Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0024 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 164-172 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TUYẾN DU LỊCH Ở QUẢNG NAM PHỤC VỤ QUẢN LÍ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG Trần Văn Anh Phòng Quản lí Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Quảng Nam Tóm tắt. Trong bài viết này, tác giả tiến hành xây dựng bộ công cụ (quy trình và hệ thống tiêu chí, hệ số, thang bậc có tính định lượng) để đánh giá, phân loại, xếp hạng tuyến du lịch ở các địa phương phục vụ công tác quản lí hoạt động du lịch. Trên cơ sở bộ công cụ đã xây dựng, tác giả đã tiến hành đánh giá các tuyến du lịch ở Quảng Nam, phục vụ công tác quản lí và phát triển du lịch. Đồng thời, khẳng định độ tin cậy, giá trị khoa học và thực tiễn của quy trình và bộ tiêu chí. Từ khóa: Đánh giá tuyến; Xếp hạng tuyến; tuyến Quảng Nam; tiêu chí tuyến. 1. Mở đầu Là một hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch, tuyến du lịch được ví như mạch máu của hệ thống lãnh thổ du lịch kết nối các điểm, khu, đô thị, trung tâm và vùng du lịch. Tuyến du lịch được vận hành trên cơ sở hệ thống giao thông và các điều kiện cần thiết về hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, các cơ sở dịch vụ và hệ thống các điểm, khu và trung tâm du lịch. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tuyến du lịch như Nguyễn Thế Chinh, Hồ Công Dũng, Phạm Trung Lương... [2, 3, 4]. Tuy nhiên, các tác giả này chưa đưa ra quy trình và các tiêu chỉ định lượng cụ thể để đánh giá tuyến du lịch. Do đó, việc xây dựng quy trình và các tiêu chí định lượng để đánh giá, phân loại các tuyến du lịch là vấn đề cần thiết cả đối với khoa học và thực tiễn quản lí ở Quảng Nam và cả nước. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quy trình và tiêu chí đánh giá 2.1.1. Xác định tiêu chí Tiêu chí đánh giá tuyến du lịch đã có nhiều tác giả trước đây nghiên cứu và sử dụng. Trong giai đoạn hiện nay, khi hệ thống tuyến du lịch có sự phát triển đa dạng về loại hình, rộng về phạm vi và lớn về quy mô, việc đánh giá, phân loại tuyến du lịch cần phải cập nhật bổ sung các tiêu chí và đưa ra các chỉ số định lượng để đánh giá hết được các yếu tố tác động đến sự vận hành của một tuyến du lịch. Khi nghiên cứu địa bàn Quảng Nam, tác giả sử dụng 5 tiêu chí sau: - Độ hấp dẫn của tuyến du lịch (HD) [1]: Độ hấp dẫn của tuyến du lịch thể hiện qua số Ngày nhận bài: 15/5/2015 Ngày nhận đăng: 10/2/2016 Liên hệ: Trần Văn Anh e-mail: tranvanvhdl@gmail.com 164
  2. Đánh giá hệ thống tuyến du lịch ở Quảng Nam phục vụ quản lí và phát triển du lịch... lượng và chất lượng điểm du lịch, việc có hay không có các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế (QG, QT). + Tuyến du lịch rất hấp dẫn: Có trên 10 điểm du lịch đáp ứng được trên 5 loại hình du lịch khác nhau, có ít nhất 3 điểm du lịch độc đáo, hấp dẫn, giá trị có ý nghĩa QG, QT, phân bố tập trung trong khoảng cách dưới 70 km. + Tuyến du lịch hấp dẫn: Có trên 7-9 điểm du lịch đáp ứng được trên 4 loại hình du lịch khác nhau; có ít nhất 2 điểm du lịch độc đáo, hấp dẫn, giá trị có ý nghĩa QG, QT, phân bố tập trung trong khoảng cách 70-100 km. + Tuyến du lịch hấp dẫn trung bình: Có 5-6 điểm du lịch đáp ứng được trên 3 loại hình du lịch khác nhau, có ít nhất 1 điểm du lịch độc đáo, hấp dẫn, giá trị được có ý nghĩa QG, QT, phân bố tập trung trong khoảng cách 101- 120 km. + Tuyến du lịch kém hấp dẫn: Có 4-5 điểm du lịch đáp ứng được trên 2 loại hình du lịch khác nhau; các điểm du lịch trong tuyến có sức hấp dẫn đối với du khách nhưng chỉ có ý nghĩa địa phương (không có điểm du lịch QG, QT), phân bố tập trung trong khoảng cách trên 121-150km. + Tuyến du lịch rất kém hấp dẫn: Có dưới 4 điểm du lịch đáp ứng được trên 2 loại hình du lịch khác nhau; các điểm du lịch trong tuyến có sức hấp dẫn đối với du khách nhưng chỉ có ý nghĩa địa phương (không có điểm du lịch QG, QT), phân bố tập trung trong khoảng cách trên 150 km. - Mức độ khai thác của tuyến du lịch (MĐKT) [1] : Chỉ tiêu được xác định trên cơ sở số lượng tour/chuyến đi hoặc số lượng khách tham gia thực hiện theo các hình thức khác nhau hoặc chỉ tiêu % số điểm được khai thác trong tuyến. Các bậc đánh giá của chỉ tiêu này như sau: + Mức độ khai thác rất cao: Có trung bình từ trên 30 tour/tháng hoặc trên 2000 khách/tháng hoặc >70% số điểm trên tuyến được khai thác, + Mức độ khai thác cao: Có trung bình từ trên 20-29 tour/tháng hoặc trung bình trên 1000-2000 khách/tháng hoặc 50-70% số điểm trên tuyến được khai thác, + Mức độ khai thác trung bình: Có trung bình từ trên 10-19 tour/tháng hoặc trung bình trên 500-1000 khách/tháng hoặc 40-50% số điểm trên tuyến được khai thác, + Mức độ khai thác thấp: Có trung bình 5-10 tour/tháng hoặc dưới 300-500 khách/tháng hoặc dưới 30-40% số điểm trên tuyến được khai thác. + Mức độ khai thác rất thấp: Có trung bình dưới 5 tour/tháng hoặc dưới 300 khách/tháng hoặc dưới 30% số điểm trên tuyến được khai thác. - Mức độ thuận lợi của cơ sở hạ tầng (CSHT) [1]: Mức độ thuận lợi của CSHT của tuyến du lịch được xác định trên cơ sở đánh giá hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng tiếp cận và mức độ an toàn của khách du lịch. Chỉ tiêu có các bậc như sau: + CSHT rất tốt: Có 1-2 loại hình giao thông, có thể đi từ 2-3 loại phương tiện khác nhau, thời gian di chuyển 1-2 giờ, phương tiện giao thông chất lượng tốt. Hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ du khách trên toàn tuyến. + CSHT tốt: Có 1-2 loại hình giao thông, có thể đi từ 1-2 loại phương tiện khác nhau, thời gian di chuyển 2-3 giờ, phương tiện giao thông chất lượng tốt. Hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, các dịch vụ hỗ trợ cơ bản đáp ứng tương đối tốt nhu cầu của du khách trên toàn tuyến. + CSHT trung bình: Có 1 loại hình giao thông, có thể đi từ 1-2 loại phương tiện khác nhau, thời gian di chuyển 4-5 giờ, phương tiện giao thông chất lượng tương đối tốt. Hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, có các dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của du khách trên toàn tuyến. + CSHT kém: Có 1 loại hình giao thông, có thể đi từ 1-2 loại phương tiện khác nhau, thời 165
  3. Trần Văn Anh gian di chuyển trên 6-7 giờ, phương tiện giao thông chất lượng đảm bảo. Hệ thống thông tin liên lạc chưa liên tục trên toàn tuyến, có một số dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của du khách trên toàn tuyến. + CSHT rất kém: Có 1 loại hình giao thông, có thể đi bằng 1 loại phương tiện khác nhau, thời gian di chuyển trên 8 giờ, phương tiện giao thông chất lượng thấp. Hệ thống thông tin liên lạc chưa liên tục trên toàn tuyến, thiếu các dịch vụ cơ bản phục vụ khách. - Mức độ hoàn thiện của cơ sở vật chất kĩ thuật (CSVC) được xác định trên cơ sở đánh giá tiện nghi, hoàn thiện, của hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng,... [1] + Tiện nghi CSVC rất tốt: Có trên 10 cơ sở lưu trú, trong đó có ít nhất 3 khách sạn 3 sao trở lên, nhà nghỉ đủ tiện nghi, nhà hàng đảm bảo đón khách trên 2000 lượt khách/ngày. + Tiện nghi CSVC tốt: Có 7-9 cơ sở lưu trú, trong đó có ít nhất 1-2 khách sạn 2 sao trở lên, nhà nghỉ đủ tiện nghi, nhà hàng đảm bảo đón khách trên 1000-2000 lượt khách/ngày. + Tiện nghi CSVC trung bình: Có 5-6 cơ sở lưu trú, trong đó có ít nhất 1 khách sạn 1 sao trở lên, nhà nghỉ đủ tiện nghi, nhà hàng đảm bảo đón khách trên 500 -1000 lượt khách/ngày. + Tiện nghi CSVC kém: Có 3-4 cơ sở lưu trú, trong đó có khách sạn đạt chuẩn, nhà nghỉ đủ tiện nghi, nhà hàng đảm bảo đón khách dưới 300-500 lượt khách/ngày. + Tiện nghi CSVCKT rất kém: Có ít hơn 3 cơ sở lưu trú, trong đó có nhà nghỉ đủ tiện nghi, đảm bảo đón khách dưới 300 lượt khách/ngày. - Khả năng đáp ứng các dịch vụ du lịch trên tuyến (DV) [1]: Các dịch vụ phục vụ khách du lịch là một trong những yếu tố góp phần vận hành và tăng độ hấp dẫn, hiệu quả khai thác của tuyến du lịch, cũng như sức hút đối với các tour và khách du lịch. + Khả năng đáp ứng rất cao: Trên tuyến có đầy đủ các loại hình dịch vụ đạt tiêu chuẩn có khả năng phục vụ tốt khách như các cơ sở ăn uống, cửa hàng bán hàng lưu niệm, trạm dừng nghỉ, hệ thống xe buýt, có hệ thống trạm tiếp nhiện liệu, sửa chữa phương tiện; các cơ sở y tế, vui chơi giải trí,... và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. + Khả năng đáp ứng cao: Trên tuyến có một số các loại hình dịch vụ cơ bản phục vụ khách như các cơ sở ăn uống, của hàng bán hàng lưu niệm, hệ thống xe buýt, có hệ thống trạm tiếp nhiện liệu, sửa chữa phương tiện; một số dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. + Khả năng đáp ứng trung bình: Trên tuyến có một số các loại hình dịch vụ cơ bản phục vụ khách như các cơ sở ăn uống, của hàng bán hàng lưu niệm, có hệ thống trạm tiếp nhiện liệu; một số dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. + Khả năng đáp ứng thấp: Trên tuyến chỉ có một số các loại hình dịch vụ cơ bản phục vụ khách như các cơ sở ăn uống, của hàng bán hàng lưu niệm... với quy mô nhỏ, dịch vụ chưa đa dạng. + Khả năng đáp ứng rất thấp: chưa có các dịch vụ du lịch cơ bản. Các dịch vụ du lịch như ăn uống, bán hàng lưu niệm,.. sử dụng chung với các dịch vụ của hoạt động kinh tế xã hội của địa phương. 2.1.2. Thang, hệ số và công thức đánh giá Để phân loại tốt nhất các tuyến du lịch, tác giả sử dụng thang điểm 15 và được phân thành 5 bậc ứng với mức độ thuận lợi khác nhau (bậc 5: rất thuận lợi, bậc 1: không thuận lợi). Sử dụng 3 mức hệ số 1, 2, 3. Hệ số 3 tương ứng với tiêu chí độ hấp dẫn và số lượng điểm du lịch. Đây là tiêu chí quan trọng nhất đối với tuyến du lịch. Hệ số 2 tương ứng với tiêu chí mức độ khai thác, cơ sở hạ tầng là hai tiêu chí khá quan trọng khi đánh giá tuyến du lịch. Hệ số 1 tương ứng với cơ sở vật 166
  4. Đánh giá hệ thống tuyến du lịch ở Quảng Nam phục vụ quản lí và phát triển du lịch... chất kĩ thuật và dịch vụ phục vụ khách. Bảng 1. Tiêu chí, thang, bậc và hệ số xác định tuyến DL STT Tiêu chí Hệ số Bậc và trọng số Bậc 5 Bậc 4 Bậc 3 Bậc 2 Bậc 1 1 Độ hấp dẫn và số lượng điểm DL 3 2 Mức độ khai thác 2 3 Cơ sở hạ tầng 2 13-15 10-12 7-9 4-6 0-3 4 Cở sở vật chất kĩ thuật 1 5 Dịch vụ phục vụ khách 1 P n Điểm tổng hợp của mỗi điểm DL được tính bằng công thức: P = Wi .Si (1) i=1 Trong đó: Wi là hệ số tính theo từng tiêu chí; Si là điểm xác định tính theo bậc; i là số thứ tự các tiêu chí (từ 1 đến 5). 2.1.3. Đánh giá thành phần Từ các tiêu chí đánh giá được xác định ở mục 2.1.1, tác giả tiến hành khảo sát, đánh giá từng tuyến du lịch để đánh giá, cho điểm một cách chi tiết. 2.1.4. Đánh giá tổng hợp và phân loại tuyến du lịch Trên cở sở đánh giá thành phần, tiến hành đánh giá tổng hợp điểm trọng số P theo công thức (1). Tác giả tiến hành phân loại tuyến du lịch trên cơ sở điểm tổng hợp và tỉ lệ điểm phần trăm so với điểm tối đa như sau: Bảng 2. Phân loại tuyến du lịch theo điểm và tỉ lệ phần trăm Tỉ lệ phần trăm so với TT Mức độ đánh giá Số điểm số điểm tối đa 1 Mức 1: Rất thuận lợi (Tuyến DL có ý nghĩa QT, QG) 109-135 81 - 100% 2 Mức 2: Thuận lợi (Tuyến DL có ý nghĩa vùng) 82-108 61 – 80% 3 Mức 3: Trung bình (Tuyến DL có ý nghĩa địa phương) 55-81 41 – 60% 4 Mức 4: Ít thuận lợi (Tuyến DL tiềm năng) 28-54 21-40% 5 Mức 5: không thuận lợi (Tuyến DL ít tiềm năng) 0-27 0-20% 2.2. Khái quát về địa bàn và các tuyến được đánh giá Quảng Nam gắn với thương hiệu “Một điểm đến hai di sản thế giới”. Hai di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, Hội An và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm được xem là tổ hợp – tam giác tài nguyên du lịch độc đáo - đặc sắc với các giá trị văn hóa - tự nhiên - lịch sử đặc biệt nhất Việt Nam. Ngoài ra, vùng đất này còn có hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa, làng nghề là sản phẩm của quá trình giao lưu - tiếp biến - trầm tích - lắng đọng với đại diện cho nhiều luồng văn hóa khác nhau như Hòa Bình, Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đại Việt, Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Phương Tây,.. Những giá trị tự nhiên, sinh thái độc đáo với đường bờ biển dài - đẹp - đặc sắc, có những cảnh quan địa hình biển - đảo - núi rừng - sông ngòi liền kề - kết nối trong một không gian mang tính thống nhất – đa dạng rất cao [8]. Quảng Nam có thể là điểm tiếp nhận, trung chuyển và phân phối khách đi các khu vực khác. Từ Quảng Nam đi lên Tây Nguyên qua đường Hồ Chí Minh, quốc lộ (QL) 14. Đi các tỉnh phía Bắc 167
  5. Trần Văn Anh và phía Nam qua QL 1A, đường sắt Bắc – Nam. Đi CHDCND Lào, Thái Lan, Campuchia, Mianma qua cửa khẩu Bờ Y, Lao Bảo, Đắk Ốc, hoặc sân bay Đà Nẵng. Từ Quảng Nam có thể đi khu vực và quốc tế qua sân bay và các cảng biển ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Nằm trên Con đường di sản miền Trung, hành lang Kinh tế - văn hóa – du lịch Đông Dương thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng [8]. Bảng 3. Các tuyến du lịch quốc tế (QT), liên vùng (LV), nội tỉnh (NT) và chuyên đề (CĐ) ở tỉnh Quảng Nam TT Mã số Hướng tuyến I Tuyến tổng hợp Tuyến du lịch từ các nước đến sân bay/cảng biển Đà Nẵng đi Hội An, Núi Thành 1 QT-QN01 (sau đó vào Bình Định, Nha Trang và ngược lại). Tuyến du lịch từ các nước đến sân bay/cảng biển Đà Nẵng đi Hội An, Cù Lao 2 QT-QN02 Chàm, Mỹ Sơn. Tuyến du lịch từ các nước đến sân bay/cảng biển Đà Nẵng đi Hội An lên đường Hồ 3 QT-QN03 Chí Minh (sau đó kết nối với Tây Nguyên, Lào, Thái Lan qua cửa khẩu Bờ Y hoặc ngược lại). Tuyến tuyến du lịch Con đường di sản miền Trung từ các nước đến sân bay Đà 4 QT-QN04 Nẵng/hoặc Nội Bài đi Thành Nhà Hồ - Thanh Hóa đến Hội An, Mỹ Sơn – Quảng Nam hoặc ngược lại. Tuyến du lịch trên hành lang du lịch Đông – Tây, Đông Dương từ các nước đến sân 5 QT-QN05 bay/cảng biển Đà Nẵng đi Hội An, Huế qua cửa khẩu Lao Bảo đi Lào, Thái Lan hoặc ngược lại. 6 LV-QN01 Từ Quảng Nam đi các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và ĐBSH, TDMNPB và ngược lại. 7 LV-QN02 Từ Quảng Nam đi các tỉnh vùng Nam Trung bộ, ĐNB, ĐBSCL và ngược lại. 8 LV-QN03 Từ Quảng Nam với các Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ngược lại. 9 NT-QN01 Tuyến du lịch Hội An/Tam Kỳ lên Trà My và ngược lại. Tuyến du lịch Hội An theo đường Thanh Niên ven biển đi Tam Kỳ, Núi Thành và 10 NT-QN02 ngược lại. 11 NT-QN03 Tuyến du lịch Tam Kỳ - Hội An – Cù Lao Chàm và ngược lại. 12 NT-QN04 Tuyến Tam Kỳ - Biển rạng - Ban Than – tượng đài Núi Thành và ngược lại. Tuyến du lịch Tam Kỳ/Hội An lên Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước 13 NT-QN05 Sơn. 14 NT-QN06 Tuyến du lịch Tam Kỳ/Hội An lên Hòn Kẻm – Đá Dừng. II Tuyến chuyên đề 15 CĐ-QN01 Tuyến du lịch văn hóa di sản từ Đà Nẵng/Hội An đi Mỹ Sơn và ngược lại. Tuyến du lịch biển từ Đà Nẵng/Hội An đi Cù Lao Chàm, Tam Thanh, Biển Rạng 16 CĐ-QN02 và ngược lại. 17 CĐ-QN03A Tuyến du lịch làng nghề, làng quê, làng văn hóa (đi Zara,..) 18 CĐ-QN03B Tuyến du lịch làng nghề, làng quê, làng cổ (đi Lộc Yên,..) 19 CĐ-QN04 Tuyến du lịch sông nước từ Hội An đi Hòn Kẻm – Đá Dừng. 20 CĐ-QN05 Tuyến du lịch sông nước từ Hội An đi Tam Kỳ Núi Thành. 21 CĐ-QN06 Tuyến du lịch văn hóa Văn hóa Chăm pa. 22 CĐ-QN07A Tuyến du lịch di tích lịch sử cách mạng (đi Nước Oa). 23 CĐ-QN07B Tuyến du lịch di tích lịch sử cách mạng (đi TĐ Núi Thành). Hội An là trung tâm phân phối khách du lịch chính của tỉnh Quảng Nam. Ở đây có cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ du lịch đồng bộ, hiện đại, chất lượng cao. Từ Hội An các tuyến du lịch đi về phía Tây, phía Nam, kết nối với Đà Nẵng cũng như kết nối với các cảng biển, sân bay, 168
  6. Đánh giá hệ thống tuyến du lịch ở Quảng Nam phục vụ quản lí và phát triển du lịch... cửa khẩu quốc tế, các vùng khác tạo thành một hệ thống các tuyến du lịch đa dạng và hấp dẫn. Trên cơ sở hệ thống giao thông, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch vụ và phân bố các điểm du lịch, tác giả đã tiến hành xác định, lựa chọn để đưa vào đánh giá 23 tuyến du lịch, trong đó có 14 tuyến du lịch tổng hợp và 9 tuyến du lịch chuyên đề thể hiện tại Bảng 3. 2.3. Kết quả đánh giá Trên cơ sở các quy trình và hệ thống tiêu chí ở mục 2.1 và các tuyến được lựa chọn ở Bảng 3, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế 23 tuyến du lịch, các cửa khẩu, cảng biển, sân bay quốc tế để đánh giá theo từng tiêu chí cụ thể. Kết quả đánh giá được thể hiện trong Bảng 4 và Biểu đồ 1. Bảng 4. Đánh giá tổng hợp các tuyến du lịch ở Quảng Nam Mã số TT HD CSHT CSVC DV MĐKT Điểm Phân loại Xếp hạng tuyến I Tuyến tổng hợp 1 QT-QN01 12 14 15 13 14 120 RTL QG,QT 2 QT-QN02 15 12 15 13 15 127 RTL QG,QT 3 QT-QN03 13 10 15 13 11 109 RTL QG,QT 4 QT-QN04 15 14 15 15 14 131 RTL QG,QT 5 QT-QN05 13 14 14 14 11 117 RTL QG,QT 6 LV-QN01 11 10 14 13 14 108 TL Liên vùng 7 LV-QN02 9 10 15 14 13 102 TL Liên vùng 8 LV-QN03 9 10 12 9 7 82 TL Liên vùng 9 NT-QN01 7 9 7 5 2 55 TB Nội tỉnh 10 NT-QN02 6 7 4 4 1 42 KTL Tiềm năng 11 NT-QN03 9 8 11 9 9 81 TB Nội tỉnh 12 NT-QN04 7 8 5 7 4 57 TB Nội tỉnh 13 NT-QN05 10 7 9 9 6 74 TB Nội tỉnh 14 NT-QN06 8 7 2 4 6 56 TB Nội tỉnh II Tuyến chuyên đề 15 CĐ-QN01 12 9 14 14 14 110 RTL QG,QT 16 CĐ-QN02 7 9 14 8 1 63 TB Nội tỉnh 17 CĐ-QN03A 8 7 14 7 3 65 TB Nội tỉnh 18 CĐ-QN03B 8 7 14 8 3 66 TB Nội tỉnh 19 CĐ-QN04 8 5 14 7 3 61 TB Nội tỉnh 20 CĐ-QN05 3 6 14 3 0 38 KTL Tiềm năng 21 CĐ-QN06 14 12 14 11 9 109 RTL QG,QT 22 CĐ-QN07A 8 7 14 7 3 65 TB Nội tỉnh 23 CĐ-QN07B 8 7 14 8 3 66 TB Nội tỉnh Ghi chú: RTL: rất thuận lợi; TL: thuận lợi; TB: trung bình, KTL: kém thuận lợi Qua phân tích kết quả đánh giá tại Bảng 4 và Biểu đồ 1 cho thấy, điểm tổng giữa các tuyến du lịch có sự phân hóa rất rõ rệt. Các tuyến du lịch được phân loại, xếp hạng như sau: a. Tuyến du lịch rất thuận lợi (có ý nghĩa quốc gia (QG), quốc tế(QT)) Kết quả đánh giá có 7 tuyến du lịch được xác định ở mức độ Rất thuận lợi cho phát triển du lịch, trong đó có 5 tuyến tổng hợp và 2 tuyến chuyên đề. Các tuyến du lịch có mức điểm cao nhất như QT-QN01, QT-QN02, QT-QN04. Các tuyến này, các tiêu chí đều đạt mức điểm rất cao. Các tuyến còn lại có mức điểm thấp hơn như tuyến QT-QN03, QT-QN05, và CĐ-QN01, CĐ-QN06. 169
  7. Trần Văn Anh Trong thời gian tới cần tập trung cải thiện độ hấp dẫn, CSHT, dịch vụ (QT-QN01); CSHT, dịch vụ (QT-QN02, QT-QN03); độ hấp dẫn, mức độ khai thác (QT-QN05); CSHT, mức độ khai thác, dịch vụ, độ hấp dẫn (CĐ-QN01); dịch vụ, CSHT và mức độ khai thác (CĐ-QN06). Nhìn chung, các tuyến có tài nguyên du lịch hấp dẫn với hệ thống các di sản, di tích lịch sử, các lễ hội, các bãi biển; có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, dịch vụ rất tốt tạo điều kiện để thu hút khách du lịch. Biểu đồ 1. Mức điểm đánh giá theo tiêu chí các tuyến du lịch b. Tuyến du lịch thuận lợi (có ý nghĩa liên vùng, vùng) Có 3 tuyến du lịch đạt mức điểm Thuận lợi cho phát triển du lịch (vùng, liên vùng) gồm LV-QN01 (108 điểm), LV-QN02 (102 điểm), LV-QN03 (82 điểm). Nhìn chung, các tuyến này đạt mức điểm tương đối cao nhưng cần cải thiện các tiêu chí như độ hấp dẫn, CSHT, mức độ khai thác. Tuyến LV-QN03 cần đặc biệt chú ý cải thiện dịch vụ trên toàn tuyến. c. Tuyến du lịch Trung bình (có ý nghía địa phương, nội tỉnh) Có 11 tuyến du lịch Trung bình (nội tỉnh) gồm NT-QN01, NT-QN02, NT-QN03, NT-QN04, NT-QN05, NT-QN06, trong đó, tuyến NT-QN02 đạt mức điểm tuyến du lịch Tiềm năng. Nhìn chung, các tuyến này cần cải thiện tất cả các tiêu chí, trong đó cần cải thiện múc độ khai thác, độ hấp dẫn, dịch vụ du lịch. d. Tuyến du lịch tiềm năng Có 2 tuyến du lịch ở dạng tiềm năng gồm NT-QN02, CĐ-QN05. Các tuyến này gần như chưa được khai thác do thiếu CSHT, CSVCKT, dịch vụ, độ hấp dẫn không cao nên mức độ khai thác gần như không có. Do, đó cần cải thiện tất cả các tiêu chí để có thể đưa vào khai thác trong thời gian tới. 170
  8. Đánh giá hệ thống tuyến du lịch ở Quảng Nam phục vụ quản lí và phát triển du lịch... Trong các tuyến trên, có 14 tuyến du lịch tổng hơp (6 tuyến QG, QT, 3 tuyến liên vùng, 5 tuyến nội tỉnh và 1 tuyến tiềm năng) và có 9 tuyến du lịch chuyên đề. 2.3.1. Giải pháp phát triển các tuyến du lịch a. Tuyến du lịch liên vùng, QG, QT Các tuyến du lịch vùng, quốc gia và quốc tế đóng vai trò chính, trung tâm, kênh dẫn khách trong quá trình phát triển du lịch Quảng Nam, cầu nối giữa du lịch Quảng Nam và cả nước cũng như quốc tế. - Cần phải làm mới sản phẩm đối với điểm du lịch này để cải thiện độ hấp dẫn. Xây dựng cơ cấu sản phẩm phải đa dạng nhưng khác biệt tạo sự bất ngờ, ngạc nhiên và ấn tượng cho du khách. - Đầu tư cơ sở vật, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ, chất lượng cao. Phát triển hệ thống dịch vụ du lịch cao cấp trên toàn tuyến để tăng mức độ khai thác. - Cần có sự quản lí, điều phối của cơ quan quản lí và các địa phương trong xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, các yếu tố trung gian trên những tuyến này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự trùng lặp về sản phẩm và dịch vụ. - Xây dựng thương hiệu, tăng cường xúc tiến, quảng bá thu hút khách để nâng cao hiệu quả khai thác. b. Tuyến du lịch địa phương - Kết nối các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương với các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Xây dựng tuyến nội tỉnh thành bộ phận nối dài, gia tăng sản phẩm cho tuyến du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế để tăng mức độ khai thác. - Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng trên toàn tuyến nhất là hệ thống đường kết nối đến các điểm du lịch, hệ thống phương tiên giao thông (xe buýt) có chất lượng tốt. - Đầu tư phát triển các điểm du lịch trên tuyến tạo sự đa dạng các sản phẩm du lịch. - Phát triển các dịch vụ cơ bản trên toàn tuyến và tại các điểm du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách. - Tăng cường công tác quảng bá cho các điểm du lịch trên tuyến. c. Các tuyến du lịch chuyên đề Tuyến du lịch chuyên đề đóng vai trò giữ chân khách du lịch lưu trú lâu hơn, cũng như khai thác tốt hơn các điểm du lịch chuyên đề ở Quảng Nam. - Cần khai thác các di sản văn hóa hình thành tuyến du lịch di sản, khai thác làng nghề, làng văn hóa hình thành tuyến du lịch cộng đồng có đặc trưng riêng để tăng độ hấp dẫn. - Phát triển các dịch vụ cơ bản tại các điểm du lịch để phục vụ khách như lưu trú, ăn uống, vận chuyển nội bộ, hàng lưu niệm tại các làng nghề, làng quê, làng văn hóa. - Cần đầu tư nạo vét các tuyến sông (Trường Giang), xây dựng hệ thống bến thuyền, đường kết nối với điểm du lịch, hệ thống phương tiện tàu thuyền. - Các tuyến này kết nối chặt chẽ, trở thành một bộ phận của các tuyến du lịch quốc gia, quốc tế trên địa bàn. - Tăng cường công tác quảng bá cho các tuyến chuyên đề để du khách có thể có đầy đủ thông tin. d. Các tuyến du lịch tiềm năng Đối với tuyến này cần đầu tư bảo tồn tài nguyên, phát triển hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng, 171
  9. Trần Văn Anh hệ thống các dịch vụ. Đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống giao thông kết nối với các điểm du lịch. Bên cạnh đó, đầu tư phát triển các điểm du lịch trên tuyến để đưa vào khai thác phục vụ du khách trong tương lai. 3. Kết luận - Bộ công cụ đã đánh giá tương đối toàn diện hiện trạng các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến sự vận hành của của một tuyến du lịch từ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, mức độ khai thác, sức hấp dẫn của tài nguyên cũng như hệ thông các dịch vụ lịch trên toàn tuyến. - Quảng Nam là địa phương có tiềm năng du lịch rất lớn. Đây cũng là nơi có nhiều tuyến giao thông – du lịch quan trọng đi qua. Hệ thống tuyến du lịch ở Quảng Nam tương đối đa dạng, nhiều tuyến du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế, nhiều tuyến du lịch chuyên đề rất độc đáo. Qua đánh giá đã phân loại, xếp hạng các tuyến du lịch theo các mức độ khác nhau làm căn cứ để phân cấp quản lí góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường. - Việc vận dụng bộ tiêu chí này vào các địa bàn tương tự hoặc các địa bàn khác có thể chỉ điều chỉnh những chỉ tiêu định lượng trong từng tiêu chí cho phù hợp với đối tượng cụ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Văn Anh, 2014. “Đánh giá tuyến du lịch trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua Quảng Nam bằng phương pháp thang điểm tổng hợp”. Tạp chí khoa học, Đại học Quảng Nam, số 4, tr.1-10. [2] Nguyễn Thế Chinh, 1995. Cơ sở khoa học của việc xác định các tuyến du lịch Nghệ An. Luận án PTS Địa lí kinh tế - chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [3] Hồ Công Dũng, 1996. Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến điểm du lịch vùng Trung Bộ. Luận án PTS Địa lí kinh tế - chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [4] Phạm Trung Lương, 1995. Cơ sở khoa học cho việc xác định các tuyến, điểm du lịch. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Hà Nội, Đề tài cấp Bộ. [5] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2006. Luật du lịch. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam, 2012, 2013, 2014. Báo cáo tổng kết hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. [7] Phạm Lê Thảo, 2006. Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững. Luận án TS, Chuyên ngành Địa lí học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [8] Tỉnh ủy Quảng Nam, 2001. Quảng Nam – thế và lực mới trong thế kỉ XXI. Nxb Lao động. [9] Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, 2004. Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam. Đề tài khoa học cấp Bộ. ABSTRACT A quantitative evaluation of the tourism route system in Quang Nam Province In this article, the author assembled a toolkit that includes a a procedure, criteria, coefficients and quantitative scales that will make it possible to evaluate, classify and rank tourism routes to improve tourism activity management. Using this toolkit, the author assessed the tourism routes of Quang Nam and verified the reliability and scientific and practical value of his procedure and criteria. Keywords: "Route evaluation", "Route ranking", "Quang Nam route", “Route criteria" 172
nguon tai.lieu . vn