Xem mẫu

  1. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Vĩnh An, Nguyễn Huy Anh, Võ Văn Tấn Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh Email: anhnh@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Củ Chi là huyện nằm ở phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh, trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nối giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, giáp ranh với các khu công nghiệp lớn; có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy tương đối đồng bộ vì vậy có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá với bên ngoài. Địa bàn huyện Củ Chi có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Bài báo giới thiệu kết quả điều tra, đánh giá phân hạng các điểm tài nguyên tự nhiên và nhân văn làm cơ sở đề xuất phát triển du lịch huyện theo hướng bền vững. Đã đánh giá được 12 điểm có tiềm năng phát triển du lịch, trong đó có 4 điểm khá thuận thợi, 6 điểm thuận lợi và 2 điểm rất thuận lợi. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất phát triển du lịch bền vững. Từ khóa: Đánh giá, du lịch, AHP, huyện Củ Chi. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nằm về phía tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, giáp với huyện Hóc Môn, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bình Dương. Huyện Củ Chi cách trung tâm thành phố hơn 30 km. Củ Chi nằm giữa hai con sông là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Với vị trí này đã tạo cho huyện Củ Chi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Huyện Củ Chi là cái nôi cách mạng của thành phố nói riêng và của Việt Nam nói chung, được biết đến là một vùng đất anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Với khu di tích Địa đạo Củ Chi là một quần thể di tích lịch sử đầy tự hào của quân và dân Củ Chi. Nơi đây được xem là tài nguyên du lịch nhân văn hiếm có ở Việt Nam. Bên cạnh đó, với đặc điểm thiên nhiên mang dáng dấp của vùng đồng bằng Nam Bộ, huyện Củ Chi có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Hoạt động du lịch huyện Củ Chi trong những năm qua chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do nằm ở vùng ven của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi được xem là trung tâm du lịch của cả nước với cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật hoàn thiện nhất cả nước. Các sản phẩm du lịch mặc dù khá đa dạng nhưng chưa đặc sắc, chưa tạo được sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và chất lượng cao. Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế. Với lợi thế về thiên nhiên và bản sắc văn hóa độc đáo, truyền thống lịch sử hào hùng, Củ Chi hoàn toàn có thể xây dựng và phát triển du lịch một cách bền vững. Từ những vấn đề trên việc xây dựng và phát triển du lịch huyện Củ Chi là nhu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện cũng như nâng cao đời sống người dân, góp phần vào việc phát triển du lịch của thành phố và của cả nước. Bên cạnh đó, nhằm giới thiệu cho khách du lịch trong và ngoài nước hiểu thêm về lịch sử cũng như văn hóa, đời sống của người dân huyện Củ Chi. Chính vì vậy việc đánh giá tiềm năng phục vụ phát triển du lịch bền vững ở huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh là cần thiết. 436
  2. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 2. LÃNH THỔ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về huyện Củ Chi Huyện Củ Chi nằm trong vành đai xanh của Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích tự nhiên là 43.496 ha, chiếm 20,45 % diện tích của thành phố, đứng thứ hai trong số các quận huyện của thành phố, dân số là 355.822 người (năm 2015) [7]. Huyện có trung tâm hành chính là thị trấn Củ Chi, cách thành phố 50 km theo trục đường xuyên Á. Toàn huyện có 20 xã 1 thị trấn. Nơi đây được biết đến như một vùng đất anh hùng với 30 năm kháng chiến chống quân xâm lược. Với tên gọi hào hùng “Vùng đất thép thành đồng”. Nơi đây nổi tiếng với khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Đây chính là tiềm năng to lớn để thúc đẩy sự phát triển du lịch của huyện. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng đem lại nguồn thu lớn cho địa phương trong thời kỳ đổi mới. Huyện Củ Chi nằm trên vùng địa hình chuyển tiếp từ vùng đất cao của núi rừng miền Đông Nam Bộ xuống vùng đất thấp của miền Đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình huyện Củ Chi khá đơn giản, có xu thế thấp dần theo 2 hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Nam - Tây Nam với độ cao từ 0-8 m được phân thành 3 vùng: vùng gò đồi, chuyển tiếp, vùng thấp trũng. Chúng tạo nên những miền địa hình và cảnh quan khá đa dạng. Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu tương đối ôn hòa quanh năm, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch một cách toàn diện. Huyện Củ Chi có thế mạnh là tuyến đường Xuyên Á chạy dọc suốt chiều dài của huyện nên việc lưu thông với các tỉnh và thành phố khác khá thuận lợi, kết nối các điểm, tuyến du lịch với các tỉnh bạn trở nên dễ dàng hơn. Củ Chi có ưu thế quan trọng về vị trí phát triển các ngành kinh tế và dịch vụ du lịch, là điểm dừng chân khá quan trọng trên tuyến du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh, là điểm khởi đầu cho các tuyến tham quan khám phá vùng văn hóa phía nam, là tuyến đường huyết mạch đến với nước bạn Campuchia sẽ tạo điều kiện thu hút lượng du khách lớn đến với huyện Củ Chi và Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Các tài liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu trữ quốc gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp thành phố, của ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh, các tài liệu khác có liên quan. - Phương pháp thực địa: Là một phương pháp truyền thống của địa lý học, được sử dụng rộng rãi trong địa lý du lịch nhằm tích luỹ tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp này luôn được coi trọng nhằm có được cái nhìn thực tế về đặc trưng lãnh thổ. - Phương pháp so sánh cặp (AHP): Là phương pháp phân tích định lượng thường sử dụng để so sánh lựa chọn phương án. Trong bài báo này phương pháp này được dùng để xác định trọng số của các tiêu chí đánh giá phù hợp ở địa bàn huyện Củ Chi. Để xác định trọng số của các tiêu chí trên, người ta dùng phương pháp AHP (Phương pháp so sánh cặp). Đầu tiên lập ra ma trận vuông cấp n (với n là số lượng các tiêu chí đã đề ra, trong nghiên cứu này n = 5). TC1 = Độ hấp dẫn và khả năng tổ chức nhiều loại hình du lịch; TC2 = Độ bền vững của tài nguyên, môi trường; 437
  3. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 TC3 = Vị trí, khả năng tiếp cận điểm du lịch; TC4 = Sức chứa của điểm du lịch; TC5 = Thời gian hoạt động du lịch. Bảng 1. Phương pháp so sánh cặp. TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC 1 1 aTC1TC2 aTC1TC3 aTC1TC4 aTC1TC5 TC 2 1/aTC1TC2 1 aTC2TC3 aTC2TC4 aTC2TC5 TC 3 1/aTC1TC3 1/aTC2TC3 1 aTC3TC4 aTC3TC5 TC 4 1/aTC1TC4 1/aTC2TC4 1/aTC3TC4 1 aTC4TC5 TC 5 1/aTC1TC5 1/aTC2TC4 1/aTC3TC5 1/aTC4TC5 1 Sau đó chúng ta tiến hành so sánh các chỉ tiêu theo từng cặp, trên đây có 5 chỉ tiêu chúng ta tiến hành so sánh 15 cặp chỉ tiêu. Ví dụ nếu chúng ta cho rằng TC1 quan trọng bằng TC2 thì tại ô (1, 2) ta điền số 1, nếu cho rằng TC1 quan trọng chỉ bằng 1/3 TC3 thì tại ô (1, 3) ta điền vào đó số 1/3. Và cứ như thế cho tới cặp thứ 15. Đó cũng là lí do tại sao các ô nằm trên đường chéo của ma trận có giá trị là 1. Các đại lượng đó được kí hiệu là các aij. Các aij hoặc nghịch đảo của chúng phải là các số nguyên từ 1 đến 9 [1, 5, 6] Bảng 2. Xếp hạng các mức độ so sánh cặp trong thuật toán AHP. Mức quan trọng Giá trị Giải thích Quan trọng như nhau 1 Hai hoạt động có đóng góp ngang nhau Quan trọng như nhau cho đến vừa phải 2 Quan trọng vừa phải 3 Kinh nghiệm và sự phán quyết có sự ưu tiên Quan trọng vừa phải đến hơi QT 4 vừa phải cho một hoạt động Hơi quan trọng hơn 5 Kinh nghiệm và sự phát quyết có sự ưu tiên Hơi quan trọng đến rất quan trọng 6 mạnh cho một hoạt động Rất quan trọng 7 Một hoạt động rất quan trọng Rất quan trọng đến vô cùng quan trọng 8 Vô cùng quan trọng 9 Được ưu tiên ở mức cao nhất 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng phát triển du lịch huyện Củ Chi Quá trình nghiên cứu đã tiến hành thu thập đánh giá các tài liệu liên quan đến du lịch huyện Củ Chi và thực hiện các đợt khảo sát thực địa để đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch. Đã thống kê được các điểm có khả năng phát triển du lịch chính như sau: a. Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi - Di tích Địa đạo Củ Chi hiện được bảo tồn ở hai khu vực Bến Dược và Bến Đình, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 70 km về phía tây Bắc. Khu du lịch thích hợp cho những du khách thích tham quan và khám về lịch sử, bên cạnh đó trong khu du lịch còn có nhiều khu vực với nhiều hạng mục và công trình khác nhau giúp du khách có thể thỏa sức tham gia trải nghiệm các hoạt động đời sống thực tế thú vị của người dân địa phương trong thời gian trải qua hai cuộc chiến tranh cam go và gian khổ. Giúp cho khách du lịch đặc biệt là giới trẻ trong nước có những hiểu biết 438
  4. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 hơn về lịch sử của dân tộc. Khu di tích liên hoàn gồm căn cứ của Khu ủy và Bộ Tư lệnh quân khu Sài Gòn - Gia Định trong thời kháng chiến được khôi phục lại đầy đủ chi tiết như nguyên trạng vốn có trước đây, là nơi hấp dẫn thu hút du khách. - Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược: Đền được xây dựng trên khu đất rộng 70.000 m2, gồm có cổng tam quan, nhà văn bia, tháp 9 tầng cao khoảng 40 m và ngôi điện chính. Trong điện chính có đặt bia khắc tên khoảng 50.000 người con của tổ quốc Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh trên đất Sài Gòn - Gia Định. Từ năm 1995 đến nay, Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược được trùng tu nâng cấp 2 lần thay đổi các chất liệu composite bằng đá và đồng như: hoa văn đế cột, rồng, liễn, hạc,… nhằm mang tính vĩnh cửu, cũng như bổ sung thêm nhiều danh sách liệt sĩ khắc trên bia đá. - Địa đạo Bến Dược: Nằm trong hệ thống địa đạo Củ Chi, Địa đạo Bến Dược là căn cứ của Khu ủy và Bộ Tư lệnh quân khu Sài Gòn - Gia Định. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, là hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng hầm, nhiều ngõ ngách như mạng nhện dài trên 200 km, có nơi ăn, ở, hội họp và chiến đấu. b. Khu lưu niệm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kiên cường - bất khuất: Tầng hầm Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược là nơi trưng bày, tranh, tượng, phù điêu, thể hiện các phong trào đấu tranh cách mạng tiêu biểu, các nhân vật tiêu biểu trong cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định. Tầng hầm có 9 không gian. Mỗi không gian thể hiện một giai đoạn cụ thể của quá trình lịch sử hơn 100 năm chống giặc Pháp, Mỹ xâm lược. c. Địa đạo Bến Đình: Là di tích lịch sử cách mạng được Nhà nước công nhận (xếp hạng) di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 15/12/2004. Cũng giống như địa đạo Bến Dược nơi đây là nơi ăn, ở, hội họp cũng vừa là thế trận chiến đấu độc đáo, góp phần trong cuộc chống giặc cứu nước. d. Khu du lịch sinh thái văn hóa dân tộc thiểu số Củ Chi: Đến đây du khách sẽ khám phá được rất nhiều điều thú vị. Khu du lịch được thiết kế với kết cấu chủ yếu bằng gỗ, tre, trúc, lá dừa nước,…. Đến với khu du lịch, du khách sẽ có cảm nhận như đang về một làng quê thôn dã. Đây là một điểm đặc biệt để thu hút du khách. Tại nơi đây du khách không chỉ chiêm ngưỡng nét độc đáo của từng kiểu nhà cùng những tín ngưỡng khác nhau của từng dân tộc mà còn được tận mắt quan sát những vật dụng sinh hoạt và sản xuất của họ như: guồng nước của người Mường, lò rèn của người S‟tiêng, cách nấu rượu của người Chu - ru, cảnh dệt thổ cẩm của các cô gái Ba - na, Thái; nghề đan lát của các nghệ nhân S‟tiêng, nghề làm gốm của người Chơ - ro,… e. Khu du lịch “Một thoáng Việt Nam”: Đây là điểm hội tụ của nền văn hóa Việt trên khắp đất nước Việt Nam. Khu du lịch là một quần thể làng nghề thủ công truyền thống. Với diện tích 22,5 ha nằm cạnh rạch Bò Cạp, gần sông Sài Gòn, khu du lịch có khoảng 30 hạng mục tiêu biểu cho những nền văn hóa khác nhau trên khắp đất nước. g. Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ: Cách trung tâm thành phố 25 km, cách thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương khoảng 2 km. Với không gian yên tĩnh, trong lành khu du lịch đem đến cho du khách cảm giác thư thả sau những ngày làm việc mệt nhọc. Với lợi thế nằm ven sông Sài Gòn khu du lịch có một phong cảnh nên thơ và mát mẻ với lũy tre, sông nước, cầu khỉ,… h. Khu vườn cây ăn trái Trung An: Cách trung tâm thành phố 40 km là khu vườn cây ăn trái xã Trung An, huyện Củ Chi. Nơi đây có khoảng 10 hộ kinh doanh cây ăn trái. Đến đây du khách có thể thưởng thức các loại trái cây như; chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, mận, ổi. Điểm thú vị là du khách có thể tự mình hái và thưởng thức ngay tại vườn. Hằng năm, Trung An đón ít nhất từ 35.000 đến 50.000 du khách, 75 % sản phẩm cây ăn trái của các vườn là bán cho du khách. i. Khu công viên nước Củ Chi: Tọa lạc tại ấp 4 xã Phước Vĩnh An, công viên nước có diện tích khoảng 3 ha bao gồm các hạng mục: khu hồ bơi dành cho người lớn, hồ bơi dành cho trẻ em, các trò 439
  5. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 chơi mạo hiểm như: “đu dây tử thần”, thử cảm giác mạnh thì có trò chơi “3 làn trượt nước”, hay du khách có thể thư giản với “Hồ tạo sóng nhân tạo”, “Dòng sông lười”. k. Khu nông nghiệp công nghệ cao: Nằm trên tuyến đường đi địa đạo Củ Chi cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 44 km về phía tây Bắc, thuận tiện giao thông đi các tỉnh. Từ đây có thể kết nối với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông như Campuchia và Thái Lan theo trục đường Xuyên Á. Khu Nông nghiệp công nghệ cao được xây dựng theo Quyết định số 3534/QĐ - UBND ngày 14/7/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, với quy mô là 88,17 ha. l. Trạm cứu hộ động vật hoang dã: Trạm có diện tích 4.000 m2, được nâng cấp và hoạt động vào năm 2008. Trạm có khả năng cứu hộ nhiều loài động vật khác nhau như: linh trưởng, thú họ mèo, tê tê, rùa, rái cá. Hàng trăm cá thể và nhiều loài động vật khác nhau đã được thả về thiên nhiên. Trạm cũng bao gồm một phòng trưng bày giáo dục về động vật hoang dã. m. Nông trang xanh Green Noen: Có diện tích 60 ha, được phân chia hợp lý, nông trang Green Noen có 33 nhà trồng nấm; 4 khu chuồng trại chăn nuôi bò sữa, dê, cừu và hơn 3 ha trồng lan Mokara, rau an toàn. Green Noen là mô hình nông trại trồng trọt kết hợp với chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững. Phát triển từ trại nấm An Nhơn nên nấm được xác định là cây trồng chính và nấm linh chi được xem là sản phẩm chiến lược quan trọng nhất của Green Noen. 3.2. Đánh giá tiềm năng phục vụ phát triển du lịch a. Lựa chọn các điểm du ịch để đánh giá Các tiềm năng du lịch ở huyện Củ Chi phát triển không đồng đều, hiện trạng khai thác và phục vụ du lịch ở mỗi nơi lại khác nhau trong khi yêu cầu phát triển của du lịch hiện nay đòi hỏi phải xác định được những điểm trọng tâm để đầu tư, khai thác. Cơ sở lựa chọn những điểm du lịch điển hình là: - Điểm du lịch tự nhiên hoặc có tiềm năng tự nhiên phát triển du lịch là chủ yếu; - Điểm du lịch đang được khai thác hoặc có khả năng khai thác trong tương lai; - Điểm du lịch tiêu biểu và phân bố đều khắp trong tỉnh; Từ cơ sở trên, cứu đã lựa chọn được 12 điểm du lịch để đánh giá và phân hạng theo Bảng 3: Bảng 3. Các điểm du lịch được lựa chọn để đánh giá. STT Điểm Vị trí 1 Địa đạo Bến Dược Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng 2 Địa đạo Bến Đình Ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức 3 Khu vườn trái cây Trung An Xã Trung An 4 Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông Xã Phú Hòa Đông 5 Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Xã An Nhơn Tây 6 Khu công viên nước Củ Chi Ấp 4, xã Phước Vĩnh An 7 Khu nông nghiệp công nghệ cao Xã Phạm Văn Cội 8 KDL sinh thái Bình Mỹ Xã Bình Mỹ 9 KDL Nông trang xanh Green Noen Ấp Xóm mới, xã An Nhơn Tây 10 KDL một thoáng Việt Nam Ấp Phú Bình, xã An Phú 11 KDL các dân tộc thiểu số Ấp 4, xã Nhuận Đức 12 Làng nghề sau sạch Củ Chi Phước Vĩnh An Để đánh giá tiềm năng du lịch có thể sử dụng nhiều phương pháp, trong đó phương pháp thang điểm tổng hợp được sử dụng phổ biến. Phương pháp này cho phép người nghiên cứu lượng hóa các chỉ tiêu, đánh giá xếp hạng các điểm du lịch tự nhiên dưới sự tác động của nhiều nhân tố. 440
  6. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Đối với tiềm năng du lịch huyện Củ Chi, các chỉ tiêu, tiêu chí được lựa chọn là: - Độ hấp dẫn và khả năng tổ chức nhiều loại hình du lịch; - Độ bền vững của tài nguyên, môi trường; - Vị trí, khả năng tiếp cận điểm du lịch; - Sức chứa của điểm du lịch; - Thời gian hoạt động du lịch. b. Xác định trọng số các tiêu chí Bảng 4. So sánh các chỉ tiêu. TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC1 1 1 1/3 1/7 1/5 TC2 1 1 1 1/5 1/5 TC3 3 1 1 1/3 1/3 TC4 7 5 3 1 1 TC5 5 5 3 1 1 Sau khi thành lập xong ma trận, các trọng số của chỉ tiêu được tính toán theo công thức sau đây: ( ) ( ) ( ) ∑ Như vây ta tính ra được trọng số của các tiêu chí như sau: nw1 = 0.059 (Độ hấp dẫn) nw2 = 0.079 (Độ bền vững) nw3 = 0.121 (Vị trí) nw4 = 0.383 (Sức chứa) nw5 = 0.358 (Thời gian hoạt động) Có một điều lưu ý là: Khi so sánh TC1 với TC2, ta thấy TC1quan trọng bằng TC2; Khi so sánh TC1 với TC3 ta thấy TC1 quan trọng bằng 1/3 so với TC3; Như vậy theo tính chất bắt cầu thì TC2 phải quan trọng chỉ bằng 1/3 so với TC3 nhưng khi ta để ý khi so sánh TC2 với TC3, TC2 quan trọng như TC3; Trong lí thuyết của mình, ông Saaty, tác giả của AHP, đưa ra khái niệm “xung khắc”. Nếu tỉ số “xung khắc” đạt mức
  7. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 ∑ ∑ ( ) Bảng 5. Quan hệ chỉ số R.I do Saaty đề xuất. N 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 RI 0.00 0.00 0.058 0.90 1.12 1.24 1.32 1.45 1.49 1.51 Trong trường hợp này ta tính được C.R = 1.2 % với C.I = 0.013, R.I = 1.107, λmax = 5.051, m = 5. Vì vậy đánh giá aij trong bảng là chấp nhận được hay nói cách khác các trọng số nwi tính ra từ các công thức trên là chấp nhận được. c. Xác định điểm cho tiêu chí Mỗi tiêu chí thường chia ra làm 4 cấp bậc từ rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi đến ít thuận lợi. Để có thể xác định được mức độ thuận lợi của các khu, điểm du lịch ta cần định ra số điểm chung theo từng mức cho các tiêu chí. Điểm cụ thể cho từng mức là : Rất thuận lợi: 10 điểm, khá thuận lợi: 7 điểm, thuận lợi: 4 điểm, ít thuận lợi 1 điểm. Bảng 6. Điểm phân cấp bậc tiêu chí. Tiêu chí Các thang bậc đánh giá Mức cho điểm Trọng số Rất dài 10 Khá dài 7 Thời gian 0.059 Dài trung bình 4 Ngắn 1 Rất thích hợp 10 Khá thích hợp 7 Vị trí 0.079 Thích hợp 4 Ít thích hợp 1 Rất lớn 10 Lớn 7 Sức chứa 0.121 Trung bình 4 Nhỏ 1 Rất bền vững 10 Khá bền vững 7 Độ bền vững 0.383 Ít bền vững 4 Kém bền vững 1 Rất hấp dẫn 10 Khá hấp dẫn 7 Độ hấp dẫn 0.358 Hấp dẫn trung bình 4 Kém hấp dẫn 1 442
  8. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 d. Tiến hành đánh giá cho các tiêu chí - Vị trí tiếp cận điểm du lịch: Các điểm du lịch nằm trên địa bàn huyện Củ Chi cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh không xa (khoảng từ 30 km đển 50 km) nên việc vận chuyển rất dễ dàng, không tốn nhiều thời gian. Việc vận chuyển hành khách đến các điểm du lịch không quá 3 giờ. Nên vị trí và khả năng tiếp rất thích hợp. Theo Bảng 7 thì mức cho điểm là 10. - Thời gian hoạt động du lịch: Vườn trái cây Trung An trồng đa số các loại cây như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, mít, bưởi,… Vì chỉ trồng các lọa cây này nên vườn trái cây phụ thuộc vào yếu tố mùa trong năm, chỉ vào những tháng 4, 5, 6, 7 thì mới thu hoạch nên thời gian hoạt động du lịch thăm nhà vườn ngắn. Thời gian du lịch khoảng từ 100 đến 150 ngày trên năm (dài trung bình). Vì thế số điểm theo thời gian du lịch là 4 điểm, các điểm tiềm năng khác không phụ thuộc vào yếu tố mùa, thời gian hoạt động du lịch rất dài, mức cho điểm các khu còn lại là 10 điểm. - Sức chứa của các điểm du lịch Bảng 7. Điểm sức chứa của các điểm du lịch. STT Điểm Sức chứa (người/ngày) Điểm 1 Địa đạo Bến Dược >1000 10 2 Địa đạo Bến Đình >1000 10 3 Khu vườn trái cây Trung An
  9. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 STT Điểm du lịch Số loại hình du lịch Cấp giá trị Điểm - Du lịch tham quan Cấp tỉnh 5 Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã 4 - DL nghiên cứu học tập - DL nghỉ dưỡng Cấp tỉnh 6 Khu công viên nước Củ Chi 4 - DL giải trí - Du lịch tham quan Cấp tỉnh 7 Khu nông nghiệp công nghệ cao 4 - DL nghiên cứu học tập - DL nghỉ dưỡng Cấp tỉnh 8 KDL sinh thái Bình Mỹ - Du lịch tham quan 7 - DL vườn - DL nghỉ dưỡng Cấp tỉnh 9 KDL Nông trang xanh Green Noen - Du lịch tham quan 7 - DL vườn - DL nghỉ dưỡng Cấp tỉnh 10 KDL một thoáng Việt Nam 4 - Du lịch tham quan - Du lịch tham quan Cấp tỉnh 11 KDL các dân tộc thiểu số 4 - DL nghiên cứu học tập - Du lịch tham quan 12 Làng nghề rau sạch Củ Chi Câp tỉnh 4 - DL vườn - Độ bền vững của tài nguyên môi trường Địa đạo Bến Dược, Bến Đình: do việc mở rộng đường hầm (khoảng 30 cm về chiều cao và chiều rộng) để thuận tiện cho việc di chuyển của khách du lịch ở dưới hầm, thành phần tự nhiên dưới lòng đất bị phá hoại nhưng không đáng kể. Ô nhiễm môi trường do các hoạt động của du lịch xuất hiện từ những nhân tố chủ quan (hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ, phục vụ khách du lịch, khách sạn, phương tiện vận chuyển khách du lịch). Phạm vi tác tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường chủ yếu tại các khu du lịch, các điểm tham quan du lịch thu hút du khách: các khu du lịch sinh thái, khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, công viên nước,… Nguồn gây ô nhiễm môi trường từ các chất rắn, nước thải, khí thải do các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và khách du lịch thải ra. Độ bền vững ở khu vực này theo Bảng 8 thì mức cho điểm là 7. e. Đánh giá tổng hợp Căn cứ vào số điểm tối đa mà thang điểm đánh giá đã xác định và kết quả đánh giá cụ thể tại mỗi đối tượng đánh giá để xác định tỷ lệ % số điểm đã đạt được so với số điểm tối đa. Trên cơ sở mỗi điểm du lịch đánh giá có thể xác định vị trí của chúng thông qua các mức điểm ở Bảng 9: Bảng 9. Bảng tiêu chuẩn của các mức đánh giá. Mức đánh giá Số điểm Tỷ lệ % so với điểm tối đa Rất thuận lợi 8 - 10 80 - 100 % Khá thuận lợi 6 - 7.9 60 - 79 % Thuận lợi 4 - 5.9 40 - 59 % Ít thuận lợi ≤ 3.9 ≤ 39 % 444
  10. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Bảng 10. Điểm đánh giá tổng hợp các điểm du lịch ở huyện Củ Chi Điểm thành phần (trọng số) Điểm Độ hấp Độ bền Sức Vị Thời tổng Mức TT Điểm Du Lịch dẫn vững chứa Trí Gian Đánh hợp (0.383) (0.358) (0.121) (0.079) (0.059) Giá 1 Địa đạo Bến Dược 3.83 2.506 1.21 0.79 0.59 8.926 RTL 2 Địa đạo Bến Đình 3.83 2.506 1.21 0.79 0.59 8.926 RTL 3 Khu vườn trái cây Trung An 2.681 2.506 0.121 0.79 0.236 7.423 KTL Làng nghề bánh tráng 4 1.532 2.506 0.121 0.79 0.59 5.539 TL Phú Hòa Đông Trung tâm cứu hộ động vật 5 1.532 2.506 0.484 0.79 0.59 5.902 TL hoang dã 6 Khu công viên nước Củ Chi 1.532 2.506 0.484 0.79 0.59 5.902 TL 7 Khu NN CNC 1.532 2.506 0.484 0.79 0.59 5.902 TL 8 KDL sinh thái Bình Mỹ 2.681 2.506 0.484 0.79 0.59 7.051 KTL KDL Nông trang xanh 9 2.681 2.506 0.847 0.79 0.59 7.414 KTL Green Noen 10 KDL một thoáng Việt Nam 1.532 2.506 0.847 0.79 0.59 6.265 KTL 11 KDL các dân tộc thiểu số 1.532 2.506 0.847 0.79 0.59 6.265 KTL 12 Làng nghề rau sạch Củ Chi 1.532 2.506 0.484 0.79 0.59 5.902 TL Ghi chú: RTL - Rất thuận lợi; KTL - Khá thuận lợi; TL Thuận lợi Qua Bảng10, điểm đánh giá độ thuận lợi để tổ chức du lịch, ta thấy các điểm du lịch thể hiện sự phân hóa rõ rệt. Mặc dù cả mười một điểm du lịch đều cùng vị trí khả năng tiếp cận nhưng khi so sánh các tiêu chí khác nhau dẫn đến độ thuận lợi cũng khác nhau. Địa đạo Củ Chi gồm Bến Đình và Bến Dược với ưu thế là độ hấp dẫn cao cộng với việc được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia nên việc triển khai du lịch đạt mức đánh giá rất hấp dẫn. Đối với làng nghề bánh tráng, công viên nước và trung tập cứu hộ động vật hoang dã cần đầu tư việc mở rộng sức chứa và thêm các loại hình du lịch vào để tăng phát huy hết tiềm năng du lịch. 4. KẾT LUẬN Củ Chi là huyện có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững. Nghiên cứu đã lựa chọn được 12 điểm du lịch có tiềm năng để đem vào đánh giá và phân hạng, trong đó có 4 điểm du lịch được đánh giá ít thuận lợi, 6 điểm được đánh giá thuận lợi và 2 điểm được đánh giá rất thuận lợi. Dựa trên kết quả đánh giá này có thể giúp cho chính quyền địa phương có cơ sở để phát triển du lịch huyện theo hướng bền vững. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu bán định lượng (AHP) trong việc lựa chọn trọng số của các chỉ tiêu đánh giá, có thể khẳng định đây là phương pháp phù hợp để lượng hóa các chỉ tiêu trong đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, đem lại kết quả đánh giá có độ tin cậy, cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Lời cảm ơn: Nhóm tác giả tác giả xin cảm ơn BCN đề tài KHCN “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường, định hướng không gian 445
  11. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh”, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Huy Anh, Đinh Văn Hùng, Đinh Thanh Kiên - Tiềm năng phát triển du lịch biển - đảo - đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, chuyên san Khoa học tự nhiên và Công nghệ, số 4S, trang 1-10. 2. Lê Huy Bá - Du lịch sinh thái, NXB Khoa học & Kĩ thuật, 2006. 3. Trịnh Phi Giang - Nghiêm cứu tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 47 (2013), trang 76-86. 4. Vũ Thị Hạnh - Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh, Luận án tiến sỹ Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012. 5. Ngô Tất Hổ, Trần Đức Thanh, Bùi Thanh Hương - Phát triển và quản lí du lịch địa phương, NXB Khoa học Bắc Kinh (bản dịch), 2000. 6. Nguyễn Thanh Sang - Đánh giá tiềm năng tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 30 (2014), trang 73-83. 7. UBND huyện Củ Chi - Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Củ Chi năm 2015, Củ Chi. ASSESSMENT OF SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT IN CU CHI DISTRICT, HOCHIMINH CITY Nguyen Vinh An, Nguyen Huy Anh, Vo Van Tan University of Natural Resources and Environment, Hochiminh City Email: anhnh@hcmunre.edu.vn ABSTRACT Cu Chi is a district to the north of Hochiminh City, in the Northern Key Economic Region connecting Southeastern Region and Northwestern Region. Although the district is surrounded by major industrial zones, tourism is a potential direction for development. The article aims to introduce research from field survey and assessment of natural and social resources from which sustainable tourism can be developed. We identified and ranked 12 potential tourism sites, of which 4 sites are ranked as in favourite condition, 6 sites are in fairly favourite condition and 2 sites are in very favourite condition. This study provides an important basis to propose sustainable tourism development. Keywords: assessment, tourism, AHP, Cu Chi District. 446
nguon tai.lieu . vn