Xem mẫu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Summary
EFFICIENCY OF SHELLAC F VARNISH IN DENTAL CARIES
PREVENTION IN 12 YEARS-OLD CHILDREN AFTER 12 MONTHS
A single-blind, randomized controlled trial was conducted in 207 children (12 years-old) living
in a non-fluoridated area to evaluate the efficiency of Shellac F in dental caries prevention.
Shellac F and Duraphat® were applied in two experimental groups every 3 months, and no application of fluoride varnishes was done in the control group. Dental caries were evaluated according
to the International Caries Detection and Assessment System (ICDAS II) by 3 calibrated examiners. After 12 months, the mean scores of new carious teeth and teeth surfaces of the two experimental groups were significantly lower than that of the control group (p < 0.05) in S1 code. There
was no significant difference observed between the two experimental groups (p > 0.05). However,
the percentage of dental caries reduction was 29% in Shellac F and 11% in Duraphat® treated
groups compared to the control groups (p < 0.05). This study demonstrated that Shellac F and
Duraphat® were both effective in dental caries prevention in 12 years-old children after 12 months.
Key words: fluoride varnish, Shellac F, caries prevention, ICDAS II

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ HÀN PHỤC HỒI
TỔN THƯƠNG TỔ CHỨC CỨNG CỔ RĂNG KHÔNG DO SÂU
BẰNG RESIN – MODIFIED GLASS IONOMER
Nguyễn Hoàng Minh, Trịnh Thị Thái Hà
Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu và
nhận xét kết quả hàn phục hồi tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu bằng Resin – modified glass
ionomer (RM - GI), 70 răng được hàn bằng RM - GI. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mô tả, theo dõi dọc,
được thực hiện trên 70 răng có tổn thương. Kết quả cho thấy răng hàm nhỏ chiếm tổn thương cao nhất
72,86%, tỷ lệ răng bị ê buốt khi có kích thích giảm theo thời gian theo dõi. Sau 6 tháng, tỷ lệ răng bị ê buốt
khi có kích thích là 4,29%, tỷ lệ lưu giữ miếng hàn là 95,71%; 92,86% miếng hàn sát khít hoàn toàn; 90%
miếng hàn không bị mòn; 90% miếng hàn hợp màu hoàn toàn; không có hiện tượng sâu răng thứ phát.
Từ khóa: resin – modified glass ionomer (RM-GI), tổn thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương tổ chức cứng ở cổ răng là một
trong những bệnh lý hay gặp trên lâm sàng. Ở
Việt Nam, trong các tổn thương tổ chức cứng
58

ở vùng cổ răng thì mòn cổ răng hình chêm
chiếm tỉ lệ khá cao.Tổn thương tổ chức cứng
cổ răng không những ảnh hưởng đến thẩm
mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng như ê

TCNCYH 82 (2) - 2013

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
buốt răng, có thể dẫn đến bệnh lý tủy và các

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

biến chứng bệnh lý tủy, gãy thân răng. Hiện
nay có nhiều vật liệu hàn phục hồi tổn thương
tổ chức cứng ở cổ răng, phổ biến là composite.
Composite có độ thẩm mỹ tốt, nhưng gây nhạy
cảm và kích thích tủy răng, sự co của composite có thể tạo ra các vi kẽ và gây ra sâu răng tái
phát. Bên cạnh composite, Glass ionomer
được sử dụng ngày càng rộng rãi do có nhiều
cải tiến về độ trong, đặc tính lý hóa và cơ học.
Ưu điểm của glass ionomer là bám dính tốt
vào ngà răng, phóng thích nhiều Fluoride [1],
tạo liên kết hóa học trực tiếp với men răng
và ngà răng,hạn chế sâu tái phát [2] và có
tính tương hợp sinh học với mô tủy răng.
Sau đó, Mitra đã cải tiến Glass ionomer
bằng cách thêm resin vào thành phần. Chất
hàn này là Resin modified glass ionomer, có
nhiều ưu điểm về đặc tính vật lý và tính bám
dính, là loại lưỡng trùng hợp nên có thể chủ
động trong tạo hình lỗ hàn.
Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá hiệu quả
của hàn tổn thương tổ chức cứng cổ răng
bằng Resin modified glass ionomer chưa
nhiều. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Nhận xét lâm sàng và kết quả hàn phục
hồi tổn thương tổ chức cứng cổ răng không
do sâu bằng Resin - modified glass ionomer”
với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương tổ
chức cứng cổ răng không do sâu.
2. Nhận xét kết quả hàn phục hồi tổn
thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu
bằng Resin modified glass ionomer.

1. Đối tượng
Bệnh nhân trên 20 tuổi đến khám và được
chẩn đoán tổn thương tổ chức cứng không do
sâu ở cổ răng có độ sâu từ 1 - 2 mm tại Khoa
Răng Hàm Mặt bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ
tháng 07 năm 2011 đến tháng 04 năm 2012.
2. Cỡ mẫu
n = Z21-a/2

p(1 - p)
d2

Với p = 0,953 [5]. n = 70 (răng)
3. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng - mô tả, theo dõi dọc
Đánh giá kết quả sau điều trị: Theo tiêu
chuẩn của hệ thống đánh giá sức khỏe cộng
đồng ở Mỹ và có bổ sung (Modified USPHS
Criteria) [3].
4. Đạo đức nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân theo tiêu chuẩn lựa chọn
được chúng tôi giải thích kỹ tình trạng mòn cổ
răng, phương pháp hàn cũng như ưu nhược
điểm của vật liệu hàn Resin - modified glass
ionomer. Bệnh nhân đồng ý ký cam kết tham
gia nghiên cứu chúng tôi mới tiến hành. Kết
quả nghiên cứu được sử dụng để đánh giá
tình trạng tủy, sự sát khít và màu sắc của vật
liệu với mô răng, qua đó rút kinh nghiệm và bổ
sung phương pháp hàn cho các bệnh nhân
sau này. Mọi thông tin liên quan đến bệnh
nhân đều được giữ bí mật chỉ những người
nghiên cứu mới được sử dụng.

III. KẾT QUẢ
Địa chỉ liên hệ: Trịnh Thị Thái Hà, Viện Đào tạo Răng
Hàm Mặt, trường Đại học Y Hà Nội

1. Đặc điểm lâm sàng

Email: thai_ha70@yahoo.com
Ngày nhận: 06/01/2013
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013

Răng hàm nhỏ bị tổn thương cổ răng không

TCNCYH 82 (2) - 2013

do sâu có tỷ lệ cao nhất (72,86%) (bảng 1).

59

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Phân bố răng tổn thương theo nhóm răng
Số răng

n

%

Răng cửa

6

8,57

Răng hàm nhỏ

51

72,86

Răng hàm lớn

13

18,57

70

100

Loại răng

Tổng
2. Đáp ứng tủy trước hàn

Biểu đồ 1. Đáp ứng tủy trước hàn
80 % răng bị ê buốt khi có kích thích, không có răng nào bị ê buốt tự nhiên.
3. Kết quả hàn tổn thương tổ chức cứng cổ răng bằng RM-GI
3.1. Đánh giá kết quả sau điều trị 1, 3, 6 tháng
3.1.1. Phản ứng của tủy răng
Tỷ lệ %/ Số răng

Biểu đồ 2. Phản ứng của tủy răng sau 1,3, 6 tháng
Sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng theo dõi, không có răng nào có cơn đau tủy (kém). Phản ứng
của tủy răng ở mức độ tốt (không buốt tự nhiên) có tỷ lệ cao (sau 1 tháng 91,43%, 3 tháng
92,86%, 6 tháng 94,29%).

60

TCNCYH 82 (2) - 2013

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
3.1.2. Sự lưu giữ của miếng hàn
Tỷ lệ lưu giữ miếng hàn giảm dần theo
thời gian.Sau 1 tháng tất cả miếng hàn vẫn
còn nguyên vẹn. Sau 3 tháng theo dõi có 2
răng bị bong vỡ một phần.Sau 6 tháng theo
dõi có 1 răng bị bong miếng hàn. Tỷ lệ lưu
giữ miếng hàn sau 6 tháng là 95,71%.
3.1.3. Sự sát khít bờ miếng hàn
Sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng theo dõi
không có răng nào xuất hiện rãnh dọc bờ
miếng hàn mà lộ ngà. Sự khít bờ của miếng
hàn sau 6 tháng là 92,86%.
3.1.4. Hình thể miếng hàn
Không có miếng hàn nào bị mòn trên 1mm.
Sau 6 tháng: 90% miếng hàn không bị mòn.
3.1.5. Sự hợp màu của miếng hàn
Sau 6 tháng có 90% RM-GI hợp màu hoàn
toàn. Không có miếng hàn nào ở mức độ kém
bị đổi màu nhiều, không chấp nhận được.
3.1.6. Kết quả đánh giá tình trạng lợi
Không có răng nào viêm lợi độ 2, 3. Tỷ lệ
răng bị viêm lợi độ 1 tăng theo thời gian theo
dõi (1 tháng: 4,29%; 3 tháng: 5,71%, 6 tháng:
7,14%).

nhiều nhất ở răng hàm nhỏ do lực sang bên ở
vùng răng hàm nhỏ lớn hơn các vùng răng
khác. Đặc biệt trường hợp hướng dẫn sang
bên là hướng dẫn nhóm gây nên lực hướng
về phía cổ răng làm vỡ liên kết hóa học giữa
các tinh thể hydroxyapatite, kết hợp lực cơ
học (thói quen chải ngang), sự mài mòn của
môi trường axit gây ra tổn thương tổ chức
cứng ở cổ răng.
Kết quả hàn tổn thương tổ chức cứng
cổ răng bằng RM-GI
Phản ứng của tủy sau 1, 3, 6 tháng điều trị:
Hiện tượng ê buốt khi có kích thích giảm dần
theo thời gian theo dõi. Kết quả nghiên cứu phù
hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Vân
và Hoàng Tử Hùng [7]. Điều này có thể giải thích
do sự hình thành ngà phản ứng sau quá trình
hàn vì vậy sự nhạy cảm của tủy giảm dần theo
thời gian. Với kết quả nghiên cứu này cho
thấy hiệu quả hàn bằng RM-GI ít kích thích
tủy. Vì vậy, đây là một vật liệu tốt để hàn tổn
thương tổ chức cứng cổ răng không do sâu.
Sự lưu giữ của miếng hàn sau 1, 3, 6 tháng
điều trị: Tỷ lệ miếng hàn còn nguyên vẹn sau
6 tháng là 95,71%. Nguyên nhân bong miếng

3.1.7. Kết quả đánh giá tình trạng sâu răng
thứ phát
Không có răng nào bị sâu răng thứ phát.

hàn là do trong quá trình hàn, cách ly nước

IV. BÀN LUẬN

không được hoàn toàn.

bọt bằng bông và ống hút, không có điều kiên
đặt Rubber Dam nên việc cách ly nước bọt
Sự sát khít bờ miếng hàn sau 1, 3, 6 tháng

Đặc điểm lâm sàng tổn thương tổ chức
cứng của răng không do sâu

điều trị: Sự xuất hiện rãnh dọc giữa miếng hàn

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
với nghiên cứu của Neo J và cộng sự [4], và
của các tác giả nghiên cứu trong nước [2].
Mức độ tổn thương mòn cổ răng không do
sâu tăng dần theo độ tuổi do các tác động
cơ học và khớp cắn theo thời gian đồng thời
với việc giảm tiết nước bọt và tổ chức răng
mất khoáng hóa [5; 6]. Mức độ tổn thương

- GI có thành phần nhựa nên có hiện tượng co

TCNCYH 82 (2) - 2013

và bề mặt răng là do trong thành phần của RM
sau khi hàn. Sự co thể tích của RM - GI lớn
hơn khi sử dụng năng lượng cao ngay từ đầu
và miếng hàn co về hướng chiếu đèn. Do đó
để giảm sự co của miếng hàn, chúng tôi thực
hiện chiếu đèn từ xa đến gần, chiếu phía trong
răng trước khi chiều phía ngoài chiếu từ ngoại
vi đến trung tâm, chiếu đủ thời gian.
61

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Hình thể của miếng hàn sau 1, 3, 6 tháng
điều trị: sau 6 tháng 10% mảnh hàn bị mòn
nguyên nhân do trong phản ứng đông cứng,
chuỗi calcium polyacrylate yếu và rất dễ tan
trong nước và chuỗi Aluminium polyacrylate
hình thành muộn hơn vì vậy nếu mảnh hàn
ngấm nước sẽ dễ tan. Ngoài ra bệnh nhân sử
dụng bàn chải lông cứng, lực chải mạnh và
đánh răng không đúng kỹ thuật (thói quen chải
ngang) tạo lực cơ học gây mòn.
Sự hợp màu của miếng hàn sau 1, 3, 6
tháng điều trị: Tỷ lệ hợp màu của chúng tôi
cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn [2]
(sau 6 tháng có 81,2% miếng hàn hợp màu
hoàn toàn). Theo nghiên cứu của Banuönal,
Tijen Pamir (2005) [3] cho kết quả 83%
miếng hàn với RM-GI(Vitremer) sau 2 tuần
hợp màu hoàn toàn. Điều này có thể giải
thích do khi ăn uống có những thức ăn có
màu ngấm vào làm giảm sự hợp màu, đặc
biệt ở những răng có miếng hàn bị mòn và
không sát khít, bên cạnh đó có các phản
ứng hóa học trong khung nhựa, đặc điểm
về hút nước vật liệu RM-GI làm cho màu
của mảnh hàn thay đổi.
Tình trạng lợi sau 1, 3, 6 tháng điều trị:
Không có trường hợp nào bị viêm lợi nặng.
Sau 6 tháng có 7,14%răng hàn bằng RM-GI
viêm nhẹ (độ 1). Viêm lợi có thể do bệnh nhân
vệ sinh chưa tốt hoặc lợi kích thích với chất
hàn chưa lấy hết hoàn toàn.
Tình trạng sâu răng thứ phát sau 1, 3, 6
tháng điều trị: Tất cả các miếng hàn không có
hiện tượng sâu răng thứ phát. Kết quả của
chúng tôi tương tự như kết quả của tác giả
Nguyễn Anh Tuấn [2] và tác giả khác [8]. Một
trong những ưu điểm của RM-GI là khả năng
giải phóng Fluoride cao nên phòng ngừa được
sâu răng thứ phát.
62

V. KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng tổn thương tổ chức
cứng ở cổ răng: Răng hàm nhỏ bị tổn thương ở
cổ răng không do sâu có tỷ lệ cao: 72,86%.
Kết quả hàn phục hồi tổn thương tổ chức
cứng ở cổ răng bằng RM-GI
Phản ứng tủy: Tỷ lệ răng bị ê buốt khi có
kích thích giảm theo thời gian theo dõi (1
tháng: 8,57%; 3 tháng: 7,14%, 6 tháng:
4,29%).
Sau 6 tháng theo dõi: Tỷ lệ lưu giữ miếng
hàn là 95,71%. 92,86% miếng hànRM-GI sát
khít hoàn toàn. 90% miếng hàn không bị mòn.
90% RM-GI hợp màu hoàn toàn. 7,14%răng
hàn bằng RM-GI viêm nhẹ (độ 1). Không có
hiện tượng sâu răng thứ phát ở miếng hàn
bằng RM-GI.
Với những kết quả của nghiên cứu cho
thấy hiệu quả của hàn phục hồi tổ chức cứng
ở cổ răng không do sâu bằng RM-GI có hiệu
quả tốt.

Lời cảm ơn
Chúng tôi xin trân thành cám ơn tập thể y
bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đại học
Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này. Chúng tôi cũng
cám ơn các bệnh nhân đã hợp tác cùng
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cesar dos Reis Perez, et al (2012).
Review Article Restoration of Noncarious
Cervical Lesions: When, Why, and How. International Journal of Dentistry, Vol 2012, Article
ID 687058, 8.
2. Nguyễn Anh Tuấn (2008). Nhận xét
lâm sàng và so sánh kết quả trám phục hồi
bệnh mòn cổ răng hình chêm bằng Hybrid
ionomer và Composite. Luận văn thạc sỹ y
TCNCYH 82 (2) - 2013

nguon tai.lieu . vn