Xem mẫu

Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN Tác giả dự án: Nguyễn Văn Dƣơng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trƣờng THCS Thƣờng Thắng Hiệp Hòa - Bắc Giang I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC. DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ : MỸ THUẬT AI CẬP, HI LẠP, LA MÃ THỜI KỲ CỔ ĐẠI. Các bài có trong chủ đề: Bài 29 : Sơ lược mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại. Bài 32 : Một số công trình mĩ thuật tiêu biểu của mĩ thật Ai Cập Hi Lạp La Mã thời kì cổ đại. II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN - Kiến Thức Giáo viên tích hợp kiến thức một phần các môn học trong bài giảng nhằm làm rõ trọng tâm của chủ đề, giúp học sinh có được cái nhìn nhiều góc cạch để hiểu sâu vấn đề được đề cập trong chủ đề. Cụ thể những môn học được tích hợp trong chủ đề giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản. Sau khi học xong chủ đề này, học sinh sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức cơ bản của các bộ môn Toán, Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử, Tin học, Âm nhạc… để thực hiện tốt bài học Lịch sử mĩ thuật này, cụ thể: Vận dụng kiến thức lịch sử thế giới thời kì cổ đại để trả lời các câu hỏi về mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kì cổ đại. Vân dụng kiến thức, kĩ năng về tin học, các em có thể thao tác trên máy tính để tự học bài, tự tìm nguồn tài liệu trên mạng phục vụ cho bài học của mình. Thông qua bài học các em có thể vận dụng kĩ năng sử dụng bản đồ về địa lý để mô tả, và chỉ được vi trí của kim tự tháp Kê-ốp nằm ở Giza trên bản đồ. Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại Thông qua các câu chuyện trong thần thoại Hi Lạp trong môn Ngữ văn: “Câu chuyện về quả táo trên bàn tay trái của tượng vệ nữ Milo” để hiểu thêm về giá trị nghệ thuật của bức tượng thần vệ nữ Milo. Vận dụng kiến thức toán học để đo đạc kích thước của các công trình kiến trúc như diện tích mặt đáy kim tự tháp. Thông qua môn GDCD giáo dục về di sản văn hóa, thông qua nội dung bài học về công trình mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã đã góp phần giáo dục học sinh biết phát huy, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, cũng như của thế giới… Hình thành những hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa. Trong bài giảng sử dụng các bản nhạc nền phù hợp với từng side. Trong side bài tập củng cố cuối bài có lồng thêm 1 đoạn nhạc cổ của Hi Lạp được các nhà âm nhạc khảo cổ học phục dựng lại theo các ghi chép lại trên các văn bia và tranh bích họa còn sót lại, qua đó các em có thể hiểu thêm về nhu cầu thẩm mĩ âm nhạc của người cổ đại, cũng như cung cấp thêm kiến thức về lịch sử âm nhạc thời cổ đại phục vụ cho các bài học về thưởng thức âm nhạc, đồng thời đó cũng là cách khắc phục những nhàm chán trong tiết học. - Kĩ năng: Học sinh được luyện tập thêm các kĩ năng về máy tính, về sử dụng bản đồ. Củng cố thêm năng lực nhận thức, cảm thụ giá trị nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc thời kì cổ đại nói riêng và giá trị vật thể nói chung của nhân loại. Thông qua hoạt động nhóm trong bài học giúp các em có thêm năng lực hoạt động nhóm cũng như rèn luyện sự tự tin khi lên trình bày các kết quả hoạt động nhóm của nhóm mình. - Thái độ: Thông quan nội dung của chủ đề dạy học học sinh thêm trân trọng những giá trị nghệ thuật của nhân loại và có ý thức bảo vệ những di sản văn hóa không chỉ của quốc gia mà của cả nhân loại. Với mục tiêu nhằm thực hiện tốt đề án nêu trên, bản thân tôi cũng như mỗi giáo viên trong ngành giáo dục nói chung và cấp THCS nói riêng đã và đang tích cực thực hiện kế hoạch vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tích hợp theo chủ đề để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, cũng như tạo nhiều hứng thú học tập của học sinh đối với môn học. Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại III. ĐỐI TƢỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN Đối tượng thực hiện chủ đề dạy học tích hợp, liên môn. Lớp 6A2 chọn 20 học sinh Học lực Số lượng Tỉ lệ Giỏi 12 60% Khá 8 40% IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN Qua bài học học sinh có thể củng cố thêm, cung cấp thêm kiến thức về mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kì cổ đại. Ngoài việc cung cấp thêm các kiến thức của bộ môn, thông qua bài giảng học sinh còn biết vận dụng kiến thức liên môn như môn Văn, Toán, GDCD, Lịch sử, Địa lí … Vận dụng các kỹ năng, các năng lực có được qua rèn luyện, kết hợp với thái độ phù hợp để giải quyết các vấn đề trong bài giảng. Giáo viên lựa chọn các kiến thức liên môn học để dạy học tích hợp trong bài giảng làm nội dung bài học thêm phong phú, lôi cuốn học sinh vào những tình huống có trong thực tế để cùng vận dụng các kiến thức đã học của các môn học khác để giải quyết vấn đề bài học đặt ra. Qua đó các em có thể hiểu sâu bài, tạo được hứng thú học tập cũng như vận dụng các kiến thức vào thực tế đồng thời phát triển năng lực tự học của bản thân. Trong điều kiện thời gian, cũng như giúp đồng nghiệp hiểu được cách thực hiện dự án dạy học theo chủ đề tôi lựa chọn, sau đây tôi xin trình bày một phần dự án thông quan tiến trình bài dạy cụ thể trong dự án dạy học của mình. V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU Để tiết học được thành công cần chuẩn bị: 1.Giáo viên : - , máy chiếu, màn chiếu, 2.Học sinh : Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại - Đọc trước bài 29, bài 32 SGK mĩ thuật lớp 6, sưu tầm các tư liệu về các công trình mĩ thuật tiêu biểu của Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kì cổ đại. Đặc biệt là các tài liệu liên quan đến kim tự tháp Kê - ốp, tượng Nhân Sư, tượng vệ nữ Mi-lô, tượng Ô-guýt. - Học sinh đọc thêm kiến thức môn lịch sử phần lịch sử thế giới cổ đại lớp 6: Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương động (Chú trọng phần tìm hiểu về đất nước Ai Cập); Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương tây (Chú trọng phần tìm hiểu về đất nước Hi Lạp, Rô Ma); Bài 6: Văn hóa cổ đại. - Học sinh tìm hiểu thêm về môn giáo dục công dân lớp 7 : Bài 15 bảo vệ di sản văn hóa TÀI LIỆU THAM KHẢO. Tài liệu sưu tầm trên mạng Internet, các video có bản quyền của truyền hình ANTV, TGVN.com.vn VI. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ : MỸ THUẬT AI CẬP, HI LẠP, LA MÃ THỜI KỲ CỔ ĐẠI. I.Mục tiêu. *Kiến thức: - Học sinh nhận thức rõ hơn về các giá trị mỹ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại. Hiểu biết thêm các kiến thức mới về các tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã cổ đại ngoài những kiến thức SGK mà các em đã được biết. *Kỹ năng: - Học sinh hiểu thêm về nét riêng biệt của mỗi nền mỹ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại. Hình thành năng lực học tập kết hợp các kiến thức của những bộ môn khác để giải quyết các vấn đề liên quan. Hình thành những hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa không chỉ của đân tộc ta mà của nhân loại. Tuyên truyền dưới mọi hình thức để mọi người cùng có ý thức bảo vệ di sản văn hóa. *Thái độ: - Biết tôn trọng nền văn hoá nghệ thuật của nhân loại. II.Chuẩn bị. 1.Đồ dùng dạy học: Giáo viên: - Hình minh hoạ ở Đồ dùng DH MT6 Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh của mỹ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã cổ đại. 2.Phương pháp dạy học: - Thuyết trình, vấn đáp, bài tập trắc nghiệm, hoạt động nhóm, kết hợp với minh hoạ. III. Tiến trình dạy học. 1.Tổ chức: 6A2 Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị các đồ dùng các em được yêu cầu sưu tầm phục vụ cho bài học. 3.Bài mới.( GV giới thiệu bài) Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1. Tìm hiểu vài nét về Kim tự tháp Kê-ốp(Ai Cập) ? Em biết gì về Kim tự tháp Kê-ốp GV bổ sung thêm những kiến thức sưu tầm được. -GV cho học sinh xem đoạn video (https://www.youtube.com/watch?v= nA1Kt9N865g&feature=youtu.be) Sau khi hs xem xong video Giáo viên đặt ra tình huống: Vậy người cổ đại đã tiến hành xây kim tự tháp như thế nào? Căn hướng ra sao, họ đã xẻ đá vôi, đá granite bằng cách nào, làm thế nào họ có thể di chuyển những khối đa nặng hàng tấn lên cao? Ai là người tham gia xây dựng kim tự tháp? Để tìm hiểu những câu hỏi trên thấy sẽ chia lớp chúng mình thành 4 nhóm thảo luận trong 5 phút để tìm hiểu những câu hỏi trên nhé! GV gọi 1 hs bất kỳ trong nhóm 1 lên làm câu hỏi đâu tiên trên máy tính. Hoạt động của học sinh I.Kim tự tháp Kê-ốp(Ai Cập). HS dựa vào kiến thức đã học, SGK để trả lời câu hỏi. - Kim tự tháp Kê-ốp xây dựng vào khoảng năm 2560 TCN và kéo dài trong 20 năm. - Kim tự tháp Kê-ốp có hình chóp, cao 146 m, đáy là hình vuông có cạnh dài 230 m, bốn mặt là bốn tam giác cân chung một đỉnh - Đường vào Kim tự tháp ở hướng Bắc, chỉ có một cửa vào...Kim tự tháp Kê-ốp xây bằng đá vôi trung bình mỗi tảng đá nặng 2,5 tấn, khoảng 2 triệu phiến đá được dùng ghép nên kim tự tháp. - HS xem video, ghi chép lại để trả lời câu hỏi. HS chia theo nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký Các nhóm thảo luận trong 2 phút Liên môn Vận dụng kiến thức môn lịch sử, toán Hs phải vận dụng kĩ năng sử dụng máy tính để làm bài. Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn