Xem mẫu

  1. Đấu pháp & những biến thiên Nói một cách khác đó là chiến thuật trong bóng đá và sự biến thiên của nó. Ta vẫn thường nghe các HLV phát biểu sau mỗi trận đấu, rằng “chúng tôi chiến thắng nhờ các cầu thủ đã thực hiện tốt đấu pháp” hoặc “chúng tôi thua vì thiếu một chút may mắn, nhưng toàn đội đã tuân thủ khá tốt đấu pháp”.
  2. Điều được hiểu ở đây chính là: Những vấn đề xoay quanh đấu pháp - chiến thuật của một trận đấu cụ thể, dẫn đến những biến thiên cần thiết để thắng, cũng là để từng bước hoàn thiện, nâng tầm kỹ thuật - chiến thuật của một đội bóng nói riêng và của mặt bằng bóng đá nói chung. Qua sơ đồ bố trí cầu thủ và sự vận hành của sơ đồ đó trên sân, ít nhiều ta sẽ hiểu được khái niệm “đội hình chiến thuật”, tất nhiên sẽ thưởng thức một cách trọn vẹn hơn vẻ đẹp của môn thể thao vua này. Ngược dòng lịch sử, bắt đầu từ nước Anh nơi khai sinh môn bóng đá, người t a bố trí đến 8 cầu thủ trên hàng công, chỉ duy nhất 1 tiếp ứng (tiền vệ), 1 hậu vệ. Đấu pháp được triển khai từ sơ đồ này quả thật đã đem lại cho khán giả và cả cầu thủ nhiều hứng khởi vì lẽ số bàn lọt lưới rất cao. Dường như để cho cân bằng hơn giữa công và thủ - tuy vẫn lấy công là chính - người ta kéo bớt 1 tiền đạo đá lùi xuống, vậy là có thêm 1 tiếp ứng nữa, hàng công có bóng nhiều hơn - bàn thắng ghi được cũng nhiều hơn. Sơ đồ chiến thuật 1 - 2 - 8 được “nâng” thành 1 - 2 - 7 từ đó và được áp dụng khá rộng rãi ở các đội bóng. Chưa hết. Nhận thấy sau mỗi lần điều chỉnh, các sơ đồ chiến thuật tỏ ra đáng tin hơn giữa công và thủ, người ta tiếp tục tăng cường cầu thủ cho hàng tiếp ứng và hậu vệ. Thế là từ đội hình có đến 7 tiền đạo được hoán chuyển thành 5 tiền đạo nhưng 2 đá lùi xuống, 5 hậu vệ thì có 2 đá nhô lên - sơ đồ chiến thuật WM hình
  3. thành, chính nó đã mang lại cho bóng đá Anh những sắc thái mới trên đấu trường thế giới. Từ sự thành công của đội tuyển Hungari khi áp dụng đội hình chiến thuật 4 - 2 - 4 (dù chỉ manh nha, chưa rõ nét) với 4 tiền đạo, 2 hộ công, 4 hậu vệ, đội tuyển Brasil đã hoàn thiện và đăng quang tại World Cup 1958 Thụy Điển. Cũng từ đấu pháp này, người Brasil đã sáng tạo ra đội hình 4 - 3 - 3 và cũng đã gặt hái được nhiều thành quả. Ở đây cần nói rõ điều này: Trên cơ sở của đội hình 4 - 2 - 4 được vận dụng trong một thời gian dài với sự “kín kẽ” gần như tuyệt đối trong công và thủ, người ta vẫn muốn sáng tạo thêm nhiều sơ đồ chiến thuật mới để có thể “ứng biến” với mọi tình huống và vậy là 1- 3 - 2 - 4 ra đời. Vẫn chưa hết! Người Tây Ban Nha còn đẻ ra chiến thuật 1 - 3 - 3 - 3 và với chiến thuật này đội quân xứ đấu bò đã đăng quang tại Euro 1964. Biết thêm rằng sự biến thiên của sơ đồ chiến thuật luôn diễn ra không chỉ tại các World Cup mà ngay trong các giải bóng đá khu vực, ngay trong từng trận đấu. Chính vì lẽ đó mà ta biết thêm nhiều đấu pháp “không tên, có tên”, đấu pháp “thiên biến vạn hóa”, “không thể xác định vị trí đội hình”, ví như “tổng lực” của Hà Lan, “catenaccio” của Ý. Thời kỳ từ đầu năm 2000 đến nay, đấu pháp được coi là hiện đại nhất chính là 4 - 4 - 2, gần như được áp dụng ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ. Đấu pháp hiện đại này có thể biến thiên theo yêu cầu cụ thể của quá trình thi đấu, với từng đối thủ.
  4. Rồi với World Cup 2006 này, người ta sẽ còn có dịp chứng kiến 4 - 4 - 2 được hoán chuyển thành 3 - 5 - 2, thành 3 - 4 - 3, thành 3 - 4 - 1 - 2, thành 3 - 5 - 1 -1… đầy năng động
nguon tai.lieu . vn