Xem mẫu

  1. Đái tháo đường ở người có tuổi (> 65 tuổi) Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở người có tuổi thường rất cao (>10%), thêm vào đó người có tuổi hay mắc cùng một lúc nhiều bệnh như tăng huyết áp, thiếu máu mạch vành, loãng xương, đau khớp... Người ĐTĐ có tuổi thường hay bị lạm dụng thuốc (để chữa các chứng bệnh khác nhau: đau đầu, kém ngủ) và thiếu thông tin phòng chữa bệnh, thiếu quan tâm chăm sóc đầy đủ. Do vậy vấn đề ĐTĐ ở người có tuổi cần được quan tâm đúng mực hơn.
  2. Người có tuổi thường sợ phiền đến người xung quanh (tính cam chịu, khả năng diễn đạt bị hạn chế, sự thất thường về tâm lý tình cảm, cũng như tình trạng bệnh tật...) làm chậm quá trình phát hiện và điều trị bệnh. Hạ đường huyết rất thường xảy ra và nặng ở người ĐTĐ có tuổi do dùng thuốc uống không thích hợp, do bữa ăn thất thường. Hạ đường huyết ở người có tuổi nhiều khi rất khó phát hiện do các triệu chứng mờ nhạt và không điển hình: lời nói, cử chỉ chậm chạp, cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, thường là nổi trội hơn biểu hiện đói cồn cào, vã mồ hôi. Hạ đường huyết thường sinh ra những chất làm tăng huyết áp có thể gây ra tai biến mạch máu não. Bệnh nhân và người sống cùng phải nghiên cứu kỹ về hạ đường huyết, có các biện pháp phòng ngừa và xử lý hạ đường huyết; không được bỏ bữa ăn; dùng thuốc cẩn thận, đúng liều; luôn mang theo người đường kính (15 gram). Một điều lưu ý nữa là hạ đường huyết ở người già do dùng sulfamid hạ đường huyết thường kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày khi có suy gan, thận kín đáo đi kèm do đó xử lý hạ đường huyết cần phải bổ sung thêm nhiều bột, đường hơn và bắt buộc phải vào viện theo dõi liên tục (xem thêm phần hạ đường huyết).
  3. Hôn mê tăng đường máu, tăng áp lực thẩm thấu cũng là mối nguy hiểm thường gặp ở lứa tuổi này do nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não... Bệnh nặng lên do phát hiện muộn vì các biểu hiện ban đầu được coi là do tuổi già, do thay đổi thời tiết... Điều trị ĐTĐ ở người có tuổi cần lưu ý một số điểm riêng sau: - Mục tiêu đường máu nên giữ ở mức cao hợp lý: đói 6-8 mmol/l. Sau ăn = 8-11mmol/l. - Khám tim (đo điện tim), mắt, bàn chân, chức năng gan thận ít nhất 1 lần/năm. - Cung cấp thông tin đầy đủ về đề phòng, phát hiện xử lý hạ đường huyết cho người bệnh cũng như là người sống cùng. - Dùng thuốc thận trọng, đúng liều. Nếu chức năng gan thận giảm nhiều nên chuyển sang điều trị insulin. Khi người có tuổi mắc bệnh ĐTĐ trở nên mệt mỏi, gầy sút cần lưu ý một số điểm sau: - Đường máu tăng cao ? - Hạ đường huyết kín đáo ?
  4. - Mắc thêm bệnh trầm cảm ? - Chế độ ăn kiêng quá mức ? - Nhiễm khuẩn kín đáo: răng miệng, lao phổi, viêm đường tiết niệu... - Thiếu máu cơ tim ? - Bệnh ung thư ? - Bệnh tuyến giáp ? Ths, Bs Nguyễn Huy Cường. BV Nội tiết TƯ.
nguon tai.lieu . vn