Xem mẫu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA PHƯƠNG PHÁP TRISS SỬA ĐỔI
TRONG TIÊN LƯỢNG HẬU QUẢ CHẤN THƯƠNG
Nguyễn Hữu Tú
Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của phương pháp TRISS sửa đổi trong tiên lượng hậu quả của chấn
thương tại bệnh viện Việt - Đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng số bệnh nhân 3772 (nam 78,8%, nữ
21,2%); tuổi trung bình: 34,7 ± 15,1; 323 bệnh nhân tử vong. Hiệu lực tiên lượng của RTS: ROC = 0,9 (0,88
– 0,92, CI 95%). Hiệu lực tiên lượng của ISS: ROC = 0,91 (0,90 - 0,93, CI 95%). Độ tin cậy của phương
pháp TRISS sửa đổi: ROC = 0,95 (0,92 – 0,97, CI 95%), Sn = 55%, Sp = 98,4%, PPV = 76,6%, NPV =
95,8%; Tỷ lệ tiên lượng sai (M) = 5,2%; và Z = 0,11 (p > 0,05). Phương pháp TRISS sửa đổi có khả năng
tiên lượng tốt hậu quả sống chết sau chấn thương trên lâm sàng với độ tin cậy cao.
Từ khoá: chấn thương, TRISS, tử vong

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đánh giá đúng độ nặng của chấn thương
và tiên lượng sớm theo các tiêu chuẩn quốc tế
cho phép đưa ra các quyết định xử trí đúng
đắn trong cấp cứu. Đánh giá độ nặng và tiên
lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế còn là công
cụ tin cậy và cần thiết trong nghiên cứu chấn
thương nói chung, là cơ sở khoa học khi đánh
giá kết quả điều trị của từng bệnh nhân chấn
thương hay của cả hệ thống điều trị [1; 4].
Phương pháp TRISS (gồm bảng điểm RTS,
ISS và tuổi) đã được nghiên cứu, thừa nhận
và áp dụng rộng rãi tại nhiều trung tâm chấn
thương trên thế giới. Do sự khác nhau về đặc
điểm dịch tễ, mức độ nặng của chấn thương
và chất lượng của hệ thống điều trị ở mỗi
nước, TRISS được áp dụng với các hệ số
chấn thương đặc trưng khác nhau [2; 7]. Từ
năm 1996, chúng tôi đã đưa các tiêu chuẩn
đánh giá độ nặng và tiên lượng chấn thương
theo phương pháp TRISS vào nghiên cứu và
áp dụng tại bệnh viện Việt Đức; đã tìm ra các

hệ số chấn thương đặc trưng riêng và các sửa
đổi trong phương pháp TRISS phù hợp với hệ
thống cấp cứu và điều trị chấn thương tại Việt
Nam [1].
Việc tiếp tục nghiên cứu kiểm chứng độ tin
cậy của các tiêu chuẩn sử đổi này trong đánh
giá độ nặng và tiên lượng chấn thương tại
Việt Nam là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá độ
tin cậy của phương pháp TRISS sửa đổi trong
tiên lượng hậu quả của chấn thương tại bệnh
viện bệnh viện Việt Đức.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân chấn thương tuổi ≥ 10, được thu
thập vào nghiên cứu tại phòng khám cấp cứu,
khoa bệnh chấn thương của các bệnh viện.
Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi được
phẫu thuật ≤ 72 giờ.
Chưa được can thiệp ngoại khoa ở nơi khác.

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Hữu Tú, Bộ môn Gây mê hồi sức,
Đại học Y Hà Nội
Email: nghuutu@yahoo.com
Ngày nhận: 18/04/2013
Ngày được chấp thuận: 20/6/2013

52

Chưa được hồi sức tích cực bằng các
phương pháp như: đặt nội khí quản, mở khí
quản, thở máy, trợ tim mạch, chưa được dùng
thuốc mê hoặc an thần mạnh.
TCNCYH 83 (3) - 2013

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Không có các bệnh nội khoa phối hợp như:

Phương pháp TRISS sửa đổi được áp

Tim mạch, hô hấp. Xác định bằng hỏi trực tiếp
bệnh nhân hoặc người thân và thăm khám

dụng trong nghiên cứu [1]:

lâm sàng.

0 nếu < 50 tuổi. Các hệ số chấn thương đặc
trưng cho hệ thống điều trị chấn thương tại

1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Thiếu các điều kiện lựa chọn đã nêu được
phát hiện khi tiếp nhận hoặc trong quá trình
theo dõi, điều trị: tuổi, đến bệnh viện quá
muộn, đã được can thiệp ngoại khoa hoặc hồi
sức tích cực, tiền sử bệnh nội khoa.
Không được đánh giá đầy đủ theo các yếu
tố tiên lượng trong khi tiếp nhận và điều trị
bệnh nhân.
Bệnh nhân đã chết lâm sàng khi đến bệnh
viện: mất tri giác, ngừng thở, ngừng tim.
Bệnh nhân tử vong trong bệnh viện do
nguyên nhân khác không liên quan với chấn
thương.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả,
tiến cứu. Nghiên cứu được thực hiện tại
phòng khám cấp cứu và các khoa bệnh chấn
thương, khoa Gây mê Hồi sức, bệnh viện Việt
Đức, từ năm 2006 đến năm 2008.
Đánh giá độ nặng và tiên lượng theo
phương pháp TRISS
Phương pháp TRISS thông thường [4]:
Bảng điểm chấn thương sửa đổi (RTS)
đánh giá tổn thương sinh lý.
Bảng điểm độ nặng tổn thương (ISS) đánh
giá tổn thương giải phẫu.
Tuổi của bệnh nhân với mốc tuổi 55: A = 1
nếu ≥ 55, A = 0 nếu < 55 tuổi.
Các hệ số chấn thương: bo = -1,6465, b1 =

Mốc tuổi tiên lượng 50: A = 1 nếu ≥ 50, A =

bệnh viện Việt - Đức: b0 = -2,5841, b1 =
0,4012, b2 = -0,0515, b3 = -0,4930.
Định nghĩa các biến số đầu ra
Chết gồm các bệnh nhân tử vong ở giai
đoạn trong hoặc sau mổ, các bệnh nhân được
gia đình xin về ở giai đoạn sau mổ vì tình
trạng quá nặng.
Sống sót gồm những bệnh nhân xuất
viện không cần một hỗ trợ nào về hô hấp
và tuần hoàn.
3. Tiến hành nghiên cứu
Mỗi bệnh nhân được đánh giá khi tiếp
nhận theo mẫu phiếu in sẵn, bao gồm: đặc
điểm dịch tễ chấn thương, chẩn đoán lâm
sàng, tiền sử, điểm RTS, điểm ISS, chẩn đoán
trong mổ, kết quả điều trị.
Xác định các yếu tố liên quan của bệnh
nhân như tuổi, thời gian bị tai nạn, tiền sử bệnh
tật. Hỏi trực tiếp nếu bệnh nhân tỉnh táo, qua
người thân khi bệnh nhân có rối loạn tri giác.
Đánh giá điểm RTS gồm:
- Đánh giá tri giác theo thang điểm Glasgow.
- Đếm tần số thở trong một phút dựa vào di
động của lồng ngực.
- Đo huyết áp động mạch tối đa bằng máy
đo tự động (máy Dinamap).
Đánh giá tổn thương giải phẫu theo ISS

0,5175, b2 = -0,0739, b3 = -1,9261
Khả năng sống sót của từng bệnh nhân sẽ là:

dựa vào:

Ps = 1/(1 + e-b). Trong đó b = bo + b1RTS +
b2ISS + b3A

trước mổ.

(e là hằng số Logarithm tự nhiên có giá trị
2,718282).
TCNCYH 83 (3) - 2013

- Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng
- Chẩn đoán tổn thương trong mổ của
phẫu thuật viên.
53

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
- Tổn thương phát hiện thêm trong thời

4. Khía cạnh đạo đức

gian nằm viện.
- Tổn thương phát hiện thêm khi mổ tử thi

Nghiên cứu mô tả, được thực hiện bởi
người nghiên cứu độc lập vì vậy các số liệu

nếu có.
Theo dõi trong bệnh viện:

được thu thập bởi nhóm nghiên cứu không

Bệnh nhân được theo dõi trong bệnh viện

làm thay đổi chiến lược và biện pháp điều trị
trên những bệnh nhân cụ thể trong suốt quá

nhằm ghi nhận và phát hiện các biến chứng,
số ngày phải thở máy hoặc trợ tim mạch, các

trình nghiên cứu. Nghiên cứu không vi phạm
các quy tắc đạo đức đối với một nghiên cứu

diễn biến bất thường cũng như kết quả điều
trị: sống sót hay tử vong.

lâm sàng. Kết quả của nghiên cứu được hy
vọng sẽ giúp thay đổi theo hướng tích cực

Nguyên nhân tử vong được đưa ra dựa

cách đánh giá độ nặng và tiên lượng chấn

trên tổn thương do chấn thương, diễn biến

thương trên lâm sàng cũng như đối với việc
đánh giá khách quan kết quả điều trị bệnh

trong quá trình điều trị, kết luận của các bác
sỹ chuyên khoa và kết quả giải phẫu bệnh lý
nếu có. Phiếu nghiên cứu của các bệnh nhân
sẽ được hoàn thiện, cho điểm theo các bảng
điểm chấn thương. Số liệu được lưu trữ và xử

nhân chấn thương.

III. KẾT QUẢ
1. Một số đặc điểm của bệnh nhân

lý bằng chương trình SPSS 12.0.
3. Phân tích số liệu
Đánh giá giá trị tiên lượng của các thang
điểm này khi dùng một cách riêng lẻ bằng độ
nhạy (Sn), độ đặc hiệu (Sp), hiệu lực tiên
lượng (ROC - Receiver Operating Curve).
Khả năng sống sót của mỗi bệnh nhân (Ps)
được được xác định theo phương trình hồi
quy. Xác định hiệu lực tiên lượng (ROC - Receiver Operating Curve).
Kiểm định độ tin cậy của TRISS. Ps
(possibility of survival) = 0,5 được coi là ranh
giới phân định để tiên lượng sống chết. Độ tin
cậy của phương pháp TRISS trong tiên lượng
thể hiện bằng sự khớp nhau giữa Ps dự đoán
theo TRISS và tính trạng sống chết trong thực
tế được kiểm định bằng trắc nghiệm Z và khả
năng tiên lượng sai M (misclassification) =
(FNN + FPN)/n. Trong đó FNN là số trường
hợp âm tính giả, FPN là số trường hợp dương
tính giả, n là số bệnh nhân nghiên cứu.

54

Tổng số bệnh nhân được đưa vào nghiên
cứu: 3772
Nam: 2971 (78,8%), nữ: 801 (21,2%); Tuổi
trung bình: 34,7 ± 15,1 (15 - 92).
Loại tai nạn: giao thông: 2494 (66,1%); lao
động: 430 (11,4%); sinh hoạt: 847 (22,5%)
Số vùng tổn thương trên một bệnh nhân:
3268 bệnh nhân (86,6%) có 1 vùng tổn
thương; 364 (9,7%) có 2 vùng tổn thương;
119 (3,2%) có 3 vùng tổn thương; 21 (0,53%)
có 4 - 5 vùng tổn thương.
Chẩn đoán tổn thương: đa chấn thương:
233 (6,2%); chấn thương sọ não: 1162
(30,5%); chấn thương hàm mặt: 111 (2,9%);
chấn thương ngực 180 (4,8%); chấn thương
bụng: 80 (2,1%); chấn thương chi: 1128
(29,9%); chấn thương da 66: (1,7%).
2. Kết quả áp dụng TRISS sửa đổi trong
tiên lượng chấn thương
Điểm RTS và hậu quả chấn thương

TCNCYH 83 (3) - 2013

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân sống sót và tử vong theo điểm RTS
Điểm RTS

Bệnh nhân sống (%)

Bệnh nhân tử vong (%)

Tổng

0

0

8

8

1

0

4

4

2

0

6

6

3

0

4

4

4

0

7

7

5

1

7

8

6

2 (20%)

8 (80%)

10

7

3 (13,7)

19 (86,3%)

22

8

17 (32,7)

35 (67,3%)

52

9

71 (48,0%)

77 (52,0%)

148

10

268 (76,8%)

81 (23,2%)

349

11

499 (92,6%)

40 (7,4%)

539

12

2588 (99%)

27 (1%)

2615

Tổng số

3449 (91,5%)

323 (8,5%)

3772

(Điểm càng thấp, tiên lượng càng nặng, ROC = 0,9 (0,88 - 0,92, CI 95%).
Điểm ISS và hậu quả chấn thương
Bảng 2. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân sống sót và tử vong theo điểm ISS
Điểm ISS

Bệnh nhân sống (%)

Bệnh nhân tử vong (%)

Tổng

40

3 (6,3%)

45 (93,7%)

48

Tổng số

3449 (91,5%)

323 (8,5%)

3772

(Điểm càng cao, tiên lượng càng nặng, ROC = 0,91 (0,90 - 0,93, CI 95%)

TCNCYH 83 (3) - 2013

55

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tuổi và hậu quả chấn thương
Bảng 3. Phân bố tỷ lệ sống sót và tỷ lệ tử vong theo các khoảng mốc tuổi
Mốc tuổi

Bệnh nhân sống (%)

Bệnh nhân tử vong (%)

Tổng

10 - 19

460 (92,8%)

36 (7,2%)

496

20 - 29

1131 (93,3%)

81 (6,7%)

1212

30 - 39

729 (91,6%)

67 (8,4%)

796

40 - 49

594 (90,9%)

60 (9,1%)

654

50 - 59

289 (88,1%)

39 (11,9%)

328

60 - 69

131 (84,0%)

25 (16,0%)

156

70 - 79

83 (88,3%)

11 (11,7%)

94

80 - 89

30 (88,3)

4 (11,7%)

34

≥ 90

2

0

2

Tổng số

3449 (91,5%)

323 (8,5%)

3772

Bảng 4. Phân bố bệnh nhân sống sót và tử vong theo mốc tuổi
Tuổi

Điểm ISS

Bệnh nhân sống (%)

Bệnh nhân tử vong (%)

Tổng

< 50

10,9 ± 7,4

2914 (92,3%)

244 (7,7%)

3158

≥ 50

11,1 ± 7,7

535 (87,1%)

79 (12,9%)*

614

3449 (91,5%)

323 (8,5%)

3772

Tổng

Không có sự khác biệt về điểm ISS giữa 2 nhóm tuổi, *p < 0,05 so với nhóm tuổi < 50
Khả năng sống sót của bệnh nhân chấn thương
Ps: 77,4 ± 15,3% (0,3 - 88,3%).
Bảng 5. Phân bố khả năng sống sót và tình trạng sống chết trong thực tế
Ps

Bệnh nhân tử vong (%)
*

Bệnh nhân sống (%)

Tổng

54 (23,4%)

231

< 50%

177 (76,6%)

≥ 50%

146 (4,1%)

3395 (95,8%)

3541

Tổng

323 (8,5%)

3449 (91,5%)

3772

*

56

p < 0,01 so với nhóm Ps ≥ 50%

TCNCYH 83 (3) - 2013

nguon tai.lieu . vn