Xem mẫu

  1. Physical Education and School Sports ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHU CẦU TƯ VẤN VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI TS. Nguyễn Mạnh Toàn– Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Tóm tắt: Việc khảo sát thực trạng nhu cầu tư vấn về những khó khăn trong học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội là điều cần thiết. Qua đó thấy được các khó khăn trong học tập của sinh viên tập trung nhiều ở các mối quan hệ với bản thân, mối quan hệ với gia đình, mối quan hệ với xã hội, mối quan hệ với thầy cô, mối quan hệ với bạn bè. Qua điều tra thực trạng nhu cầu tư vấn về những khó khăn trong học tập của sinh viên để từ đó làm cơ sở đề xuất một số biện pháp hỗ trợ tư vấn học tập nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội Từ khóa: Nhu cầu tư vấn học tập, khó khăn trong học tập, mối quan hệ. Abstract: It is necessary to survey the current situation of counseling needs on learning difficulties of students at Hanoi University of Sports and Education. Thereby, it can be seen that students’ learning difficulties focus more on relationships with themselves, relationships with family, relationships with society, relationships with teachers, relationships with students. friend. By investigating the actual situation of the need for counseling about students’ learning difficulties, from which to propose some measures to support study counseling to improve the learning efficiency of university students. Hanoi Sports Pedagogy Keywords: Study counseling needs, learning difficulties, relationships. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhu cầu tư vấn học tập là nhu cầu tinh thần, nhu cầu cần thiết của sinh viên. Là sự nỗ lực của sinh viên vượt lên những khó khăn trong học tập hoàn thiện nó để đạt mức độ cao hơn. Nhu cầu tư vấn học tập được nảy sinh, hình thành và phát triển trong chính hoạt động học tập của sinh viên. Việc thỏa mãn nhu cầu tư vấn trong học tập là sức mạnh nội tại thúc đẩy và điều chỉnh kết quả học tập của sinh viên. Trong hoạt động học tập, những người có nhu cầu tư vấn cao thường có xu hướng hoàn thành các công việc được giao một cách tốt nhất và ngược lại, những người có nhu cầu tư vấn thấp sẽ có xu hướng làm việc cầm chừng, sự nỗ lực trong công việc còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu nhu cầu tư vấn trong học tập ở những khía cạnh khác nhau, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn đặc điểm, bản chất, các biểu hiện cụ thể của nó trong từng nhu cầu tư vấn học tập để từ đó tìm ra các biện pháp làm cho con người thỏa mãn nhu cầu tư vấn của mình trong học tập là điều cần thiết. Sinh viên thể thao là những người có năng lực về thể chất, sức mạnh, sự nhanh nhẹn thích hợp cho các hoạt động thể chất. Ngoài ra học còn là những người có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền văn hóa thể chất và thể thao, củng cố sức khỏe và hoàn thiện thể chất, giáo dục đạo đức tư tưởng, trí tuệ và thẩm mỹ cho thế hệ trẻ Trên thực tế hiện nay, nhu cầu tư vấn về những khó khăn trong học tập của sinh viên trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội là rất cao, khi sinh viên gặp vấn đề trong học tập thì chưa tìm ra được biện pháp giải quyết hợp lý nhất. Do vậy, bài viết sẽ tiến hành điều tra thực trạng nhu cầu tư vấn học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội để từ đó làm cơ sở đề xuất PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 381
  2. Physical Education and School Sports một số biện pháp hỗ trợ tư vấn học tập nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội. Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Khảo sát chung nhận thức của sinh viên thông qua nhóm khó khăn trong học tập với các mối quan hệ Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội thông qua nhóm khó khăn trong học tập với các mối quan hệ, đề tài tiến hành phỏng vấn các sinh viên tại trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. Kết quả khảo sát về mức độ đồng ý của 5 nhóm khó khăn trong học tập thể hiện trong mối quan hệ khác nhau được thể hiện chi tiết tại bảng 1. Bảng 1: Khó khăn trong học tập của sinh viên với các mối quan hệ (n=300) Mức độ TT Nội dung Rất Phân Không % % % đồng ý vân đồng ý 1 Mối quan hệ với bản thân 199 66.33 61 20.33 40 13.34 2 Mối quan hệ với gia đình 165 55.00 103 34.33 32 10.67 3 Mối quan hệ với thầy cô 117 39.00 88 29.33 95 31.67 4 Mối quan hệ với xã hội 156 52.00 71 23.67 73 24.33 5 Mối quan hệ với bạn bè 136 45.33 122 40.67 42 14.00 Kết quả tại bảng 1 cho thấy các ý kiến được hỏi đều xác định chủ yếu ở mức rất đồng ý chiếm tỉ lệ từ 39.00% đến 66.33%; các ý kiến được hỏi ở mức độ phân vân chiếm tỉ lệ từ 20.33 đến 40.67 %. Từ kết quả có thể thấy các khó khăn của sinh viên thể hiện trong 5 mối quan hệ trên. Để thấy rõ về thực trạng Khó khăn trong học tập của sinh viên với các mối quan hệ của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, đề tài tiến hành đánh giá thực trạng từng nhóm khó khăn trong học tập thể hiện trong các mối quan hệ thông qua khảo sát, phỏng vấn, kết quả thu được như trình bày từ mục 2.1.2 đến 3.1.6 2.2. Các khó khăn trong học tập trong mối quan hệ với bản thân Việc nhận thức được khó khăn trong học tập đối với bản thân là điều vô cùng quan trọng, vì khi nhận ra được khó khăn thì các bạn sẽ cố gắng khắc phục những khó khăn đó để cho kết quả học tập được tốt hơn. Bảng 2. Các khó khăn trong học tập với bản thân (n=300) Mức độ Không đồng Thứ TT Nội dung Rất đồng ý Phân vân ý hạng N % n % n % 1 Học lý thuyết quá nhiều 211 70.33 67 22.33 22 7.34 7 Không tập trung khi học hoặc khi 2 157 52.33 101 33.67 42 14.00 11 nghe giảng Phương pháp học tập của bản thân 3 268 89.33 17 5.67 15 5.00 3 chưa hiệu quả 4 Khó diễn đạt điều mình muốn nói 190 63.33 48 16.00 62 20.67 9 Buồn vì kết quả học tập không 5 135 45.00 106 35.33 59 19.67 12 cao 6 Khả năng tự học còn hạn chế 272 90.67 19 6.33 9 3.00 2 Thiếu các phương tiện và điều 7 199 66.33 50 16.67 51 17.00 8 kiện học tập PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 382
  3. Physical Education and School Sports Hay ngủ gục trong lớp và bị ảnh 8 188 62.67 64 21.33 48 16.00 10 hưởng bởi bầu không khí lớp học 9 Khó khăn khi học ngoại ngữ 248 82.67 39 13.00 13 4.33 4 10 Tài liệu học tập còn hạn chế 221 73.67 37 12.33 42 14.00 6 Cảm thấy vô cùng căng thẳng 11 trong quá trình học, đặc biệt là 245 81.67 40 13.33 15 5.00 5 trước kỳ thi Thiếu một số kỹ năng mềm cần 12 277 92.33 14 4.67 9 3.00 1 thiết. Không xác định được mục đích, 13 78 26.00 61 20.33 161 53.67 13 động cơ học tập Cảm thấy năng lực bản thân 14 62 20.67 63 21.00 175 58.33 14 không đáp ứng ngành học Kết quả khảo sát tại bảng 2 cho thấy, đa số sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội đều gặp khó khăn trong học tập, trong đó thiếu một số kỹ năng mềm cần thiết là khó khăn nhất chiếm tỉ lệ 92.33% sinh viên đồng ý cho khó khăn này. Xếp ở vị trí thứ 2 và thứ 3 lần lượt là những khó khăn về khả năng tự học còn hạn chế chiếm tỉ lệ 90.67% và phương pháp học tập của bản thân chưa hiệu quả chiếm tỉ lệ 89.33% sinh viên đồng ý cho những khó khăn này. Như vậy,đa số sinh viên đều gặp những khó khăn có liên quan đến kỹ năng và phương pháp học tập. Kết quả này cho thấy hầu hết sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội vẫn chưa thích ứng với môi trường học tập ở đại học, vốn khác hẳn so với môi trường học tập ở phổ thông trước đây. 2.3. Các khó khăn trong học tập trong mối quan hệ với gia đình Để tìm hiểu rõ hơn về các khó khăn trong học tập trong các mối quan hệ với gia đình, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 10 nội dung về những khó khăn của các bạn sinh viên trong quá trình học tập. Bảng 3. Các khó khăn trong học tập với gia đình (n=300) Mức độ Không đồng TT Nội dung Rất đồng ý Phân vân STT ý n % n % n % 1 Bố mẹ quá nghiêm khắc 129 43.00 80 26.67 91 30.33 7 Cảm thấy không được bố mẹ quan 2 158 52.67 103 34.33 39 13.00 5 tâm Phương pháp giáo dục con cái của 3 51 17.00 90 30.00 159 53.00 9 gia đình Nhận thấy bố mẹ chưa là tấm 4 131 43.67 80 26.67 89 29.66 6 gương sáng cho con cái Khó tâm sự và trình bày nguyện 5 265 88.33 19 6.33 16 5.34 2 vọng với bố mẹ Bố mẹ không hiểu tâm lý con cái 6 58 19.33 62 20.67 180 60.00 8 nên thường áp đặt vô cớ Bố mẹ không có thời gian để gần 7 239 79.67 36 12.00 25 8.33 4 gũi, chuyện trò Bố mẹ thường kỳ vọng lớn ở con 8 270 90.00 22 7.33 8 2.67 1 cái 9 Điều kiện kinh tế gia đình 264 88.00 18 6.00 18 6.00 3 Không hài lòng về cách cư xử của 10 51 17.00 81 27.00 168 56.00 9 bố mẹ PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 383
  4. Physical Education and School Sports Từ kết quả khảo sát tại bảng 3 cho thấy, khó khăn trong học tập với mối quan hệ gia đình được thể hiện ở nhiều nội dung, trong đó thể hiện khó khăn trong các mối quan hệ với gia đình được các bạn sinh viên lựa chọn cao nhất là bố mẹ thường kỳ vọng lớn ở con cái được xác định vởi 270 sinh viên chiếm tỉ lệ 90.00%. Tiếp theo là khó tâm sự và trình bày nguyện vọng với bố mẹ được các em sinh viên lựa chọn nhiều thứ 2 chiếm tỉ lệ 88.33%. Điều này chứng tỏ dù ở thời đại nào cha mẹ luôn kỳ vọng ở con cái của mình và hy vọng chúng sẽ có tương lai tốt đẹp. Các bạn sinh viên năm nhất vừa mới rời khỏi gia đình để sống tự lập nên còn phụ thuộc nhiều vào gia đình về đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Vì thế mà khó khăn như điều kiện kinh tế gia đình chiếm tỉ lệ 88.00% xếp ở vị trí thứ 3 sinh viên lựa chọn ở mức rất đồng ý. Các bạn sinh viên nhận thấy vai trò của gia đình trong cuộc sống của mình, thấy được tình yêu thương của gia đình. Bên cạnh đó thì các khó khăn như cha mẹ không hiểu tâm lý con cái nên thường áp đặt vô cớ, không hài lòng về cách cư xử của bố mẹ và phương pháp giáo dục con cái của gia đình được các bạn sinh viên lựa chọn ít chiếm tỉ lệ từ 17.00% đến 19.33%. Như vậy trong mối quan hệ với gia đình, các khó khăn này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của sinh viên. 2.4. Các khó khăn trong học tập trong mối quan hệ với xã hội Các bạn sinh viên năn thứ nhất đa số là lần đầu tiên sống xa nhà, chủ yếu là tập trung vào việc học chưa có điều kiện đi thực tế nhiều nên các em sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong học tập trong mối quan hệ với xã hội. Kết quả được thể hiện tại bảng 4. Bảng 4. Các khó khăn trong học tập với xã hội (n=300) Mức độ Rất đồng ý Phân vân Không đồng Thứ TT Nội dung ý hạng N % n % n % 1 Dư luận xã hội 57 19.00 54 18.00 189 63.00 9 Điều kiện thực hành và vận dụng 2 220 73.33 53 17.67 27 9.00 3 thực tiễn ít Lo lắng về việc lựa chọn nghề 3 246 82.00 36 12.00 18 6.00 2 nghiệp trong tương lai Cảm giác bi quan về một số hiện 4 119 39.67 60 20.00 121 40.33 7 tượng tiêu cực trong xã hội 5 Lối sống của bạn bè ngoài xã hội 173 57.67 15 5.00 112 37.33 6 Lối sống của làng xóm, khu dân 6 68 22.67 112 37.33 120 40.00 8 cư nơi mình sinh sống Các mối quan hệ trên mạng 7 185 61.67 50 16.67 65 21.66 5 internet Không theo kịp sự phát triển 8 nhanh chóng của khoa học kỹ 190 63.33 91 30.33 19 6.34 4 thuật 9 Mơ hồ về nghề nghiệp tương lai 260 86.67 31 10.33 9 3.00 1 Kết quả tại bảng 4 cho thấy, khó khăn trong học tập được các bạn sinh viên lựa chọn nhiều nhất là mơ hồ về nghề nghiệp tương lai chiếm 86.67% ở mức độ rất đồng ý. Kế tiếp xếp ở vị trí thứ 2 là lo lắng về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai chiếm tỉ lệ 82.00% sinh viên lựa chọn ở mức rất đồng ý; tiếp theo xếp ở vị trí thứ 3 là khó khăn về điều kiện thực hành và vận dụng vào thực tiễn ít chiếm tỉ lệ 73.33% sinh viên lựa chọn ở mức rất đồng ý. Điều này cho thấy, các bạn sinh viên chưa định hướng rõ ràng về nghề nghiệp sau này của mình nên các bạn luôn lo lắng, chính sự lo lắng đó tạo ra ít nhiều khó khăn cho chính các sinh viên. Theo chia sẻ của sinh PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 384
  5. Physical Education and School Sports viên thì nhiều em thi vào trường do ham thích, do sự lôi kéo của bạn bè nên khi thi đậu các em học luôn mà thực sự chưa biết rõ sau này mình làm gì, có phải làm giái viên dạy GDTC ở trường học hay không nữa, các em cứ học rồi tính tiếp. Một số khó khăn như dư luận xã hội, lối sống của làng xóm, khu dân cư mình sinh sống xếp ở vị trí thứ 8 và thứ 9 chiếm tỉ lệ từ 19.00% đến 22.67%, các nội dung này không được các sinh viên ưu tiên lựa chọn, điều này cho thấy các bạn đã quen dần với lối sống tự lập và các bạn đã tạo được những mối quan hệ với hàngxóm nên những khó khăn này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của các bạn sinh viên. 2.5 Các khó khăn trong học tập trong mối quan hệ với bạn bè Ở lứa tuổi này, các bạn sinh viên đã ý thức rất rõ được những mối quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ bạn bè. Tình cảm bạn bè cũng là yếu tố tác động đến nhận thức, tâm tư, tình cảm của sinh viên, sự tác động của mối quan hệ bạn bè có thể giúp các bạn học tập tốt và có sự cố gắng nỗ lực để vượt qua khó khăn. Chính vì vai trò của bạn bè vô cùng quan trọng nên chúng tôi đã đưa ra 8 nội dung trong mối quan hệ bạn bè để tìm hiểu khó khăn của các bạn sinh viên trong mối quan hệ này. Kết quả được trình bày tại bảng 5. Bảng 5. Các khó khăn trong học tập với bạn bè (n=300) Mức độ Không đồng Thứ TT Nội dung Rất đồng ý Phân vân ý hạng N % n % N % Không biết làm gì để giúp đỡ bạn 1 240 80.00 38 12.67 22 7.33 3 và đối xử với bạn cho tốt Thấy mình bị bàn bè xa lánh, 2 142 47.33 46 15.33 112 37.34 5 không có bạn thân 3 Mặc cảm với bạn bè về nhiều mặt 154 51.33 71 23.67 75 25.00 4 Trở ngại trong giao tiếp với bạn 4 248 82.67 37 12.33 15 5.00 2 bè Thất vọng vì thấy bạn là người ích 5 69 23.00 70 23.33 161 53.67 7 kỷ và lợi dụng 6 Không thích tính tình của bạn 109 36.33 62 20.67 129 43.00 6 Khó khăn khi trao đổi với bạn bè 7 252 84.00 39 13.00 9 3.00 1 trong làm việc nhóm 8 Thường ganh tị với bạn 45 15.00 74 24.67 181 60.33 8 Kết quả tại bảng 5 cho thấy, các khó khăn trong học tập trong mối quan hệ với bạn bè được các bạn sinh viên lựa chọn nhiều nhất là khó khăn khi trao đổi với bạn bè trong làm việc nhóm; trở ngại trong giao tiếp với bạn bè và không biết làm gì để giúp đỡ bạn và đối xử với bạn cho tốt đều xếp từ thứ hạng 1 đến thứ hạng 3 với tỉ lệ chiếm từ 80.00% đến 84.00% sinh viên lựa chọn ở mức rất đồng ý cho rằng khóa khăn trong học tập với bạn bè. Từ đó cho thấy các bạn sinh viên luôn gặp khó khăn trong trao đổi, giao tiếp với bạn bè vì các bạn từ nhiều vùng, miền khác nhau cùng thi đỗ vào trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội và cùng học chung nên giọng nói, ngôn ngữ của các bạn sinh viên còn mang đậm chất địa phương vì thế mà nó gây trở ngại trong giao tiếp, trao đổi giữa các bạn sinh viên. 2.6. Các khó khăn trong học tập trong mối quan hệ với thầy cô Trong các mối quan hệ của sinh viên, nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giải quyết khó khăn cho sinh viên. Dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, dạy bảo của thầy cô giáo, giúp các PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 385
  6. Physical Education and School Sports bạn sinh viên có được sự định hướng đúng đăn, đồng thời thầy cô cũng chính là người tạo dựng hành trang, góp phần quan trọng vào việc xây dựng tương lai cho sinh viên. Bảng 6. Các khó khăn trong học tập với thầy cô Mức độ Không đồng Thứ TT Nội dung Rất đồng ý Đồng ý ý hạng N % N % N % Chưa nhận thấy thầy cô là tấm 1 35 11.67 63 21.00 202 67.33 12 gương sáng để học tập Khó khăn khi trao đổi với thầy cô 2 247 82.33 41 13.67 12 4.00 3 về các vấn đề chuyên môn Cảm thấy thầy cô luôn không 3 115 38.33 58 19.33 127 42.34 6 công bằng Thầy cô đưa ra nhiều yêu cầu cao 4 239 78.67 41 13.67 20 6.66 4 so với khả năng của sinh viên Phương pháp dạy của thầy cô khó 5 62 20.67 30 10 208 69.33 8 hiểu Thầy cô không có nhiều thời gian 6 256 85.33 29 9.67 15 5.00 2 tiếp xúc, trò chuyện với sinh viên 7 Thầy cô quá nghiêm khắc 119 39.67 49 16.33 132 44.00 5 Khó tâm sự hoặc trình bày nguyện 8 269 89.67 26 8.67 5 1.67 1 vọng với thầy cô Không hài lòng với cách cư xử 9 49 16.33 51 17.00 200 66.67 11 của thầy cô Thường làm cho thầy cô không 10 53 17.67 48 16.00 199 66.33 10 hài lòng Trở ngại trong giao tiếp với thầy 11 60 20.00 82 27.33 158 52.67 9 cô Thầy cô không hiểu tâm lý của 12 85 28.33 49 16.33 166 55.34 7 sinh viên Ảnh minh họa PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 386
  7. Physical Education and School Sports Kết quả tại bảng 6 cho thấy, các khó khăn trong mối quan hệ với thầy cô được sinh viên lựa chọn ở cả 12 nội dung, trong đó các khó khăn trong học tập được sinh viên lựa chọn cao nhất là khó tâm sự hoặc trình bày nguyện vọng với thầy cô (xếp ở thứ hạng 1) chiếm tỉ lệ 89.67% được các bạn sinh viên lựa chọn ở mức rất đồng ý; thầy cô không có nhiều thời gian tiếp xúc, trò chuyện với sinh viên ( xếp ở thứ hạng 2) chiếm tỉ lệ 85.33% được các bạn sinh viên rất đồng ý lựa chọn. Tiếp đến là khó khăn khi trao đổi với thầy cô về các vấn đề chuyên môn ( xếp ở thứ hạng 3) chiếm tỉ lệ 82.33%. Điều này cho thấy đa số các bạn đều gặp khó khăn trong ứng xử giao tiếp với thầy cô. Trong xã hội hiện đại do quá bận rộn với công việc mà thầy cô ít có thời gian để gần gũi sinh viên nên các bạn rất khó để nói ra những điều mình nghĩ và tranh luận với thầy cô. 3. KẾT LUẬN Sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội có nhu cầu được tư vấn học tập về những khó khăn, vướng mắc trong các mối quan hệ đều rất cao. Đặc biệt là trong mối quan hệ với bản thân, nguyên nhân là do thiếu những kỹ năng mềm cần thiết, khả năng tự học còn hạn chế, phương pháp học tập của bản thân chưa hiệu quả…. Có sự khác biệt rõ rệt về mức độ và vấn đề nảy sinh nhu cầu tư vấn học tập bên cạnh một số đặc trưng nhất định theo giới tính và theo khoa. Mặc dù nhu cầu cần được tư vấn học tập về những khó khăn, vướng mắc trong học tập là rất cao, nhưng thực tế khi gặp vấn đề sinh viên lại lựa chọn cách giải quyết chủ yếu là tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè. Nguyên nhân do hiện nay trường chưa có một phòng tư vấn học tập nào để các em sinh viên đến xin trợ giúp khi gặp vấn đề. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Thị Thu Hà (2003), Nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Hà Nội. 2. Trần Bá Hoành (2003), Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực, Dự án đào tạo giáo viên THCS, Hà Nội. 3. Trần Thị Ngọc Lan (2002), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên khoa GDTC trường Đại học Vinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT I. 4. Nguyễn Thị Kim Quý (2004), “Các lý thuyết về nhu cầu và nhu cầu của con người Việt Nam trong giai đoạn Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa”, Trích trong cuốn một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tr 169-206. 5. Bùi Minh Thành (2006), Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên chuyên sâu điền kinh trường đại học sư phạm TDTT Hà Tây, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT I. 6. Phạm Thu Trúc (2010), “Nhu cầu tham vấn của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu”, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn bài báo: Bài báo được trích dẫn từ đề tài cấp cơ sở của trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội (2017-2019): “Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ tư vấn học tập nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội”. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 387
nguon tai.lieu . vn