Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SỨC BỀN CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Nguyễn Thị Minh Cầm1, ThS. Trần Hồng Phước2, TS. Phạm Thái Vinh1 1 Trường Đại học Sư Phạm Thể dục Thể thao TP HCM 2 Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Đại Nghĩa TP HCM TÓM TẮT Bằng những test đánh giá chuyên biệt trong môn bóng rổ, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra đánh giá năng lực sức bền ưa khí và sức bền chuyên môn cho các VĐV đội tuyển bóng rổ nữ TP HCM, trên cơ sở những dữ liệu thu được so sánh đối chiếu với đội bóng rổ nữ Việt Nam và đội tuyển bóng rổ nữ sinh viên Mỹ qua đó cung cấp những số liệu khoa học cho những nhà chuyên môn nhằm phục vụ cho công tác huấn luyện. Từ khóa: Sức bền; bóng rổ nữ; TP HCM. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sức bền là một trong những nhân tố của cấu trúc thành tích và có tầm quan trọng trong mọi hoạt động thể thao. Cơ sở của sức bền là khả năng huy động năng lượng. Theo tính chất sử dụng năng lượng, người ta phân chia sức bền thành dạng ưa khí và yếm khí. Trong thi đấu bóng rổ hiện đại yêu cầu cao về cả năng lượng ưa khí và yếm khí. Nguồn năng lượng yếm khí đóng góp chính trong các đợt nỗ lực đột phá, bật nhảy, chạy tốc độ tấn công nhanh hoặc lui về phòng thủ, năng lực ưa khí đóng góp chính vào thời điểm nghỉ giữa hiệp đấu, bóng ra biên, phạm lỗi, ném phạt… Năng lượng ưa khí VĐV sẽ đảm bảo công suất và hiệu quả thi đấu đến cuối trận đấu. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học về bóng rổ đã khẳng định sự chuyển hóa năng lượng ưa khí và yếm khí chỉ đạt hiệu quả cao nhất ở những nhóm cơ được tham gia tập luyện ưa khí và yếm khí. Do đó, tác giả đã xây dựng cá bài tậpsức bền chuyên môn dựa trên các bài tập kỹ thuật và thực nghiệm huấn luyện sức bền chuyên môn (yếm khí) trên đối tượng vận động viên đội tuyển nữ quốc gia. Tuy nhiên việc nghiên cứu xây dựng bài tập và thực nghiệm huấn luyện sức bền chuyên môn (ưa khí) nhằm cải thiện chuyển hóa ưa khí ở các nhóm cơ tham gia hoạt động chuyên môn chính cho các VĐV bóng rổ cấp cao. TPHCM được mệnh danh là cái nôi của bóng rổ Việt Nam, đội tuyển bóng rổ Nữ TPHCM có kỹ thuật tốt, chiến thuật đa dạng, thi đấu với tốc độ cao và các VĐV rất linh hoạt. Tính từ năm 1998 trở về trước, đội tuyển Nữ luôn chiếm ưu thế tuyệt đối trong các giải quốc gia, nhưng từ thời điểm đó đến nay, đội tuyển TPHCM đã dần đánh mất ưu thế tuyệt đối của mình, thành tích trồi sụt không ổn định. Dựa trên những phân tích và đánh giá chung của các chuyên gia bóng rổ hiện nay, cho thấy đội tuyển Nữ bóng rổ TPHCM thường xuống sức vào cuối hiệp đấu. Do vậy, việc nâng cao sức bền chuyên môn cho VĐV bóng rổ Nữ là vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay. Nhằm xây dựng hệ thống các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV bóng rổ Nữ nói chung và VĐV đội tuyển bóng rổ Nữ TPHCM nói riêng đảm bảo hiệu quả, đáp ứng được lượng vận động thi đấu trong bóng rổ. 143
  2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN Trong quá trình nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu: Phương pháp đọc và phân tích tài liệu; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp toán học thống kê để tiến hành kiểm tra tố chất sức bền ưa khí và sức bền chuyên môn của các VĐV đội tuyển Bóng rổ nữ TP HCM. Đối tượng nghiên cứu: Năng lực sức bền của các VĐV đội tuyển Bóng rổ nữ TP HCM. Khách thể nghiên cứu: 13 VĐV đội tuyển Bóng rổ nữ TP HCM. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Xác định các test đánh giá sức bền chuyên môn cho vận động viên đội tuyển bóng rổ nữ thành phố Hồ Chí Minh Hệ thống test đánh giá năng lực vận động trong nước có các tài liệu như: cách đánh sức bền chuyên môn (Nguyễn Thế Truyền, 1999), test đánh giá sức bền chuyên môn trong môn thể thao chu kỳ (Nguyễn Thế Truyền, 2001). Nghiên cứu ứng dụng một số chỉ tiêu tuyển chọn VĐV bóng rổ nam 13-17 tuổi ở TP.HCM (Đặng Việt Hà, 1999). Theo GS.TS Lê Văn Lẫm, ngoài các tiêu chí như độ tin cậy, tính thông báo của test ra, để chọn lựa các nội dung cần kiểm tra phải dựa trên nguyên tắc: (1) để tiến hành đo lường, (2) có thể so sánh và đánh giá theo cá thể, theo khu vực và theo các quốc gia khác nhau. Từ cơ sở lý lusnj trên, có 3 tiêu chí để lựa chọn các test: (1) các test kiểm tra phải xuất bản trong các tài liệu có uy tín trong cũng như ngoài nước và có độ tin cậy, (2) có phương tiện kiểm tra, (3) có thang điểm hay kết quả của các đội tuyển bóng rổ hiện đại tiêu biểu của các nước để so sánh. Kết quả phỏng vấn để xác định các test đánh giá sức bền chuyên môn Bước đầu tổng hợp được 12 test có thể dung để đánh giá sức bền chuyên môn cho VĐV. Các test lựa chọn bước đầu đều có tính khả thi trong điều kiện thực tiễn của các đội tuyển bóng rổ tại Việt Nam. Nhằm lụa chọn được hệ thống test có đủ các yêu cầu cần thiết: tính khách quan, tính thông báo, độ tin cậy… đề tài đã sử dụng tiếp các phương pháp: Phương pháp phỏng vấn: nhằm tham khảo ý kiến các chuyên môn, các nhà khoa học. Để tăng độ tin cậy trong việc lựa chọn test đánh giá sức bền chuyên môn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các HLV, các nhà chuyên môn trọng tài. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 1 144
  3. Bảng 1: Kết quả lựa chọn test đánh giá sức bền chuyên môn của vận động viên đội tuyển nữ bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh Nội dung test Số phiếu Tỷ lệ STT Phát ra Thu về Đồng Ý (%) 1. Drill test (s) 25 24 20 83,3% 2. VO2max 25 24 21 87,5% Di chuyển chuyền bắt bóng trong 3. 25 24 13 54,1%* vòng 30 giây Công suất yếm khí lactic 4. 25 24 24 100% (RPM) Ném rổ 2 điểm 5 vị trí 5. 25 24 15 62,5%* (điểm/phút) Di chuyển ném rổ 3 điểm 5 vị trí 6. 25 24 11 45,8%* (lần vào/ phút) 7. Ném phạt (vào /30) 25 24 22 91,6% 8. Dẫn bóng (s) 25 24 24 100% Ném rổ tại chỗ 2 điểm 30 lần cự 9. 25 24 11 45.8%* ly 5.8m (slvr) Nhảy ném rổ tại chỗ 2 điểm 30 10. 25 24 13 54.1%* lần cự ly 5.8m (slvr) 11. Ném rổ 3 điểm 30 lần (slvr) 25 24 15 62.5%* 12. Trượt phòng thủ (s) 25 24 24 100% Ghi chú: Các test đánh dấu * không được lựa chọn. Qua bảng 1 cho thấy: trong 12 test đưa ra phỏng vấn chỉ có 6 test là số 1, 2, 4, 7, 8, và test 12 là có số phiếu vượt 80% số ý kiến tán đồng. Còn lại các test khác có số phiếu tán thành ít hơn. Do đó đề tài lựa chọn các test dùng để kiểm tra sức bền chuyên môn cho VĐV đội tuyển bóng rổ nữ TP.HCM, đó là: 1. Drill test (s) 2. VO2max 3. Công suất yếm khí lactic (RPM) 4. Ném phạt (vào /30) 5. Dẫn bóng s) 6. Trượt phòng thủ (s) 2.2 Thực trạng sức bền chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng rổ nữ TP.HCM a. Thực trạng sức bền ưa khí Nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra thực trạng năng lực sức bền cho các VĐV đội tuyển bóng rổ nữ TP HCM qua các test chuyên biệt, sau đó tiến hành so sánh thành thực trạng về thành tích của đội tuyển bóng rổ nữ TP HCM với 1 số thông số về thành tích đội tuyển bóng rổ nữ Yên Bái, tuyển Quốc Gia. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau: 145
  4. Bảng 2: Thực trạng sức bền ưa khí của VĐV đội tuyển bóng rổ nữ TP.HCM và một số đội bóng rổ nữ Nội dung Hậu vệ Tiền phong Trung phong Toàn đội Đội kiểm tra X   X   X   X   TP.HCM 47,3 ±4,23 43,36±4,11 43,79 ± 3,94 44,67± 4,18 YÊN BÁI vo2max kg 45,69±3,31 46,18±4,29 40,32 ± 0,86 44,86 ±4,05 (ml.kg1.min-1) Đội tuyển 51,1 ± 1,87 53,7 ± 3,35 51,4 ± 4,05 52.2 ± 0.15 Quốc gia Nhận xét: Ở bảng 2 ta thấy, sức bền ưa khí của VĐV đội tuyển bóng rổ nữ TP.HCM không cao ở tất cả các vị trí. Giá trị trung bình thành tích của các vị trí của đội tuyển bóng rổ TP.HCM đều thấp so với đội tuyển Yên Bái và đội tuyển Quốc gia khá nhiều. Như vậy, sức bền ưa khí của đội tuyển TP.HCM cần thiết phải cải thiện để đáp ứng nhu cầu vận động ngày càng cao trong thi đấu bóng rổ hiện đại. b. Thực trạng và sức bền chuyên môn Để đánh giá việc phát triển sức bền chuyên môn cho các VĐV đội tuyển bóng rổ nữ TP.HCM, đề tài triển khai việc dùng các test chuyên biệt trong công tác kiểm tra đánh giá môn bóng rổ ở Việt nam cũng như trên thế giới để kiểm tra trình độ sức bền chuyên môn cho các VĐV đội tuyển bóng rổ nữ TP.HCM. Qua các chỉ số thu được nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh một số chỉ ở các test được sử dụng với đội tuyển bóng rổ nữ Yên Bái, đội tuyển Quốc gia và đội sinh viên Mỹ. Để việc kiểm tra đảm bảo tính khách quan, chính xác tránh được sự chi phối của nhiều yếu tố chủ quan, đề tài đã tiến hành cùng sự giúp đỡ của Ban huấn luyện đội tuyển bóng rổ TP.HCM tại nhà thi đấu Trường ĐHSP TDTT - TP.HCM, các dụng cụ kiểm tra đồng nhất, đạt tiêu chuẩn, kết quả được trình bày ở bảng 3. Bảng 3: Thực trạng sức bền chuyên môn của các VĐV đội tuyển TP.HCM và một số khách thể so sánh TP.HCM YB Tuyển QG SV Mỹ Stt Kết quả X A  X B  X B  X B  1 Drill test (s) 34,85±0,96 34,97±0,51 32.3±0.25 31.2 2 VO2max 2,56±0,55 2,62±0,23 3 Dẫn bóng (s) 7.96 ±0.30 8,16±0,33 7.90 ±0/25 7.6 4 Ném phạt (quả/30) 20,38±1,45 22,33±1,52 23.91±1.9 5 Trượt phòng thủ (s) 10.04±0.55 11,48±0,50 10.01±0.65 8.4 6 Công suất yếm khí (RMP) 7,57±0,51 7,53± 0,60 146
  5. 2.3 Bàn luận về kết quả nghiên cứu thực trạng sức bền chuyên môn của đội tuyển bóng rổ nữ TP.HCM a. Thực trạng sức bền ưa khí của VĐV bóng rổ đội tuyển TP.HCM. Khả năng hấp thụ oxy tối đa phản ánh năng lực của hệ thống tim mạch, phổi trong việc cung cấp máu, vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng tới các mô hoạt động khi tập luyện. Các bài tập ưa khí sẽ giúp cải thiện chức năng tim phổi và khả năng trao đổi chất giữa máu và tế bào. Qua phân tích phần tổng quan cho thấy lượng vận động trong thi đấu bóng rổ đỉnh cao rất lớn và thời gian kéo dài (khoảng 1,5giờ) do đó, các VĐV cần có sức bền tim mạch tốt. Hơn nữa, năng lực ưa khí tốt sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau các đợt nỗ lực tối đa (trong thi đấu) giúp các VĐV tiết kiệm và hồi phục Glycogen trong cơ nên đảm bảo năng lượng dự trữ cho các hoạt động cường độ cao tới cuối trận đấu. Đồng thời giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng sau các buổi tập hay thi đấu căng thẳng và tang khả năng phòng tránh chấn thương. Nhìn vào bảng 1 thành tích sức bền ưa khí đội tuyển TP.HCM: nhóm hậu vệ có sức bền ưa khí (47.3±4.23) tốt hơn so với các vị trí tiền phong (3.36±4.11) và Trung phong (43.79±3.94).Theo Maclarren (1990) các VĐV hậu vệ phải có sức bền tim mạch tốt hơn các VĐV khác bởi vì họ giữ bóng chính, dẫn dắt lối chơi cho toàn đội nên các VĐV này phải có thể lực tốt để tư duy sáng tạo và sang suốt xử lý tình huống hoàn hảo cho tới cuối trận đấu. Tuy nhiên, khả năng hấp thu oxy ở tất cả các vị trí của đội TP.HCM đều thấp hơn đội tuyển Quốc gia ở vị trí Tiền phong các chỉ số về sức bền ưa khí của các VĐV bóng rổ nữ TP.HCM còn kém hơn các VĐV bóng rổ nữ Yên Bái. Như vậy, sức bền ưa khí của đội TP.HCM cần tiếp tục được cải thiện trong các chu kì huấn luyện tiếp theo. b. Thực trạng sức bền ưa khí của VĐV bóng rổ đội tuyển TP.HCM Test ném phạt thành tích của đội TP HCM: 20,38±1,45 cao hơn so với thành tích của đội tuyển bóng rổ nữ Yên bái là 22,33±1,52 và đội tuyển Việt Nam (23,9 ± 1,9). Test dẫn bóng thành tích của đội nữ TP.HCM khá tốt 7.96 ±0.30 tốt hơn đội tuyển Yên Bái (8,16±0,33) và thấp hơn đội tuyển Quốc gia (7,90 ± 0,25) và cũng thấp hơn đội tuyển sinh viên Mỹ (7,6s). Test trượt phòng thủ đội nữ TP.HCM khá tốt (10,4 ± 0,55) thành tích xấp xỉ đội tuyển Quốc gia (10,01 ± 0,65) tốt hơn đội Yên bái (11,48±0,50) và trong khi đó vẫn kém xa thành tích đội tuyển sinh viên Mỹ (8,4 giây). Test Drill test đội nữ TP.HCM có thành tích (34,85±0,96) ngang với đội tuyển Yên bái (34,97±0,51) nhưng vẫn còn kém xa đội tuyển Quốc gia (32.3±0.25) và đội tuyển sinh viên Mỹ (31,2). Test VO2max cho thấy thành tích thu được giữa 2 đội là tương ứng ngang nhau và sự chênh lệch không đáng kể giữa 2 đội TP.HCM (2,56±0,55) và Yên Bái (2,62±0,23) 3. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra thực trạng về năng lực sức bền cho cácVĐV đội tuyển bóng rổ nữ TP.HCM và qua các giai đoạn phân tích và so sánh thành tích thu được với các đội tuyển bóng rổ nữ: Yên Bái, Quốc 147
  6. gia, Sinh Viên Mỹ cho thấy: phân tích kết quả thu được, ta thấy: Sức bền chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng rổ nữ TP.HCM có phần nhỉnh hơn đội tuyển Yên Bái nhưng lại có khoảng cách tương đối thấp hơn so với đội tuyển Quốc Gia và đội Sinh Viên Mỹ thông qua các test kiểm tra chuyên môn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bompa.T (2002), “Tính chu kì trong huấn luyện thể thao”, Biên dịch: Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại, NXB Hà Nội. 2. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2002), “Công nghệ đào tạo VĐV trình độ cao”, NXB TDTT, Hà Nội. 3. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB TDTT, HÀ Nội. 4. Đặng Hà Việt (1998), “Xu hướng của bóng rổ hiện đại”, thông tin KHKT TDTT, số 6 trang 8-14 5. Nguyễn Toán, Tăng Bá Lễ, Đặng Hà Việt (1998), “Định hướng phát triển thể lực cho VĐV bóng rổ”, Thông tin KHKTTDTT, số 8, Tr 13-17. 6. Đặng Hà Việt (2007), “Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV đội tuyển bóng rổ nam quốc gia”, Luận án Tiến Sĩ. 7. Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí (2000), Huấn luyện thể thao và trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, Viện KHTDTT, Hà Nội. 8. Lê Văn Lẫm (1999), “Làm thế nào đánh giá hiệu quả huấn luyện”, TC. Khoa học thể thao, TK số 11 (249). 9. Lê Nguyệt Nga (2004), “Nghiên cứu trình độ tập luyện của VĐV bóng rổ nam nữ TP.HCM”, Sở KHCN- MTTP. HCM. 148
nguon tai.lieu . vn