu, v.v… là rất cần thiết. Vì các rủi ro ngày một lớn, không chỉ với người buôn bán, mà cả với người quản lý, với từng quốc gia, vì các hệ thống điện tử có thể bị kẻ xấu xâm nhập. Nên đòi hỏi phải có các hệ thống bảo mật, an toàn được thiết kế trên cơ sở kỹ thuật mã hóa hiện đại, và một cơ chế an ninh hữu hiệu (nhất là đối với các hệ thống có liên quan tới an ninh quốc gia). 1.7.4. Thanh toán điện tử Thanh toán điện tử là quá trình thanh toán dựa trên quá trình thanh toán tài chính tự động mà ở đó diễn ra sự trao đổi các thông điệp điện tử với chức năng là tiền tệ, thể hiện giá trị của một cuộc giao dịch. Thể hiện ở một số hình thức sau: - Trao đổi dữ liệu tài chính (Financial Electronic Data Interchange hay FEDI) chuyên phục vụ cho thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ An - Lớp: CCTM04A Trang 13
nguon tai.lieu . vn