Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC BÀI TẬP THỂ LỰC TRONG GIỜ HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC CỦA HỌC SINH KHỐI 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỚI LAI, HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Nguyễn Thị Trâm Anh Trường THPT Thới Lai – TP. Cần Thơ TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu là cơ sở đánh giá hiệu quả của các bài tập thể lực được đưa vào chương trình giảng dạy trong giờ học Giáo dục thể chất của học sinh trường trung học phổ thông Thới Lai theo chương trình phổ thông hiện hành, bao gồm những bài tập thể lực chung và bài tập thể lực chuyên môn, trò chơi vận động, bài tập bổ trợ thuộc các nội dung môn học Điền kinh, Bóng đá, Cầu lông, Bóng chuyền,..., góp phần bổ sung vào quá trình giảng dạy phát triển giúp cải thiện thể lực toàn diện cho học sinh trong giờ học Giáo dục thể chất. Không là môn học căng thẳng, khó khăn, phù hợp với chương trình phổ thông mới hiện nay theo lộ trình đổi mới chương trình giáo dục của Bộ giáo dục và Đào tạo. Từ khóa: Đánh giá, bài tập thể lực, học sinh trung học, các tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo., khả năng phối hợp vận động, sự phát triển thể lực ABSTRACT The research results are the basis for evaluating the effectiveness of physical exercises included in the curriculum during class hours Physical education of Thoi Lai high school students according to the current high school program. including general fitness exercises and professional fitness exercises, movement games, supplementary exercises in the subjects of Athletics, Football, Badminton, Volleyball, ..., additional contributions in the development of teaching to help improve students' overall fitness during class hours Physical education. It is not a stressful and difficult subject, suitable for the current high school program. the education program renewal program of the Ministry of Education and Training. Keywords: Evaluation, physical exercise, high school students, physical characteristics: fast strength, strength, endurance, flexibility, ability to coordinate movement, physical development. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với các trường THPT trên địa bàn thành phố Cần Thơ, trường THPT Thới Lai là một trong những trường có số lượng học sinh đông nhất nhì thành phố, trường có đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề và ngày càng được nâng cao, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy ngày một đi lên. Để đạt được những kết quả tốt thì ngay từ việc xây dựng lựa chọn nội dung giảng dạy, học tập ở môn GDTC luôn được quan tâm. Bộ phận chuyên môn luôn chủ động tham mưu xin ý kiến chỉ đạo từ Ban giám hiệu để đưa ra những nội dung, chủ đề môn học dựa theo kế hoạch và nhiệm vụ giảng dạy của Sở giáo dục đề ra, từ đó xây dựng kế hoạch giảng dạy năm học phù hợp với tình hình điều kiện thực tế của nhà trường. 310
  2. Để góp phần phát triển giáo dục, từng bước đẩy mạnh nâng cao chất lượng học tập môn GDTC trong giai đoạn mới, việc thay đổi phương pháp giảng dạy GDTC trong nhà trường là rất cần thiết và cấp bách phục vụ trong việc triển khai đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 của Viện khoa học thể dục thể thao do Chính phủ số 641/QĐ-TTg phê duyệt vào ngày 28 tháng 04 năm 2011 đồng thời là cơ sở tiền đề cho sự thay đổi, phát triển phù hợp với chương trình phổ thông mới năm 2018 theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT vào ngày 26 tháng 12 năm 2018 theo lộ trình từ năm học 2020 – 2021, riêng đối với bậc THPT dành cho khối lớp 10 từ năm học 2022 – 2023. Trong tình hình thực tế ngày nay giờ học GDTC phải luôn sinh động, hiệu quả, chất lượng cải thiện thể chất, phát triển thể lực và sức khỏe đồng thời giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng vận động, trải nghiệm có khoa học phù hợp với sự phát triển của xã hội thời đại công nghệ 4.0. Từ những nhu cầu trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả các bài tập thể lực trong giờ học giáo dục thể chất nhằm nâng cao thể lực của học sinh lớp 11, trường Trung học phổ thông Thới Lai, huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ”. Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành giải quyết các nhiệm vụ sau: Đánh giá thực trạng thể lực và lựa chọn các bài tập phát triển thể lực được áp dụng trong chương trình giáo dục phổ thông dành cho học sinh lớp 11 trường THPT Thới Lai, huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ hiện nay. Đánh giá hiệu quả của các bài tập phát triển thể lực được đưa vào chương trình dạy và học của học sinh, sự tăng trưởng thay đổi phát triển thể lực của học sinh sau 1 năm học tập. Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong nghiên cứu khoa học về Thể dục thể thao và Giáo dục thể chất như: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Đánh giá thực trạng thể lực và các bài tập được áp dụng vào giảng dạy của học sinh lớp 11 ở trường THPT Thới Lai - Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008. Đề tài đã tiến hành kiểm tra đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại bằng 6 nội dung: chạy 30m xuất phát cao (s), bật xa tại chỗ (cm), chạy con thoi 4x10m (giây), đứng dẻo gập thân (cm), nằm ngửa gập bụng (lần), chạy tùy sức 5 phút (m). Bảng 2.1: Thực trạng thể lực của học sinh lớp 11 trường THPT Thới Lai ở một số chỉ số thể chất giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Thới Lai TT Test Nhóm ĐC Nhóm TN N= Cv% Cv% t p Nữ X ±s X ±s 35 1 Chạy 30m XPC (giây) 5,98 0,21 7,66 6,33 0,38 9,79 2,7 < 0.05 2 NNGB (lần/giây) 9,83 3,68 19,52 10,71 3 16,15 2,01 < 0.05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 152,29 214,78 9,62 161,71 68,49 5,12 3,31 < 0.01 4 Chạy con thoi 4x10m (giây) 10,85 0,53 6,71 9,98 0,18 4,21 6,108 < 0.001 5 DGT (cm) 8,4 4,18 24,34 11,74 5,85 20,61 6,24 < 0.001 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 370,57 1629,7 10,89 348,57 2480,8 14,29 2,03 < 0.05 311
  3. TT Test Nhóm ĐC Nhóm TN N= Cv% Cv% t p Nam X ±s X ±s 35 1 Chạy 30m XPC (giây) 5,51 0,12 6,29 5,69 0,08 4,97 2,38 < 0.05 2 NNGB (lần/giây) 13,09 2,71 12,58 14,31 1,3 7,97 3,6 < 0.001 3 Bật xa tại chỗ (cm) 178,66 78,57 4,96 180,43 203,39 7,9 0,62 > 0,05 4 Chạy con thoi 4x10m (giây) 12,34 0,7 6,78 12,53 0,49 5,59 1,03 > 0.05 5 DGT (cm) 8,94 6,51 28,54 10,34 7,94 27,25 2,18 < 0.05 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 625,57 4191,6 10,35 614,71 4029,9 10,33 0,709 > 0.05 Qua bảng 2.1 cho ta thấy: Kết quả kiểm tra các test lựa chọn giữa hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm không có sự khác nhau đáng kể khi có ngưỡng xác suất (p 1,96) đối với nhóm nữ 6/6 test, đối với nam có 3/6 test (p>0,05, t < 1,96), mẫu có độ phân tán không đáng kể có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này chứng tỏ rằng, trước khi tiến hành thực nghiệm, trình độ thể lực của 2 nhóm là đồng đều nhau. Để đánh giá được các bài tập phát triển thể lực của học sinh trong quá trình giảng dạy, đề tài tiến hành theo các bước: tiến hành lựa chọn sơ bộ các bài tập qua các tài liệu tham khảo và quan sát sư phạm, qua phỏng vấn và thực hiện các lần kiểm tra sư phạm, xây dựng cách thức tập luyện, phù hợp với giáo trình, giáo án giảng dạy và khoa học trong giảng dạy, tập luyện. Qua kết quả phỏng vấn đã lựa chọn 41 bài tập với tỷ lệ sử dụng bài tập từ 80% trở lên. Bảng 2.2: Tổng hợp hệ thống các bài tập phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu được lựa chọn từ các giáo viên từ các trường THPT (n = 18) Không Thường Ít sử Tổng Tỷ lệ TT Tên bài tập sử sử dụng dụng điểm % dụng I Bài tập phát triển sức nhanh 1 Chạy bước nhỏ tại chỗ (lần/30s) 17 1 0 53 98,15 2 Chạy nâng cao đùi (lần/30s) 18 0 0 54 100 3 Chạy đá lăng trước (lần/30s) 13 4 1 47 87,04 4 Chạy đạp sau 20 – 30m (lần) 13 4 1 47 87,04 5 Chạy XPC các đoạn từ 20 – 60m (giây) 17 1 0 53 98,15 6 Chạy tăng tốc 30% sức, 60% sức, 90% sức (lần) 9 9 0 45 83,33 II Bài tập phát triển sức mạnh Bật bụt cao 30 giây, 3 – 5 lần, nghĩ giữa quãng 1 11 7 0 47 87,04 2 phút. Bật cóc về trước 20m, 2 – 3 lần, nghĩ giữa 2 16 2 0 52 96,3 quãng 2 phút. 3 Bật xa tại chỗ (cm) 12 6 0 48 88,89 4 Lò cò từng chân liên tục 10 – 15m (lần) 13 3 2 45 83,33 5 Nằm ngữa cố định chân, gập bụng 2 đầu 30s (lần) 10 7 1 44 81,48 6 Chạy nâng cao đùi tốc độ 15 - 20m (lần) 14 4 0 50 92,59 Chạy nâng cao đùi tại chỗ 15 giây – chạy đạp 7 15 2 1 49 90,74 sau 30m (lần) 8 Gánh tạ 10kg bật cổ chân với tần số nhanh 15 1 1 47 87,04 9 Gánh tạ 10kg bật đổi chân với tần số nhanh 16 0 2 48 88,89 312
  4. Không Thường Ít sử Tổng Tỷ lệ TT Tên bài tập sử sử dụng dụng điểm % dụng III Bài tập phát triển sức bền 1 Chạy 200m nghỉ 2 phút lặp lại 70 – 80% (lần) 11 6 1 45 83,33 2 Chạy 800m x 1 lần 10 7 1 44 81,48 3 Chạy tùy sức 5 phút (mét) 8 10 0 44 81,48 4 Chạy trên địa hình tự nhiên (lần) 16 1 1 50 92,59 5 Nhảy dây tại chỗ 1 – 3 phút (lần) 13 4 1 47 87,04 IV Bài tập phát triển tố chất mềm dẻo 1 Các bài tập căng cơ (giây) 16 1 1 50 92,59 2 Căng cơ hông (giây) 12 6 0 48 88,89 3 Ép vai (giây) 10 7 1 44 81,48 4 Ngồi ép gối (giây) 14 3 1 48 88,89 5 Ngồi ép gập bụng duỗi 2 chân về trước (lần) 12 4 2 44 81,48 6 Đá lăng lên cao, trước, ngang và sau (lần) 9 9 0 45 83,33 7 Chuyền bóng qua lại (lần) 12 6 0 48 88,89 8 Đứng gập thân (giây) 14 4 0 50 92,59 V Bài tập phát triển khả năng phối hợp Kết hợp chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót 1 15 3 0 51 94,44 chạm mông chuyển bài tập khi nghe tín hiệu Kết hợp chạy nâng cao đùi 5 - 10m, chuyển 2 16 2 0 52 96,3 chạy đạp sau 10m Chạy nâng cao đùi nghe hiệu lệnh chạy tăng 3 13 5 0 49 90,74 tốc 30m 4 Chạy con thoi 4x10m 13 5 0 49 90,74 5 Chạy 9-3-6-3-9m của sân bóng chuyền 10 7 1 44 81,48 Chạy nhanh, khi nghe tín hiệu thì chạy ngược 6 12 6 0 48 88,89 lại 7 Chạy zích zắc 11 6 1 45 83,33 8 Cầm vợt cầu lông xoay cổ tay 11 6 1 45 83,33 9 Nhóm bài tập với bóng (bóng chuyền, bóng đá) 17 1 0 53 98,15 Nhóm bài tập tăng độ linh hoạt của khớp 10 12 5 1 46 85,19 (quay, đá lăng) Chuyền và đệm bóng theo cặp tại chỗ, di 11 13 5 0 49 90,74 chuyển trong môn bóng chuyền Phối hợp đánh cầu cao trên đầu kết hợp di 12 13 4 1 47 87,04 chuyển trong môn cầu lông Chạy di chuyển đỡ cầu, bóng theo hướng rơi 13 13 5 0 49 90,74 của người tập 2.3 Hiệu quả của các bài tập phát triển thể lực sau thời gian thực nghiệm Bằng nhiều phương pháp giảng dạy, giáo dục lồng ghép các bài tập bổ trợ phát triển thể lực phù hợp với giờ học trong các môn học GDTC và lượng vận động phù hợp, khuyến khích tập luyện nâng cao trình độ, kỹ năng vận động cho học sinh sau 313
  5. mỗi buổi học giúp học sinh rèn luyện sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy, thể chất của người học sinh sau mỗi năm học, kết quả được đánh giá theo tiêu chuẩn rèn luyện của Bộ giáo dục và đào tạo thông qua Bảng 2.3 như sau: Bảng 2.3: Bảng so sánh thực trạng một số chỉ số thể chất của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm tại trường THPT Thới Lai. N= 35 TRƯỚC TN SAU TN TT Test W% t tính P X ±s X ±s Chạy 30m XPC (giây) 5,98 0,21 5,8 0,14 3,06 1,8 > 0.05 NNGB (lần/giây) 9,83 3,68 12 2,34 19,9 5,232 < 0.001 Bật xa tại chỗ (cm) 152,3 214,78 160,29 78,49 5,12 2,764 < 0.05 Nữ CThoi 4x10m (giây) 10,85 0,53 10,6 0,15 2,33 1,794 > 0.05 DGT (cm) 8,4 4,18 12,09 1,79 36 8,935 < 0.001 CTS 5 phút (m) 370,6 1629,7 537,51 7203,3 36,8 10,51 < 0.001 TRƯỚC TN SAU TN TT Test W% t tính p X ±s X ±s Chạy 30m XPC (giây) 5,51 0,12 5,46 0,09 0,91 0,645 > 0.05 NNGB (lần/giây) 13,09 2,71 15,2 3,59 14,9 4,973 < 0.001 Bật xa tại chỗ (cm) 178,7 78,57 187,17 104,37 4,65 3,722 < 0.001 Nam CThoi 4x10m (giây) 12,34 0,7 12,09 1,32 2,05 1,041 > 0.05 DGT (cm) 8,94 6,51 12,91 3,11 36,3 7,572 < 0.001 CTS 5 phút (m) 625,6 4191,6 669,03 3667,1 6,71 -2,9 < 0.01 Giá trị X tr ban đầu và X S sau thực nghiệm, W (%) Sự tăng trưởng Từ bảng 2.3 ta có thể đánh giá thể lực của nhóm đối chứng sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm có những thay đổi, cụ thể chỉ có test: Chạy 30m XPC, Chạy con thoi ở hai nhóm nam và nữ đều có sự tăng trưởng nhưng không mang ý nghĩa thống kê (xác suất P > 0.05), các test còn lại có sự tăng trưởng nhiều hơn so với ban đầu có ý nghĩa thống kê cho tập hợp mẫu (P
  6. TRƯỚC TN SAU TN TT Test W% t tính p X ±s X ±s Chạy 30m XPC (giây) 5,69 0,08 5,09 0,16 11,1 7,246 < 0,001 NNGB (lần/giây) 14,31 1,3 16,97 2,31 17 8,283 < 0.001 Bật xa tại chỗ (cm) 180,4 203,39 191 148 5,69 3,336 < 0.01 Nam CThoi 4x10m (giây) 12,53 0,49 12,03 0,34 4,07 3,247 < 0,01 DGT (cm) 10,34 7,94 13,89 7,47 29,3 5,35 < 0.001 CTS 5 phút (m) 614,7 4029,9 653,4 4418,2 6,11 2,492 < 0.05 Giá trị X tr ban đầu và X S sau thực nghiệm, W (%) Sự tăng trưởng Từ bảng 2.4 cho ta thấy được sau thời gian tiến hành thực nghiệm, sau khi áp dụng các bài tập phát triển các tố chất thể lực thì kết quả cho thấy sự thay đổi rõ rệt giữa các giá trị trung bình. Đối với cả 2 nhóm nam và nữ có 6/6 test các giá trị đều có độ tin cậy cao mang ý nghĩa về mặt thống kê với (p < 0.05 – 0.001). Qua số liệu thu được cho kết quả sau thực nghiệm đều phát triển tốt hơn so với kết quả trước thực nghiệm ở nhóm tố chất mềm dẻo, sức mạnh, đặc biệt đối với nhóm nữ có sự phát triển tốt hơn nghiêng về sức bền, còn đối với nhóm nam thì phát triển về sức nhanh. 2.4 Sự tăng trưởng thể lực của học sinh sau thời gian thực nghiệm Kết quả kiểm tra các test đều có sự tăng trưởng ở các test đại diện cho các bài tập phát triển thể lực, qua hai lần kiểm tra đánh giá cho thấy được ở cả hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có thay đổi tích cực so với ban đầu. Kết quả này cho thấy các bài tập phát triển thể lực được đưa vào áp dụng trong quá trình giảng dạy mang lại hiệu quả rất cao trong chương trình giảng dạy. Biểu đồ 1: Sự tăng trưởng thể lực của hai nhóm nữ thực nghiệm và nhóm đối chứng sau một thời gian học tập. Qua biểu đồ trên cho ta thấy được hiệu quả của các bài tập được đưa vào trong giờ học GDTC của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự tăng trưởng rõ rệt giữa các test đánh giá. Nhóm thực nghiệm đã có sự tăng trưởng cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng ở các test về sức nhanh và sức mạnh tốc độ: Chạy 30m XPC (3,47%), nằm ngửa gập bụng (10,46%), có sức bền tương đối tốt hơn so với nhóm đối chứng (6,15%) và có sự tăng trưởng thấp hơn so với nhóm đối chứng ở tố chất mềm dẻo khéo léo (10,72%) và sức mạnh (1,64%). 315
  7. Biểu đồ 2: Sự tăng trưởng thể lực của hai nhóm Nam thực nghiệm và nhóm đối chứng sau một thời gian học tập. Nhóm Nam hầu hết các test có sự tăng trưởng thể lực rõ rệt giữa nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng. Đặc trưng nhất là test Chạy 30m XPC (10,22%), nằm ngửa gập bụng (2,09%), bật xa tại chỗ (1,04%), chạy con thoi 4x10m (2,02%) cũng có sự tăng trưởng đáng kể so với nhóm đối chứng. Các test này đánh giá sự phát triển của tố chất sức mạnh, sức mạnh tốc độ, sức nhanh, được cải thiện trong quá trình học tập và rèn luyện rất nhiều. Ngược lại về tố chất mềm dẻo khéo léo (7,04%), tố chất bền (0,6%) thì nhóm đối chứng có sự tăng trưởng cao hơn. Từ những kết quả cho thấy việc lựa chọn những bài tập phát triển các tố chất thể lực, bài tập bổ trợ lồng ghép vào chương trình giảng dạy GDTC là sự cần thiết và bổ ích cho sự phát triển thể chất toàn diện vừa mang lại hiệu quả trong chương trình giảng dạy của tổ chuyên môn, vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường cũng như phát triển con người toàn diện trong thời đại ngày nay. 3. KẾT LUẬN - Đề tài đã lựa chọn được hệ thống 41 bài tập phát triển thể lực có thể đưa vào chương trình, nội dung giảng dạy trong các giờ học Giáo dục thể chất ở trường phổ thông có tác dụng nâng cao thể lực cho học sinh tại trường, đồng thời nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện thân thể qua mỗi giờ học. - Đề tài đã đánh giá được hiệu quả bài tập phát triển thể lực và cải tiến các bài tập khi được đưa vào giảng dạy, lồng ghép với nhiều phương pháp, vận dụng những điều kiện có sẵn để đáp ứng yêu cầu trong công tác giảng dạy đổi mới, phát triển năng lực của học sinh là chủ yếu. Là cơ sở để nâng cao tầm quan trọng của môn học giúp nâng cao sức khỏe, rèn luyện thể dục thể thao, phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có tiềm năng để phát triển, là điều kiện để người dạy được nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển được những môn thể thao ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường. 316
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Nghiệp Chí, Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi – thời điểm năm 2001, NXB TDTT, Hà Nội. 2. Lê Văn Bé Hai, Trịnh Trung Hiếu, Trịnh Hữu Lộc (2015), Giáo trình Thể thao trường học (Dùng cho đào tạo sau đại học) – NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 3. Quyết định số 53/2008/QĐ - BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo - Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên năm 2008. 4. Nguyễn Văn Trạch (2010), Phương pháp giáo dục thể chất trong trường phổ thông – NXB Thể dục Thể thao. 5. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. 6. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ – Phần C: Khoa học xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 29 (2013). 7. Tuyển tập nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất, y tế trường học (Hội nghị khoa học Giáo dục thể chất, Y tế ngành giáo dục lần thứ V), NXB Thể dục thể thao. 8. Trang web thông tin phục vụ học tập, tìm hiểu: http://www.brainmac.co.uk. 9. Trang thông tin điện tử Trường Đại học Cần Thơ: http://www.ctu.edu.vn. 10. Đỗ Vĩnh – Trịnh Hữu Lộc (2010), Giáo trình Đo lường TDTT – NXB Thể dục Thể thao. 317
nguon tai.lieu . vn