Xem mẫu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
CỦA HỘI CHỨNG STEVENS - JOHNSON VÀ LYELL
DO DỊ ỨNG THUỐC
Lương Đức Dũng1, Hoàng Thị Lâm2, Nguyễn Văn Đoàn2
1

Tổng cục V, Bộ Công an, 2Trường Đại học Y Hà Nội

Nghiên cứu được thực hiện trên 102 bệnh nhân có hội chứng Stevens - Johnson và Lyell do thu ốc tại
Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2012 đến tháng 6/2013. Kết quả
cho thấy tỷ lệ % SJS, TEN là 76,5% và 23,5%: bệnh nhân nam (58,8%) gặp nhiều hơn nữ (41,2%), chủ yếu
ở tuổi trung niên 46,6 ± 20,2. Thuốc gây dị ứng nhiều nhất là Carbamazepine (31,4%). Tỷ lệ bệnh nhân có
sốt là 40,2%. Tất cả các bệnh nhân đều có bọng nước, ban xuất huyết và các tổn thương khác, như “ban đỏ
hình bia bắn” chiếm 18,6%, mụn nước 87,3% và loét niêm mạc ở các hốc tự nhiên. Tỷ lệ của các bệnh nhân
nghiên cứu có thiếu máu, tăng GPT và tăng CRP lần lượt là 16,7%, 55,1% và 88,9%. Bệnh nhân TEN có
thiếu máu, tăng GOT, tăng creatinin cao hơn bệnh nhân SIS (p < 0,05). Bệnh nhân TEN có triệu chứng lâm
sàng rầm rộ hơn SIS, rõ nhất là tỷ lệ sốt cao, loét trợt da, tổn thương hầu hết các hốc tự nhiên (p < 0,05).
Từ khoá: Dị ứng thuốc, hội chứng Stevens-Johnson, Lyell

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoại tử thượng bì nhiễm độc hay hội

nhất, là đích đến của các tổn thương da có

chứng Lyell (Toxic Epidermal Necrolysis -

bọng nước do thuốc nếu không được điều trị.

TEN) và hội chứng Stevens Johnson (SJS) là

Tỷ lệ tử vong của hai hội chứng này rất cao,

tổn thương da, niêm mạc nặng do dị ứng

1 - 5% đối với SJS và 25 - 35% đối với TEN,

thuốc. Hai hội chứng này rất hiếm gặp với tỷ

một cấp cứu y khoa nặng, mối quan tâm hiện

6

lệ 1 - 2/10 dân số. Chẩn đoán bệnh hiện nay

nay của các thầy thuốc lâm sàng [1; 9].

vẫn chủ yếu dựa vào tổn thương lâm sàng và

Chính vì vậy, đề tài này được thực hiện

khai thác tiền sử dùng thuốc. Các nguyên

nhằm mục tiêu:
Xác định loại thuốc là nguyên nhân gây ra

nhân do thuốc hay gặp nhất là thuốc chống co
giật, allopurinol. Yếu tố di truyền cũng đóng
vai trò khá quan trọng, đặc biệt ở người châu

hội chứng Stevens - Johnson và Lyell.
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm

Á. Người ta quan sát thấy có mối liên quan rõ

sàng của bệnh nhân dị ứng thuốc có hội

rệt giữa SJS do dị ứng carbamazepine với

chứng Stevens - Johnson và Lyell.

những cá nhân có HLA-B*1502 hoặc SJS do

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

dị ứng allopurinol với những cá nhân có HLAB*5801. TEN và SJS là hai hội chứng nặng

Địa chỉ liên hệ: Lương Đức Dũng, Tổng cục V - Bộ
Công an.
Email: luongducdungquyet@yahoo.com
Ngày nhận: 04/9/2013
Ngày được chấp thuận: 17/2/2014

TCNCYH 86 (1) - 2014

1. Đối tượng
Gồm 102 bệnh nhân được chẩn đoán xác
định hội chứng SJS và TEN do dị ứng thuốc,
điều trị tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm
sàng, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2012
đến tháng 6/2013.

15

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Tiền sử dùng thuốc: bệnh nhân có sử
dụng thuốc trong vòng 4 tuần trước khi có
biểu hiện lâm sàng.
- Lâm sàng: có các hội chứng và triệu
chứng dị ứng xảy ra sau dùng thuốc, theo
phân loại của Bastuji - Garin năm 1993 chia
thành 3 hội chứng [10].
SJS: biểu hiện hồng ban đa dạng, ban đỏ,
ban xuất huyết trên da; viêm loét niêm mạc 2

Thu thập số liệu: bằng cách sử dụng bệnh
án mẫu. Các số liệu nghiên cứu được xử lý
bằng phương pháp toán thống kê y học, sử
dụng chương trình SPSS 15.0 để tính: trung
bình, phương sai, độ lệch chuẩn, khi so sánh
dùng test "χ2". Ý nghĩa thống kê đạt được khi
p < 0,05.
Trong nghiên cứu này, có 3 bệnh nhân
được chẩn đoán là hội chứng chuyển tiếp SIS

hốc tự nhiên trở lên; dấu hiệu Nikolski âm

- TEN. Tuy nhiên, các bệnh nhân này có tình
trạng lâm sàng không khác nhiều bệnh nhân

tính; có hoặc không có tổn thương nội tạng;
tổng diện tích da có thương tổn bọng nước

SIS do ít có tổn thương nội tạng nên được
xếp vào nhóm SIS để việc xử lý số liệu được

dưới 10% diện tích cơ thể.
- Hội chứng chuyển tiếp giữa hội chứng

thực hiện dễ dàng hơn.

Stevens-Johnson và Lyell (SJS/TEN - overlap
syndrome): thương tổn da là các ban xuất
huyết rộng hoặc các thương tổn “hình bia bắn
phẳng” và tổng diện tích da có bọng nước từ
10 - 30% diện tích cơ thể.
TEN: thương tổn da gồm những bọng
nước khổng lồ dễ bị trợt loét rỉ dịch, để lộ nền
da đỏ; dấu hiệu Nikolski dương tính; viêm loét
hoại tử các hốc tự nhiên; sốt cao và tổn
thương nội tạng rất nặng; tổng diện tích da có
bọng nước trên 30% diện tích cơ thể.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những bệnh nhân SJS và TEN nhưng
không có tiền sử dùng thuốc.
- Những bệnh nhân từ chối tham gia
nghiên cứu.
- Bệnh nhân vào viện lần thứ hai trở lên
trong thời gian nghiên cứu.
2. Phương pháp: mô tả cắt ngang.

3. Đạo đức nghiên cứu
Tất cả các hoạt động tiến hành trong
nghiên cứu này đều tuân thủ qui định và
nguyên tắc chuẩn mực về đạo đức nghiên
cứu y sinh học của Việt Nam và quốc tế. Các
hoạt động nghiên cứu hầu như không gây
nguy hiểm và các nguy cơ cho đối tượng
nghiên cứu. Tất cả các đối tượng nghiên cứu
tự nguyện tham gia vào nghiên cứu sau khi
được tư vấn đầy đủ. Các số liệu y học mang
tính cá nhân trong nghiên cứu được đảm bảo
nguyên tắc bí mật.

III. KẾT QUẢ
Trong 102 bệnh nhân nghiên cứu có 78
bệnh nhân SIS (76,5%) và 24 bệnh nhân TEN
(23,5%).
Phân bố các nhóm tuổi giữa bệnh nhân
SIS và TEN là tương đương (p > 0,05). Tuổi
trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là

* Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên

46,6 ± 20,2 tuổi. Không khác biệt về tuổi và

cứu: Các bệnh nhân được lựa chọn theo trình
tự thời gian, không phân biệt tuổi tác, giới

giới giữa các bệnh nhân SIS và TEN
(p > 0,05). Tỷ lệ nam bệnh nhân chiếm 58,8%

tính, mức độ nặng nhẹ, giai đoạn của bệnh.

(60/102), nữ chiếm 41,2% (42/102) (bảng 1).

16

TCNCYH 86 (1) - 2014

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân SJS - TEN theo tuổi (n = 102)
SIS (n = 78)

TEN (n = 24)

Tổng

Nhóm tuổi

p
n

%

n

%

n

%

≤ 19 tuổi

4

5,1

3

12,5

7

6,9

20 - 29 tuổi

12

15,4

5

20,8

17

16,7

30 - 39 tuổi

17

21,8

2

8,3

19

18,6

40 - 49 tuổi

15

19,2

3

12,5

18

17,6

50 - 59 tuổi

10

12,8

5

20,8

15

14,7

≥ 60 tuổi

20

25,6

6

25,0

26

25,5

Tổng

78

100,0

24

100,0

102

100,0

Tuổi trung bình

46,6 ± 19,3

> 0,05

46,6 ± 23,4

46,6 ± 20,2

Nhóm ≥ 60 tuổi gặp tỷ lệ cáo nhất: 25,5%.
Bảng 2. Các thuốc gây ra hội chứng SJS và TEN (n = 102)
SIS (n = 78)

TEN (n = 24)

Tổng

n

%

n

%

n

%

Carbamazepine

26

33,3

6

25,0

32

31,4

< 0,05

Allopurinol

17

21,8

3

12,5

20

19,6

< 0,05

Thuốc nam

6

7,7

4

16,7

10

9,8

< 0,05

Amoxicilin

2

2,6

1

4,2

3

2,9

Ampicilin

1

1,3

0

0,0

1

1,0

Bisepton

0

0,0

1

4,2

1

1,0

Cefixime

0

0,0

1

4,2

1

1,0

Cephalexin

1

1,3

0

0,0

1

1,0

Hỗn hợp thần kinh

1

1,3

0

0,0

1

1,0

Colchicin

1

1,3

0

0,0

1

1,0

Tên thuốc

p

Carbamazepine là thuốc hay gặp nhất gây ra hội chứng SJS và TEN, chiếm tỷ lệ 31,4%
(p < 0,05). Tiếp theo là thuốc giảm acid uric trong máu allopurinol và thuốc nam với tỉ lệ 19,6% và
9,8%. Tỷ lệ bệnh nhân dị ứng Carbamazepine và Allopurinol có hội chứng SIS cao hơn TEN
(p < 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân dị ứng thuốc nam có hội chứng TEN cao hơn SIS (p < 0,05).

TCNCYH 86 (1) - 2014

17

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 3. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân SJS - TEN (n = 102)
SIS

TEN

Tổng

Triệu chứng

p
n = 78

%

n = 24

%

n = 102

%

Sốt

28

35,9

13

54,3

41

40,2

< 0,05

Choáng váng, khó chịu

48

61,5

20

83,3

68

66,7

< 0,05

Đau đầu, chóng mặt

34

43,6

15

62,5

49

48,0

< 0,05

Ho, đau họng

52

66,7

13

54,2

65

63,7

> 0,05

Buồn nôn, nôn

17

21,8

7

29,2

24

23,5

> 0,05

Ngứa

76

97,4

23

95,8

99

97,1

> 0,05

Đau, rát da

64

82,1

24

100,0

88

86,3

< 0,05

Số hốc tự nhiên tổn
thương trung bình

2,6 ± 0,6

3,5 ± 0,9

2,7 ± 0,8

< 0,001

Các bệnh nhân TEN có sốt, choáng váng, khó chịu, đau đầu, chóng mặt và đau, rát da nhiều
hơn bệnh nhân SIS (p < 0,05). Không khác biệt về tỷ lệ xuất hiện ho, đau họng, buồn nôn, nôn và
ngứa giữa bệnh nhân SIS và TEN (p > 0,05). Số hốc tự nhiên tổn thương của bệnh nhân TEN
cao hơn SIS (p < 0,001).
Bảng 4. Tổn thương da và các hốc tự nhiên trên bệnh nhân SJS - TEN
SIS

TEN

Tổng

Triệu chứng

p
n = 78

%

n = 24

%

n = 102

%

“Hình bia bắn”

15

19,2

4

16,7

19

18,6

> 0,05

Mụn nước

67

85,9

22

91,9

89

87,3

> 0,05

Bọng nước

78

100,0

24

100,0

102

100,0

> 0,05

Ban xuất huyết

78

100,0

24

100,0

102

100,0

> 0,05

Loét trợt da

43

55,1

24

100,0

67

65,7

< 0,001

Nikolsky (+)

11

14,1

20

83,3

31

30,4

< 0,001

Tổn thương mắt

70

89,7

24

100,0

94

92,2

< 0,05

Loét miệng, họng

78

100,0

24

100,0

102

100,0

> 0,05

Loét sinh dục

48

61,5

24

100,0

72

70,6

< 0,001

Loét mũi

3

3,8

15

62,5

18

17,6

< 0,001

Loét tai

1

1,3

11

45,8

12

11,8

< 0,001

Loét hậu môn

1

1,3

9

37,5

10

9,8

< 0,001

18

TCNCYH 86 (1) - 2014

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Không khác biệt về tỷ lệ xuất hiện thương tổn da hình bia bắn, mụn nước, bọng nước, dát
xuất huyết và loét miệng, họng giữa các bệnh nhân SIS và TEN (p > 0,05). Các bệnh nhân TEN
có tỷ lệ bị loét trợt da, dấu hiệu Nikolsy (+), tổn thương niêm mạc mắt, bộ phận sinh dục, mũi, tai
và hậu môn cao hơn so với các bệnh nhân SIS, (p < 0,001).
Bảng 5. Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân SJS - TEN (n = 102)
SIS

TEN

Tổng

Triệu chứng

p
n = 78

%

n = 24

%

n = 102

%

Hồng cầu
< 3,9 x 102/l

10

12,8

7

29,2

17

16,7

> 0,05

Hemoglobin
< 110 g/l

13

16,7

4

16,7

17

16,7

> 0,05

GOT > 40 UI/l

22

28,6

15

65,2

37

37,0

< 0,01

GPT > 41 UI/l

40

53,3

14

60,9

54

55,1

> 0,05

Urê máu > 8,3
mmol/l

19

25,3

8

33,3

27

27,3

> 0,05

Creatinin > 110
µmol/l

5

6,6

6

26,1

11

11,1

< 0,05

CRP > 5 mg/l

60

87,0

20

95,2

80

88,9

> 0,05

Biến động nhiều nhất về xét nghiệm là chỉ số CRP tăng trên 88,9% các bệnh nhân, sau đó
đến tăng men gan GPT 55,1%, GOT 37%. Tỷ lệ tăng men gan GOT và creatinin ở bệnh nhân
TEN cao hơn SIS, (p < 0,05).

IV. BÀN LUẬN
Trong số 102 bệnh nhân nghiên cứu, hội

lệ cao nhất là nhóm trên 60 tuổi (25,5%), các

chứng SJS chiếm 76,5%, Lyell chiếm 23,5%.

nhóm tuổi 20 - 59 tuổi phân bố khá đồng đều,
thấp nhất là nhóm từ 19 tuổi trở xuống (6,9%).

Nam giới chiếm 58,8%, nữ chiếm 41,2%, tỷ lệ
nam/nữ = 1,4/1. Nghiên cứu của Phạm Thị
Hoàng Bích Dịu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân dị
ứng thuốc có bọng nước gặp ở nữ giới là
59,4% cao hơn ở nam giới là 40,6% [9]. Tuổi
trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 46,6
± 20,2. Cao nhất là 90 tuổi, thấp nhất là 10
tuổi (bảng 1). Không khác biệt về tuổi và giới
giữa các bệnh nhân SIS và TEN (p > 0,05).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia bệnh
nhân nghiên cứu thành 6 nhóm tuổi, chiếm tỷ
TCNCYH 86 (1) - 2014

Loại thuốc gây dị ứng trong nghiên cứu
của chúng tôi nhiều nhất là thuốc chống động
kinh Carbamazepine (31,4%), sau đó đến
thuốc giảm acid uric trong máu allopurinol và
thuốc nam với tỷ lệ 19,6% và 9,8% (bảng 2).
Khác với kết quả của chúng tôi, kết quả
nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Bích Dịu
nhận thấy thuốc gây dị ứng nhiều nhất là
kháng sinh (31,3%), sau đó đến thuốc chống
động kinh (25%), thuốc nam (18,8%) [9]. Một
19

nguon tai.lieu . vn