Xem mẫu

  1. Dạy con hiệu quả mà không cần mắng Hát vào buổi sáng: Thật khó để hát khi bạn đang bực bội hay phải tất tả chuẩn bị cho một ngày mới, nhưng sự thật, những giai điệu tươi vui có thể giúp bạn mở đầu một ngày mới với tâm trạng tích cực hơn. - Mẹ được ngủ đủ: Chỉ khi bạn tỉnh táo, khỏe khoắn sau một giấc ngủ ngon, bạn mới có thể chăm sóc bọn trẻ tốt được. - Dậy sớm hơn bọn trẻ: Bạn sẽ bớt cấp tập hơn rất nhiều nếu dậy trước các con chỉ tầm 30 phút. Trong thời gian đó, bạn có thể nhanh chóng vệ sinh cá nhân, trang điểm, thậm chí check mail, chuẩn bị bữa sáng. Dậy sớm, nhất là vào mùa đông thật không dễ, nhưng điều đó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc sắp xếp mọi việc cho ngày mới. - Nói những điều tích cực với con: Những thông điệp tiêu cực nhất với trẻ là: Dừng lại ngay, Đừng, Không được, vì vậy, hãy cố gắng trả lời "có" nhiều hơn. Chẳng hạn, nếu con bạn xin phép ăn một cái kẹo, thay vì nói "không, trừ khi con ăn cơm xong", hãy nói "Được chứ, con sẽ ăn kẹo ngay khi ăn cơm xong nhé". Điều này thường rất dễ quên, nhưng cứ thực hiện liên tục, bạn sẽ thấy hiệu quả trong việc giảm stress cho cả mình và các con. - Luôn tìm ra lý do để ăn mừng: Trẻ con rất thích điều này. Chúng sẽ trở nên vui vẻ, nhanh nhẹn và hưng phấn lên hẳn. Các "bữa tiệc" có thể rất đơn giản: một món ăn cả nhà thích, bữa bánh kẹo ngon... và các lý do cũng không cần to tát: Con được phiếu bé ngoan hay đạt điểm cao, bố đi công tác về, mẹ vừa hoàn thành dự án... - Nói không chỉ khi thực sự cần thiết: Bé muốn mặc một chiếc áo đỏ rực với một chiếc quần cộc màu cam - Không sao cả. Con rót nước
  2. vào bộ cốc chén đồ chơi - có thể được. Bé ngủ quay đầu về phía đuôi giường - cũng tốt. Đừng quá khắt khe với chính bạn và con. Trừ những việc nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng, hoặc những thứ liên quan đến sự an toàn, sức khỏe của bé, đừng cấm đoán con. Nếu bạn muốn hiểu con, bạn nên tôn trọng những quan điểm của con. Nói bất cứ điều gì bạn cần phải nói. Sau đó hãy im lặng và lắng nghe. Luôn hướng đến sự an toàn. Mọi người không nghe thấy gì khi họ đang bối rối. Nếu họ không cảm thấy an toàn, họ thường thu mình lại hoặc như con nhím xù lông. Nếu con của bạn bắt đầu tức giận, sợ hãi hoặc cảm thấy bị tổn thương, bạn hãy ghi nhớ và kết nối các tình huống lại. Nhắc nhở con và chính bạn - bạn yêu con như thế nào, và bạn đang tìm kiếm một giải pháp có ích cho tất cả mọi người. Cố gắng hết sức để tránh cho con khỏi mắc sai lầm. "Hãy tạo cảm giác vui vẻ. Một cái vỗ nhẹ có thể làm tan căng thẳng." Hãy sử dụng đại từ nhân xưng chỉ đúng bạn để nói về cảm xúc của bạn (Mẹ rất sợ khi con về trễ và không gọi điện); hãy miêu tả đúng hiện trạng (Bản kiểm điểm này tồi tệ hơn nhiều hơn so với kiểm điểm trước đó của con); và cung cấp thông tin (Bà hàng xóm Weiner nói rằng con đã hút thuốc ở sân sau). Kìm nén sự giận dữ. Hãy nhớ rằng thể hiện sự tức giận chỉ làm cho bạn thêm tức giận bởi vì nó củng cố cảm giác của bạn rằng bạn đúng và người khác sai. Thay vào đó, nên chú ý đến sự tức giận của bạn và xem nó như một tín hiệu của những gì cần phải thay đổi. Ví dụ, thay vì giận dữ bởi những đứa trẻ không giúp việc nhà, hãy sử dụng sự tức giận như là một động lực để thiết lập một hệ thống mới các
  3. công việc trong gia đình. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các tình huống xấu trong tương lai.
nguon tai.lieu . vn