Xem mẫu

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG TỈNH NINH THUẬN ASSESSING THE LEVEL OF SATISFACTION OF DOMESTIC TOURISTS ON THE TYPICAL TOURIST PRODUCTS OF NINH THUAN PROVINCE Trần Ngọc Thạch Vân GVHD: ThS. Hoàng Thị Phương Thảo Trường Đại học Yersin Đà Lạt vantrandlk10@gmail.com TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với sản phẩm du lịch đăc trưng tỉnh Ninh Thuận thông qua 3 yếu tố tác động chính: tính khác biệt/độc đáo, tính nguyên bản/đại diện về tài nguyên thiên nhiên và giá cả. Thang đo Likert 5 cấp độ (từ 1-Rất không đồng ý đến 5-Rất đồng ý) được sử dụng để đo lường mức độ hài lòng của du khách, dữ liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả trong SPSS. Từ cơ sở đó đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận, nâng cao sự hài lòng của du khách nội địa. Từ khóa: Sự hài lòng, sản phảm du lịch đặc trưng ABSTRACT This study aimed to assess the level of satisfaction of domestic tourists on the typical tourist products of Ninh Thuan province through three main influencing factor: unique/difference, originality/representatives on natural resources and price. 5-level Likert scale (from 1-Strongly disagree to 5-Strongly agree) was used to measure the level of satisfaction of tourists, the data were analyzed using descriptive statistical methods in SPSS. On that basis, giving orientations and solutions developed the typical tourist products of Ninh Thuan province, raising the satisfaction of domestic tourists. Key Words: Saticfaction, the typical tourist products 1. Giới thiệu Trong cuộc sống ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của con người. Số lượng người đi du lịch ngày càng tăng, không chỉ ở những nước phát triển mà cả ở những nước đang phát triển, và Việt Nam cũng nằm trong số đó. Góp phần thúc đẩy cho du lịch cả nước phát triển, chúng ta cần phải nắm bắt được những lợi thế cũng như là những cơ hội phát triển du lịch trong tương lai, đặc biệt là những tỉnh đang có tiềm năng phát triển du lịch như ở Ninh Thuận. Tuy nhiên, do nằm kẹt giữa tam giác du lịch lừng danh Nha Trang – Phan Thiết – Đà Lạt, du lịch Ninh Thuận mặc dù có tiềm năng nhưng vẫn chậm phát triển. Hiện nay, du lịch Ninh Thuận đang đứng trước những khó khăn, hạn chế như sản phẩm du lịch còn rất đơn điệu, nghèo nàn, chưa tạo được sản phẩm du lịch đặc trưng để tạo nên sự khách biệt so với các vùng, miền lân cận. Đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của điểm đến du lịch Ninh Thuận mà còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của du lịch Ninh Thuận trong tương lai. Làm sao để cho du lịch Ninh Thuận thu hút được nhiều du khách hơn, và làm thế nào để họ đến Ninh Thuận còn muốn trở lại, tạo nên một dấu ấn riêng biệt trong lòng du khách? Cũng chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài “Đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận” với mong muốn tìm ra những hướng đi mới cho Ninh Thuận, tạo ra những sản phẩm du lịch riêng biệt, độc đáo và đưa ngành du lịch của tỉnh ngày một phát triển hơn. 292
  2. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch đặc trưng Theo PGS.TS Phạm Trung Lương “Sản phẩm du lịch đặc trưng là là sản phẩm có những đặc tính độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong muốn của du khách mà còn tạo được bởi tính độc đáo và sáng tạo”. 2.1.2. Sự hài lòng Theo Zeithaml và Bitner, “Sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ”. Kotler (2000), định nghĩa “Sự hài lòng như là một cảm giác hài lòng hoặc thất vọng của một người bằng kết quả của việc so sánh thực tế nhận được của sản phẩm (hay kết quả) trong mối liên hệ với những mong đợi của họ”. 2.1.3. Chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ là những gì mà khách hàng cảm nhận được. Chất lượng dịch vụ dựa vào sự nhận thức hay sự cảm nhận của khách hàng về những nhu cầu cá nhân của họ. Theo parasuraman, Zeithaml và Bery (1985) thì chất lượng dịch vụ là khi cảm nhận của khách hàng về một dịch vụ đã tạo ra ngang xứng với kỳ vọng trước đó của họ. Cũng theo Parasuraman thì kì vọng trong chất lượng dịch vụ là những mong muốn của khách hàng , nghĩa là họ cảm thấy nhà cung cấp phải thực hiện chứ không phải sẽ thực hiện các yêu cầu về dịch vụ. Theo Hurbert (1995) thì trước khi sử dụng một dịch vụ khách hàng đã hình thành nên một “kịch bản về chất lượng dịch vụ đó”. Khi kịch bản của khách hàng và nhà cung cấp không giống nhau, khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng. 2.1.4. Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp, một khái niệm mang tính chất tổng hợp về các mặt kinh tế-kỹ thuật, xã hội. Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, triển khai và chuẩn bị sản xuất, được đảm bảo trong quá trình tiến hành sản xuất và được duy trì trong quá trình sử dụng. Thông thường người ta cho rằng sản phẩm có chất lượng là những sản phẩm hay dịch vụ hảo hạng, đạt được trình độ của khu vực hay thế giới và đáp ứng được mong đợi của khách hàng với chi phí có thể chấp nhận được. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gồm 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ: nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia và thảo luận nhóm. Nghiên cứu chính thức: phương pháp định lượng được sử dụng để phân tích kết quả dữ liệu thu thập được. 2.3. Mô hình nghiên cứu Từ định nghĩa gốc về sản phẩm du lịch đặc trưng của PGS.TS. Phạm Trung Lương, các lý thuyết về sự hài lòng, các mô hình nghiên cứu sự hài lòng, tác giả xin đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài như sau: 293
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Sản phẩm du lịch đặc trưng 1.Tính khác Sự hài biệt/độc đáo lòng của 2.Tính nguyên bản- du khách đại diện về tài nội địa nguyên du lịch 3.Giá cả 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả 3.1.1. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận N= 37 x 5 = 185 Tiến hành phát ra 220 phiếu khảo sát, thu về 182 phiếu sử dụng được và cho ra kết quả như sau (đvt: %) : Sản phẩm du lịch trang trại vườn nho, nho và các sản phẩm từ nho Rất không Không đồng Không ý Rất Đồng ý đồng ý ý kiến đồng ý Sản phẩm tạo ấn tượng 0 0 0 76,2 15 Sản phẩm có nét riêng biệt 0 0 0 44,4 55,6 của Ninh Thuận Sản phẩm phù hợp với khí 0 0 0 65,1 34,9 hậu-địa hình Hài lòng về chất lượng sản 0 4,8 14,3 58,7 22.2 phẩm Hài lòng về giá sản phẩm 0 14,3 20,6 33,3 31,7 Tham quan làng gốm truyền thống Bàu Trúc và sản phẩm gốm Rất không Không Không ý Rất Đồng ý đồng ý đồng ý kiến đồng ý Sản phẩm tạo ấn tượng 0 10,7 21,4 55,4 12,5 Sản phẩm có nét riêng 3,6 5,4 14,3 73,2 3,6 biệt của Ninh Thuận Sản phẩm mang tính chất 0 0 0 66,1 33,9 truyền thống- văn hoá Hài lòng về chất lượng 0 10,7 3,6 57,1 28,6 294
  4. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD sản phẩm Hài lòng về giá sản phẩm 0 10,7 3,6 57,1 28,6 Tham quan làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và các sản phẩm dệt Rất không Không Không ý Rất Đồng ý đồng ý đồng ý kiến đồng ý Sản phẩm tạo ấn tượng 0 0 0 67,9 32,1 Sản phẩm có nét riêng biệt 0 7,1 7,1 78,6 7,1 của Ninh Thuận Sản phẩm mang tính chất 0 0 0 28,6 71,4 truyền thống-văn hóa Hài lòng về chất lượng sản 0 25.0 0 53,6 21,4 phẩm Hài lòng về giá sản phẩm 0 17,9 0 57,1 25,0 Tham quan tháp Poklong Garai Rất không Không Không ý Rất Đồng ý đồng ý đồng ý kiến đồng ý Sản phẩm tạo ấn tượng 0 11,1 0 66,7 22,2 Sản phẩm có nét riêng biệt 0 0 0 66,7 33,3 của Ninh Thuận Sản phẩm có chất lượng vượt 0 16,7 22,2 61,1 0 trội Sản phẩm được tạo nên từ 0 0 5,6 61,1 33,3 bản sắc văn hóa, lịch sử Hài lòng về chất lượng sản 0 16,7 0 50,0 33,3 phẩm 3.1.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận Liên kết không gian phát triển sản phẩm: theo chiều dọc liên kết giữa Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và kết nối vào tuyến du lịch xuyên Việt, theo chiều ngang liên kết giữa Ninh Thuận với khu vực Tây Nguyên. Tiếp tục phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh. Thị trường khách: Khách nội địa chủ yếu từ Tp.Hồ Chí Minh, khu vực Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động marketing: Tiếp tục quảng bá, nâng cao hình ảnh quê hương con người Ninh Thuận, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Thuận, tạo lợi thế cạnh tranh cho du lịch tỉnh nhà tại các thị trường trọng điểm; kết hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo để quảng bá du lịch, hình ảnh và thông tin Ninh Thuận; phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu du lịch Ninh Thuận thông qua các chương trình phóng sự thực tế. Phát triển nguồn nhân lực du lịch cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng nhu cầu hiện tại và chuẩn bị nguồn lực cho chiến lược phát triển du lịch dài hạn. 295
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, đặc biệt các làng nghề du lịch về lợi ích và vai trò của du lịch, khuyến khích người dân cùng làm du lịch. 3.1.3. Đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận, nâng cao sự hài lòng của du khách a) Một số giải pháp chung cho du lịch tỉnh Ninh Thuận Giải pháp về chiêu thị và kênh thông tin: Tổ chức các hội nghị xúc tiến du lịch; xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về du lịch Ninh Thuận; tăng cường quảng bá du lịch Ninh Thuận thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là internet; tang cường bày bán các mặt hàng sản phẩm đặc trưng của Ninh Thuận tại các cửa hàng, shop lưu niệm, mở rộng kênh phân phối quà lưu niệm. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Để đảm bảo phát triển lâu dài, sản phẩm du lịch cần được sắp xếp, tổ chức phát triển các sản phẩm du lịch rõ nét, mang tính đặc trưng cao; đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch phát triển phù hợp với khả năng phát triển của du lịch Ninh Thuận, như du lịch thuyền buồm, chăm sóc sức khỏe, du lịch MICE,…Phát triển du lịch văn hóa gắn với di tích, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hóa, lối sống địa phương, phát triển du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch sinh thái nông nghiệp. Giải pháp về nguồn nhân lực: Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập; đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật, hướng dẫn viên du lịch tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo tiêu chuẩn nghề. b) Giải pháp cụ thể cho từng sản phẩm du lịch đặc trưng Du lịch làng nghề: Đa dạng hóa các hoạt động, dịch vụ tại làng nghề như giúp cho du khách có những trải nghiệm thực tế với công việc của các nghệ nhân tại làng nghề bằng cách “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”; bổ sung một số điểm dừng chân,giải khát với thiết kế đặc trưng theo phong cách văn hóa Chăm để phục vụ du khách; khai thác các điệu múa, điệu nhạc dân tộc Chăm để phục vụ du khách; tạo môi trường du lich thân thiện. Đối với các sản phẩm sản xuất tại làng nghề thì cần phải cải tiền mẫu mã, thiết kế, kích cỡ các loại sản phẩm; bên cạnh các sản phẩm truyền thống cần có những sản phẩm đổi mới; tiếp tục quan tâm hỗ trợ, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho các nghệ nhân, lao động tại các làng nghề, quy hoạch vùng nhiên liệu; xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề thông quan mạng internet, các ấn phẩm, các hội chợ triển lãm, trưng bày trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm tham quan di tích tháp Poklong Garai: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn có trách nhiệm bảo vệ, không được xâm phạm đến di tích, tránh tình trạng di tích bị phá hỏng, ảnh hưởng đến việc phục vụ du lịch; thường xuyên chăm sóc, dọn dẹp vệ sinh, tôn tạo cảnh quan tại khu di tích để tạo môi trường du lịch sạch sẽ, thoải mái cho du khách; mọi công tác tôn tạo, tu bổ khu di tích phải hỏi ý kiến của các chuyên gia để không làm phá vỡ mất kiến trúc đặc sắc của nền Chăm-pa cổ, làm mất đi giá trị văn hóa-lịch sử của khu di tích; xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu khu di tích qua mạng internet, các ấn phẩm; nâng tầm tổ chức các lễ hội diễn ra tại khu di tích thành các sự kiện văn hóa. Du lịch trang trại vườn nho: Đa dạng hóa các hoạt động, dịch vụ tại vườn như giúp du khách có những trải nghiệm thực tế với công việc của những người nông dân làm vườn, cho du khách tham gia trải nghiệm vào các công đoạn làm ra các sản phẩm từ nho như làm siro nho, rượu nho, mật nho…Tăng cường giới thiệu, quảng bá nho Ninh Thuận; tổ chức các Festival, Lễ hội nho đề thu hút du khách đến tham gia, thông qua đó quảng bá hình ảnh nho Ninh Thuận; mở rộng thêm các trang trại nho để phục nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách. Đối với các sản phẩm nho và làm từ nho thì cần 296
  6. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD tang cường nghiên cứu, phát triển và trồng thêm những giống nho mới, đa dạng hóa các mặt hàng, sản phẩm làm từ nho; mở thêm các cửa hàng trưng bày và các sản phẩm nho tại các điểm du lịch. 3.2. Đánh giá Đây là một đề tài mới và gần như là đầu tiên nghiên cứu về sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận, cũng như sự hài lòng của du khách nội địa đối với các sản phẩm đặc trưng đó. Đề tài đã đạt được các kết quả như sau: - Khẳng định được sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Ninh Thuận, đó là: sản phẩm du lịch trang trại vườn nho, nho và các sản phẩm từ nho; tham quan làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc; tham quan làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp, tham quan tháp Poklong Garai. - Đo lường được mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với các sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận. Đa số du khách đều cho rằng những sản phẩm này đều có tính riêng biệt, độc đáo và hấp dẫn, tạo nên được sự khác biệt với các sản phẩm du lịch của các tỉnh lân cận như Khánh Hòa, Bình Thuận. Họ cảm thấy hài lòng với chất lượng sản phẩm và giá cả ở đây. Chỉ có một số ít cảm thấy không hài lòng vì một số lý do như sản phẩm chưa tạo được ấn tượng tốt, các dịch vụ còn nghèo nàn, vấn đề quản lý và phát triển đầu tư chưa thực sự có hiệu quả,…. - Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tế và những phân tích, đề tài đã đưa ra được các định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Ninh Thuận, nâng cao sự hài lòng của du khách để có thể thu hút nhiều hơn nữa du khách đến với Ninh Thuận, giúp du lịch Ninh Thuận ngày càng phát triển và tạo được điểm nhấn cho mình. Các định hướng, giải pháp chính được đưa ra là: định hướng liên kết không gian phát triển sản phẩm, hoạt động marketing, phát triển nguồn nhân lực, đối với mỗi sản phảm du lịch đặc trưng còn có những giải pháp riêng, cụ thể. Đối với 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, tài nguyên du lịch tương đối giống nhau. Nếu Ninh Thuận có tháp Poklong Gara nổi tiếng thì Khánh Hòa có tháp bà Ponagar, hay Bình Thuận có tháp Chăm Poheanu; Bình Thuận có đồi cát Mũi Né thì Ninh Thuận có đồ cát Nam Cương, Sơn Hải; tài nguyên du lịch biển cũng tương tự giống nhau. Tài nguyên du lịch tương tự giống nhau là vậy, nhưng so với 2 tỉnh lân cận, thì sản phẩm du lịch của Ninh Thuận vẫn có nét riêng biệt của mình, làm điểm nhấn để thu hút du khách: chỉ duy nhất ở Ninh Thuận có hệ sinh thái nông nghiệp vườn nho với các vườn, trang trại nho xanh ngút ngàn, hấp dẫn du khách đến đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp và thưởng thức; nước ta có nhiều công rình kiến trúc dân tộc Chăm nhưng tháp Poklong Garai Ninh Thuận lại là nơi hội tủ đầy đủ nhất các giá trị văn hóa của người Chăm, bên cạnh đó cùng với hai làng nghề truyền thống lâu đời là làng gốm Bàu Trúc và dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, với tập quán sinh hoạt của đồng bào Chăm nơi đây đã được khai thác và phát triển thành sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, tạo nên sức cạnh tranh cho du lịch tỉnh nhà trong vùng và trong ca nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn một vài hạn chế như nghiên cứu còn mang tính tổng quát, chưa phân tích được sâu về các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Ninh Thuận, mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ hài lòng. Trong tương lai, nếu có cơ hội, đề tài sẽ mở rộng ra thêm nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự hài lòng và ý định quay trở lại của du khách, cũng như mối liên hệ giữa chúng. Mong rằng đề tài sẽ giúp ích được cho hoạt động du lịch thực tế hiện tại ở Ninh Thuận. 4. Kết luận Qua quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin dữ liệu từ Sở VH-TT-DL và sử dụng phương pháp phỏng vấn, điều tra, đề tài đã đạt được kết quả như sau: đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với SPDL đặc trưng tỉnh Ninh Thuận thông qua phiếu khảo sát từ các yếu tố: tính khác biệt/độc đáo, tính nguyên bản-đại diện về tài nguyên và giá cả.Từ kết quả của việc khảo sát, đề tài đã đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, nâng cao sự hài lòng của du khách đối 297
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng với SPDL đặc trưng, thu hút ngày càng nhiều hơn nữa du khách đến với Ninh Thuận như: giải pháp về chiêu thị và kênh thông tin, giải pháp đa dạng hóa SPDL, giải pháp nguồn nhân lực, giải pháp cụ thể cho từng SPDL đặc trưng. Từ những kết luận nêu trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với Sở Văn hóa-Thể Thao-Du lịch Ninh Thuận như sau: Hỗ trợ triển khai quy hoạch du lịch tổng thể Ninh Thuận, đầu tư kết cấu hạ tầng, kêu gọi đầu tư vào du lịch của tỉnh trên cơ sở các dự án đầu tư, xúc tiến quảng bá du lịch Ninh Thuận ở trong cả nước và nước ngoài. Hỗ trợ các hội thảo chuyên đề về du lịch, tổ chức các đào tạo famtrip cho các lữ hành, nhà báo trong và ngoài nước đến Ninh Thuận. Hỗ trợ nâng cấp bảo tồn các di tích tháp Chăm, khôi phục và tổ chức các lễ hội văn hóa Chăm, hỗ trợ khôi phục và bảo vệ truyền thống, bản sắc văn hóa và nghệ thuật kiến trúc Chăm. Hỗ trợ các đoàn nghệ thuật văn hóa Chăm, các nghệ nhân Chăm đi biểu diễn văn hóa Chăm và giới thiệu về các sản phẩm truyền thống của người Chăm về các sự kiện hội chợ du lịch quốc tế và các sự kiện quốc tế diễn ra trên đất nước Việt Nam. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Thuận, trước hết là tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ thuyết minh viên tại các điểm du lịch. Khuyến khích các Sở Du lịch tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Tp.Hồ Chí Minh và các địa phương khác cũng như các doanh nghiệp du lịch trong cả nước tăng cường hợp tác, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho du lịch Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững. Thực hiện các đề án giáo dục kiến thức về du lịch cũng như cách làm du lịch cho cộng đồng dân cư, tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận để cung cấp những thông tin phát triển du lịch và lợi ích từ việc phát triển du lịch đến đời sống xã hội của nhân dân trong tỉnh. Đảm bảo thật tốt vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực công cộng, các điểm du lịch, vệ sinh sạch sẽ môi trường, tránh các tệ nạn xã hội như ăn xin, ép giá, chèo kéo khách tại các khu vực tập trung đông khách du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Kim Định, Quản trị chất lượng, NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, 2008. [2] Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Kim Hòa, Kinh tế du lịch, NXB Lao động-Xã hội, 2009. [3] Trần Văn Thông, Tổng quan du lịch, NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, 2006. [4] Trần Văn Thông, Quy hoạch du lịch, NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, 2005. [5] Luật Du lịch, NXB Hồng Đức, 2008. [6] Sở VH-TT-DL Ninh Thuận, “ Báo cáo tóm tắt quy hoạch phát triển ngành du lịch Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, 2013. [7] Sở VH-TT-DL Ninh Thuận, “Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2011-2015”, 2011. [8] Sở VH-TT-DL Ninh Thuận, “Kỷ yếu hội thảo”, 2012. [9] Sở VH-TT-DL Ninh Thuận, “Một số bảng số liệu về doanh thu, lượt khách, thị trường du khách và nguồn nhân lực”. [10] luanvan.net.vn [11] tailieu.vn [12] www.edoninhthuan.gov.vn 298
  8. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD [13] www.ninhthuan.gov.vn [14] www.ninhthuantourist.vn [15] www.phanrangcity.com [16] www.tailieudulich.wordpress.com [17] www.vietnamtourism.gov.vn [18] www.wikipedia.org 299
nguon tai.lieu . vn