Xem mẫu

  1. - - -   - - - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Bộ môn Khoa học Quản lý _***_ LÊ HỒNG LÔI ĐẠO CỦA QUẢN LÝ Người dịnh: ThS. Lại Quốc Khánh (tiết 1 và 2 - chương 4; chương 5, 6, 7, 8) Trần Thị Thuý Ngọc (chương 1,2,3, tiết 3 và 4 - chương 4) Người hiệu đính: Lương Gia Tĩnh 1
  2. Mục lục Trang Lời tựa Giáo sư Thành Trung Anh (Mỹ) ........................................................................... 6 Lời nói đầu......................................................................................................................... 8 Phần 1. Thời đại “Con người chính trị” Dẫn luận: Vấn đề “Con người chính trị” và trí tuệ quản lý. ................................................ 9 Aristote, Tuân Huống, Pháp trị và Nhân trị Chương 1. Trí tuệ quản lý Châu Âu ................................................................................. 16 Thời kỳ Hy Lạp, La M• cổ đại1.......................................................................................... 6 Thời kỳ Trung cổ Chế độ thành bang, A ten, Hạn chế của chế độ dân chủ thành bang, Chế độ cộng hoà, Đế quốc La M•, Đế quốc và đạo Cơ đốc................................................... 27 Thời kỳ Khai sáng Chế độ phong kiến, Giáo quyền và vương quyền, Quản lý của giáo hội, Chế độ quân chủ. ............................................................................................................ 36 “Quân chủ luận”, Chủ quyền và quốc gia, “Leviathan”, “Chính phủ luận”, Thuyết “Tam quyền phân lập”, Thuyết “Chủ quyền nhân dân”. Chương 2. Trí tuệ quản lý Trung Quốc ............................................................................ 52 Thời kỳ Tiên Tần ............................................................................................................. 52 Truyền thuyết về Thánh vương, Phép lớn trị nước, Chế độ nhà Chu, Bách gia tranhminh, Nho gia, Mặc gia, Pháp gia, Đạo gia, Binh gia. Thời kỳ Tần, Hán, Tuỳ, Đường............. 68 Sự thống trị của Tần Thuỷ Hoàng, Lựa chọn thuật trị nước, Chế độ nhà Hán, Tính đa nguyên của tư tưởng thống trị, “Thời trị Trinh quán”, Chế độ nhà Đường. Thời kỳ Tống, Nguyên, Minh, Thanh ................................................................................... 82 2
  3. Phương lược thống trị tập quyền, Tân chính và tân pháp, “Tư trị thông giám”, Triết lý hoá tư duy chính trị, Chế độ quân chủ tuyệt đối, Trào lưu Khai sáng, Chế độ nhà Thanh, Cải lương và cách mạng. Phần 2. Thời đại “Con người kinh tế” Dẫn luận: Vấn đề “con người kinh tế” và lý luận quản lýBản tính tư lợi, Động vật phân công, Sự thay đổi thời đại ............................................................................ . 99 Chương 3. Lý luận quản lý kinh tế .......................................................... 109 Giai đoạn “Cách mạng Smith” ...................................................................... 109 Chủ nghĩa trọng thương với chủ nghĩa trọng nông, Bàn tay vô hình, Tác dụng của chính phủ, David Ricardo, “Định luật Say”, Tổng hợp của Mill. Giai đoạn “Cách mạng biên” ........................................................................ 122 “Thuyết giá trị hiệu quả biên”, “Cân bằng Walras”, “Tối ưu của Pareto”, Tổng hợp của Marshall, Kinh tế học phúc lợi, Lý luận cạnh tranh độc quyền. Giai đoạn “Cách mạng Keynes” ................................................................... 135 Cống hiến của Keynes, “Chính sách hoá” lý luận Keynes, Chủ nghĩa tự do mới, “Lý luận kinh tế hỗn hợp”, Quản lý kinh tế hiện thực, Triển vọng tương lai. Chương 4. Lý luận quản lý xí nghiệp ...................................................... 153 Lý luận quản lý cổ điển ................................................................................ 153 Cống hiến của Taylor, Phong trào quản lý khoa học, Nguyên tắc quản lý, Chức năng của quản lý, “Hệ thống quản lý hành chính lý tưởng”, Hệ thống hoá lý luận quản lý cổ điển. Lý luận khoa học hành vi.............................................................................. 169 “Thực nghiệm Hawthoroe”, Học thuyết quan hệ giữa người với người, Nhu cầu của loài người, Bản tính của loài người, Cá nhân - đoàn thể với tổ chức, Phương thức l•nh đạo. “Khu rừng lý luận quản lý”........................................................................... 181 3
  4. Học phái kinh nghiệm, Học phái hệ thống hợp tác x• hội, Học phái lý luận quyết sách, Học phái hệ thống x• hội - kỹ thuật, Học phái hệ thống, Học phái lý luận quyền biến, Học phái số học, Học phái vai trò l•nh đạo, Học phái quá trình quản lý. “Thống nhất” với “Chỉnh hợp” ..................................................................... 199 Hướng thống nhất lý luận quản lý, Trào lưu “Tổ chức văn hoá”, “Thống nhất” và sau “thống nhất”, Hướng chỉnh hợp lý luận quản lý. ....................................................... Phần 3. Thời đại "Con người văn hoá” Dẫn luận: Vấn đề “con người văn hoá” và ý niệm quản lý ...................... 208 Con người: Động vật văn hoá; Văn hoá, khoa học với tri thức; Cuộc cách mạng kết hợp hoàn chỉnh về quản lý; ý niệm quản lý mới. Chương 5. Quản lý biến hoá.................................................................... 218 ý niệm biến hoá ............................................................................................ 218 Triết học về biến hoá, Dự báo biến hoá, Nắm bắt biến hoá, Sự biến hoá của kinh tế, Sự biến hoá của x• hội, Sự biến đổi của công tác quản lý. Quản lý biến hoá .......................................................................................... 233 Biến hoá với quản lý chiến lược, Chiến lược cạnh tranh của xí nghiệp, Chiến lược thích ứng của xí nghiệp, Chiến lược tổng thể của xí nghiệp, Chiến lược phát triển quốc gia, Quản lý chiến lược toàn cầu. Sự biến hoá của quản lý ................................................................................ 250 Biến hoá với quản lý quyền biến, Sự quyền biến của kế hoạch, Sự quyền biến của tổ chức, Sự quyền biến của nhân sự, Sự quyền biến của l•nh đạo, Sự quyền biến của kiểm soát. Chương 6. Quản lý đổi mới ..................................................................... 270 4
  5. ý niệm đổi mới ............................................................................................. 270 Đổi mới và phát triển kinh tế, Đổi mới và tổ chức xí nghiệp, Đổi mới và tinh thần “nhà kinh doanh xí nghiệp”, Đổi mới kỹ thuật, Đổi mới chế độ, Đổi mới quản lý. Quản lý đổi mới............................................................................................ 283 Quản lý đổi mới sản phẩm, Quản lý đổi mới công nghệ, Quản lý đổi mới thị trường, Tổ chức đổi mới xí nghiệp, Công trình đổi mới tri thức, Hệ thống đổi mới nhà nước. Đổi mới quản lý............................................................................................ 296 Đổi mới quản lý kinh doanh, Đổi mới quản lý tổ chức, Đổi mới phương pháp quản lý, Đổi mới mô thức quản lý, Đổi mới chế độ quản lý, Đổi mới văn hoá quản lý. Chương 7. Quản lý chỉnh thể .................................................................. 313 ý niệm chỉnh thể ........................................................................................... 313 Vũ trụ quan chỉnh thể, Lý luận hệ thống chung, Lý luận kết cấu hao tán, Lý luận siêu tuần hoàn, Hiệp đồng học, Hỗn độn học. Quản lý chỉnh thể ......................................................................................... 329 Phương pháp công trình hệ thống, Phương pháp công trình hệ thống “mềm”, Công trình hệ thống quản lý xí nghiệp, Công trình hệ thống quản lý kinh tế, Công trình hệ thống quản lý x• hội, Công trình hệ thống quản lý toàn cầu. Chỉnh thể quản lý ......................................................................................... 346 Chỉnh thể hoạt động quản lý, Chỉnh thể chức năng quản lý, Chỉnh thể quá trình quản lý, Chỉnh thể hành vi quản lý, Chỉnh thể quyết sách quản lý, Chỉnh thể hiệu quả quản lý. Chương 8. Quản lý hài hoà...................................................................... 364 ý niệm hài hoà .............................................................................................. 364 Quan niệm hài hoà của triết học Trung Quốc, Quan niệm hài hoà của triết học phương Tây, Hài hoà thân tâm, Hài hoà giữa người với người, Hài hoà giữa cá thể với quần thể, Hài hoà thiên nhân. 5
  6. Quản lý hài hoà ............................................................................................ 379 Quản lý xí nghiệp mang tính hài hoà, Quản lý kinh tế mang tính hài hoà, Quản lý chính trị mang tính hài hoà, Quản lý x• hội mang tính hài hoà, Xung đột và hài hoà văn minh, Hài hoà và sự phát triển của nhân loại. Sự hài hoà của quản lý .................................................................................. 397 Sự hài hoà của tự quản lý, Sự hài hoà trong quản lý nhân tài, Sự hài hoà của quản lý hành vi, Sự hài hoà của quản lý khơi thông, Sự hài hoà của quản lý xung đột, Sự hài hoà của quản lý đa văn hoá. ................................................................................................ ____________ 6
  7. Đôi nét về tác giả Giáo sư, tiến sĩ triết học Lê Hồng Lôi sinh năm 1952 tại huyện Kinh Hải, tỉnh Hải Nam, hiện là chủ nhiệm khoa Triết học trường Đại học Trung Sơn, năm 1999, đã vinh dự được nhận danh hiệu “Nhà khoa học xã hội ưu tú tỉnh Quảng Đông”. Giáo sư Lê Hồng Lôi đã xuất bản 6 bộ sách chuyên khảo: - Đạo của quản lý. - Triết học quản lý của Nho gia. - Quản lý hiện đại với trí tuệ Nho gia. - Tâm an - Sự thành. - Trí tuệ quản lý phương Đông. - Tân Đại lục trong hướng quản lý mới. Ngoài ra, giáo sư còn là dịch giả của một số tác phẩm về khoa học quản lý, triết học nước ngoài và là tác giả của hàng trăm bài báo khoa học. Giáo sư phụ trách những môn: Lịch sử triết học Trung Quốc, Triết học so sánh, triết học quản lý, nghiên cứu triết học quản lý Trung Quốc, triết học Khổng, Mạnh, Tuân, v.v.. Giáo sư Lê Hồng Lôi tốt nghiệp Đại học Quảng Tây tháng 1 năm 1982, năm 1983 thi đỗ nghiên cứu sinh tại Đại học Trung Sơn, năm 1986 nhận học vị thạc sỹ, năm 1991 nhận học vị tiến sỹ, từ 1994 đến 1995 nghiên cứu sau tiến sỹ tại Mỹ. Hiện nay, ông là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Đông Tây Quốc tế Mỹ, nghiên cứu viên đặc biệt của Trung tâm cách tân văn hoá Canađa, nghiên cứu viên của trung tâm phát triển văn hoá Đâng - Tây Singapor, giáo sư kiêm nhiệm Đại học Quảng Tây, giáo sư thỉnh giảng của Đại học Sư phạm Quảng Tây, Tổng thư ký Hội triết học quản lý Trung Quốc Quốc tế. Thành quả nghiên cứu khoa học của giáo sư Lê Hồng Lôi có ảnh hưởng rộng rãi ở Trung Quốc và nhiều nước, từng nhiều lần giảng dạy ở Mỹ, Canada, Singapor, Đài loan, Hồng Kông. Những thành quả nghiên cứu về triết học quản lý Nho gia cũng như so sánh triết học 7
  8. quản lý Trung Quốc - phương Tây của giáo sư Lê Hồng Lôi chiếm vị trí hàng đầu trong giới khoa học Trung Quốc. Phương pháp nghiên cứu, học tập của giáo sư Lê Hồng Lôi là: “Học vấn tiên lập hồ kỳ đại giả; thượng học nhi hạ đạt, hạ học nhi thượng đạt”. 8
  9. Lời tựa (Lược dịch) Trong vòng 10 năm, sau khi nhận học vị tiến sỹ chuyên về triết học quản lý, giáo sư Lê Hồng Lôi đã xuất bản 5, 6 cuốn sách có liên quan đến triết học quản lý của Trung Quốc. Mỗi bộ sách của ông đều phát huy được tinh thần triết học quản lý của Trung Quốc và đã vạch ra được trí tuệ quản lý phương Đông, hơn nữa, về phương diện triết học quản lý của Nho gia, có thể nói đã đi sâu vào tinh hoa của nó. Gần đây, theo lời mời của Trung tâm phát triển văn hoá Đông - Tây Singapor, ông đã viết xong cuốn sách lớn “Đạo của quản lý”. Điều này không chỉ tạo ra những đóng góp mới mẻ đối với sự phát triển của triết học quản lý, mà còn có thể nói, trên cơ sở so sánh triết học quản lý của Trung Quốc với phương Tây, đã liên thông văn hoá và triết học của phương Đông với phương Tây. Sở trường của giáo sư Hồng Lôi về khoa học là giỏi về hội thông, tinh về tổ chức. Sở trường này, có thể nói, đã được phát huy cao độ trong cuốn sách mới của ông. Trong cuốn sách này, dựa trên sự phân biệt “con người chính trị”, “con người kinh tế”, “con người văn hoá”, ông đã thảo luận về sự khác biệt trong việc chuyển trao và kế thừa hai nền văn hoá lớn - Trung Quốc và Tây phương cũng như ba giai đoạn phát triển tư tưởng quản lý của nhân loại. Thời đại mà chúng ta đang sống hiện nay là thời đại phát triển khoa học kỹ thuật, và sự phát triển khoa học kỹ thuật đã kéo theo toàn cầu hoá kinh tế cũng như nhu cầu truy tìm căn nguyên, nhận thức sự tương đồng về văn hoá. Ngoài ra, cái gọi là văn hoá hiển nhiên không phải chỉ được hiểu là những quan niệm, hành vi văn hoá có tính khu vực hay đa nguyên, mà chỉ trí tuệ văn hoá có thể dung nạp, hội thông khoa học kỹ thuật với những giá trị nhân văn. Nền văn hoá nào có thể dung hợp và hội thông khoa học kỹ thuật với giá trị nhân văn, thì nền văn hoá đó là trí tuệ, và vì vậy mà có thể gọi là trí tuệ văn hoá hay văn hoá trí tuệ. Trong trí tuệ quản lý của “con người văn hoá”, điều không thể phủ nhận được là ham muốn quyền lực của “con người chính trị” và ham muốn tiền tài của “con người kinh tế” một cách tự nhiên vẫn đóng vai trò quan trọng, không thể mất đi. Nhưng điều quan trọng là, nếu như không có tác dụng dung hợp và hội thông của văn hoá, hoạt động quản lý của xã hội loài người sẽ vĩnh viễn không thể vượt qua sự đua tranh quyền lực và tiền tài để đạt tới tiến bộ, đạo đức và chính nghĩa. 9
  10. Giáo sư Lê Hồng Lôi đã phát huy được ý niệm quản lý đối với thế kỷ 21. Từ các phương diện quản lý tiến hoá, quản lý sáng tạo, quản lý chỉnh thể và quản lý hài hoà, ông đã thảo luận sâu về mô thức lý tưởng của quản lý văn hoá nhân loại thế kỷ 21. Đây là công việc vô cùng quan trọng, bởi vì điều mà nhân loại theo đuổi cuối cùng chính là bốn loại giá trị vũ trụ và giá trị nhân sinh cơ bản: biến hoá, sáng tạo, chỉnh thể và hài hoà. Hồng Lôi nhân đó đã luận bàn tính biến hoá, tính sáng tạo, tính chỉnh thể và tính hài hoà cuả quản lý. Những khái niệm này, chúng tôi đã đề cập đến trong cuốn “Lý luận C”, nhưng qua sự phân tích và trình bày sâu sắc, rõ ràng của giáo sư Hồng Lôi, có thể nói đã đặt một cơ sở vững chắc cho sự tiến bộ của triết học quản lý Trung Quốc... Thành Trung Anh (12/2/2000) Lời nói đầu Quản lý là hoạt động thực tiễn xã hội có tổ chức mà con người tiến hành để thực hiện mục đích nhất định. Lịch sử của hoạt động quản lý cũng lâu dài như bản thân sự tồn tại của con người. Đại khái khi con người tách ra khỏi giới động vật, lấy săn bắt các loại động vật khác làm phương thức mưu sinh, đã xuất hiện hoạt động tổ chức và quản lý nhất định. Nhưng, đối với sự tự giác của hoạt động quản lý, sự tổng kết của kinh nghiệm quản lý, sự hình thành tư tưởng quản lý, tất là chuyện của con người khi đã có văn tự để ghi chép. Con người vừa là chủ thể hoạt động quản lý, vừa là khách thể hoạt động quản lý. Vì vậy, bất cứ sự đề xuất tư tưởng quản lý nào đều không thể xa rời nhận thức về bản chất loài người. Mà nhận thức của loài người về bản chất của chính mình ở những thời đại khác nhau là khác nhau, vì thế mà đánh dấu trọng điểm của hoạt động quản lý thời đại đó. Thực chất, nhận thức về bản chất loài người chính là căn cứ để chúng ta vạch ra những thời đại quản lý nhất định. Nhận thức của con người về bản chất của chính mình có quan hệ trực tiếp với lĩnh vực đời sống xã hội loài người. Mọi người đều biết rằng, “chính trị”, “kinh tế’, “văn hoá” là ba lĩnh vực lớn của đời sống xã hội loài người, liên hệ qua lại với nhau, “con người chính trị”, “con người kinh tế”, “con người văn hoá”, tất là ba nội dung nhận thức của con người về bản chất của mình. 10
  11. Hơn 2000 năm trước, học giả Hy Lạp cổ đại là Aristote với nhận thức “con người là động vật chính trị” đã vạch ra thời đại “con người chính trị“ trong lịch sử quản lý nhân loại. Hơn 200 năm trước, học giả Anh quốc là Adam Smith với nhận thức “con người là động vật kinh tế” đã mở đầu thời đại “con người kinh tế” trong lịch sử quản lý nhân loại. “Ôn cố nhi tri tân” - Nhìn lại cái đã qua để mà/và biết cái mới. Khi thiên niên kỷ mới đến, tìm hiểu “đạo” trong quản lý xã hội của loài người - bao gồm “con đường” tức là quá trình mà hoạt động quản lý của con người đã trải qua, và “đạo lý” tức là ý niệm, tinh thần bên trong của quản lý nhân loại, điều này đối với việc đề cao tính tự giác của hoạt động quản lý của nhân loại, từ đó mà thúc đẩy sự phát triển không ngừng của văn minh nhân loại, có ý nghĩa quan trọng. Phần 1 Thời đại “Con người chính trị” Dẫn luận Vấn đề “Con người chính trị” và trí tuệ quản lý “Con người chính trị”, đây là nhận thức đầu tiên của loài người về chính bản chất mình. Không rõ do tất nhiên hay ngẫu nhiên, gần như đồng thời, thế kỉ 3-4 TCN, ở hai cực của trái đất, Hi Lạp cổ đại và Trung Quốc cổ đại, có những nhà tư tưởng đạt đến cùng nhận thức này. Hai ngàn năm về sau, “Quản lý chính trị” đã trở thành hình thức quản lý chủ yếu của nhân loại, để lại cho thế hệ sau một di sản vô cùng phong phú. Aristote Cách đây hơn 2300 năm, Hi Lạp có một nhà tư tưởng nghiên cứu về bản chất nhân loại cực kì sâu sắc, đề xuất nên mệnh đề không tiền khoáng hậu “Con người là động vật chính trị”, mở ra thời đại “Con người chính trị” cho lịch sử quản lý nhân loại. Nhà tư tưởng đó chính là Aristote (384-322 TCN). Ông là học trò của Platon, mà Platon lại là học trò của Socrate. Bản thân Aristote cũng dạy học, trong số môn đồ của ông, có vị Hoàng đế danh tiếng lẫy lừng là Alechxandre Macedone, từng viễn chinh sang Ba Tư và ấn 11
  12. Độ, phá vỡ bức tường ngăn cách giữa phương Đông và phương Tây, kiến lập nên một đế quốc hùng mạnh trải khắp các đại lục á, Âu, Phi. Song, Aristote có vẻ không chịu ảnh hưởng nhiều từ con người bằng hoạt động quân sự đã tạo nên cục diện mới cho thế giới này, vấn đề khoa học mà ông để tâm, lại là chế độ “chính trị thành bang” của Hi Lạp đương thời. “Thành bang” của Hi Lạp cổ, là một thực thể chính trị tương đối độc lập; sinh hoạt trong thành bang là một dạng của sinh hoạt chính trị. Thực ra, từ “chính trị” (politics) trong ngôn ngữ châu Âu ngày nay được phát sinh từ chữ “thành bang” ( uc, polis) của Hi Lạp cổ. Vấn đề lúc đó Aristote muốn lí giải là: Nhân loại vì sao nhất định phải trải qua loại sinh hoạt “thành bang” (“chính trị”) này? Ông giải thích rằng, hai cá thể sinh vật muốn cùng tồn tại, tất yếu phải kết hợp với nhau thì giống nòi của chúng mới tiếp tục kéo dài, về điểm này, con người và những động vật khác, ngay đến cả thực vật là như nhau. ở con người, hình thức kết hợp này là gia đình. Nhưng, con người không chỉ dừng tại đó, trên cơ sở gia đình, để thích ứng trước nhu cầu sinh hoạt ngày càng lớn, mà một vài gia đình đã kết hợp thành thôn trang, và một vài thôn trang lại liên hợp lại thành thành bang. Khi ấy, xã hội sẽ tiến hoá đến mức hoàn bị ở mức cao, trong đoàn thể xã hội ấy, sinh hoạt con người có thể hoàn toàn tự cấp tự túc. Cũng có nghĩa, sự hình thành của thành bang là sự phát triển tự nhiên của sinh hoạt con người, mà lí do tồn tại của nó chính là: để nhân loại vươn tới “cuộc sống tươi đẹp”. “Thành bang” là sản phẩm tự nhiên, là kết quả của sự phát triển đoàn thể xã hội, thể hiện bản tính tự nhiên. Aristote viết: Từ đây có thể hiểu thành bang sinh ra từ bước tiến triển của tự nhiên, và con người cũng tự nhiên hướng mình trở thành động vật chính trị trong thành bang. Câu nói sau, theo đúng nghĩa của nó, có thể dịch thành: “Với bản tính của mình, con người là một loài động vật chính trị” - đây là cơ sở để câu danh ngôn của Aristote được người đời sau trích dẫn một cách rộng rãi. Tiếp theo, Aristote lý luận: Là một loài động vật, vì sao sự kết hợp của loài người so với loài ong hay những động vật sống quần cư khác lại đạt đến mức tổ chức chính trị vượt trội được? Đáp án ở chỗ: Loài người có ngôn ngữ và lí tính. Có lí tính, con người mới có thể biện biệt được sự vật thiện hay ác, chính nghĩa hay phi chính nghĩa, và các loại quan niệm 12
  13. khác; có ngôn ngữ, loài người mới đem những nhận thức của lí tính ấy truyền đạt được cho nhau; có ngôn ngữ và lí tính, nhân loại mới có thể hình thành nhận thức tư tưởng chung, từ đó mà tạo ra thể cộng đồng về chính trị - “thành bang”. Loài người sống là có tính hợp quần, nên có thể tụ tập thành một tổ chức cấp cao kiểu như vậy (chính trị thành bang) bất cứ lúc nào... Loài người do có chí hướng lương thiện nên đạt đến chỗ trở thành loài động vật tối ưu, nếu như không được giáo dục lễ pháp, phản bội lại chính nghĩa, nó sẽ sa đoạ thành loài động vật tàn bạo nhất. Trong tổ chức chính trị thành bang ấy, ai sẽ là người quản lý? Câu trả lời của Aritote là: Thay nhau nắm quyền. Theo ý tưởng của ông, toàn thể công dân trong thành bang đều được trời ban cho địa vị bình đẳng, dựa trên nguyên tắc công bằng, mọi công dân đều được tham gia chính trị, tiến hành quản lý. Trong cùng một thời gian, một bộ phận người thống trị (quản lý), bộ phận khác chịu thống trị (quản lý); kẻ nắm quyền nên thay nhau rút lui, thêm vào đó, sau khi rút lui thì địa vị của anh ta vẫn chỉ ngang bằng địa vị của những công dân khác. Tại đây, Aristote đã đề ra cho nền chính trị dân chủ phương Tây một nguyên tắc quản lý cơ bản. Tuân Huống Ngẫu nhiên mà trùng hợp, chính vào lúc Aristote kiến lập hệ thống “Chính trị học” của mình, tại đầu kia của trái đất, Trung Quốc cổ đại, cũng có một vị học giả tiến hành đi sâu nghiên cứu và đưa ra cùng một kết luận, tuy khác về cách thức nhưng chung một tinh thần với Aristote, về những vấn đề như con người, xã hội, quốc gia, chính trị, quản lý,.... Người đó là Tuân Huống (~325-238 TCN). Ông tôn Khổng Khâu làm thầy, tự nhận lấy trách nhiệm phải tuyên truyền và phát huy Nho học. Nhưng, học trò ông, Hàn Phi lại trở thành người tập đại thành của học thuyết Pháp gia, một học trò khác là Lý Tư, thành trợ thủ đắc lực cho Tần Thuỷ Hoàng, là người đã thống nhất toàn Trung Quốc vào năm 221 TCN. Cũng như Aristote, Tuân Huống khi bắt tay vào nghiên cứu vấn đề quản lý chính trị, cũng nhận thức từ bản chất nhân loại. Ông đem tất cả cơ sở tồn tại của vật chất trong vũ trụ quy về cái gọi là “khí”, cho rằng nước lửa có “khí” nhưng không có sinh mệnh, cỏ cây có sinh mệnh song không có tri giác, cầm thú có tri giác nhưng lại không có lễ nghĩa. Con người có “khí”, có sinh mệnh, có tri giác, lại có cả lễ nghĩa, con người là loài vật cao quý nhất trên 13
  14. thế giới. Khí lực con người không được như trâu, chạy không so nổi với ngựa, thế nhưng trâu ngựa lại bị con người sử dụng là vì nguyên nhân gì? Tuân Huống viết rằng: Nói: Loài người có thể hợp quần, loài khác không thể. Người lấy gì để hợp quần? Trả lời: Phân công. Làm sao để phân công được? Trả lời: Nghĩa. Về điểm này, Tuân Huống và Aristote giống nhau, đều cường điệu “tính hợp quần” của loài người. Song, với nguyên nhân hình thành nên “tính hợp quần”, cách nhìn của hai vị lại không đồng nhất. Aristote lí giải bằng năng lực của lí tính và ngôn ngữ, còn Tuân Huống lại có ý đề cao tác dụng của lễ nghĩa. Tuy có chỗ Tuân Huống cũng bàn tới năng lực phân biệt của lí tính con người, và lấy đó để làm tiêu chí khu biệt bản chất giữa loài người với loài vật, nhưng kết cục thì vẫn quy năng lực phân biệt ấy về sự phân biệt của trật tự nhân luân: Cho nên người sở dĩ là người, không phải đặc biệt nhờ có hai chân và lại không có lông để mà phân biệt. Loài cầm thú có cha con nhưng không có tình cha con, có đực cái nhưng không biện biệt nam nữ. Cho nên đạo người không gì không biện biệt, trong biện biệt không gì lớn bằng phân chia, phân chia không gì lớn bằng Lễ, Lễ không gì lớn hơn Thánh vương. Là vì người người ai cũng có năng lực biện biệt trật tự luân lí, nên, về lý luận thì ai cũng có thể là nhà quản lý chính trị cho xã hội. Tuân Huống muốn lí giải cho điều đó. Ông lấy vị thánh vương Vũ trong truyền thuyết cổ ra làm ví dụ, cho rằng một người rất bình thường cũng có thể trở thành được người như Vũ. Vì sao? Vũ có thể thành được Thánh vương, là vì ông đã làm theo đúng lễ nghĩa pháp chế; mà lễ nghĩa pháp chế có thể hiểu được, có thể làm được. Bất cứ người nào có đủ tố chất và điều kiện để hiểu được và có thể làm theo được lễ nghĩa và pháp chế, chỉ cần người đó cứ theo đạo lí mà thi hành, thì có thể trở thành người như Vũ, thành nhà quản lý tổ chức chính trị cho xã hội - cho dù không có địa vị cao bằng Vũ. Một người ở vị trí nào đó trong tổ chức chính trị xã hội được thống trị (quản lý) người khác hay bị người khác thống trị (quản lý), là phụ thuộc vào trình độ nắm chắc được pháp chế, lễ nghĩa của họ. Qua kiểm tra, và dựa vào thành tích sau kiểm tra về trình độ pháp chế, lễ nghĩa mà tuyển chọn sử dụng quan lại, đây chính là nguyên lí cơ bản của “chế độ khoa cử” Trung Quốc cổ đại. “Khoa cử chế” dựa vào nguyên lí trên để giải quyết vấn đề tuyển lựa, đề bạt và bổ sung quan lại. Tư tưởng này có ảnh hưởng cực lớn tới “chế độ văn quan” của nước 14
  15. Anh cận đại, mà “chế độ văn quan” lại chính là cơ sở để phát sinh “chế độ công chức” của thời hiện đại. Pháp trị và Nhân trị Trong quản lý chính trị, chủ yếu dựa vào tác dụng của pháp (Pháp trị) hay dựa vào tác dụng của người (Nhân trị)? Đây chính là sự khác biệt rất lớn giữa Aristote và Tuân Huống. Chính trị học của Aristote được xây dựng từ Nhà nước lí tưởng của ông thầy Platon. Theo Platon, quốc gia lí tưởng nhất là quốc gia mà kẻ đứng đầu quản lý nên là “ông vua triết học” - một vị vua mang đầu óc của nhà triết học hay một nhà triết học đảm đương vai trò quốc vương. Kiểu tập trung quyền lực và trí tuệ vào tay một mình “triết học vương” này càng tỏ ra có hiệu quả trong trị lí quốc gia hơn so với những điều mục cứng nhắc của pháp luật. Aristote chủ trương “Tôi yêu mến thầy tôi, tôi lại càng yêu mến chân lí”, và không mù quáng chạy theo lời kêu gọi của thầy, mà đặt sự chú ý của mình vào chính chỗ ông thầy coi thường “quốc gia lí tưởng thứ hai” - “quốc gia pháp chế”, tập trung phân tích sự lợi hại giữa “pháp trị” và “nhân trị”. Aristote ban đầu coi trọng quan điểm của Platon trong thiên Pháp luật, theo đó, trong bất cứ quốc gia lí tưởng nào, kẻ thống trị tối cao là pháp luật chứ không phải là cá nhân. Những người chủ trương ủng hộ chính thể quân chủ cũng không phủ nhận điểm này, mà chỉ giải thích rằng: Pháp luật chỉ có thể chế định những nguyên tắc chung; khi việc trong nước thay đổi, pháp luật sẽ không biết tự ban bố những hiệu lệnh xử lí với những thay đổi đó; cho nên, cuối cùng chủ yếu lại dựa vào sự quản lý của riêng nhà quân chủ. Đối với quan điểm này, Aristote phản bác lại: Trong lòng kẻ thống trị nào cũng tồn tại những nguyên tắc pháp luật nhất định. Cố nhiên, những vấn đề mà pháp luật chưa đề cập đến hoặc đã bàn định đến mà chưa rõ ràng, thấu đáo trên thực tế là có. Lúc đó, cần đến lí trí, nhưng nên trông đợi chỉ ở một mình ông vua hay là toàn thể nhân dân? Sức một ông vua dĩ nhiên không bằng được với sức của quần chúng, sự sáng suốt cũng không thể sánh với số đông, trong rất nhiều trường hợp, quần chúng đã cho ra những quyết định tốt hơn bất cứ cá nhân nào. Hơn nữa, cái gì nhiều thì không dễ hư hỏng, một người đơn lẻ quyết định dễ gặp bực bội mà làm mất năng lực phán đoán chính xác, còn số đông sẽ không phải cùng lúc ai ai cũng nổi giận, ai ai cũng phán đoán sai lầm. 15
  16. Aristote chỉ ra thêm một bước, theo bản chất tự nhiên, mọi người đều có giá trị ngang bằng, thế thì đều nên có quyền lợi bình đẳng. Người có quyền lợi và giá trị ngang nhau phải có quyền lực như nhau, thay nhau làm kẻ thống trị và bị thống trị, thế mới công bằng. Thế nhưng, kết luận ấy lại có nghĩa là chủ trương đem pháp luật ra cai trị; kiến lập (luân phiên) chế độ chính là pháp luật. Vậy cho nên, pháp trị nên được coi là ưu việt hơn nhất nhân chi trị (nền cai trị chỉ của một người). Đương nhiên, Aristote không hoàn toàn phủ nhận tác dụng của “nhân trị”. Ông khẳng định, người thi hành pháp luật có thể dựa vào tinh thần pháp luật để giải thích và ứng dụng các điều mục, với những chỗ pháp luật chưa minh tường, người chấp pháp có thể dựa trên tiền đề tôn trọng tinh thần luật pháp mà xử lí, giải quyết công khai. Pháp luật cũng cho phép mọi người dựa vào kinh nghiệm đã t ích luỹ được, sửa chữa hoặc bổ sung các chương tiết, quy phạm, để ngày càng hoàn thiện hơn. Aristote tuy thừa nhận tính linh hoạt của người chấp pháp, nhưng khi lập pháp, lại che đậy chỗ sơ hở của “nhất nhân chi trị”. Xét tổng quan, Aristote coi trọng “pháp trị” hơn “nhân trị”. Tuân Huống cũng tiến hành so sánh giữa “pháp trị” với “nhân trị”, cuối cùng lại rút ra kết luận trái ngược với Aristote. Theo Tuân Huống, chỉ có người tự giác mới điều chỉnh pháp luật được chứ không có thứ pháp luật nào có thể tự động điều chỉnh được. Ông dẫn thí dụ rằng: Phương pháp bắn cung trứ danh của xạ thủ Hậu Nghệ thời trước không thất truyền, nhưng không có nghĩa thời đại nào cũng có người bắn cung giỏi như Hậu Nghệ; chế độ pháp luật mà vua Vũ gây dựng ra nhà Hạ tạo lập vẫn tồn tại, nhưng không có nghĩa thời đại nào cũng có vị vua anh minh như Vũ. Thực tế lịch sử cho thấy: Cuối triều Hạ, vua Kiệt hoang dâm vô đạo, bị nhà Thương lật đổ. Từ đó, Tuân Huống đưa ra kết luận: Cho nên pháp luật không độc lập, nó không thể tự thi hành được. Pháp luật còn hay mất là phụ thuộc vào con người. Pháp luật là đầu mối của việc trị; người quân tử, là nguồn gốc cho pháp luật vậy. Cho nên có quân tử, thì dù pháp luật có thiếu, cũng đủ để thấm khắp; không có quân tử thì dù có đủ pháp luật vẫn thi hành không được trọn vẹn, không ứng biến được với sự đổi thay, đủ để loạn vậy. Với Tuân Huống, kẻ trị quốc lí tưởng là bậc “Thánh nhân” phát huy đầy đủ bản tính người, nắm chắc lễ nghĩa pháp chế. Người như vậy, có thể dùng lễ nghĩa để ước thúc hành động bản thân, lấy pháp luật làm thước đo cho xử lí chính sự, soi tỏ mọi đường, theo biến hoá của thời thế mà áp dụng phương sách, như vậy gọi là giữ được cái căn bản trong quản lý chính trị. Vị “Thánh vương” 16
  17. này, trên tiếp với trời, dưới thông cùng đất, tràn ngập khắp cả vũ trụ, tác động đến hết vạn vật trong thế giới. Cái dụng của họ tưởng chừng ẩn vi mà lại rõ ràng, tưởng chừng ngắn ngủi mà lại dài lâu, tựa hồ nhỏ hẹp mà lại bao la, thật đáng gọi là bậc cai trị trí tuệ quảng bác chẳng hề thua kém so với “triết học vương” của Platon. Thế nhưng, học trò của Tuân Huống là Hàn Phi lại hiểu cách khác: Tìm ở đâu ra được ông “Thánh vương” thập toàn thập mĩ như vậy bây giờ? Làm sao để thi hành được thuyết “nhân trị” tốt đẹp lí tưởng đây? Phương pháp giải quyết của Hàn Phi thực ra rất đơn giản: Đem “bá vương” thay cho “thánh vương”, lấy “pháp trị” thay cho “nhân trị”. Nói về lập pháp, Hàn Phi chủ trương quân chủ chuyên chế, nhà trị quốc lí tưởng không phải là hoá thân của trí tuệ mà là hiện thân của quyền lực, độc đoán độc hành, dựa vào pháp lệnh, quyền thế và quyền thuật mà quản lý, thực hành “nhất nhân chi trị”. Nhưng nói về chấp pháp, Hàn Phi lại cường điệu quyền uy pháp luật, chủ trương “hình vô đẳng cấp” (hình phạt không có đẳng cấp), “pháp bất a quý” (pháp luật không lệ thuộc kẻ sang), tức là “pháp luật diện tiền nhân nhân bình đẳng” (trước pháp luật thì ai cũng như nhau). Cục diện giao thoa “nhân trị” và “pháp trị” này, là sự khắc hoạ chân thực phương thức quản lý chính trị của Trung Quốc cổ đại. Cho dù thực sự còn nhiều sai khác giữa thầy trò Tuân Huống, thầy trò Aristote, thậm chí giữa hai cặp thầy trò này với nhau, thì họ lại có một điểm cùng nhất trí, đó là cùng chỉ ra bản chất quản lý chính trị thời cổ đại. Đặc biệt, bản thân Aristote và Tuân Huống, lần đầu tiên đã chỉ rõ tính hợp quần và tính chính trị của nhân loại, theo đó mở ra thời đại “Con người chính trị” cho lịch sử quản lý của loài người. Tư tưởng của họ lần lượt ảnh hưởng đến cách thức quản lý xã hội của toàn bộ Âu châu và Trung Quốc cổ đại, để lại cho chúng ta những di sản quý báu về quản lý. chương 1 Trí tuệ quản lý châu Âu Trên thực tế, nơi phát nguyên sớm nhất của văn minh nhân loại không phải là châu Âu. Hiện giờ, bốn nền văn minh cổ đại lớn của nhân loại được công nhận là: Văn minh Ai Cập, văn minh Babilon, văn minh ấn Độ và văn minh Trung Hoa, mỗi nền văn minh đều có ít nhất 5000 năm lịch sử trở lên. Xét về vị trí địa lí, chúng đều nằm ở phía đông của châu Âu, tuỳ mức gần xa, được người Âu châu phân biệt thành các khu vực Cận đông, Trung đông, và Viễn đông. Sự khởi nguyên của văn minh châu Âu, bắt đầu từ thế kỉ 8 TCN, và hưng thịnh vào thế kỉ 5- 4 TCN với nền văn minh Hi Lạp. Tuy là nền văn minh ra đời muộn của nhân loại, nhưng với tinh 17
  18. thần duy lí và đề cao trí tuệ, nó đã kiến tạo nên phẩm cách văn minh cho châu Âu; và do phát huy mạnh mẽ những gì được kế thừa, nó đã và đang tiếp tục gây nên những ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ nền văn minh nhân loại. Với tư cách là một bộ phận của văn minh nhân loại, đương nhiên quản lý cũng không thể đứng ngoài. Do vậy, khi chúng ta hồi cố về di sản quản lý của nhân loại, thiết nghĩ nên bắt đầu từ châu Âu, từ Hi Lạp trở đi. Thời kì Hi Lạp, La Mã cổ đại Với những thành tựu phi thường của người Hi Lạp, thông thường có hai cách giải thích: Đầu tiên, nơi người Hi Lạp cư trú, ở phía nam Âu châu, rất gần với Ai Cập và Babilon, tiếp thu những ánh xạ từ hai nền văn minh này, nó có đủ những ưu thế của “nền văn minh sinh sau”; thứ hai, người Hi Lạp trong thời gian trưởng thành mấy thế kỉ liền đã bảo tồn được chế độ thành bang đặc sắc, nó là một bằng chứng đích thực về mặt tổ chức tạo nên sự rực rỡ của nền văn minh nhân loại. Chế độ thành bang Thực ra, thành bang không phải chỉ riêng Hi Lạp cổ mới có. Nó là một dạng tổ chức quản lý phổ biến, là một thể thống nhất về chính trị, kinh tế, văn hoá sinh ra từ xã hội sớm nhất của nhân loại - công xã nguyên thuỷ. Nhưng những tổ chức thành bang dù là ở châu á hay châu Phi, châu Âu hay châu Mĩ, hoặc những nơi khác, thường thời gian tồn tại ngắn ngủi, và nhanh chóng hướng đến một tổ chức quốc gia quá độ có tính thống nhất với quy mô lớn hơn. Còn người Hi Lạp tiến hành chế độ quản lý dân chủ trong thành bang trong lịch sử quản lý nhân loại là một biểu hiện đặc sắc. Thông thường, loài người tiến vào buổi đầu của xã hội văn minh, những tàn dư chế độ dân chủ còn lại từ xã hội nguyên thuỷ, dù ít dù nhiều, cũng đã xuất hiện trong một khoảng thời gian; nhưng xét một cách tổng thể, chúng đi xuống chứ không đi lên, theo xu hướng tiêu vong chứ không phát triển. Chỉ có chế độ thành bang dân chủ của Hi Lạp, không những tồn tại được tận 5 thế kỉ, mà còn không ngừng hoàn thiện, không ngừng phát triển. Tìm hiểu nguyên nhân, có người quy về điều kiện địa lí đặc biệt của Hi Lạp: gần Địa Trung Hải, phía nam bán đảo Ban-căng nhiều núi non. Núi non trùng điệp là một trở ngại về địa chính trị cho sự hình thành và phát triển của một đế quốc; đa số thành bang phải dựa vào thế gần biển mới có thể trực tiếp thông thương với bên ngoài nhằm duy trì và phát triển kinh tế. Đây chính là điều kiện vật chất tất yếu cho sự tồn tại lâu dài của thành bang. Mà việc lấy công thương nghiệp xây dựng đất nước, lượng nhân khẩu lớn lưu thông, đẩy mạnh thông thương với bên ngoài và bành trướng thực dân, mới đích thực là cơ sở kinh tế tất yếu cho việc thi hành chế độ dân chủ trong các thành bang. Ngoài điều đó ra thì những thiên tài trí tuệ của Hi Lạp, bao gồm những đại biểu như: Solon, 18
  19. Pericles... dũng cảm cải cách và đổi mới, cũng đóng vai trò quan trọng, thể hiện rõ tính tích cực của cá nhân trong lịch sử. Dưới tác động tổng hợp của những điều kiện vừa nêu, những tài năng của Hi Lạp cổ đại mới xây dựng được một chế độ tổ chức thành bang đặc sắc duy nhất trong lịch sử quản lý nhân loại - lấy thành bang làm trung tâm, lấy xã hội công dân để liên kết, tuân thủ những phép tắc trong quốc gia, thực hiện chế độ chính trị dân chủ. Theo khái quát của Aristote, hàm nghĩa thành bang là một tập đoàn công dân được hợp lại để duy trì sinh hoạt tự cấp; những công dân này, được quyền tham dự những công việc trong thành bang và những công việc chính trị như toà án... “Một khi đã có nghị quyết của đa số công dân có quyền lợi chính trị, bất luận là nô tì, quý tộc hay bình dân, thì xét xử cuối cùng mới có quyền uy tối thượng”. Những thành bang này, lớn nhỏ mấy trăm cái, rải rác khắp vùng duyên hải giữa biển Đen và Địa Trung Hải, người Hi Lạp cổ đại đã ví giống như những “tiếng ếch kêu râm ran quanh bờ ao sau mưa”. Aristote khi nghiên cứu chính trị thành bang, đã phải khảo sát qua hơn 150 thành bang, và kết luận: “Bất luận trong loại thành bang nào, quyền lực cao nhất của nó vẫn được uỷ thác vào tập thể công dân, tập thể công dân thực ra chính là chế độ thành bang”. Aten là điển hình của kiểu thành bang này. Aten Chế độ chính trị dân chủ thành bang của Hi Lạp không phải hình thành trong chốc lát. Giống như đa số các dân tộc khác, khi người Hi Lạp cổ từ xã hội nguyên thuỷ tiến tới cửa ngõ của văn minh, những người giữ vai trò quản lý xã hội lại là quý tộc thị tộc từ xã hội nguyên thuỷ bước sang, phương tiện thống trị của họ là hội nghị quý tộc (chuyển hoá từ hội nghị nghị sự của thị tộc bộ lạc), và dựa vào đó mà nắm quyền về tài chính và quân sự, Đại hội công dân thành bang chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Sau này, cùng với sự phát triển của công thương nghiệp, những cuộc nổi dậy của giai tầng nô lệ liên tiếp nổ ra, các đại biểu chính trị của họ đoạt được quyền lực của thành bang, mới hạ bệ được cục diện chính trị thống trị trước đây của quý tộc thị tộc. Một nhà thơ quý tộc đương thời viết rằng: “Thành thị vẫn như xưa, nhưng người thì đã thay diện mạo, người cũ thành người mới, không biết quy luật là thứ vật gì, thân thế bại hoại, nơi ở cũ thành hoang phế, người nay thành quý phái, quý tộc (khi xưa) nay thành thứ nhân!” Kẻ nắm quyền mới bị gọi là “tiếm chủ”, họ tuy là đại biểu lợi ích cho một bộ phận chủ nô công thương và bình dân, nhưng “không biết quy luật là thứ vật gì”, họ rất dễ dàng biến thành những kẻ độc tài chuyên chế mới, và cuối cùng lại bị nhân dân lật đổ. Đây chính là thời kì lên tiếp xuất hiện những nhà chính trị đầy tinh thần cải cách, thông qua từng bước cải cách, đã đưa thành 19
  20. bang bước dần sang chế độ chính trị dân chủ. Tại Aten, đã từng trải qua những đợt “cải cách Thésée”, “cải cách Solon”, “cải cách Pericles”, đến thời của chính trị gia Pericles (khoảng 495- 429TCN), chế độ thành bang dân chủ cuối cùng cũng được hình thành. Tổng kết lại, chế độ thành bang dân chủ ở Aten có những nội dung chủ yếu sau: 1. Công dân thành bang: Phá vỡ sự ngăn cách giữa quý tộc và bình dân, mọi người đều có thân phận công dân, nhưng tuỳ theo tài sản nhiều hay ít mà phân chia đẳng cấp và quyền lợi. 2. Chế độ bầu cử: Phá vỡ ràng buộc của quan hệ huyết thống, căn cứ theo tổ chức khu vực mà lựa chọn. 3. Đại hội công dân: Là cơ quan quyền lực tối cao của thành bang, được triệu tập theo định kì. Mọi công dân đều là thành viên của đại hội, đều có quyền tham gia thảo luận và bỏ phiếu biểu quyết. 4. Nghị viện: Bao gồm những người đã qua tuyển cử ở khu vực, là cơ quan thường trực của Đại hội công dân. 5. Toà án công dân: Thiết lập chế độ bồi thẩm công dân viên, chủ trì toà án và tiếp nhận đơn kiện. 6. Quan chức hành chính: Lập một chức quan chấp chính để quản lý dân sự. Chức này qua tuyển cử, nhưng không được làm liên tục hai nhiệm kì, chịu sự giám sát của Đại hội công dân và Nghị viện. Ngoài ra, đặt chức tướng quân để quản lý quân sự, có thể tái nhiệm. 7. Viên chức hành chính: Mọi công dân đều có tư cách tham gia, có thể dùng cách thức bốc thăm. 8. Phụ cấp tham chính: Tất cả những ai đảm nhận việc công và tham gia hoạt động chính trị trong thành bang đều được lĩnh lương hoặc tiền phụ cấp. Quan chức thi hành công vụ được nhận “tiền ăn uống”, công dân tham gia đại hội được nhận “tiền tham gia hội nghị”, thậm chí đến xem biểu diễn hí kịch mà thành bang tổ chức cũng được nhận “tiền hí kịch”. ý nghĩa quan trọng của biện pháp này là nhằm khích lệ người dân, nhất là dân chúng bần cùng, tham gia vào chính sự. Chế độ dân chủ của Aten là hoàn bị, ưu tú nhất trong thành bang Hi Lạp thời đó. Pericles đã rất tự hào nói rằng: Chế độ của chúng tôi là mô phạm cho nơi khác, sở dĩ nó được gọi là nền chính trị dân chủ, bởi vì chính quyền nằm trong tay toàn thể dân chúng, chứ không phải trong tay số ít người. Khi giải 20
nguon tai.lieu . vn