Xem mẫu

  1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TORUS KHẨU CÁI VÀ TORUS HÀM DƯỚI TRÊN 615 CA
  2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TORUS KHẨU CÁI VÀ TORUS HÀM DƯỚI TRÊN 615 CA TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các đặc điểm dịch tễ học và hình thái học của torus hàm trên và hàm dưới ở một mẫu dân số người Việt nam. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 898 đối tượng đến khám tại khoa Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược ghi nhận 651 trường hợp có torus. Tỷ lệ người có torus là 68,5%, tương đương với các dân số da vàng khác và cao hơn các nhóm dân số da trắng. Kết quả: Tỷ lệ có torus khẩu cái ở nữ (73%) cao hơn so với nam (61,1%) một cách có ý nghĩa. Torus hàm dưới có tỷ lệ thấp và xuất hiện ở nam (4,8%) nhiều hơn nữ (3%). Kích thước của torus thường là nhỏ hoặc vừa, hiếm thấy torus đạt kích thước lớn.
  3. Kết luận: Vị trí của torus thường thấy ở 1/3 giữa khẩu cái. Torus dạng hòn và nhiều múi chiếm đa số, dạng hòn hiếm thấy nhất. Ở hàm dưới, torus thường có ở hai bên. ABSTRACT Objective: The purpose of this study was to determine the distribution and morphological characteristics of torus palatinus and mandibularis in Vietnamese population. Method: This cross- sectional study was conducted on 898 patients. Result: Tori were detected in 615 cases with a prevalence of 68.5%. In female, the occurrence (73%) was significantly higher than in male (61.1%). The occurrence of torus mandibularis was low: 4.8% in male and 3% in female. Conclusion: The size of torus was mostly reported as small or medium. Torus was commonly found at the center of palate. The most common shapes were the nodular and multi- nodular ones
  4. ĐẶT VẤN ĐỀ Torus khẩu cái và torus hàm dưới đã là một vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm lưu ý từ thế kỷ 19. Tuy lồi xương này không được xem như là một biến đổi bệnh lý nhưng vẫn đặt ra vấn đề khi nó phát triển quá lớn làm ảnh hưởng đến các chức năng nhai, nuốt nói và làm cản trở điều trị phục hình. Đến nay nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã được thực hiện trên các nhóm chủng tộc khác nhau và kết quả thu được trên mỗi nhóm chủng tộc này cũng rất khác nhau. Tần suất xuất hiện torus cao nhất là trên người Eskimaux và thấp nhất là trên người da trắng với tỉ lệ thay đổi từ 9,2- 66% cho torus khẩu cái và 0,5- 6,3% đối với torus hàm dưới Tại Việt nam, torus khẩu cái và torus hàm dưới cũng được nhiều nhà phẫu thuật quan tâm đến vì đây cũng là một biến dạng xương tương đối thường gặp ở người Việt nam, và cần được phẫu thuật cắt bỏ t rong trường hợp phát triển quá lớn làm ảnh hưởng đến việc phục hình tháo lắp cho bệnh nhân. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích thống kê tần suất của torus hàm trên và hàm dưới trên một mẫu dân số đến khám tại khoa RHM-ĐHYD với các mục tiêu sau đây:
  5. - Xác định tỉ lệ torus khẩu cái và torus hàm dưới. - Khảo sát xuất độ của torus theo giới và theo tuổi - Xác định các đặc điểm về vị trí, hình thái và kích thước của torus - Khảo sát mối liên hệ giữa kích thước của torus theo giới và tuổi ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu 898 bệnh nhân đến khám tại khoa Răng hàm mặt- Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 5-6 /2002. Phương pháp thu thập số liệu Phiếu khám torus gồm đầy đủ các nội dung để đánh giá torus trên lâm sàng xoay quanh các đặc điểm: - Các thông tin về phần hành chánh - Torus hàm trên và/ hay torus hàm dưới - Hình dạng, vị trí, kích thước của torus trên lâm sàng - Đối với torus hàm dưới, khảo sát thêm số lượng torus mỗi bên
  6. Tiêu chuẩn đánh giá Hình dạng Để dễ dàng so sánh với các nghiên cứu khác, chúng tôi chọn phân loại của Thoma là phân loại lâm sàng torus đơn giản, dễ áp dụng và được nhiều tác giả sử dụng nhất - Torus phẳng: là lồi xương rộng, dẹt và phẳng, nằm ở hai bên đường ráp của xương hàm trên. Đáy torus thường rộng. - Torus hình thoi:thường thấy ở vùng đường ráp hai xương hàm trên. Torus thường hẹp, dài, có thể kéo dài từ vùng gai cửa đến vùng giới hạn sau của khẩu cái cứng - Torus dạng hòn: là những hòn xương nhỏ, rời rạc, thường xuất hiện hai bên đường giữa. Khi những lồi xương này tập hợp lại thành một lồi xương duy nhất, có thể thấy những rãnh xuất hiện giữa những hòn xương. - Torus dạng thùy: hòn xương duy nhất, lớn hơn hẳn so với các dạng trên, đáy rộng và có cuống. Vị trí - Trước: torus nằm từ vị trí răng 3 trở về trước.
  7. - Giữa: vị trí của torus nằm trong khoảng vị trí của răng 4,5,6. - Sau: vị trí của torus nằm trong khoảng vị trí của răng 7,8. Kích thước - Vết: phát hiện khi sờ bằng tay, cảm giác một hòn xương hơi lồi hơn so với xung quanh. - Nhỏ: khi chiều cao của torus dưới 3mm. - Vừa: chiều cao torus từ 3- 5mm. - Lớn: chiều cao của torus trên 5mm. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Tỷ lệ chung của torus khẩu cái và torus hàm dưới trên mẫu nghiên cứu so sánh với các dân tộc khác Tỷ lệ người Việt nam có torus khá cao (68,5%). Tỷ lệ này tương ứng với tỷ lệ ở người Esquimaux (66%). So sánh với kết quả nghiên cứu của Trịnh Công Khởi thực hiện từ năm 1983 -1985 (48,8%)(11), chúng tôi nhận thấy kết quả này có cao hơn, có lẽ vì phương pháp của chúng tôi dựa trên thăm khám và quan sát.
  8. Kết quả thu được này cũng phù hợp với nhận định của các nghiên cứu khác thực hiện trên nhóm người da vàng là nhóm người có tỷ lệ torus cao nhất. Torus ít thấy hơn trên người da trắng và trên người da đen. Theo nghiên cứu của Ohno N. (1988) trên năm nhóm dân châu Á thì nhóm nữ Nhật bản có tỷ lệ torus cao nhất (50%)(16). Ngoài ra trong nghiên cứu của Kerdpon (1999) thì tỷ lệ có torus trên 609 người Thái lan là 61,7%. So với nghiên cứu của Chew C. L. trên người Trung quốc có tỷ lệ torus là 48%, kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả của các nghiên cứu trên. Để giải thích sự khác biệt về tỷ lệ torus khác nhau ở các dân tộc, theo chúng tôi, bên cạnh yếu tố dân tộc, thuyết môi trường của các tác giả King, Miller, Hdricka, Mayhall và nhất là kết quả nghiên cứu của Eggen và Natig thực hiện trên 2.010 bệnh nhân về mối tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng và sự xuất hiện của torus đã nêu rằng thói quen dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của torus. Người Việt nam, cùng với các nhóm dân khác như Nhật bản, Thái lan đều thường xuyên dùng đồ biển trong các bữa ăn hàng ngày, mà các thực phẩm này rất giàu Vitamine D (chủ yếu trong gan cá) và acid béo g3-polinsatures (thường có trong mỡ cá). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự hiện diện của Vitamine D làm tăng sự hiện diện của một loại proteine cảm ứng tạo xương. Còn acid béo y3- polinsatures là chất quan trọng có tác dụng kích thích quá trình tăng trưởng và phát triển của protein
  9. TGF b (Tumor Growth Factor), thành phần của protein này chứa đựng BMP (Bone Morphogenetic Protein), đây cũng là loại protein làm kích thích sự tạo xương. Vì vậy, tần suất xuất hiện torus khá cao trong các nhóm dân này. Đa số các tác giả đều cho rằng torus xuất hiện có liên quan đến chủng tộc, tuy nhiên trong nghiên cứu của King R.D về tỷ lệ của torus khẩu cái trên 100 người da trắng ở bang Kentucky có nguồn gốc từ Bắc Âu (nơi có tỷ lệ torus khẩu cái thấp), ông đã nhận thấy có đến 47% nữ và 28% nam có torus khẩu cái(12). Tỷ lệ này khá cao so với những người Bắc Au. Như vậy, sự thay đổi môi trường sống cũng ảnh hưởng phần nào đến sự xuất hiện của torus. Bảng 1: Tỷ lệ torus theo nhóm tuổi và giới tính trong dân số Giới Tuổi Nam Nữ
  10. Tổng n % n % n % 15-19
  11. 14 58,3 37 74,0 51 68,9 20-29 75
  12. 61,0 150 75,8 225 70,1 30-39 46
  13. 59,0 82 70,1 128 65,6 40-49 40 66,7
  14. 80 75,5 120 72,2 >50 34 59,6
  15. 57 67,1 91 64,1 Tổng 209 61,1 406
  16. 73,0 615 68,5 Bảng 2: Tỷ lệ torus khẩu cái và torus hàm dưới theo giới tính TP TM TP&TM
  17. Tổng n % n % n %
  18. n % Nam 133 63,6 10 4,8 66
  19. 31,6 209 100 Nữ 329 81,0 12
  20. 3,0 65 16,0 406 100 Tổng 462 75,1
nguon tai.lieu . vn