Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỒN CHIM TẠI TRÀ VINH Nguyễn Duy Tân, Lê Hưng Vượng, Trần Ngọc Tường Vi, Mai Thị Trúc Vi, Đặng Xuân Tuyền Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trịnh Minh Chánh TÓM TẮT Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch đang trên đà phát triển tuy nhiên để có thể phát triển một cách tốt nhất và được sự ưa chuộng của du khách chúng ta cần có những phải pháp cho những thực trạng về dịch vụ du lịch cộng đồng. Điển hình ở đây chúng tôi chọn “Cồn Chim” là một điểm du lịch cộng đồng mới được khai thác du lịch năm 2019, và đến hiện nay du lịch tại Cồn Chim cũng đã được phổ biến, chúng tôi chọn giải quyết những vấn đề liên quan về sự hài lòng của du khách tại nơi đây để làm đề tài nghiên cứu từ đó góp phần đưa du lịch cộng đồng Cồn Chim phát triển một cách tốt nhất. Từ khóa: du lịch, du lịch cộng đồng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch còn khá mới mẻ nên có nhiều tiềm năng để phát triển tuy nhiên cần có sự quan tâm của nhiều phía tham gia hoạt động du lịch. Trong những năm trở lại đây, du lịch cộng đồng đang trở thành một hướng đi mới phù hợp với ngành du lịch nhiều địa phương ở nước ta. Quan niệm về du lịch cộng đồng có nhiều ý kiến khác tùy theo góc nhìn, quan điểm nghiên cứu. Nhưng nhìn chung, du lịch cộng đồng là mô hình trong đó cộng đồng dân cư cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho du khách. Cộng đồng dân cư cũng chính là người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và họ được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra. Phát triển du lịch cộng đồng sẽ tạo ra thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư bản địa, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Nhưng việc để có được sự đầu tư và quan tâm của các bên tham gia hoạt động du lịch thì mô hình du lịch cộng đồng phải cho thấy được tiềm năng và điểm mạnh của bản thân để có thể kêu gọi được sự đầu tư của nhiều phía mà điểm mạnh để có thể phô ra tốt nhất đó là chất lượng của dịch vụ tại điểm đến. Từ đó tạo ra sự hài lòng cho du khách và khi có sự hài lòng đó thì điểm đến du lịch sẽ được phổ biến rộng rãi từ đó các nguồn đầu tư và sự quan tâm từ các bên tham gia sẽ xuất hiện nhiều hơn và để cụ thể hóa hơn thì chúng tôi đưa ra vấn đề đó là “Đánh giá sự hài lòng của du khách khi đến với du lịch cộng đồng Cồn Chim tại Trà Vinh”. 2129
  2. Ngày nay, nhu cầu sống của con người càng nhanh và vội hơn trước, cuộc sống có nhiều áp lực, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Các du khách trẻ hiện có xu hướng thích được tham gia trải nghiệm các sinh hoạt Từ nhu giữ gìn bản sắc văn hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trườn sinh thái đang trở thành một hướng đi phù hợp cho phát triển kinh tế du lịch nhiều địa phương.Và trong vấn đề này chúng tôi sẽ phân tích ở các khía cạnh bao gồm: Ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng, sự phổ biến, thái độ. Rồi ở mỗi khía cạnh này chúng tôi sẽ nếu lên các thực trạng để từ đó nêu ra các giải pháp cải thiện thực trạng. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thực hiện đề tài trên, ngoài việc dựa vào khái niệm và quan điểm tiếp cận của du lịch cộng đồng, chúng tôi đã tối ưu hóa các phương pháp nghiên cứu. Trong đó chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Ph ng vấn các hộ dân ở Cồn Chim: bằng cách phỏng vấn trực tiếp, lấy thông tin từng hộ dân như: nhà Cô Ba Vân, nhà Cô Ba Sữa v.v. Để biết thêm nhiều thông tin, quy trình cũng như cách thức của họ khi tham gia và phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó phỏng vấn chính quyền địa phương trong các hoạch định trong tương lai, định hướng các dự án cho hoạt động du lịch tại Cồn Chim. Thêm vào đó phỏng vấn trực tiếp để lấy thông tin cũng như ý kiến của du khách khi trải nghiệm loại hình du lịch cộng đồng tại Cồn Chim. Từ đó rút ra được những biện pháp để khắc phục và phát huy chất lượng du lịch tại nơi đây để cải thiện về sự hài lòng trong đánh giá của du khách. Phát phiếu khảo sát, điều tra cho du khách đã từng du lịch tại Cồn Chim. Để có được số liệu thống kê về sự hài lòng của du khách, từ đó đưa ra được các biện pháp để phát huy chất lượng dịch vụ về lưu trú, ẩm thực, môi trường, v.v. một cách tốt hơn. Các phương pháp trên sẽ giúp chúng tôi có những số liệu cũng như các luận điểm rõ ràng để tăng sức thuyết phục cho đề tài. 3 THỰC TRẠNG 3.1 Nh ng tiềm năng du lịch ở Trà Vinh Trà Vinh là tỉnh Duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Tỉnh Trà Vinh có 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện gồm: thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và các huyện Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải. Với diện tích tự nhiên 2.341 km2, dân số trên 1,1 triệu người với 03 dân tộc chính là Kinh, Khmer, Hoa, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30% dân số. Vị trí tiếp giáp biển Đông chiều dài 65 km bờ biển đã hình thành nên vùng đất Trà Vinh gồm vùng đất châu thổ lâu đời, bên cạnh vùng đất trẻ mới bồi và mạng lưới sông ngòi chằng chịt mang nặng phù sa, bồi đắp cho những vườn cây ăn trái. Trà Vinh là tỉnh mưa thuận, gió hoà, nhiệt độ trung bình từ 26-27 oC, hiếm khi có bão, là vùng đất mang nét đặc trưng cho sự giao thoa chuyển vùng từ đồng bằng sang vùng biển đã tạo cho Trà Vinh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Trong đó Cồn Chim, xã Hòa Minh, huyện Châu Thành là điểm du lịch mới của tỉnh Trà Vinh được tiến hành các bước để đầu tư khai thác phát triển du lịch cộng đồng, Cồn Chim còn 2130
  3. mang nét đặc trưng và rất gần gũi, thiên nhiên hiền hòa, mang đậm nét vùng sông nước miền quê. Qua đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành mở 02 lớp tập huấn cho các hộ dân sinh sống tại Cồn Chim như: Phát triển du lịch với sự tham gia của cộng đồng địa phương, quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch. Với sự tham gia của 80 người dân sinh sống trên Cồn Chim, những người dân sinh sống trên Cồn Chim được các chuyên gia về du lịch hướng dẫn tận tình, chu đáo, từng công việc, từng bước cho phát triển du lịch cộng đồng như: Thuyết trình giới thiệu về Cồn Chim, địa điểm đến, khâu đón tiếp, điểm đến từng hộ dân, các món ăn đặc trưng của Cồn Chim, ứng xử với du khách… Đây là những công việc mà người dân chưa từng biết đến, tuy nhiên qua lớp tập huấn người dân Cồn Chim chịu khó học hỏi, qua thực hành từng bước làm tốt việc đón các đoàn khách đến với Cồn Chim, đã có 09 hộ dân tham gia chuỗi dịch vụ du lịch: Ăn sương sâm, mứt dừa, cơm rượu, bán rươu nếp than; Uống nước dừa; Làm bánh lá; Uống nước mía, bánh ít; Đưa đò, câu cua; Câu cua, nhà cho khách nghỉ đêm Dùng cơm trưa Đổ bánh xèo; Đặt lờ, đặt lợp, phục vụ ăn cua luộc tại chỗ và 18 hộ tham gia phiên chợ quê. Xác định tuyến đưa – đón khách từ bến phà Phước Vinh đến thẳng Cồn Chim và ngược lại đối với đoàn từ 25 -100 khách, với thời gian 15 phút (hiện nay phà Phước Vinh có sức chứa từ 300-400 khách), dưới 25 khách xe đi đến cầu Cồn Nạn, du khách di chuyển đến đò nhỏ và qua Cồn Chim rất thuận lợi cho việc đi lại. Về môi trường: mỗi ngày Cồn Chim chỉ đón tối đa 100 khách du lịch để đảm bảo môi trường sinh thái trên cồn được phục hồi. Các phương tiện gây ô nhiễm môi trường như xe máy được hạn chế sử dụng, thay vào đó người dân cho du khách tham quan bằng xe đạp. Rác thải nhựa được hạn chế đến mức tối đa. Đặc biệt, những sản vật phục vụ du khách đều được khai thác trực tiếp trên cù lao theo mô hình hữu cơ không sử dụng chất hóa học. Về lưu trú: đến với Cồn Chim du khách có thể lưu trú lại với mô hình homestay sức chứa khoảng 2-4 người một phòng. Lượng homestay lưu trú có giới hạn để hạn chế việc lưu trú qua đêm tại Cồn Chim quá nhiều, điều này cho thấy một nét bền vững trong việc bảo vệ du lịch cộng đồng tại Cồn Chim. Về ăn uống: thực đơn bữa ăn được chế biến từ các nguyên liệu có sẵn trên cồn, ngoài ra điểm tâm sáng cũng phục vụ các món đặc sản của vùng miền như bánh lá, bún nước lèo. Món ăn thì có khẩu vị phù hợp cho các đối tượng du khách, đồng thời cũng cho thấy nét đẹp trong bày trí, ngoài ra thực đơn cũng đa dạng về món ăn với nhiều nguyên liệu từ rau, thịt, tôm, cá. Các món ăn phụ, tráng miệng, giải khát đa dạng không kém bao gồm: nước hoa đậu biếc, sương sâm, mứt dừa, bánh lá, nước dừa,… Về vui chơi giải trí: có các dịch vụ như câu cua, câu tôm, bắt cá, nằm võng hóng gió uống nước dừa. Thuê xe đạp chạy vòng quanh cồn. Giá cả các dịch vụ cũng không cao chỉ từ 15.000 đ-30.000 đ cho một dịch vụ. Trải nghiệm làm bánh lá tại nhà cô Ba Sữa khi ghé ăn đặc sản bánh lá, riêng dịch vụ này được miễn phí. Tự trải nghiệm hái dừa, chặt dừa để thưởng thức cũng rất thú vị. Chợ quê chưa hoạt động rộng rãi để phục vụ các du khách có nhu cầu mua đặc sản. 2131
  4. Về thái độ của cộng đồng: đầu tiên là cộng đồng người dân trên Cồn rất thân thiện và hiếu khách với nụ cười trên môi khi chào đón các du khách, ngoài ra còn rất dễ gần. Sẵn sàng tâm sự chia sẻ các vấn để vui vẻ với du khách. Rất vui vẻ đón nhận các góp ý để nâng cao chất lượng du lịch tại. Sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu khi có thể. 3.2 Nh ng hạn chế trong hoạt động du lịch tại Cồn Chim Nguồn nước sử dụng cho Homestay vẫn chưa được lọc sạch hoàn toàn tuy nhiên mang lại một trải nghiệm về miền sông nưcớ chân thật hơn với du khách. - Mặc dù đã có biện pháp khắc phục các loại bò sát tuy nhiên vẫn có trường hợp rắn bám trên các thanh xà ngang trong homestay vào buổi tối khiến cảm giác lưu trú an toàn bị giảm. - Có trang bị các thiết bị cần thiết cho một homestay như: quạt gió, đèn phòng, nhang muỗi, nệm, mền, gối,… - Ngoài sử dụng dịch vụ homestay để lưu trú thì du khách còn có thể thuê lều để lưu trú lại qua đêm tại các điểm có khoảng sân trống. - Mặc dù sở hữu các điểm tốt tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế về ăn uống như: việc chế biến các món ăn chưa đảm bảo vệ sinh một cách tốt nhất; đồng thời các món ăn được làm quá nhiều món trong cùng một bữa ăn khiến cho du khách “khó” có thể thưởng thức đầy đủ các món ăn. - Đã có đường dẫn điện qua Cồn Chim để phục vụ cho nhu cầu du lịch cũng như sinh hoạt của cộng đồng địa phương. - Công tác phối kết hợp giữa các đơn vị trong khai thác tour, tuyến, công tác điều hành, khai thác, sự tham gia của người dân, tuyến giao đường bộ còn gặp trở ngại (đối với đoàn khách từ 50 khách trở lên), phương tiện xe ô tô 45 chỗ ngồi không thể đến bến phà (vì tuyến đường đê không cho phép phương tiện ô tô 45 chỗ lưu thông) bến phà nhỏ qua Cồn Chim chưa đảm bảo cho việc khai thác du lịch (nếu đi từ bến phà Phước Vinh qua Hòa Minh). - Đèn đi đường trên Cồn vẫn chưa có nhiều và sau 18h thì gần như việc di chuyển trở nên khó khăn hơn khi trời tối và đường thì nhiều sỏi đá. Gây nhiều nguy hiểm cho du khách và có thể lạc đường nếu không quen địa hình. - Hệ thống nguồn nước chưa sạch hoàn toàn để sử dụng cho sinh hoạt. - Chưa có cơ sở y tế trên cồn để phục vụ cho các trường hợp khẩn cấp. 4 GIẢI PHÁP Tuy nhiên, để phát triển du lịch cộng đồng tại Cồn Chim mang tính bền vững và lâu dài, đáp ứng được sự hài lòng của du khách, rất cần những giải pháp cụ thể, thiết thực, mang tính thực tế, trong đó xác định vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị từ tỉnh, huyện, xã trong công tác tham mưu, phối hợp và tổ chức thực hiện một cách nhịp nhàng mới mang tính tối ưu… 2132
  5. Trước hết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh tiếp tục phối hợp Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh làm việc với Ủy ban nhân huyện Châu Thành để hoàn chỉnh chuỗi liên kết phối hợp trách nhiệm trong công tác điều hành, chỉ đạo và chọn đơn vị giao làm đầu mối trực tiếp đón nhận các đoàn khách, phối hợp cùng các hộ dân bố trí tour, tuyến, điểm đến trong chuỗi hoạt động tại Cồn Chim; thành lập Tổ điều hành hoạt động tại Cồn Chim, tránh tình trạng xảy ra mâu thuẫn lợi ích giữa những hộ dân đã tham gia chuỗi dịch vụ du lịch, những hộ dân chưa tham gia chuỗi dịch vụ, chủ thể là các hộ dân cùng làm du lịch, xây dựng quy chế phối hợp khai thác rõ ràng, phân công trách nhiệm cụ thể trong công tác điều hành, đưa – đón các đoàn khách, đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện phương châm không rác thải nhựa, sử dụng các vật dụng sẵn có tại địa phương thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt chú ý niên yết giá dịch vụ, giá các món ăn uống, tuyệt đối không vì lợi nhuận trước mắt mà phá vỡ tính bền vững của hoạt động du lịch, vì giá cả là một trong những vấn đề làm mất lòng tin cho du khách khi đến các điểm tham quan du lịch, dã ngoại… Thứ hai, cần kêu gọi nhà đầu tư về cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống xử lý nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt và du khách. Trong đó vấn đề dịch vụ ăn uống mặc dù thực đơn đa dạng nhưng cần có sự thiết lập hệ thống hơn để cho bữa ăn chất lượng hơn. Nâng cao khâu vệ sinh trong chế biến món ăn. Các món ăn đã làm tốt thì cần phát huy để bền vững hơn. Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cấp tuyến đường bộ, cho phép phương tiện từ ô tô 45 chỗ ngồi được lưu thông trên tuyến đến bến phà. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành lập dự án xây dựng mới bến phà, đầu tư phà (phà qua Cồn Chim) sớm tham mưu UBND tỉnh phê duyệt chủ trương và bố trí kinh phí để tiến hành làm mới bến phà nhằm đảm bảo cho việc đưa – đón du khách khi đến Cồn Chim (nếu đi từ nến phà Phước Vinh qua Hòa Minh đến Cồn Chim). Bên cạnh đó cần có một cơ sở y tế để phục vụ khi cần thiết. Bố trí thêm đèn đường tại các vị trí cần thiết cũng như bảng dẫn đường. Thứ tư, phát triển marketing cần thiết để đưa hình ảnh của Cồn Chim đến với nhiều du khách. Bằng cách sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình, các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube… đang lan tỏa, chia sẻ nét bình dị, tình cảm mộc mạc, chân thành của bà con khi khách đến với Cồn Chim. Kêu gọi vốn đầu tư của các nhà kinh doanh du lịch. Kích thích việc làm du lịch của các hộ dân trên cồn Chim. Thứ năm, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ đạo đơn vị trực thuộc Sở tuyên truyền cho các hộ dân trên địa bàn huyện, xã Hòa Minh nắm, hiểu, biết về những nội dung của Nghị quyết số 70/2018/NQ-HĐND ngày 11/07/2018 của Hội đồng Nhân dân tỉnh “Quy định một số chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018- 2020” đồng thời hướng dẫn cho các doanh nghiệp, hộ dân đầu tư làm du lịch cộng đồng nắm để đầu tư xây dựng nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay); kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí; đầu tư mua sắm phương tiện vận chuyển khách du lịch khi lên phà từ bến Phước Vinh đến phà qua Cồn Chim (như xe điện, xe bò, xe ngựa, xe lôi đạp) nhằm tăng thêm việc khai thác tour tuyến; tổ chức cho các hộ dân tham gia chuỗi dịch vụ du lịch 2133
  6. học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành như Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long… để học tập, nâng cao chất lượng, kinh nghiệm, uy tín trong khai thác du lịch mang tính cộng đồng. 5 KẾT LUẬN Du lịch cộng đồng là một loại hình mới và có tiềm năng phát triển. Không chỉ khai thác đơn thuần như hiện nay, Cồn Chim cần có sự quan tâm và đầu tư hơn nữa của các bên tham gia hoạt động du lịch để góp phần cho du lịch nơi đây được phát triển cũng như chất lượng hạ tầng được nâng cao gắn với bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên thiên từ đó tạo ra cho cộng đồng địa phương tại đây một nguồn kinh tế ổn định, bên cạnh đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững. Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với du lịch cộng đồng tại Cồn Chim và những vấn đề liên quan cho thấy các yếu tố về tài nguyên, lưu trú, ăn uống, giá cả dịch vụ, thái độ cư dân,... ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nhằm mục đích tìm ra những giải pháp và nâng cao chất lượng du lịch tại Cồn Chim. Và đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần đưa du lịch cộng đồng tại Cồn Chim ngày càng phát triển và bền vững hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách tiếng Việt [1] Bùi Thị Hải Yến (Chủ biên) (2012). Du lịch cộng đồng. Nxb. Giáo dục VN. [2] Nguyễn Thanh Loan (2020). Phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam. HCM: Nxb. Thể thao và Du lịch. Website [3] www.svhttvdl.travinh.gov.vn [4] www.dulichtravinh.com.vn [5] www.thamhiemmekong.com [6] www.vietnamtourism.gov.vn 2134
nguon tai.lieu . vn