Xem mẫu

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGÓN TAY CÒ SÚNG B NG
PHƢƠNG PHÁP CAN THI P TỐI THIỂU QUA DA VỚI KIM 18
Nguyễn Thành Tấn* và CS
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh lý ngón tay cò súng. Đánh giá kết quả điều trị
ngón tay cò súng bằng phương pháp can thiệp tối thiểu qua da với kim 18. Đối tượng và
phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi dọc 56 bệnh nhân (BN) được
chẩn đoán ngón tay cò súng độ II, III, IV theo phân loại của Green DP và can thiệp tối thiểu qua
da với kim 18 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 6 - 2013 đến 5 - 2014.
Kết quả và kết luận: 98,4% đạt kết quả tốt. 1 BN phải giải phóng lần 2. Không có biến chứng
tổn thương thần kinh và gân. Đây là kỹ thuật an toàn và hiệu quả, ít tốn kém có thể triển khai
rộng rãi.
* Từ khóa: Ngón tay cò súng (ngón tay lò xo, ngón tay bật); Can thiệp qua da; Kim 18.

Result of Treatment for Trigger Finger by the Method of Percustaneous
Release with 18 Gauge Needle
Summary
Objectives: Study the clinical and the pathological characteristics of trigger finger disease
and assess treatment outcomes. Objects and methods: 56 patients with 64 trigger digits were
diagnosed trigger finger and treated by percutaneous release using 18 gauge needle under
local anaesthesia at Cantho University of Medicine and Pharmacy Hospital from 5 - 2014 to
6 - 2013. Result and conclusion: 98,4% achieved good result. One digit experienced recurrent
nd
symptoms and required 2 release. There was no clinical evidence of digital nerve injury or
tendon bowstringing. We recommend this technique as a safe and effective procedure for all
orthopaedic surgeons.
* Key words: Trigger finger; Percutaneous release; 18 gauge needle.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng "ngón tay bật", hay còn gọi
là "ngón tay cò súng", “ngón tay lò xo” là
tình trạng viêm sưng một vùng gân gấp
hoặc bao gân gấp ngón tay, gây đau
nhức lòng bàn tay, đặc biệt là vùng gốc
ngón tay. Triệu chứng thường nặng vào

buổi sáng và giảm dần trong ngày. Về sau,
bao gân gấp sưng nề nhiều có thể gây
đau nhức nhiều hơn, làm đơ cứng ngón
tay, không cầm nắm được. Bệnh lý gặp
ở những người lao động sử dụng bàn
tay nhiều như công nhân cầm búa,
thợ cắt tóc, hoặc vận động viên tennis,
cầu lông...

* Đại học Y Dược Cần Thơ
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thành Tấn (thanhtan@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 20/05/2015; Ngày phản biện đánh giá ài báo: 20/06/2015
Ngày bài báo được đăng: 25/07/2015

143

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015

Có nhiều phương pháp điều trị ngón
tay cò súng, như cho mang nẹp, dùng
thuốc kháng viêm NSAIDs, tiêm steroid
vào bao gân viêm cho đến phẫu thuật
cắt mạc giữ gân gấp (ròng rọc A1). Phẫu
thuật cắt ròng rọc được Lorthioir mô tả
đầu tiên vào năm 1958 với tỷ lệ thành
công 100% và không ghi nhận biến
chứng. Tuy nhiên, phẫu thuật để lại sẹo ở
lòng bàn tay, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và
có thể gây đau ở sẹo mổ. Năm 1992,
Eastwood DM và CS tiến hành kỹ thuật
cắt mạc giữ gân gấp qua da điều trị ngón
tay cò súng bằng kim 22. Tại Việt Nam,
đã có vài nơi tiến hành kỹ thuật này, tuy
nhiên chưa thường xuyên và chưa có một
thống kê đánh giá đầy đủ. Xuất phát từ
thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành triển
khai đề tài này với mục tiêu:
- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh
lý ngón tay cò súng.
- Đánh giá kết quả điều trị ngón tay cò
súng bằng phương pháp can thiệp tối thiểu
qua da với kim 18.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
56 BN được chẩn đoán ngón tay cò
súng độ II, III, IV theo phân loại của
Green DP và can thiệp tối thiểu qua da
với kim 18 tại Bệnh viện Trường Đại học
Y Dược Cần Thơ từ tháng 6 - 2013 đến
5 - 2014.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang,
theo dõi dọc.
144

* Quy trình thực hiện:
- Bước 1: hỏi bệnh sử, tiền sử, khám lâm
sàng, chẩn đoán bệnh, phân độ theo Green
DP và giải thích phương pháp điều trị trước
khi tiến hành phẫu thuật.
- Bước 2: tiến hành can thiệp cắt ròng
rọc A1.
- Bước 3: ghi vào danh sách nghiên cứu
và bệnh án nghiên cứu.
- Bước 4: kê đơn, tư vấn chế độ sinh
hoạt vận động và hẹn tái khám sau 1 tuần,
4 tuần, 8 tuần, 12 tuần.
* Kỹ thuật:
- Xác định vị trí ròng rọc 1 theo sơ đồ
Wilhelmi: các khớp bàn ngón được duỗi
hết mức, khoảng cách từ nếp gấp bàn
ngón đến nếp gấp gian đốt gần bằng với
khoảng cách từ nếp gấp bàn ngón đến
cạnh gần của ròng rọc A1, chiều dài của
ròng rọc 1 thay đổi tùy các ngón, tìm nốt
đau trên ròng rọc.
- Sát khuẩn bàn tay đến cổ tay, trải
khăn lỗ, gây tê tại chổ đánh dấu với 0,5 1 ml lidocain 2%.
- Một kim 18 cắm thẳng góc qua da tại
điểm móc đã định vừa hết mặt vát của
kim, hướng góc xiên của kim theo chiều
dọc song song với gân gấp một góc 45º.
Cho BN gấp duỗi nhẹ ngón tay để quan
sát sự dịch chuyển nhẹ của kim chắc
chắn mũi kim không cắt vào gân. Đẩy mũi
kim lên xuống nhẹ nhàng đến khi cảm giác
đề kháng dưới mũi kim giảm và hết hẳn.
- Rút kim, cho BN gấp duỗi ngón tay,
giải phóng hoàn tất khi ngón vận động
một cách tự do và mất dấu hiệu bật.

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015

* Phân loại ngón tay cò súng theo
Green DP:

2. Đặc điểm lâm sàng ngón tay cò súng.

Hiện tại, phân loại của Green DP (1997)
được các nhà lâm sàng ứng dụng nhiều
nhất trên thế giới. Ông chia bệnh lý ngón
tay cò súng thành 4 độ:

Trong các nhóm bệnh lý kèm theo, hội
chứng ống cổ tay chiếm tỷ lệ cao nhất
(39,3%), tiếp theo là tăng huyết áp 26,8%,
viêm khớp dạng thấp 21,4% và tiểu đường
19,6%.

- Độ I (trước khi ngón tay cò súng): chỉ
đau tại A1, có bệnh sử cầm nắm lúc yếu
lúc không, vận động ngón tay bình thường.

* Bệnh lý kèm theo:

* Vị trí ngón tay bệnh lý:

- Độ II (chủ động): ngón tay bị khóa,
BN chủ động duỗi ra được, cầm nắm yếu.
Dấu hiệu chuyển tiếp từ độ I sang độ II là
sáng ngủ dậy ngón tay bị bật, cứng đơ,
cử động một lúc mới hết.
- Độ III: ngón tay bị khóa, duỗi thụ
động được, hoặc không có khả năng tự
gấp ngón.
- Độ IV: ngón tay bị khóa hoàn toàn
không gấp duỗi được, co rút gấp cố định
ở khớp liên đốt gần.
* Tiêu chuẩn đánh giá:

Biểu đồ 1: Ngón tay bệnh lý.
* Triệu chứng lâm sàng trước mổ:
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng trước phẫu
thuật (n = 64).

- Tốt: không đau, không kẹt gân, không
còn nốt u nhỏ, vận động gấp duỗi tốt.

NG N T Y

T L
(%)

Đau vừa

4

6,3

Đau nhiều

46

71,8

Đau dữ dội

14

21,9

19

29,7

6

9,4

Cả ngày

34

53,1

Thời điểm khác

5

7,8

Kẹt gân, tự duỗi

8

12,5

1. Đặc điểm BN.

Kẹt gân, duỗi thụ
động được

45

70,3

* Tuổi và giới:

Không thể gấp duỗi

11

17,2

Sưng nề

41

64,1

Hạn chế gấp duỗi

64

100

Nốt u nhỏ gan bàn tay

64

100

- Khá: còn đau tại ngón tổn thương,
vận động gấp duỗi tốt, không còn kẹt gân.
- Trung bình: còn đau, hạn chế vận
động gấp duỗi, không kẹt gân.

D U HI U
Đau

Thời điểm Sáng
đau
Tối

- Thất bại: còn kẹt gân, hạn chế gấp duỗi,
còn xuất hiện nốt u nhỏ ở gan bàn tay.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tuổi trung bình 52. 78,6% BN ở lứa
tuổi 40 - 59. Nữ 87,5%; nam 12,5%. Tỷ lệ
nữ/nam = 7/1.

Mức độ
kẹt gân

S

145

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015

* Chỉ định can thiệp (n = 64):

BÀN LUẬN

Trong 64 ngón tay được phẫu thuật,
12 ngón tay (18,8%) thuộc nhóm bệnh lý
độ II điều trị nội khoa thất bại, 43 ngón tay
(67,1%) độ III; 9 ngón tay (14,1%) tổn
thương độ IV theo phân độ Green DP.
Bảng 2: Kết quả điều trị ngón tay cò súng.
1 TU N

SAU
12 TU N

Không

15 (23,4%)

63 (98,4%)

Đau ít

36 (56,3%)

1 (1,6%)

Đau vừa

13 (20,3%)

0

Không đau

15 (23,4%)

63 (98,4%)

Sáng

7 (10,9%)

0

29 (45,3%)

1 (1,6%)

12 (18,8%)

0

1 (1,6%)

0

63 (98,4%)

63 (98,4%)

1 (1,6%)

1 (1,6%)

26 (40,6%)

1 (1,6%)

Bình thường

33 (51,6%)

63 (98,4%)

Hạn chế gấp
duỗi

31 (48,4%)

1 (1,6%)

64 (100%)

1 (1,6%)

D U HI U

Đau

Thời điểm Tối
đau
Cả ngày
Thời điểm khác
Mức độ
kẹt gân

Không kẹt
Kẹt gân, tự duỗi
được

Sưng nề

Vận động

Nốt u nhỏ gan bàn tay

SAU

Sau 12 tuần được phẫu thuật, 63/64
số ngón đã hồi phục, 1 ngón còn đau
ít vào buổi tối, sưng nề, hạn chế vận
động gấp duỗi và còn nốt u nhỏ ở gan
bàn tay. BN này được can thiệp lần hai
sau 12 tuần.
Kết quả chung: tốt 98,4%; thất bại 1,6%.
146

1. Đặc điểm lâm sàng ngón tay cò
súng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh
lý ngón tay cò súng ở ngón I chiếm 60,9%;
ngón II: 6,3%; ngón III: 28,2% và ngón IV:
4,7%. Kết quả này khác biệt với nghiên cứu
của Triệu Thanh Tùng (2010) trên 34 BN
với 34 ngón tay: ngón I 67,6%; ngón III:
26,5%; ngón IV: 8,8%; ngón V: 2,9%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Hoa:
ngón I 71,8%; ngón II: 6,6%; ngón III:
10,1%; ngón IV: 6,6%; ngón V: 4,9%.
Nghiên cứu của Dahabra thực hiện tại
Jordan (2007) với 42 ngón tay: ngón I:
26,2%; ngón II: 16,7%; ngón III: 33,3%;
ngón IV: 21,4%; ngón V: 2,3%.
Từ kết quả của chúng tôi và các tác
giả trong ngoài nước cho thấy ngón tay
hay bị tổn thương nhất là ngón I và ngón
III, đây là hai ngón linh hoạt và thường
vận động nhiều nhất nên dễ tích lũy các
vi chấn thương để hình thành bệnh lý.
Triệu chứng lâm sàng: trong nghiên
cứu này, BN đau nhiều chiếm 71,8%,
triệu chứng kẹt gân 82,8%; tình trạng nốt
u nhỏ ở gan bàn tay 100% số ngón tay.
Trong các triệu chứng viêm trên lâm sàng,
triệu chứng hạn chế vận động của ngón
tay 100%, triệu chứng sưng nhẹ tại chỗ
64,1%. Các triệu chứng này cũng được
Nguyễn Thị Như Hoa, Debora ghi nhận.
Triệu chứng sưng đau ở ngón tay cò
súng chỉ khu trú ở phía gan tay chứ
không phải ở mu tay. Gân và bao gân là
tổ chức nghèo mạch máu nuôi dưỡng nên
phản ứng viêm tại chỗ thường không rõ.

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015

Đây cũng là một dấu hiệu lâm sàng rất có
giá trị để chẩn đoán phân biệt với trường
hợp có viêm khớp bàn ngón tay
2. Bệnh lý kèm theo.
22/56 BN (39,3%) trong nghiên cứu có
bệnh lý hội chứng ống cổ tay và được
phẫu thuật. Kết quả này tương tự với
nghiên cứu của Kumar và Chakrabarti:
43% BN có biểu hiện ngón tay cò súng
cũng có hội chứng ống cổ tay. Theo báo
cáo trước đây, ngón tay cò súng xuất
hiện sau mổ hội chứng ống cổ tay. Có thể
giải thích là tình trạng phù nề sau phẫu
thuật, quá trình viêm trong gân cơ gấp và
tính ma sát tăng ở ròng rọc 1 do tăng
thể tích của gân gấp.
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu chúng tôi,
bệnh lý đái tháo đường týp 2 gặp 11/56
BN (19,6%). Các nghiên cứu cơ bản cho
thấy, trao đổi chất collagen bất thường là
một yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh
sinh của viêm bao gân ở BN có bệnh lý
đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy
tăng đường huyết làm tình trạng tăng sinh
mô xơ trong gân và ngoài gân dẫn đến
hẹp bao gân. Pandey báo cáo tỷ lệ đái tháo
đường chiếm 23,5% trong các trường hợp
bệnh lý ngón tay cò súng. Nghiên cứu của
Nimigan gặp tỷ lệ này 11,6%.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh hệ thống
tạo keo, trong đó có biểu hiện tình trạng
viêm bao gân hoạt dịch ảnh hưởng đến
viêm gân gấp trong bệnh lý ngón tay cò
súng. Chúng tôi gặp bệnh lý viêm khớp
dạng thấp kèm theo 21,4%, tuy nhiên
Pandey chỉ gặp 5,9% có bệnh lý viêm khớp
dạng thấp.

Các bệnh lý tiểu đường, hội chứng
ống cổ tay, viêm khớp dạng thấp cũng
được ghi nhận với tỷ lệ khá cao trong
nghiên cứu của Debora.
3. Điều trị trƣớc phẫu thuật.
Hầu hết BN đều sử dụng thuốc kháng
viêm trước mổ (92,2%), là những loại
thuốc có tác dụng ức chế prostaglandin,
làm giảm đau và sưng hiệu quả, đây là
phương pháp tiện lợi, không gây đau,
không ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày
và không có một tác động lên cơ thể.
Chúng tôi ghi nhận 26,6% số ngón tay đã
từng tiêm triamcinolone trước đó. Ở BN
đái tháo đường phụ thuộc insulin, đáp ứng
corticosteroid kém hơn các BN khác.
Thời gian phát hiện bệnh tới khi phẫu
thuật trên 3 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất
(51,6%).
4. Chỉ định phẫu thuật.
Chỉ định và số lần phẫu thuật: kết quả
ghi nhận 67,1% BN phẫu thuật độ III theo
phân độ Green DP. Những BN độ II, điều
trị nội khoa thất bại chiếm 18,8%, trong
đó tiêm corticoid tại chỗ sau 3 tuần không
giảm 58,3%, với BN mắc bệnh > 6 tháng
kèm đái tháo đường và bị nhiều ngón,
tiêm corticosteroid ít thành công vì không
thể làm thay đổi tình trạng dị sản sụn diễn
ra tại ròng rọc 1. Độ IV chiếm 14,1%.
5. Kết quả điều trị ngón tay cò súng.
Thời gian theo dõi và số lần phẫu thuật:
theo dõi trung bình 26,86 tuần, đây là
bệnh lý có khả năng tái phát cao, có tích
lũy vi chấn thương từ từ kéo dài, cần theo
dõi thời gian dài để đánh giá tình trạng
bệnh tốt hơn. Sau phẫu thuật 12 tuần,
147

nguon tai.lieu . vn