Xem mẫu

  1. Thể thao thành tích cao ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ NAM LỨA TUỔI 16 – 17 ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TS. Phạm Thái Vinh1, ThS. Trần Thị Mỹ Xuân1, ThS. Nguyễn Thị Mỹ Em1, ThS. Nguyễn Văn Tạo2 Trường ĐH Sư phạm TDTT Tp Hồ Chí Minh1, Trung tâm TDTT Quận 4 TP. HCM2 Tóm tắt: Bằng các test đánh giá chuyên môn trong môn bóng đá nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thực trạng trình độ thể lực chuyên môn của các vận động viên bóng đá nam đội tuyển bóng đá TP. Hồ Chí Minh. Sau một năm tập luyện nhóm nghiên cứu cũng đã thu thập các số liệu rồi tiến hành so sánh với thực trạng để từ đó có thể đưa ra những luận cứ khoa học nhằm phục vụ công tác đánh giá cho các vận động viên một cách hiệu quả và chính xác nhất. Từ khóa: Thể lực chuyên môn; vận động viên; bóng đá nam; tuổi 16 – 17; đội tuyển bóng đá TP. Hồ Chí Minh. Abstract: By using the specific football tests, researchers evaluated the initial of the specialization fitness level for male Ho Chi Minh football team. After one year experimental process, we collected the data to analyze the pre- and post-specialization fitness test. Therefore, we provided the scientific results to evaluate the athlete fitness level accurately. Keywords: Specialization fitness; player; male football, aged 16 – 17; Ho Chi Minh football team 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc đánh giá trình độ tập luyện trong quá trình đào tạo vận động viên luôn được các nhà chuyên môn coi trọng, bởi vì nếu làm tốt vấn đề này sẽ giúp hạn chế kinh phí và tăng hiệu quả trong công tác đào tạo vận động viên trình độ cao [1]. Trong quá trình đào tạo vận động viên nhiều năm, việc kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên các cấp theo độ tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong huấn luyện và tuyển chọn vận động viên [2]. Đối với vận động viên cấp cao, đánh giá trình độ tập luyện thường gắn liền với trạng thái sung sức trong các chu kỳ huấn luyện [3]. Còn đối với vận động viên trẻ thì việc đánh giá trình độ tập luyện thường nhằm mục đích đánh giá khả năng tiềm tàng của VĐV, từ cơ sở đó có thể đưa ra dự báo về triển vọng thành tích của VĐV. Kiểm tra đánh giá trình độ thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu cho các vận động viên (VĐV) bóng đá [4] nam Thành phố Hồ Chí Minh, lứa tuổi 16 – 17 nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, tạo tiền đề cho việc phát triển thành tích đáp ứng được yêu cầu của kiểm tra, đánh giá môn bóng đá. Căn cứ vào điều kiện thực tế, trang thiết bị hiện có và đặc điểm của khách thể nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành: Đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của vận động viên bóng đá nam lứa tuổi 16 – 17 đội tuyển bóng đá TP. Hồ Chí Minh. Quá trình nghiên cứu nhóm đã sử dụng các phương pháp sau: Phân tích và tổng hợp tài liệu; quan sát sư phạm; kiểm tra sư phạm và toán học thống kê. Khách thể là 25 VĐV Bóng đá nam lứa tuổi 16 – 17 của đội bóng đá TP HCM 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Thực trạng thể lực chuyên môn của vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 16 – 17 đội tuyển TP. Hồ Chí Minh PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 145
  2. Thể thao thành tích cao Thông qua nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được 6 test đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 16 – 17 đội tuyển TP.Hồ Chí Minh gồm Chạy 15m (s), Chạy 5x30m (s), Test Cooper (m), Bật xa tại chỗ (cm), Test 505 (s), Ngồi và với (cm); chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 16 – 17 đội tuyển TP.Hồ Chí Minh. Kết quả được trình bày ở các bảng 1. Bảng 1. Kết quả kiểm tra thực trạng thể lực chuyên môn của vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 16 – 17 đội tuyển TP.Hồ Chí Minh TT Các test x ±σ Cv% Ɛ 1 Chạy 15m (s) 2.43 0.13 5.22 0.03 2 Chạy 5x30m (s) 4.28 0.14 3.21 0.04 3 Test Cooper (m) 2867.86 136.05 4.74 0.03 4 Bật xa tại chỗ (cm) 247.79 17.62 7.11 0.02 5 Test 505 (s) 2.66 0.12 4.46 0.03 6 Ngồi và với (cm) 17.36 2.90 16.70 0.01 Qua bảng 1 cho thấy: – Test: Chạy 15m (s): đây là test đánh giá tốc độ, thành tích trung bình của toàn đội là 2.43±0.13s; hệ số biến thiên Cv% là 5.22%
  3. Thể thao thành tích cao Bảng 2. Nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu thể lực chuyên môn của vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 16 – 17 đội tuyển TP.Hồ Chí Minh sau 1 năm tập luyện T Lần 1 Lần 2 Các test W% t P T x ±σ Cv% x ±σ Cv% 1 Chạy 15m (s) 2.43 0.13 5.22 2.29 0.12 5.09 5.86 8.16 < 0.05 2 Chạy 5x30m (s) 4.28 0.14 3.21 4.13 0.13 3.14 3.53 6.44 < 0.05 3 Test Cooper (m) 2867 136.0 4.74 2957 140.0 4.74 3.07 2.76 < 0.05 4 Bật xa tại chỗ (cm) 247 17.62 7.11 252 17.29 6.84 1.91 3.20 < 0.05 5 Test 505 (s) 2.66 0.12 4.46 2.55 0.12 4.55 3.92 4.79 < 0.05 6 Ngồi và với (cm) 17.36 2.90 16.70 16.29 2.55 15.69 6.37 2.82 < 0.05 Qua bảng 2 cho thấy: – Test: Chạy 15m (s): thành tích trung bình của toàn đội tăng trưởng 5.86%, t = 8.169 > tbảng = 2.064 (bậc tự do df = 25 – 1) chứng tỏ sự tăng trưởng này mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P tbảng, chứng tỏ sự tăng trưởng này mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P tbảng, chứng tỏ sự tăng trưởng này mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P tbảng, chứng tỏ sự tăng trưởng này mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P tbảng, chứng tỏ sự tăng trưởng này mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P tbảng, chứng tỏ sự tăng trưởng này mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P
  4. Thể thao thành tích cao 100 3. KẾT LUẬN Với 06 Test đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn cho vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 16 – 17 đội tuyển TP.Hồ Chí Minh gồm: Chạy 15m (s), Chạy 5x30m (s), Test Cooper (m), Bật xa tại chỗ (cm), Test 505 (s), Ngồi và với (cm). Qua quá trình kiểm tra đánh giá cho thấy: Sau một năm tập luyện thì các chỉ số thu được đã có sự khác biệt thống kê cần thiết; các chỉ số về thành tích đều có sự tăng trưởng ở các test, như vậy quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn của VĐV bóng đá nam ở đội TP HCM bước đầu mang đến hiệu quả nhất định cho VĐV bóng đá nam lứa tuổi 16 – 17 TP HCM sau 1 năm tập luyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Cừ và Dương Nghiệp Chí (2000), Huấn luyện thể thao với trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, Viện KH TDTT, Hà Nội. 2. Dietricks Harse (1995), Học thuyết huấn luyện, NXB TDTT Hà Nội. 3. Trịnh Trung Hiếu và Nguyễn Sĩ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 4. Liên Đoàn Bóng Đá Châu Á (1999), Đào tạo huấn luyện viên trình độ A, B, C, NXB TDTT Hà Nội. 5. Viện khoa học Thể dục Thể thao (2004), Chương trình huấn luyện bóng đá trẻ 11-18 tuổi, NXB TDTT Hà Nội. 6. Đỗ Vĩnh và Huỳnh Trọng Khải (2009), Thống kê toán, NXB TDTT Hà Nội. 7. Đỗ Vĩnh, Nguyễn Quang Vinh và Nguyễn Thanh Đề (2016), Giáo trình lý thuyết phương pháp nghiên cứu khoa học trong TDTT (Dùng cho sinh viên chuyên ngành GDTC), NXB ĐHQG TP HCM. Nguồn bài báo: Bài báo được trích từ kết quả nghiên cứu của: Nguyễn Văn Tạo (2016), Đánh giá trình độ thể lực chuyên môn và kỹ thuật của các VĐV Bóng đá nam TP HCM sau 1 năm tập luyện, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP TDTT TP HCM. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 148
nguon tai.lieu . vn