Xem mẫu

  1. Đặc điểm cơ thể người mẹ ở những tháng cuối thai kỳ (6-9 tháng)
  2. Tới quý 3 này, cơ thể của bạn đã trở nên nặng nề: dáng đi lặc lè, b ụng rạn, đau lưng và các khó chịu khác sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn mong sao sớm tới ngày khai hoa nở nhụy. Tháng thứ 7: bụng tiếp tục to lên trông thấy. Những vết rạn da : Bắt đầu tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể của bạn đã rất tròn trịa. Ngực bạn to lên rất nhiều so với trước, thậm chí có thể xuất hiện những vết rạn Da ( những vết rạn màu hồng hoặc đỏ thẫm ở mông, đùi, ngực, bụng của bạn). Giãn tĩnh mạch : Em bé to ra sẽ chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới, cản trở sự lưu thông máu về tim. Máu bị ứ lại khiến các tĩnh mạch dưới bị căng ra, do đó phụ nữ mang thai những tháng cuối thường bị giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch không ảnh hưởng tới sức khỏe người phụ nữ, nó chỉ làm giảm thẩm mỹ của đôi chân bạn. Táo bón và tiểu nhiều: Cũng do tử cung chèn ép trực tràng và bàng quang nên nhiều bạn rất hay buồn tiểu, và bị táo bón. Nếu táo bón kéo dài rất dễ dẫn đến trĩ. Các triệu chứng khác : Cuối tháng thứ 7, đầu tháng thứ 8, bạn bắt đầu có triệu chứng mỏi lưng và sườn, chuột rút ở bắp chân, hoa mắt... phần trên rốn cũng hơi lồi lên, bạn cảm thấy bụng mình rất nặng nề. Bên trong cơ thể bạn , tử cung ngày càng lớn. Hết tháng thứ 7, tử cung cao
  3. khoảng 24-28cm (đáy tử cung trên rốn 3 đốt ngón tay). Tháng thứ 8: những cú "đánh" ra trò. • Khi bé đạp hay đấm, thậm chí xoay người, bạn cũng cảm nhận được rất rõ. Có khi bạn còn thấy bụng mình nhô lên, méo đi hoặc lệch hẳn về một bên. N hững cú đạp của bé đôi khi còn làm cho bạn cảm thấy đau nhói. Đáy tử cung lúc này đã lên đến khoảng giữa của rốn và tim. lớn khoảng 29cm. • Tử cung to lớn, gây khó chịu tới : - Ruột, dạ d ày và bàng quang, nên phụ nữ mang thai cảm thấy ăn không ngon miệng, đi tiểu rắt và rất dễ mắc bệnh viêm thận, viêm b ể thận. - Gan b ị chèn ép, gây cho b ạn cảm giác khó chịu, tưng tức ở bụng phía trên, bên phải. - H ệ cơ xương: Bạn sẽ cảm thấy cơ thể nặng nề, thường bị nhức mỏi chân và lưng. Nếu ngồi hoặc đứng lâu, lưng của bạn sẽ trở nên đau buốt.
  4. • Nám da: Do ảnh hưởng của hormon, một số người có các vết rám hoặc tàn nhang trên miệng, tai, má... • Sạm da: cổ, xung quanh núm vú, bụng dưới, lưng và cửa mình cũng ngày càng có màu sẫm hơn. • Tư thế nằm của bạn sẽ không còn như trước nữa. Nằm ngửa sẽ khiến bạn khó chịu. Nếu nằm lâu, bạn sẽ bị khó thở, máu dồn lên khiến mặt bạn đỏ và có cảm giác tưng tức. Tháng thứ 9: Mệt mỏi và khó chịu . Bụng của bạn bắt đầu tụt xuống, dáng đi lặc lè như chim cánh cụt. N ếu như trước đây bạn thấy vui vì mình không bị rạn bụng, thì trong thời gian cuối này, chỉ trong vòng vài ngày, bạn sẽ ngỡ ngàng khi thấy những vết vằn vện trên bụng. Có Bà bầu ví vui cái bụng mình giống như quả dưa bở. Cảm giác nặng nề, mệt mỏi sẽ khiến bạn chỉ mong sao cho nhanh nhanh tới ngày quan trọng đó. Đ ến thời kỳ này (từ 33-36 tuần), tử cung của bạn đã lên tới đúng phía dưới tim, tử cung cao khoảng 28-30cm. Gây cảm giác rất rõ về tim và dạ dày bị chèn ép. Khó ăn : Bạn sẽ phải chịu cảm giác khó thở, đầy trướng nơi dạ dày. Bạn
  5. chẳng còn muốn ăn như trước nữa. Nếu có ăn thì cũng không được nhiều do thể tích dạy dày đã bị ép nhỏ lại. Tiểu nhiều : Các chất bài tiết tăng. Ban đêm cũng như ban ngày, số lần đi tiểu của bạn cũng tăng hơn hẳn. Vào tháng cuối này, một đêm, có thể bạn phải thức dậy tới 2-3 lần. Tử cung bắt đầu co bóp : ở một số người có hiện tượng tử cung co bóp nhẹ, nhưng hiện tượng này là hòan toàn Bình thường, đó là những tập rượt bước đầu để chuẩn bị cho giờ G. Chuột rút, vọp bẻ : có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi bạn thay đổi tư thế, xuất hiện phần nhiều là về đêm. Mỗi khi bị chuột rút, cảm giác đau đớn sẽ chỉ dịu đi nếu bạn được xoa bóp kịp thời vào chỗ cơ co cứng. Chuột rút, vọp bẻ thường đi kèm với giãn tĩnh mạch. Tháng thứ 9¼ : mong chờ. Do đi lại, xoay trở khó khăn nên càng phải cẩn thận khi di chuyển. Đ ến tuần 37 – 40 của thai kỳ, bạn phải đi khám hàng tuần, và luôn luôn chuẩn bị tinh thần để nhập viện.
nguon tai.lieu . vn