Xem mẫu

  1. Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG SẢN PHẨM DU LỊCH HOMESTAY MỘC CHÂU THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CẢNH QUAN VĂN HÓA Lê Thị Thu Hòa, Điêu Thị Vân Anh, Bùi Thị Hoa Mận Khoa Khoa học Xã hội – Trường Đại học Tây Bắc Email: hoaltt@utb.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này trình bày tổng quan cách tiếp cận khái niệm cảnh quan văn hóa trên thế giới, từ đó tạo căn cứ khoa học nghiên cứu thực trạng khai thác và bảo tồn cảnh quan văn hóa tại các homestay thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng nhận đánh giá của du khách du lịch và các chủ cơ sở homestay về tình hình khai thác tài nguyên văn hóa du lịch dựa vào cộng đồng. Trên cơ sở này, đánh giá thực trạng, khai thác giá trị văn hóa tại homestay và đưa ra các khuyến nghị và giải pháp để khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa du lịch tại các homestay thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Từ khóa: Cảnh quan văn hóa, du lịch, cộng đồng, homestay, Mộc Châu. 1. GIỚI THIỆU “Du lịch là một thành phần quan trọng nhất trong nền kinh tế của vùng núi”, “Du lịch núi bền vững là cơ hội cho cộng đồng địa phương” [1]. Du lịch văn hóa gần đây đã được Tổ chức Du lịch Thế Giới (UNWTO) khẳng định là một yếu tố chính của tiêu dùng du lịch quốc tế, chiếm hơn 39 % lượng khách du lịch. Nghiên cứu du lịch văn hóa cũng phát triển nhanh chóng, xu hướng nghiên cứu chính bao gồm sự chuyển đổi từ di sản vật thể sang phi vật thể, chú ý nhiều hơn đến các nhóm dân tộc bản địa và dân tộc thiểu số khác (UNWTO, 2019) [2]. Để xây dựng các căn cứ khoa học cho du lịch văn hóa tại địa phương, nghiên cứu này, làm rõ thực trạng khai thác cảnh quan văn hóa du lịch dựa vào cộng đồng tại các homestay thuộc huyện miền núi cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu xác định được cơ sở khoa học để tiếp cận cảnh quan văn hóa trong phát triển sản phẩm du lịch homestay để đưa ra các giải pháp cho du lịch văn hóa của huyện Mộc Châu, giúp cộng đồng địa phương phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc vào phát triển sản phẩm du lịch homestay, tạo ra sinh kế bền vững. 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1. Phương pháp khảo sát thực địa Để nắm được vấn đề chủ động chính xác nhóm nghiên cứu đã tiến hành 3 chuyến thực địa từ tháng 6/2018 - 8/2019. Chuyến 1: Khảo sát sơ bộ tình hình các homestay để lấy cơ sở xây dựng bảng hỏi. Chuyến 2: Thực hiện hỏi và phát phiếu điều tra, tiếp tục chỉnh sửa nội dung bảng hỏi cho phù hợp. Chuyến 3: Điều tra lại và củng cố thông tin nghiên cứu. Mục đích của các chuyển khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng tại các homestay tại huyện Mộc Châu (gồm thực trạng về du khách, thực trạng thực hành các giá trị văn hóa của các homestay). 2.2. Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp điều tra được thực hiện trên cơ sở xây dựng hai nội dung bảng hỏi cho hai đối tượng khách du lịch và chủ các homestay. Kết hợp với thực địa đã phát phiếu hỏi đến 10 chủ homestay và 100 khách du lịch tình hình khai thác các yếu tố văn hóa nhằm phát triển du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tham vấn về ý tưởng nghiên cứu, nội dung bảng hỏi và cách thức đưa ra các luận điểm nghiên cứu. 2.5. Phương pháp bản đồ và GIS Phương pháp bản đồ GIS kết hợp với phương pháp thực địa đã xây dựng bản đồ hành chính đảm bảo tính trực quan và khoa học.
  2. 398 Lê Thị Thu Hòa, Điêu Thị Vân Anh, Bùi Thị Hoa Mận 2.6. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Tổng hợp các tài liệu bao gồm cảnh quan văn hóa, du lịch văn hóa, du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch bền vững, bảo tồn cảnh quan và địa lý môi trường. Các tìm kiếm trên máy vi tính được thực hiện bằng cơ sở dữ liệu trực tuyến từ UNESCO, Science Direct, Tổ chức du lịch Thế Giới, niên giám thống kê và nhiều tài liệu văn bản khác. Các tài liệu cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về cảnh quan văn hóa, du lịch văn hóa và du lịch dựa vào cộng đồng trên Thế Giới và Việt Nam. 3. NỘI DUNG 3.1. Tiếp cận khái niệm cảnh quan văn hóa trong du lịch Khái niệm cảnh quan văn hóa lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà địa lý người Đức Friedrich Ratzel vào năm 1895. Ông giải thích rằng “cảnh quan được hình thành và chịu ảnh hưởng của hoạt động của con người” (theo Puteri Yuliana Samsudin, 2015) [3]. Năm 1922, nhà khoa học Paul Vidal de la Blache thuộc trường phái địa lý Pháp công bố tác phẩm “Địa lý nước Pháp” đã tiếp cận gần đến khái niệm cảnh quan văn hóa hiện nay khi “công nhận tầm quan trọng của xã hội địa phương và phong tục tập quán trong việc hình thành cảnh quan, cảnh quan tự nhiên và xã hội là sự thống nhất toàn diện” (theo Antrop, 2000) [4]. Cũng đồng quan điểm công nhận vai trò của con người trong cảnh quan, năm 1925 nhà địa lý văn hóa người Mỹ Carl Sauer xuất bản tác phẩm “Hình thái cảnh quan” đã đưa ra quan niệm “cảnh quan là một khoảng đất đai được hình thành bởi các yếu tố tự nhiên và yếu tố văn hóa” đã coi tác động của con người đến cảnh quan là biểu hiện của văn hóa, ông đã nhấn mạnh vai trò của con người (nhân sinh) trong việc thay đổi cảnh quan Trái Đất. Đặc biệt ông cho rằng: “Văn hóa là tác nhân, khu vực tự nhiên là phương tiện, cảnh quan văn hóa là kết quả” (Sauer, trong Titin. Fatimath, 2015) [5]. Ông chỉ ra rằng cảnh quan văn hóa đang thay đổi vì sự thay đổi cảnh quan của con người theo thời gian và “một cảnh quan văn hóa được tạo ra từ một cảnh quan tự nhiên”. Từ các quan điểm trên, chúng tôi đồng ý với Sauer rằng cảnh quan văn hóa đã thay đổi do các hoạt động của con người, văn hóa là yếu tố chính nuôi dưỡng, bảo vệ môi trường tự nhiên. Một cảnh quan được đặc trưng bởi chính nền văn hóa, cộng đồng dân cư địa phương là nhân tố hình thành cảnh quan văn hóa trong khu vực. Nếu cộng đồng địa phương không thực hành các yếu tố văn hóa trong lối sống hàng ngày của họ, tính nguyên bản của làng bản sẽ mất đi và không được đánh giá cao. Văn hóa của cộng đồng dân cư còn thể hiện trong cách hành xử với tự nhiên, cụ thể là việc hiểu, tôn trọng và bảo vệ tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. Theo báo cáo Đánh giá thiên niên kỷ (MEA, 2003; MEA, 2005) và sáng kiến toàn cầu về kinh tế của các hệ sinh thái và đa dạng sinh học (TEEB, 2010) đã đề xuất khung chức năng cảnh quan và dịch vụ hệ sinh thái. Qua đó, văn hóa dân tộc được coi là dòng hàng hóa vật chất quan trọng của cảnh quan mang đến hạnh phúc và lợi ích kinh tế cho con người (trong đó có du lịch) [6], [7], [8]. Bảng 1. Các nhóm chức năng của cảnh quan và hệ sinh thái Chức năng điều tiết Chức năng cung cấp Chức năng văn hóa Lợi ích thu được từ các quá Sản phẩm thu được từ Lợi ích phi vật chất từ cảnh quan và hệ trình trong cảnh quan của hệ Cảnh quan và hệ sinh thái sinh thái sinh thái - Thực phẩm và chất sơ - Sự đa dạng của nền văn hóa - Điều hòa khí hậu - Nước - Di sản - Lọc không khí - Giá trị tinh thần và tôn giáo - Nhiên liệu - Điều tiết nước - Dược phẩm - Hệ thống kiến thức và giáo dục - Lọc nước - Cảm hứng nghệ thuật - Trang sức và các sản phẩm khác - Giảm thiểu bệnh tật - Không gian hoạt động - Vẻ đẹp thẩm mỹ của cảnh quan - Thụ phấn - Du lịch và giải trí Chức năng môi trường sống Duy trì đa dạng sinh học và các quá trình tiến hóa của hệ sinh thái - Sự hiện diện của các loài quý hiếm và đặc hữu. - Môi trường sinh sản của các loài di cư. Nguồn (TEEB, 2010)
  3. Đánh giá tính bền vững sản phẩm du lịch homestay Mộc Châu 399 theo hướng tiếp cận cảnh quan văn hóa Khái niệm Cảnh quan văn hóa gần đây được một số tổ chức và quốc gia trên thế giới áp dụng nhằm bảo tồn, khai thác ngành du lịch bền vững. Năm 2005, Tổ chức Khoa học và Văn hóa Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã đưa ra khái niệm cảnh quan “Kết hợp của thiên nhiên và loài người, thể hiện mối quan hệ lâu dài và mật thiết giữa các dân tộc và môi trường tự nhiên của họ” (UNESCO, 2005) [9], đồng thời tổ chức này đã lựa chọn 114 cảnh quan văn hóa trên toàn thế giới để xếp hạng thành di sản thế giới nhằm tôn vinh và bảo tồn những thành quả tương tác giữa con người và thiên nhiên. Trong ngành du lịch, cảnh quan văn hóa chính là nơi thu hút khách. Tại Mông Cổ, cảnh quan văn hóa được coi là các đồng cỏ, đàn gia súc, người dân du mục. Các yếu tố này chính là sản phẩm du lịch thu hút khách, được thương mại hóa và trở thành biểu tượng du lịch của đất nước này (Ralf Buckley, 2008) [10]. Tại Thái Lan, cộng đồng người Amphawa định cư ven sông lâu đời, nền văn hóa xuyên thời gian với tôn giáo, lối canh tác, kiến thức bản địa, các ngành thủ công truyền thống với kỹ năng tinh xảo được coi là cảnh quan văn hóa hấp dẫn khách du lịch (Siriporn Luekveerawattana, 2012) [11]. Trước bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, không gian nông thôn Pantanal tại Braxin được coi là một cảnh quan văn hóa, được quy hoạch khoa học nhằm công nhận chức năng sản xuất thịt bò hữu cơ, nâng cao tầm quan trọng của kinh tế nông thôn. Mục tiêu chính của chính phủ và ngành du lịch nước này còn hướng đến tăng thu nhập cho người dân nông thôn, kết hợp với du lịch sinh thái nông thôn đề duy trì nguồn gen truyền thống và văn hóa địa phương (theo Samsudin and Maliki, 2015) [12]. Hình thức du lịch homestay gắn với du lịch văn hóa cộng đồng được coi là giải pháp cho kinh tế nông thôn ở nhiều nước đang phát triển như Lào, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và nhiều nước châu Phi [5], [13], [14], [15], [16], [17]. Tại Malaisia, các homestay được công nhận là cảnh quan văn hóa, được coi là công cụ cho cộng đồng nông thôn giảm nghèo và là cơ sở để nâng cấp hạ tầng ở nước này. Các homestay ở Malaisia được bộ nghệ thuật, văn hóa và du lịch (MOCHAT) của nước này quản lý hướng dẫn người dân thực hiện. Đặc biệt ở Thái Lan, các homestay là cảnh quan văn hóa cuốn hút đặc biệt vì có điểm nhấn về cả tự nhiên và nhân tạo như các tour trải nghiệm với đom đóm, làm than hoạt tính từ trái cây điếc, làm mứt thực phẩm tại các hộ gia đình làm homestay, các hoạt động này được du khách đón nhận và rất hào hứng. Các homestay ở đây được Tổng cục du lịch hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho khách, được kiểm soát chất lượng sản phẩm khi đưa đến du khách (Nguyễn Văn Mỹ, 2016) [18]. Tại Việt Nam, khái niệm cảnh quan văn hóa được tiếp cận nhằm phát triển du lịch như “cảnh quan văn hóa tâm linh Yên Tử” (Trần Lê Bảo, 2015) [19]. Tại Yên Tử, cảnh quan văn hóa là không gian địa lý - văn hóa được định vị ở vùng văn hóa Yên Tử (bao gồm các quần thể văn hóa ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương) và các yếu tố tự nhiên bao gồm hệ thống Lục Đầu giang và vùng vòng cung Đông Triều, đến Chí Linh, Hải Dương. Gần đây, hướng tiếp cận cảnh quan văn hóa nhằm đến bảo tồn và phát triển bền vững như công trình “cảnh quan di sản văn hóa trong vùng di sản - những thách thức đương đại cho tính bền vững của đô thị Hà Nội” (Phạm Thị Trầm, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn An Thịnh, 2018) nhằm đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến cảnh quan nói chung và cảnh quan văn hóa nói riêng hướng đến sử dụng hợp lý tài nguyên bền vững. Mô hình homestay ở Việt Nam phát triển mạnh ở khu vực có thị trường du lịch truyền thống như: Đà Nẵng, Nha Trang, Huế, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và các tỉnh miền núi phía bắc nước ta như Hòa Bình, Lào Cai,... Trong đó, các homestay ở Lào Cai là điểm đến được nhiều du khách quốc tế đánh giá cao vì tính bản địa và văn hóa đặc sắc gắn với cộng đồng [11]. Nhìn chung, khái niệm cảnh quan văn hóa ứng dụng nghiên cứu và phát triển du lịch trên thế giới cũng như Việt Nam còn chưa nhiều. Nỗ lực của UNESCO (2005) để thúc đẩy khái niệm cảnh quan văn hóa trong du lịch dường như chưa có bất kỳ công bố nào chính thức nào. Nhiều nghiên cứu khẳng định du lịch luôn đồng hành cũng văn hóa nhưng chính du lịch tạo ra văn hóa (Richard, 2018) [21]. Để biến lý thuyết vào thực tiễn cần đưa các cảnh quan văn hóa của một nơi cụ thể thành sản phẩm du lịch. Sản phẩm này cần được người dân và du khách công nhận, nỗ lực và kỳ vọng để mang lại nguồn lợi và bảo tồn cảnh quan đó, hướng đến ngành du lịch bền vững. Thông qua việc nghiên cứu tổng quan về khái niệm cảnh quan văn hóa và khai thác và thực hành văn hóa vào khai thác du lịch trên thế giới và Việt Nam giúp nhóm nghiên cứu nhận định được (1). 3.2. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững Cùng với khái niệm, Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Quá trình thực địa, xây dựng bảng hỏi và đánh giá tính bền vững của du lịch dựa tại các homestay phát triển của nhóm nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại các homestay của Mộc Châu được tiến hành lấy định nghĩa, các nguyên tắc này làm căn cứ. Tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng
  4. 400 Lê Thị Thu Hòa, Điêu Thị Vân Anh, Bùi Thị Hoa Mận nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho sự phát triển của con người” Nguyên tắc 1: Khai thác, sử dụng nguồn lực một cách bền vững: Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội là hết sức cần thiết. Chính điều này sẽ khiến cho việc kinh doanh du lịch phát triển lâu dài. Nguyên tắc 2: Giảm sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải: Việc giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên như nước, năng lượng và giảm chất thải ra môi trường sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch. Nguyên tắc 3: Duy trì tính đa dạng, cả đa dạng thiên nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hóa: Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội là yếu tố cốt yếu cho du lịch phát triển bền vững lâu dài, và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch. Nguyên tắc 4: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội: Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia và địa phương, việc tiến hành đánh giá tác động môi trường sẽ tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành Du lịch. Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển: Ngành du lịch mà hỗ trợ các hoạt động kinh tế của địa phương và có tính đến giá trị và chi phí về môi trường sẽ vừa bảo vệ được kinh tế địa phương phát triển lại vừa tránh được tổn hại về môi trường. Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương: Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường mà còn nâng cao chất lượng phục vụ du lịch. Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan: Việc trao đổi, thảo luận giữa ngành du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan liên quan khác nhau là rất cần thiết nhằm cùng nhau giải tỏa các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi. Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn lực: Việc đào tạo nguồn nhân lực trong đó có lồng ghép vấn đề phát triển du lịch bền vững vào thực tiễn công việc và cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương ở mọi cấp sẽ làm tăng các sản phẩm du lịch. Nguyên tắc 9: Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm: Việc tiếp thị, cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội ở nơi tham quan, đồng thời sẽ làm tăng sự hài lòng của du khách. Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu: Tiếp tục nghiên cứu và giám sát các hoạt động du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là rất cần thiết để giúp cho việc giải quyết những vấn đề tồn đọng và mang lại lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành Du lịch và cho khách hàng. 3.3. Cảnh quan văn hóa tại các homestay của Mộc Châu Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên biên giới nằm ở phía Đông Nam tỉnh Sơn La, diện tích tự nhiên 1.081,66 km2 đứng số 8 trong 12 huyện thành phố của tỉnh Sơn La. Toàn huyện có 2 thị trấn (Mộc Châu và Nông trường Mộc Châu) và 13 xã (Đông Sang, Mường Sang, Lóng Sập, Chiềng Khừa, Chiềng Hắc, Tân Lận, Chiềng Sơn, Tân Hợp, Phiêng Luông, Quy Hướng, Na Mường, Hua Păng, Tà Lại) [22]. Huyện Mộc Châu có đầy đủ điều kiện để biến ngành du lịch thành ngành kinh tế trọng điểm. Vị trí địa lý chỉ cách thủ đô Hà Nội 180 km về phía Tây Nam, khí hậu mát mẻ, địa hình lượn sóng, có các hang karst đẹp, thảm thực vật phong phú với nhiều loài quý hiếm với hệ sinh thái phong phú (Hệ sinh thái núi cao, hệ sinh thái cao nguyên, hệ sinh thái ven sông, hệ sinh thái thung lũng,...). Thiên nhiên đã giúp Mộc Châu trở thành biểu tượng “thảo nguyên xanh” giữa núi rừng Tây Bắc với quang cảnh núi rừng hùng vĩ, đồng cỏ, đồi chè, vườn mơ mận với hoa cải, hoa ban, hoa dã quỳ rực rỡ. Mộc Châu thực sự là điểm lựa chọn lý tưởng cho nhiều du khách, mang lại nguồn kinh tế đáng kể cho huyện trong những năm qua. Tài nguyên du lịch văn hóa ở Mộc Châu cũng rất phong phú và triển vọng. Mộc Châu có lịch sử lâu đời gắn liền với công cuộc khai phá của người Việt cổ với quá trình du cư của người Thái từ thể kỷ XIV và chương trình khai hoang xây dựng kinh tế mới của người Kinh từ những năm 60 của thế kỷ XX. Hiện nay Mộc Châu là là địa bàn cư trú của 10 dân tộc, mỗi dân tộc có văn hóa, ngôn ngữ, phong tục khác nhau tạo nên bức tranh địa phương
  5. Đánh giá tính bền vững sản phẩm du lịch homestay Mộc Châu 401 theo hướng tiếp cận cảnh quan văn hóa đa màu sắc. Tại đây tồn tại hai nền văn hóa lớn là văn hóa thung lũng (văn hóa lúa nước) của người Thái và Văn hóa gò đồi (văn hóa lúa nương) của người Mông, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú,... Mỗi nền văn hóa có những nét đặc trưng riêng về văn hóa làm nên nét độc đáo, đặc sắc trong văn hóa dân tộc toàn huyện. Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Du lịch gắn với cộng đồng ở Mộc Châu được được phát triển trong 3 năm gần đây dưới dạng du lịch trải nghiệm gắn với các homestay. Đây là hình thức lưu trú trải nghiệm mà ở đó người dân địa phương chia sẻ không gian sống và sinh hoạt của mình cũng du khách, giúp du khách trải nghiệm tự nhiên địa phương, hiểu được nét văn hóa của chính dân tộc mình (kiến trúc, lối canh tác, ẩm thực, đời sống văn hóa tinh thần,...). Cảnh quan văn hóa tại các homestay bao gồm các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc và thiên nhiên tại huyện Mộc Châu. Khi du khách có nhu cầu khám phá, trải nghiệm nét độc đáo của địa phương, cảnh quan văn hóa, thiên nhiên của địa phương đó trở thành sản phẩm du lịch và điểm đến hấp dẫn du khách. Bảng 2. Tổng hợp tính đa dạng văn hóa dân tộc tại huyện Mộc Châu Tên loại hình Biểu hiện Văn hóa thung lũng, lúa nước của người Thái, văn hóa gò đồi, lúa nương của dân tộc Loại hình văn hóa Xinh Mun, Mông, Dao, Khơ Mú,... Kiến trúc Nhà sàn (Thái, Mường, Khơ Mú, Xinh Mun), nhà đất (Kinh, Mông, Dao). Trang phục ngày thường, trang phục lễ hội, cưới xin, ma chay,... của các dân tộc: Thái, Trang phục Mường, Xinh Mun, Khơ Mú, Mông, Dao. Ẩm thực Thái nổi tiếng với gỏi cá, gỏi thịt, thịt trâu bò khô, lạp xưởng, thịt nướng, cơm lam, xôi ngũ sắc, măng chua, các món nộm, các món chua, canh bon, rượu ngô, rượu cần, Ẩm thực rượu lá; Ẩm thực Mông điển hình với các món đặc sản như bánh dày, mèn mén, thịt treo gác bếp, rượu mầm thóc; Ẩm thực Dao gồm có các món rượu hoẵng, canh khoai sọ,...
  6. 402 Lê Thị Thu Hòa, Điêu Thị Vân Anh, Bùi Thị Hoa Mận Nhảy khèn, múa khèn, múa ô của dân tộc Mông; Múa dao, múa. chuông,... của dân tộc Múa, dân vũ Dao; Múa xòe, múa khăn của dân tộc Thái; Múa tra hạt, Tăng bu của người Xinh Mun. Các làn điệu dân Làn điệu Khắp của người Thái, hát Tơm của người Khơ Mú, hát Đang của người Mường, ca hát giao duyên của người Mông. Nghề thủ công Nghề đan lát, dệt, nhuộm vải của người Thái, Mông, nghề rèn, nghề làm giấy của người truyền thống Mông, nghề in sáp ong của người Dao,… Lễ hội truyền Lễ hội Hết Chá, Tết cổ truyền dân tộc Mông, Tết Độc lập của người Mông 2/9, Lễ hội cầu thống mưa, Lễ mừng cơm mới, Chợ tình Mộc Châu, Lễ hội trà, Lễ hội hái quả. Các trò chơi dân Bắn cung, bắn nỏ, ném còn. gian Tri thức bản địa Tri thức canh tác trên đất dốc của người Mông, guồng nước, mương, phai, lái, lin của dân tộc Thái. Nguồn: Lê Thị Thu Hòa và cộng sự (2018) [23] Tài nguyên văn hóa luôn chịu áp lực từ lối sống bên ngoài, nhất là trong quá trình toàn cầu và đô thị hóa. Cộng đồng dân tộc với vai trò là chủ thể sáng tạo, trình diễn và bảo vệ văn hóa, cũng là người mang trong mình các giá trị văn hóa. Để bảo tồn các giá trị văn hóa cần có sinh kế bền vững cho người dân. Thực tế cho thấy cộng đồng các dân tộc ở Mộc Châu đời sống còn rất nhiều khó khăn, ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất rừng tự nhiên, thu nhập không đáng kể, sản xuất lâm vào tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Ngoài ra, người dân thiếu kiến thức và định hướng về canh tác, sử dụng thuốc diệt cỏ, các loại phân hóa học và thuốc bảo quản thực vật nhiều để lại hậu quả nghiêm trọng, lâu dài cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Việc chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang du lịch dựa vào văn hóa của cộng đồng là sự chuyển dịch tiến bộ vì: Phát triển du lịch dựa vào chính văn hóa của các dân tộc sẽ giúp bà con có cơ hội thực hành, gìn giữ nét văn hóa của dân tộc mình, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm thiểu sự phục thuộc và sức ép lên đất rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên địa phương. Du lịch cộng đồng không chỉ tạo sinh kế bền vững cho người dân, mà thông qua du lịch các di sản văn hóa được bảo tồn, các bản sắc văn hóa được hồi sinh, phát triển. Du lịch còn giúp cho giới trẻ trong làng bản hiểu được truyền thống văn hóa, để du lịch phát triển người dân cần có ý thức giữ gìn cảnh quan văn hóa nơi cư trú, cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao trình độ tiếng anh và văn hóa giao tiếp vì mục tiêu biến các sản phẩm văn hóa của địa phương mình thành sản phẩm tốt, được du khách đón nhận và chi trả. 3.4. Thực trạng khai thác du lịch từ mô hình nhà ở cộng đồng (homestay) 3.4.1. Khái quát về các homestay tại huyện Mộc Châu Homestay ở Mộc Châu phân bố chủ yếu ở 3 điểm chính: Khu vực Bản Áng (48 hộ); Thác Dải Yếm, xã Đông Sang (trên 20 hộ) là nơi tập trung các homestay của người Thái; Khu vực Pakhen, xã Tân Lập (2 hộ) tập trung homestay của người Mông. Tổng số lượng các homestay ở đây khoảng gần 80 hộ. Hiện nay, có Bản Dọi (xã Tân Lập); Bản Vặt (xã Đông Sang) đang được quy hoạch thành bản du lịch cộng đồng (Số liệu do chị Thuận - Chủ tịch Hợp tác xã Bản Áng cung cấp). Các homestay của người Thái xuất hiện sớm nhất vào khoảng những năm 2015 theo kiểu tự phát nên chưa đồng bộ và thiếu bản sắc văn hóa, ban quản lý du lịch Mộc Châu đang vào để hướng dẫn quy hoạch lại khu vực này. Từ năm 2017 trở lại đây các homestay của người Mông mới xuất hiện nên đã có định hướng cách làm, chính vì vậy các homestay của người Mông giàu bản sắc và thu hút được nhiều du khách hơn. Các homestay ở Mộc Châu có tính mùa vụ rõ ràng: Mùa cao điểm khách từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, trùng với mùa hoa mơ, mận, mùa lễ hội mùng 2/9. Từ tháng 4 đến tháng 8 là mùa thấp điểm. Xét về góc độ tài nguyên du lịch sức thời điểm này khí hậu mát mẻ so với các vùng lân cận nhưng các homestay vắng khách vì chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng và công tác quảng bá chưa hiệu quả. 3.4.2. Thực trạng khách du lịch đến homestay Qua điều tra, khách du lịch đến các homestay chủ yếu là khách nội địa từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc khác. Khách du lịch đến từ các huyện khách trong tỉnh Sơn La cũng chiếm tỷ lệ khá đông chiếm 93 % tổng số lượng khách đến Mộc Châu. Khách nước ngoài - đối tượng rất ưa chuộng du lịch văn hóa cộng đồng còn ít, chỉ chiếm 0,7 %. Về mặt nhân khẩu học, du khách đến Mộc Châu có tuổi đời tương đối trẻ, đa
  7. Đánh giá tính bền vững sản phẩm du lịch homestay Mộc Châu 403 theo hướng tiếp cận cảnh quan văn hóa số nằm trong khoảng 21 - 40 tuổi (chiếm 69 % số khách được hỏi). Khách thường lưu trú ở đây trong thời gian ngắn 1 - 2 ngày, họ tiêu khoảng từ 1 - 3 triệu trong chuyến đi của mình (22 % số khách tiêu 1 triệu đồng, số khách tiêu 2 triệu đồng là 43 %). Bảng 3. Thực trạng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách tại các homestay Thời gian lưu lại Mộc Châu Dưới 1 ngày 1-2 ngày 3-5 ngày Hơn 5 ngày Số người trả lời (100) 5 70 17 8 Số tiền tiêu cho chuyến đi 1-2 triệu đồng 2-3 triệu đồng 3-4 triệu đồng Trên 4 triệu Số người trả lời (97) 22 43 15 17 Số khách trả lời 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 1. Trang phục dân tộc 2. Kiến trúc nhà ở và sinh hoạt 3. Ẩm thực dân tộc Hình 2. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của du khách với một số sản phẩm văn hóa tại các homestay thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Phần lớn khách du lịch đến các homestay lần đầu tiên. Họ thường tiếp cận thông tin qua internet và bạn bè, người thân (tiếp cận qua internet chiếm 45 %, bạn bè 38 %). Tỷ lệ khách du lịch biết về du lịch Mộc Châu và các homestay qua các công ty du lịch lữ hành chia thành hai xu hướng (các homestay của người Mông được các công ty lữ hành kết nối tốt, các homestay của người Thái gần như ít kết nối với các công ty lữ hành). Từ đó, có thể thấy du lịch văn hóa gắn với các homestay là điểm đến tương đối mới với du khách. Sự kết nối giữa du lịch Mộc Châu nói chung và các homestay với các điểm du lịch, khu du lịch khác qua kênh các công ty du lịch còn tương đối yếu. Các khách du lịch đến homestay ở Mộc Châu thường là khách bình dân, họ đi theo gia đình, họ không chi trả nhiều cho chuyến đi, số ngày lưu trú của họ tương đối ngắn (38 % dưới 1 ngày, 1 - 2 ngày là 46 %). Qua đó cho thấy sự hấp dẫn của sản phẩm để kéo dài thời gian lưu trú cho du khách cần được chú ý đầu tư. Sản phẩm du lịch ở các homestay dưới góc độ cảnh quan văn hóa được đánh giá từ cảm nhận của du khách cho thấy: du khách đánh giá cao sự đặc sắc về trang phục (43 % hài lòng và 38 % rất hài lòng), đặc biệt khách rất thích thú với ẩm thực ở đây (hài lòng và rất hài lòng chiếm 72 %). Họ cũng yêu thích tự nhiên hùng vĩ và khí hậu mát mẻ ở Mộc Châu. Về cơ bản khách hài lòng về chỗ ngủ nghỉ, wifi và hệ thống thông tin, họ tương đối yên tâm về an ninh và giá cả của các homestay. Ngoài ra, khách du lịch đánh giá tốt về thái độ của các chủ homestay, đây là nét văn hóa cần phát huy vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: thái độ và sự thân thiện của người dân cũng được coi là một dạng tài nguyên văn hóa vô hình, có thể giữ chân và khiến du khách quay lại một địa điểm du lịch.
  8. 404 Lê Thị Thu Hòa, Điêu Thị Vân Anh, Bùi Thị Hoa Mận 3.4.3. Thực trạng các cơ sở homestay Ở các homestay, hoạt động trải nghiệm còn nghèo nàn, chưa đặc sắc. Phần lớn các homestay chỉ mới chú ý đến dịch vụ ngủ nghỉ, thưởng thức ẩm thực và tổ chức các đêm văn nghệ. Các homestay ở Pakhen tổ chức hoạt động hái quả, hái chè nhưng chưa thường xuyên. Các hoạt động vui chơi và trải nghiệm cho khách gần như chưa được tổ chức (8/10 hộ được hỏi chưa tổ chức trò chơi dân gian, 8/10 hộ không tổ chức cho khách canh tác). Các sản phẩm lưu niệm còn ít, chưa đảm bảo độ tinh tế, vẫn còn làm theo kiểu đại trà chưa đảm bảo giá trị văn hóa và sức hấp dẫn. Các sản phẩm lưu niệm đặc trưng dân tộc ở đây gần như không có. Vấn đề vệ sinh ở các homestay cũng là vấn đề khách e ngại, đường nội bản, khu vệ sinh còn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách. Phần lớn khách đánh giá các homestay chưa sạch sẽ, một số nơi còn có mùi gia cầm và sản phẩm chăn nuôi. Việc các homestay đảm bảo vệ sinh là một vấn đề quan trọng vì điều đó thể hiện sự chuyên nghiệp và mức độ tâm lí với khách sau chuyến đi mệt mỏi của một ngày. Việc bảo tồn các điều kiện phát triển du lịch homestay như môi trường tự nhiên, bản sắc văn hóa trong đó có lối sống, phong tục tập quán là việc cần làm và phải làm của tất cả các chủ thể tham gia kinh doanh du lịch homestay nhưng hiện tại vẫn chỉ dừng lại ở chủ trương, chính sách. Ban Quản lý Khu du lịch Mộc Châu chưa triển khai được các hoạt động hiệu quả để tư vấn người dân. Nhiều chủ homestay còn đơn độc và thiếu định hướng khi tiến hành xây dựng homestay của mình (10/10 chủ homestay trả lời mức độ “thi thoảng” mới tiếp cận với Ban Quản lý du lịch để nắm bắt thông tin khách, họ không được chỉ dẫn trong xây dựng và trang trí homestay). Chính vì vậy, nhiều nét văn hóa đang có nguy cơ bị lu mờ, lai căng và thương mại hóa. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lâu dài của một loại hình du lịch mà còn ảnh hưởng đến tương lai bền vững của địa phương. Đầu tư kinh doanh du lịch cần định vị được tầng khách hàng của mình, ở đây việc đầu tư tự phát, thiếu định hướng nên các homestay thiếu bản sắc văn hóa, sức hấp dẫn, hoạt động mang tính mùa vụ nửa vời. Nhiều homestay chỉ tổ chức ăn, nghỉ và biểu diễn văn nghệ, chưa có các hoạt động trải nghiệm cho du khách nên không giữ chân được khách lưu trú lại lâu (09/10 hộ không giới thiệu các sản phẩm thủ công và bán hàng lưu niệm, chỉ có 02/10 hộ làm bánh truyền thống). Thực tế khách đến các các homestay có nhu cầu trải nghiệm văn hóa nên yếu tố văn hóa là yếu tố cần được đầu tư nhất. Công tác quảng bá du lịch còn kém, chưa liên kết được các đơn vị lữ hành trong cung ứng sản phẩm, hoạt động mang tính đơn lẻ, bị tính mùa vụ chi phối nhiều. Qua điều tra nhóm nghiên cứu nhận thấy chỉ có hai homestay tại Pakhen, xã Tân Lập là có liên hệ với các công ty lữ hành. Hoạt động quảng bá cần được bài bản, thể hiện tính tự tôn không phải qua loa, xuề xòa. Các chủ homestay còn chưa có kĩ năng tiếp cận phương tiện quảng bá (xây dựng thương hiệu, hình ảnh du lịch, kĩ năng quảng bá qua facebook còn hạn chế). Các chủ homestay ở Mộc Châu phần lớn chưa được qua đào tạo về du lịch, về giao tiếp hay ngoại ngữ nên khó khăn trong giao tiếp với du khách, gần như không có hộ nào có tiếng Anh. Ban Quản lý có đào tạo về kĩ năng buồng phòng chung chung nhưng chưa đi sâu vào các kiến thức làm du lịch gắn với cộng đồng phù hợp với đặc trưng dân tộc. Một số các chủ homestay nhận thức được về bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và văn hóa trong du lịch nhưng họ khó khăn trong việc phối hợp của cộng đồng xung quanh. Nhiều homestay mở ra nhưng người chủ chưa hiểu về du lịch cộng đồng và homestay đúng nghĩa vì vậy các nét văn hóa bị phá vỡ (điển hình các homestay ở Bản Áng). Các homestay cần một quy hoạch cụ thể, tư vấn về các kiến thức du lịch (trang trí không gian văn hóa). Qua phỏng vấn sâu nhóm nghiên cứu nhận thấy các homestay chưa được quy hoạch và chế tài để hoạt động, hình thành tự phát, tiềm ẩn nguy cơ phá hủy các giá trị văn hóa và sinh hoạt truyền thống, gây ô nhiễm môi trường. Việc quản lý mới dừng ở việc đăng kí kinh doanh, đăng kí sản phẩm. Các sản phẩm du lịch và văn hóa chưa có quy định và kiểm soát về chất lượng, dù không có hình mẫu cụ thể nhưng cần có quy định về môi trường, vệ sinh, tiện nghi sinh hoạt, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về các hoạt động trải nghiệm cho khách,... Thiếu các nguồn nhân lực ở các hợp tác xã và các bản du lịch: Cần có hướng dẫn viên có trình độ và kĩ năng du lịch vì họ là người quảng bá và cung cấp các sản phẩm du lịch đến du khách. Các hướng dẫn viên cần được đào tạo các khóa học ngắn hạn một số hoạt động liên quan đến quản lý du lịch như quản trị homestay, khách sạn, tiếp tân, tiếp thị và quảng bá, và cuối cùng kiến thức về tài nguyên thiên nhiên như hệ thực vật và động vật tại địa phương. 3.5. Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hòa du lịch tại các homestay ở Mộc Châu Thứ nhất: Homestay ở Mộc Châu cần có quy hoạch cụ thể kèm theo các chế tài để quản lý chất lượng sản phẩm du lịch và môi trường tự nhiên, văn hóa được đảm bảo. Việc quy hoạch sẽ giúp điều chỉnh các homestay
  9. Đánh giá tính bền vững sản phẩm du lịch homestay Mộc Châu 405 theo hướng tiếp cận cảnh quan văn hóa phát triển đúng hướng, tránh việc phát triển tràn lan, các homestay cần đảm bảo về chất lượng văn hóa, vệ sinh, các hoạt động trải nghiệm mới được đón khách và hoạt động. Thứ hai: Các homestay nên thành lập một nhóm hoặc hiệp hội để cùng thống nhất thị trường, giá cả tránh sự cạnh tranh không lành mạnh. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch bền vững. Các hiệp hội cũng là nơi để các đơn vị kinh doanh du lịch đoàn kết nhằm hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch hiệu quả Thứ ba: Các chủ homestay cần được đào tạo để có kiến thức về du lịch, ngoại ngữ, ý thức vế văn hóa cộng đồng để nâng cao trình độ làm du lịch. Giải pháp giáo dục là giải pháp rất quan trọng vì thực tế trong quá trình phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy người làm homestay ở Mộc Châu rất cầu thị, họ cần kiến thức, thông tin để nâng cao chất lượng các homestay của mình nhưng việc đào tạo đang dừng ở việc kĩ năng làm bếp, buồng phòng chưa đào tạo sâu về giao tiếp, về kiến thức tài nguyên tự nhiên và văn hóa đặc trưng của từng dân tộc để sản phẩm du lịch trở nên đặc sắc, có chất lượng. Do chưa quản lý khoa học nên nhiều homestay chưa nhận được thông báo tập huấn hoặc thông tin các khóa học ngắn hạn để làm du lịch đúng cách. Chủ các homestay có vai trò là một chuyên gia du lịch, một đại sứ văn hóa nên cần đào tạo để nâng cao ý thức sâu sắc về dịch vụ mình cung cấp, lợi ích nó mang lại cho bàn thân và giá trị về xã hội. Thứ tư: Ban Quản lý du lịch cần phát huy vai trò của mình trong việc giúp các homestay định hướng tầng khách hàng, hướng dẫn giúp người dân làm du lịch đúng cách, kết nối bà con với các nhà khoa học, các đơn vị đào tạo, các công ty truyền thông, các công ty lữ hành để sản phẩm du lịch vừa được xây dựng bền vững vừa được quảng bá đến du khách. 4. KẾT LUẬN Cảnh quan văn hóa bao gồm các yếu tự nhiên và con người, văn hóa của con người quyết định bản sắc, giá trị của một khu vực nhất định. Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là địa bàn giàu bản sắc văn hóa, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, nhất là du lịch dựa vào cộng đồng. Trong những năm qua, mặc dù người dân địa phương đã nỗ lực để khai thác các giá trị văn hóa của dân tộc mình nhằm thu hút khách du lịch, tuy nhiên các homestay ở đây chưa được quy hoạch, phát triển tự phát, tiềm ẩn nguy cơ mai một bản sắc văn hóa và vòng đời khai thác du lịch bị ngắn lại. Các chủ homestay là những người rất cầu thị học hỏi để phát triển du lịch nhưng họ chưa được định hướng du lịch văn hóa đúng nghĩa, thiếu kiến thức về ngoại ngữ là làm du lịch đúng cách. Các giải pháp quan trọng để khai thác hiệu quả cảnh quan văn hóa là: giáo dục, hỗ trợ kèm theo các chế tài quản lý cộng đồng địa phương nhằm khai thác các nét đẹp văn hóa của mình vào phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. 4th UNWTO Euro-Asian Mountain Tourism Conference - Tourism for SDGs. , accessed: 23/08/2020. [2]. Tourism and Culture Synergies | UNWTO. , accessed: 23/08/2020. [3]. Samsudin P.Y. and Maliki N.Z. (2015). Preserving Cultural Landscape in Homestay Programme Towards Sustainable Tourism: Brief Critical Review Concept. Procedia - Soc Behav Sci, 170, 433-441. [4]. Antrop M. (2000). Geography and landscape science. Belg Rev Belge Géographie, (1-2-3-4), 9-36. [5]. Fatimah T. (2015). The Impacts of Rural Tourism Initiatives on Cultural Landscape Sustainability in Borobudur Area. Procedia Environ Sci, 28, 567-577. [6]. Alcamo J. (2003), Ecosystems and human well-being: a framework for assessment, Island Press, Washington, D.C. [7]. Millennium Ecosystem Assessment M.E.A. (2005), Ecosystems and human well-being, World Resources Institude. [8]. Kumar P. (2012), The Economics of Ecosystems and Biodiversity: Ecological and Economic Foundations, Routledge. [9]. Centre U.W.H. Cultural Landscapes. UNESCO World Heritage Centre, , accessed: 22/07/2019. [10]. Buckley R., Ollenburg C., and Zhong L. (2008). Cultural landscape in mongolian tourism. Ann Tour Res, 35(1), 47-61.
  10. 406 Lê Thị Thu Hòa, Điêu Thị Vân Anh, Bùi Thị Hoa Mận [11]. Luekveerawattana S. (2012). Cultural Landscape for Sustainable Tourism Case Study of Amphawa Community. Procedia - Soc Behav Sci, 65, 387-396. [12]. Samsudin P.Y. and Maliki N.Z. (2015). Preserving Cultural Landscape in Homestay Programme Towards Sustainable Tourism: Brief Critical Review Concept. Procedia - Soc Behav Sci, 170, 433-441. [13]. Sood J., Lynch P., and Anastasiadou C. (2017). Community non-participation in homestays in Kullu, Himachal Pradesh, India. Tour Manag, 60, 332-347. [14]. Manyara G. and Jones E. (2007). Community-based tourism enterprises development in Kenya: An exploration of their potential as avenues of poverty reduction. J Sustain Tour, 15(6), 628-644. [15]. Luekveerawattana S. (2012). Cultural Landscape for Sustainable Tourism Case Study of Amphawa Community. Procedia - Soc Behav Sci, 65, 387-396. [16]. Sita S.E.D. and Nor N.A.M. (2015). Degree of Contact and Local Perceptions of Tourism Impacts: A Case Study of Homestay Programme in Sarawak. Procedia - Soc Behav Sci, 211, 903-910. [17]. Yusof Y., Muda M.S., Salleh A.M., et al. (2016). The Determinants of Commitment among Homestay Operators in Malaysia. Procedia Econ Finance, 39, 256-261. [18]. (2016). Muôn kiểu homestay ở Việt Nam. Báo Thanh Niên, , accessed: 27/07/2019. [19]. Tạp chí Cộng Sản - Cảnh quan văn hóa tâm linh Yên Tử.
nguon tai.lieu . vn