Xem mẫu

  1. Danh không quá kỳ thực
  2. Quản trị tốt sẽ giúp công ty dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài, góp phần làm tăng giá trị, giúp doanh nghiệp (DN) phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiểu đúng và biết cách ứng dụng những nguyên tắc quản trị DN tốt là vấn đề không đơn giản và không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong muốn. Danh không quá kỳ thực Quản trị tốt, cổ phiếu thực Tại hội thảo “Quản trị công ty - Cách tạo dựng giá trị” do Công ty Chứng khoán Kim Eng Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức, diễn giả David Gerald, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hiệp hội Các nhà đầu tư chứng khoán Singapore, đã đưa ra nhiều cách định nghĩa về quản trị DN tốt.
  3. GS. Steen Thomsen, Giám đốc Trung tâm Quản trị DN thuộc Trường Kinh doanh Copenhagen, cho rằng, quản trị tốt DN là sự kiểm soát, định hướng công ty bởi quyền sở hữu, HĐQT, Luật Doanh nghiệp, và những cơ chế khác. Ở Singapore, nhiều DN xác định, tuân thủ những khuyến nghị của bộ chuẩn mực quản trị DN bởi các DN niêm yết chính là thực hành quản trị tốt DN. Riêng diễn giả David nhận định, khi một công ty xem tính liêm chính như mục đích trọng tâm trong việc theo đuổi các mục tiêu kinh tế thì công ty đó được coi là thực hành quản trị tốt DN. Theo phân tích của David, những công ty có quản trị tốt sẽ tạo được lòng tin nơi cổ đông, các nhà đ ầu tư (NĐT) cũng chú ý đến họ, nhờ vậy họ nhận được đầu tư nhiều hơn. Chẳng hạn, Singapore Airlines có cổ phiếu bán ra 14.000USD nhưng NĐT vẫn xếp hàng mua vì họ tin vào cách quản trị của công ty này. David cho biết: “Những năm qua, thấy được tầm quan trọng của quản trị DN nên Ngân hàng Thế giới và OECD đã thành lập Ban chuyên trách (IRT) để khuyến khích các nhà đầu tư chú ý nhiều hơn đến các vấn đề quản trị nhằm đẩy nhanh dòng vốn đến các quốc gia và công ty đang tiếp tục cải tổ quản trị. K ết quả nghiên cứu của Đại học bang Georgia (Mỹ) cho thấy, mức thu nhập trên đầu tư và vốn trong năm hoạt động của các công ty có quản trị tốt cao hơn các công ty quản trị không tốt lần lượt là 18,7% và 23,8%”. Minh bạch từ trong ra
  4. Muốn quản trị DN tốt, theo kinh nghiệm của David, thành viên HĐQT phải là những người hoạt động độc lập đối với việc điều hành. Thực tế, hiện nay, ở nhiều nước và cả Việt Nam, thành viên HĐQT thường là người thân, bạn bè, cho dù các thành viên này thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản trị, họ chỉ biết đồng ý với những gì HĐQT đưa ra. Vì vậy, ở Singapore có quy định không cho người thân, bạn bè vào HĐQT để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông. Ngoài ra, thành viên HĐQT phải có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty thì mới có thể mang lại lợi ích cho cổ đông. Tuy nhiên, diễn giả David cũng nhấn mạnh: “Các thành viên trong Ban kiểm tra phải có đủ kỹ năng và chuyên môn để thực thi công việc, tốt nhất là phải có một người có nghiệp vụ kế toán. Vì nếu báo cáo tài chính minh bạch thì sẽ khuyến khích và thu hút được NĐT. Từ thực tế đã phạm sai lầm khi báo cáo tài chính không minh bạch, thổi phồng doanh thu, giấu giếm thua lỗ, thiếu kiểm soát nội bộ, truyền bá thông tin tài chính gây hiểu lầm và làm cổ đông hoang mang, mất niềm tin ở các công ty Cityraya, Enron, WorldCom, Barings...,
  5. Theo thống kê của Scorecard của IFC năm 2010, 100 công ty có số vốn hóa cao nhất đều là những công ty tuân thủ quy định, có hệ thống quản trị DN tốt và giá trị công ty của họ ở thị trường nhờ vậy cũng cao hơn các công ty khác”. David rút ra bài học kinh nghiệm: “Ban điều hành DN cần coi trọng tính liêm chính và ra các quyết định đúng đắn, thắt chặt kiểm soát nội bộ. H ệ thống báo cáo quản trị cho dù là hình thức số liệu hay thông tin hoạt động cũng phải bao gồm các tiêu chí: bao hàm toàn diện, chính xác, tin tưởng đ ược, đặc biệt là phải có ý nghĩa và liên quan với nhau. Chia sẻ thực tế quản trị tại các DN Việt Nam, bà Trần Anh Đào, Giám đốc Phòng Quản lý và Thẩm định, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, cho biết: “Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều DN đang hoạt động theo mô hình công ty gia đình nên thiếu quy trình, quy chế hoạt động và hệ thống kế toán phù hợp, nhất là không có sự phân chia rạch ròi giữa quyền quản lý và quyền kiểm soát. Thực tế, người có nhiều cổ phần sẽ giữ luôn quyền kiểm soát, chính vì vậy mới dẫn đến việc chồng chéo và không minh bạch. Chưa kể, còn có sự không minh bạch giữa công ty mẹ và công ty con, từ đó dẫn đến rủi ro tài chính. Chẳng hạn, công ty mẹ đầu tư cổ phiếu cho công ty con nhưng công ty con lại đầu tư ngược vào công ty mẹ”. Một thực trạng khác là các DN tuy có các thể chế trong quản trị rất rõ ràng, nhưng khi thực hiện lại làm theo ý mình, cơ chế giám sát thường bị bỏ qua và hầu như ban giám sát không phát huy được quyền hạn. Lý do là ban kiểm soát
  6. này do HĐQT b ổ nhiệm, trong khi theo đúng quy chế thì ban kiểm soát phải do đại hội cổ đông bầu ra. Đ ể đảm bảo quyền lợi cho cổ đông cũng như đ ảm bảo DN có được sự tín nhiệm của cổ đông để họ gia tăng sự đầu tư vốn cho DN, Bộ Tài chính đ ã ban hành các điều lệ, quy chế cho các công ty niêm yết tại Việt Nam, nhưng thực tế có rất ít công ty thực hiện đúng những quy định đã ban hành. Còn với những công ty thực hiện quản trị tốt thì hiệu quả thu hút đầu tư của cổ đông tăng rõ rệt.
nguon tai.lieu . vn