Xem mẫu

  1. Lý Tự Trọng Lý Tự Trọng (1915 - 1931) Lý Tự Trọng (1915 - 1931). Tên thật là Lê Hữu Trọng quê xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, sinh tại bản May, tỉnh Na Khôn, Thái Lan. Năm 1926, anh sang Quảng Châu học trung học, rồi làm việc tại cơ quan Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Ba năm sau, anh đ ược phái về Sài Gòn công tác ở cơ quan Trung ương An Nam Cộng sản Đảng. Ngày 9-2-1931, trong cuộc mít-tinh tổ chức tại cổng sân banh Mayer để kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái, anh bắn chết viên thanh tra cảnh sát Legrand, bảo vệ diễn giả Phan Bôi. Anh bị bắt, bị tra tấn chết đi sống lại, nh ưng luôn luôn gi ữ khí tiết cách mạng khiến những cai ngục cũng phải kính nể, gọi anh l à "Ông Nhỏ". Trước khi bị thực dân xử bắn, anh còn hát vang bài Quốc tế ca. Mạc Cửu Mạc Cửu (Ất Mùi 1655 – Bính Thìn 1736) Nhà doanh điền, người đầu tiên có công khai hoang lập thành 7 xã, hình thành đất Hà Tiên. Ông vốn người Trung Quốc, quê ở Lôi Châu, vì không phục nhà Thanh nên đem gia quyến sang nước ta, rồi nhập Việt tịch vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu.
  2. Năm Giáp Ngọ 1714, Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn, nhận nơi đây là quê hương thứ hai, nguyện hết lòng phục vụ như con dân đất nước ta. Chúa Nguyễn Phúc Chu phong ông l à Tổng binh trấn Hà Tiên, đóng bản dinh tại Phương Thành. Từ ấy nhân dân tụ tập càng lúc càng đông đúc. Năm Bính Thìn 1736 ông mất, được truy phong t ước Võ Nghị Công, con ông là Mạc Thiên Tứ nối nghiệp càng xuất sắc, bề thế hơn. Chí sĩ Nguyễn Thần Hiến có soạn bài văn bia ở đền thờ Mạc tại Hà Tiên. Nhà thơ Đông Hồ có thơ vịnh Mạc Cửu trong đó có đọan : Chẳng đội trời Thanh Mãn, Tìm qua đất Việt bang. Triều đình riêng một góc, Trung hiếu vẹn đôi đường. TRÚC THÀNH xây vũ lược, ANH CÁC dựng văn chương. … Mạc Đăng Doanh (1530-1540)
  3. Mạc Đăng Doanh là con trưởng của Mạc Đăng Dung. Tháng Gi êng năm 1530 Mạc Đăng Doanh l ên ngôi vua, đổi niên hiệu là Đại Chính, tôn cha làm Thái thượng hoàng. Mạc Đăng Doanh làm cung điện nguy nga ở Cổ Trai để Thái th ượng hoàng sống ở đó vui thú điền viên, nhưng ngụ ý là trấn giữ một vùng quan trọng làm ngoại viện cho Mạc Đăng Doanh và vẫn định đoạt những việc trọng đại của quốc gia. Từ khi Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua thì ở Thanh Hoá, cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim dựa vào rừng núi ở biên giới Việt - Lào lãnh đạo lực lượng trung hưng nhà Lê ngày càng lớn mạnh. Năm Quý Tỵ - 1533, các cựu thần nhà Lê lập Lê Duy Ninh lên làm vua g ọi là Lê Trang Tông. Dưới triều nhà Mạc, cứ 3 năm mở một kỳ thi Hội, thi Đình để tuyển chọn nhân tài. Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ trạng Nguyên dưới triều Mạc Đăng Doanh. Ngày 15 tháng Giêng năm Canh T ý - 1540, Mạc Đăng Doanh chết, ở ngôi được 10 năm. Mạc Đăng Dung (Mạc Thái Tổ) Mạc Đăng Dung (Mạc Thái Tổ) (Quí Mão 1483 – Tân Sửu 1541)
  4. Danh thần nhà Lê, vua đầu nhà Mạc, sau cướp quyền vua dựng ra nhà Mạc. Ông là con c ủa Mạc Hịch và Đặng Thị Hiếu, quê làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, ngụ ở làng Cao Dôi, huyện Bình Hà, tỉnh Hải Dương. Ông vốn dòng dõi Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đời Trần. Th ưở trẻ ông theo học với người thầy họ Lê, được thầy thương mến gả con gái cho. Nhà nghèo, nhưng ông có sức khỏe, có chí lớn, thường đi đánh vật, thi lấy giải về sống qua ngày và làm nghề đánh cá m ưu sinh. Năm Bính Tí 1516, đời Lê Chiêu tông, ông thi võ đỗ đệ nhất Đô lực sĩ, làm quan thăng dần đến chỉ huy sứ, coi sóc các đạo quân, v à được làm Phò mã, tước Vũ Xuyên Bá, kết duyên cùng công chúa Lê Thị Ngọc Minh. Chẳng bao lâu ông lại được tấn phong làm Thái sư, tước Nhân Quốc Công, rồi gia phong đến tước An Hưng Vương. Từ đây ông càng thao túng triều chính, dẫn đến sự lật đổ vua Lê, dựng nên nhà Mạc vào năm Đinh Hợi 1527. Tuy vậy, ông vẫn sợ nhà Minh hạch sách, bèn cắt đất hai châu Vĩnh An, An Quảng gồm 6 động: Tế Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương và La Phu dâng cho nhà Minh, thuộc vào Châu Khâm.
  5. Ông chỉ ở ngôi vua 3 năm, truyền ngôi cho con lớn là Mạc Đăng Doanh mà làm Thái thượng hoàng, ra ở điện Tường Quang, sau về Cổ Trai để trấn n ơi trọng yếu. Năm Canh Tí 1540 Mạc Đăng Doanh mất, ông trở về Đông Kinh lập c háu nội là Phúc Hải lên nối ngôi. Bấy giờ ông cũng đã suy yếu rồi. Năm Tân Sửu 1541, ngày 22-8 âm lịch ông mất, hưởng dương 58 tuổi, chôn ở Long Sơn, mộ hiệu là An Lăng; thụy là Nhân minh Cao hoàng đế, miếu hiệu Thái tổ. Có Thượng thư Ngô Miên Thiệu và Thị như Giáp Hải soạn văn bia. Ông có 10 con trai, 4 con gái và t ừng phong tước cho con như sau: Con trưởng: Mạc Đăng Doanh phong Dục Mỹ Hân (lập làm thái tử
nguon tai.lieu . vn