Xem mẫu

  1. ĐA DẠNG VĂN HÓA, DU LỊCH SINH THÁI VÀ GIÁ TRỊ DI SẢN: VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA VÙNG MADAGASCAR Gilles FERRÉOL(*) CULTURAL DIVERSITY, ECO-TOURISM AND HERITAGE VALORISATION THE EXAMPLE OF THE MADAGASCAR Abstract In the twentieth century, tourism has become a factor of development in many countries around the world. If at the beginning, this activity relied on the theme of “triple S”sea-sand-sun, especially in countries “starting-up” in tourism, nowadays this tends to turn from “blue” to “green”. The article presents the example of Madagascar covering its cultural diversity, eco-tourism and cultural heritage preservation. * Vào thế kỷ XX, du lịch đã trở thành một yếu tố phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Nếu trước đây, lĩnh vực hoạt động này thiên về các vấn đề liên quan đến biển- cát-nắng, đặc biệt là ở các quốc gia mới bắt đầu phát triển về du lịch. Tuy nhiên, các hình thức và giới thiệu quảng cáo của họ về vấn này đã phát triển qua thời gian và du lịch, hiện nay có xu hướng là tìm hiểu về nông thôn. Nhu cầu của thế giới bắt đầu thích "xanh của lá cây" hơn "màu xanh của nước biển". Hơn nữa, các chính sách kinh tế và xã hội của một quốc gia ngày càng quan tâm hơn đến các khía cạnh môi trường trong phát triển địa phương và khu vực của mình, và đi đầu trong các mục tiêu quốc gia của mình. Du lịch sẽ được xem như là một cách để giới thiệu những vùng xa xôi của vùng lãnh thổ này. Để đối phó với sự suy giảm tính đa dạng sinh thái và bảo vệ các khu vực nông thôn từ những tác động của du lịch đại chúng ở Madagascar, trong quá trình thúc đẩy "Madagascar phát triển một cách tự nhiên", quyết định để thực hành du lịch sinh thái. Do vậy, đất nước có tiềm năng rất lớn, tạo thành một điểm đến ưa thích cho hoạt động du dịch này,di sản thiên nhiên, di sản văn hoá hay nông thôn là một phần tất yếu của du lịch sinh thái. Vào thời điểm khi mà ngày càng có nói nhiều vể việc biến đổi khí hậu, vấn đề đặt ra là vai trò của du lịch sinh thái trong bảo tồn di sản này là gì. Điều gì có thể tác động đến sự phát triển dân số địa phương hoặc khu vực? Đầu tiên, chúng tôi trình bày bối cảnh chung của du lịch sinh thái ở Madagascar, sau khi có khái niệm. Phần thứ hai sẽ là nội dung của thực trạng những địa danh này. Những tác động của hoạt động này sẽ được phân tích như một phương sách cuối cùng. BỐI CẢNH CHUNG CỦA DU LỊCH SINH THÁI Theo Bộ Môi trường, Lâm Ngư nghiệp và Du lịch, du lịch sinh thái chiếm 55% hoạt động du lịch ở Madagascar, theo bảng dưới đây. Bảng 1: Phân bố các hoạt động du lịch ở Madagascar Du lịch sinh Nắng và bãi hoạt động văn Thể thao và thái biển hóa chuyến phiêu khác lưu (*) GS., Giám đốc Trung tâm Xã hội học Trường Đại học Besançon (Pháp).
  2. Tỷ lệ 55 % 19 % 15 % 8% 3% Nguồn: Bộ Môi trường, Lâm Ngư nghiệp và du lịch. Vậy, du lịch sinh thái nói lên điều gi? A. Khái niệm về du lịch sinh thái Theo Bộ sách bách khoa, du lịch sinh thái hay gọi là du lịch xanh là một loại hình du lịch bền vững, tập trung hơn vào việc khám phá thiên nhiên (hệ sinh thái, mà còn các hệ thống nông nghiệp và du lịch nông thôn) hoặc thậm chí sinh thái đô thị (khu vườn sinh thái , khoảng xanh công viên, khu bảo tồn thiên nhiên ...). Ra đời cách đây ba mươi năm, câu nói được trích trong tư liệu TIES (Hiệp hội quốc tế về Du lịch sinh thái”- năm 1991 vẫn còn nhắc đến và áp dụng gần đây: "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với môi trường tự nhiên nơi nguồn thiên nhiên và sung túc của người dân được bảo tồn. » Loại du lịch này có mục tiêu chính là khám phá hoặc khám phá thiên nhiên, phong cảnh hay các loài vật cụ thể (quan sát và / hoặc nghiên cứu các loài vượn cáo và loại cá voi khác), bằng việc tôn trọng các hệ sinh thái, góp phần bảo tồn chúng, bằng cách tiếp cận để tìm cách khắc phục những hậu quả, những dấu vết mà du lịch gây ra làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái B. Mục tiêu Theo Văn phòng Du lịch Madagascar (MTO), "Du lịch sinh thái hướng tới một mục tiêu "bền vững" do sự gia tăng đáng báo động của khách du lịch đại chúng không có ý thức khi đi du lịch đã đe dọa , gây ảnh hưởng đến môi trường. Sự phát triển của du lịch đã chuyển sang tiêu dùng với chiều hướng phát triển nhanh và những chuyến du lịch "có lợi nhuận", nơi mà tất cả mọi người nghĩ rằng mình có quyền để khám phá những vùng đất xa xôi nhất trên thế giới, làm ảnh hưởng đến sự hồi phục và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước ngọt, rừng và các rạn san hô, và gây nguy hiểm cho sự tồn tại của nhiều loài sinh sống, tất cả đều do sự tò mò của du khách tưởng tượng như mình đang trong vườn thú với sự thoải mái. " Các hoạt động du lịch sinh thái thường liên quan đến giáo dục và giải thích, giảng giải và giúp nâng cao nhận thức về sự cần thiết để bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa. Du lịch sinh thái cần phải có một tác động môi trường tích cực và đóng góp vào sự thịnh vượng của người dân địa phương. Du lịch là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, du lịch sinh thái là một cách để tăng cường sự đa dạng sinh học, kết hợp một chiều đạo đức và nhận thức về môi trường không giống như du lịch đại chúng mà làm thoái hóa môi trường tự nhiên. Với hình thức du lịch này được gắp liền vời là các nguyên tắc phát triển. C. Nguyên tắc và Tiêu chí Sự kết hợp các nguyên tắc của du lịch sinh thái với sự phát triển bền vững đáp ứng được sự ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế (Liên Hiệp Quốc, các tổ chức, các chính phủ và các cơ quan liên quan); và phải được đưa đáp ứng các tiêu chí: - "Bảo tồn", cần thiết cho việc bảo tồn đa dạng sinh học và chức năng của mình; - Giáo dục du khách về tầm quan trọng của việc bảo tồn này; - Tôn trọng sự đa dạng văn hóa và mối quan hệ đối với môi trường; - Nêu ra các nổi bật cho các nhà điều hành tour du lịch về vấn đề phải chịu trách nhiệm với môi trường sinh thái bằng việc đánh giá dựa trên các tiêu chí rõ ràng và minh bạch; - Xây dựng quy hoạch khu du lịch để hạn chế và / hoặc bồi thường cho các ảnh hưởng bất lợi và thích nghi với đặc điểm của khu vực thiên nhiên và môi trường sống đã đến thăm;
  3. - Tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn chung cho phát triển bền vững thông qua du lịch sinh thái, bao gồm cả việc xây dựng hoặc sử dụng các cơ sở hạ tầng (tiếp đón, đường giao thông ...) chất lượng môi trường cao (HQE) ... - Thúc đẩy phát triển bền vững, tạo việc làm cho người dân bản địa. Vai trò của du lịch sinh thái ở Madagascar là gì? D. Bối cảnh ở Madagascar Ở Madagascar, cũng như ở Kenya, Ecuador, Nepal, Costa Rica, du lịch sinh thái đang trở thành nguồn tài chánh chính. Thật vậy, nó không còn là một hoạt động bên lề nhằm tài trợ cho việc bảo vệ môi trường, mà còn một lĩnh vực hàng đầu của nền kinh tế quốc gia và là một cách để tạo ra thu nhập. Ngay những năm 1990, các biện pháp được thực hiện bởi các cơ quan chức năng nhắm mang lại những nỗ lực của họ cho một sự phát triển trong sạch, có trật tự và hài hòa, trong khuôn khổ của việc bảo vệ môi trường: đã thành lập Bộ Môi trường, xây dựng "điều lệ" (1990), đưa ra kế hoạch hành động quốc gia về môi trường (PNAE), xây dựng bộ luật Du lịch (1995). Đầu những năm 2000 đã chứng kiến việc thực hiện các biện pháp này. Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường (PNAE) là việc vận hành mục tiêu của chính sách này nhằm hòa giải dân Madagascar với môi trường của họ đối với phát triển nhân lực bền vững. Tài liệu Chiến lược Xoá đói Giảm nghèo (PRSP) đã tập trung cụ thể từ năm 2005 về chương trình liên ngành, bao gồm cả việc bảo vệ môi trường.và phát triển du lịch sinh thái. Sau đó, là vấn đề liên quan đến quảng bá du lịch như một công cụ để đấu tránh chống lại đói nghèo, bảo vệ môi trường tự nhiên và bản sắc văn hóa xã hội, nhưng chủ yếu mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng địa phương trong sự phát triển này, bao gồm cả doanh thu du lịch, công ăn việc làm, cơ sở hạ tầng khu vực có mục tiêu. Sau những cơn khủng hoảng 1991-1992 và 2001-2002, trong đó đã tác động mạnh đến ngành du lịch (giảm mạnh trong kinh doanh, đóng cửa chi nhánh, hủy hàng loạt đặt chỗ, miễn nhiệm cán bộ, không thanh toán chi phí hoạt động du lịch ...) các nhà chức trách đã phục hồi hoạt động. Hành động đang được thực hiện để tăng cường và hỗ trợ sự phát triển cơ sở hạ tầng và tạo ra một động lực tích cực cho các nhà đầu tư cho lĩnh vực này: việc tạo ra quỹ đất du lịch (RFT), qua việc phân chia phù hợp các vị trí địa hình, thành lập các Cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm quản lý quỹ đất du lịch *RFT), giảm thủ tục hiện hành để hỗ trợ các nhà đầu tư và soạn lại các bộ luật Du lịch. Như vậy, những bước tiến được quan sát rõ trong việc bảo tồn hệ sinh thái trên đất liền, sông và biển bằng việc tạo ra các khu bảo tồn mới được bảo vệ, bằng việc thực hiện một chính sách giáo dục về môi trường, hệ thống giám sát sinh thái, hội nhập lĩnh vực này với các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, với những thách thức ngày càng tăng của vấn đề bảo vệ môi trường, nhà nước đã tìm cách thiết lập một chính sách phù hợp hơn để có thể mang sự an toàn, an ninh cho các di sản và phát triển kinh tế. Kế hoạch môi trường II (PE II) tập trung vào quyền sở hữu cộng đồng về các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sau khi cải chính những kinh nghiệm liên tiếp trước đó, nhà nước đã quyết định giao cho cộng đồng địa phương quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ của mình (hệ thống GELOSE: quản lý địa phương được an toàn). Mục tiêu là để thúc đẩy phương thức sử dụng nguồn tài nguyên để đáp ứng các nhu cầu của người dân mà không ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Tài nguyên chủ yếu là rừng, đồng cỏ, ao nước, sông suối, các loại thực phẩm tự nhiên trong các bụi cây và động vật hoang dã. Một trong những tập quán truyền thống thích hợp với mục đích bảo tồn thiên nhiên là Dina hay qui ước xã hội. Trong hệ thống quản lý DELOSE, Dina nắm một danh sách các quy định cấm các hoạt động phá hoại của các nguồn tài nguyên được giao quản lý. Việc áp dụng các quy định Dina được thực hiện với sự chấp thuận của cộng đồng. Việc thực hiện và thực thi các thỏa thuận cộng đồng này có thể đảm bảo quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên này.
  4. Phương thức này được xây dựng bởi các hiệp hội không giới hạn một hoạt động bảo tồn đơn giản nào, nhưng bao gồm nhiều lĩnh vực như các hoạt động bảo tồn và hoạt động tạo thu nhập. Hệ thống GELOSE cũng áp dụng một hình thức kinh tế-xã hội bời vì các hoạt động sản xuất của các cộng đồng chịu trách nhiệm trong việc quản lý nguồn dự trữ quốc gia. Tuy nhiên, người nghèo bị phụ thuộc hoàn toàn vào bối cảnh môi trường này và là nạn nhân của sự suy thoái các điều kiện sinh thái. Xu hướng chung quan sát thấy sự suy thoái của đa dạng sinh học, cả hai hệ thực vật lẫn hệ động vật. Suy thoái này là do các sinh hoạt của con người gây ra trong môi trường sống của chính họ (tính khoảng 0,55% mỗi năm) và việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, cần lưu ý những tác động tiêu cực gần đây của sự nóng lên toàn cầu đối với các hệ sinh thái biển và ven biển. Không thể không nói rằng sự thiếu thốn vật chất và nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống (thực phẩm, năng lượng ...) của một số bộ phận dân cư, thường có những hành vi đi ngược lại với quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự suy thoái tiếp tục quay trở lại làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ môi trường và làm trầm trọng thêm đói nghèo. Do đó các vòng tròn luẩn quẩn” môi trường bị suy thoái nhanh hơn, dân nghèo hơn. II. TÌNH TRẠNG Ở ĐỊA PHƯƠNG Không thể phủ nhận rằng các đảo lục địa mà đại diện là ở Madagascar với nhiều vi khí hậu riêng, có một loạt các nguồn tài nguôn thu hút khách du lịch. Do vậy, cần bảo vệ di sản này vì nó rất quan trọng cho sự phát triển của cả xã hội và kinh tế.. A. Các khái niệm về di sản Di sản là một tập hợp các đặc tính, hình ảnh và tập quán gắn liền với một biểu tượng không còn tồn tại (công trình, tác phẩm, ý tưởng, nhân chứng, công trình xây dựng, địa danh, tập quán, phong cảnh...) Từ này được lan rộng từ những năm 1970 mà từ đó lan rộng. Vào năm 1972, việc soạn thảo bởi Công ước của UNESCO cho phép sử dụng cho các địa danh tự nhiên hay văn hóa, các "giá trị thế giới nổi bật" tình trạng di sản thế giới (văn hóa thế giới và di sản thiên nhiên). Về nguồn gốc phương Tây, định nghĩa này xuất phát từ hai quan niệm: một gọi là "hoành tráng, đồ sộ" (sự hợp nhất của các di tích lịch sử và thiên nhiên, thừa hưởng từ thế kỷ XIX ở châu Âu), các khác "thẩm mỹ". Việc xếp hạng các địa danh, gắn liền với sự xuất hiện của khái niệm "cảnh quan văn hóa", hoàn toàn phù hợp với các hệ tư tưởng của "phát triển bền vững" xuất hiện vào những năm 1980. Điều này là để duy trì môi trường của hành tinh, di sản của nó có thể là một trong những quá trình thích hợp nhất cho mục đích này và sự lo lắng về sự bền vững. Hiện nay, rất nhiều các tài liệu tham khảo như: văn hóa, xã hội, tự nhiên, kinh tế, lịch sử, nông thôn, thế giới... Di sản là một phần tất yếu của du lịch sinh thái, do tất cả các khía cạnh: liên quan đến lịch sử, về lãnh thổ, trí tưởng tượng, nó thường đi kèm trong các hình thức của một sản phẩm du lịch. B. Tình hình hiện nay Theo Báo cáo quốc gia lần thứ tư về Thỏa ước liên quan đến sự đa dạng hệ sinh thái học được trình bày ở Antananarivo vào tháng 8 năm 2009, Madagascar là một quốc gia có sự đa dạng bậc nhất, với mức độ tập trung cao và dày đặc. Do vậy, nhận thức của nhà nước về sự đa dạng sinh học của đất nước mình đã tăng lên rất nhiều. Hiện nay, các hệ sinh thái ở Madagascar phân bổ theo điều hiện cư trú khoảng 12.000 loài thực vật, 370 loài bò sát, 244 loài động vật lưỡng cư, 283 loài chim, 154 loài cá và 99 loài vượn cáo. Đa dạng sinh thái học này cung cấp cho sinh kế của khoảng hai mươi triệu người (80% trong số đó sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên). Ngoài việc sử dụng các nguồn thiên nhiên cho đời sống con người, tiềm năng du lịch sinh thái ở các khu tồn hiện nay là nguồn tài chính ngoại hối lớn thứ 3 đối với Madagascar.
  5. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường hình thành các cơ sở du lịch sinh thái. Madagascar cung cấp vô số các địa danh và cảnh quan du lịch hấp dẫn lối cuốn khách du lịch về hệ sinh thái vá đa dạng sinh thái học và đó chính là lý do vì sao cần thiết phải bảo tồn di sản là phù hợp hơn bao giờ hết. Gần đây nhất, chúng ta bỏ qua các trải nghiệm của các công viên lớn của Mỹ, các nước đã từng bước được giao nhiệm vụ bảo vệ không gian nhất định, danh lam thắng cảnh, các địa danh, di tích và địa điểm nổi tiếng mà đang bị xuống cấp khó khắc phục. Thậm chím, các công ty có tầm cỡ quốc tế (khái niệm "di sản thế giới", được phát triển bởi UNESCO) và dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, cũng luôn đồng ý kiến bảo vệ mở rộng đến cả bầu sinh quyển (chống hiệu ứng nhà kính, vv) (Ciattoni và Veyret dưới eds., 2003, tr. 77-78). Ngay từ thể kỷ thế kỷ XIX , việc bảo vệ di sản cũng đóng vài trò quan trọng trong quản lý đất đai hiện đại, sự xuất hiện của khái niệm "phát triển bền vững" cần nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo tồn các nguồn tài nguyên của hành tinh đối với các thế hệ tương lai. Madagascar là một trong 21 nước thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới. Về nguyên tắc, mỗi sáu năm, Chính phủ đã báo cáo cam kết về tình trạng bảo tồn của các địa danh. Báo cáo này được gửi đến Ủy ban Di sản Thế giới - UNESCO trước khi được gửi sang Liên minh bảo tồn thế giới vì thiên nhiên. Madagascar phải tuân thủ các nguyên tắc đề ra trong bối cảnh du lịch sinh thái để cho phép khu vực "phát triển bền vững", bằng việc bảo vệ các di sản đa dạng và cụ thể. Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái bởi cả hai trận cháy rừng do đốt nương rẫy. Mà kết quả của hậu quả này là đã hủy diệt nhiều thảm thực vật (80%) (Giám đốc Kế hoạch du lịch, 2004). Để ngăn chặn sự tuyệt chủng và thậm chí cả sự biến mất của một số loài đặc hữu do việc lạm dụng các nguồn tài nguyên rừng, các khu vực khác nhau đã được chuyển đổi thành các khu vực bảo vệ thiên nhiên. Ba loại công việc đã được ANGAP (Hiệp hội quốc gia vì sự quản lý của các khu bảo tồn) công nhận : - Quỹ dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt thành lập để bảo vệ thực vật và động vật đang bị đe dọa và các hệ sinh thái hiếm hoi; - Công viên quốc gia được thiết kế để bảo vệ tất cả các nguồn lực sẵn có (du khách có thể tiếp cận và đưa ra ý kiến đề xuất) (Kế hoạch quản lý cho các mạng lưới quốc gia của các khu bảo tồn của Madagascar, tháng 5 năm 2001); - Những khu bảo tồn đặc biệt được tạo ra để bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái (rừng nguyên sinh). Đối với việc phát triển bền vững du lịch sinh thái, theo sự tuân thủ nghiêm ngặt về môi trường, Hiệp hội sau đó đã thiết lập các nguyên tắc. Trên 17 trang địa danh, ANGAP đã tạo ra bốn cấp độ khác nhau, theo tầm quan trọng tương đối của chúng. Bảng 2: Phân loại các khu bảo tồn Mức độ 1 Tiềm năng Đặc tính Mức 1 (9 điểm) Cao Điểm đến chính của một khu vực Từ 2000 hơn 25 000 du khách mỗi năm. Tiềm năng cao nhưng khó tiếp cận Mức 2(3 điểm) Trung bình / thỏa đáng Thăm thường xuyên; lên đến 2000 khách mỗi năm ; không có điểm đến chính Mức 3 (3 điểm) Hạn chế Điểm thăm quan du lịch đặc biệt. Ít hơn 100 du khách mỗi năm. Hạn chế cho khách tham quan. Mức 4 Bảo vệ các loài / sinh cảnh quý hiếm. Du khách khó có thể vào thăm ; Các địa danh không liệt kê ở mức 1,2,3
  6. Theo nguồn : Công viên quốc gia Madagascar Các khuyến nghị có liên quan đến việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái, huy động các sáng kiến công cộng và tư nhân, cũng như việc phát triển văn hoá và truyền thống địa phương. Do đó sáu công viên quốc gia (Zahamena, Ranomafana, Andringitra, Andohela, Marojezy, Masoala) của vùng phía Đông của đất nước được ghi trong danh sách Di sản Thế giới năm 2007. Thật không may, vào năm 2009 các địa danh Marojezy và Masoala đã bị cướp bóc, công viên bị phá hủy bằng việc khai thác bừa bãi gỗ quý gây ra nhiều hệ sinh thái và do đó nhiều loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, đe dọa đến tình trạng chung của tất cả các địa danh tự nhiên. Tuy nhiên, mục tiêu của cơ quan có trách nhiệm là sẽ quyết tâm bảo tồn duy trì các di sản của Madagascar, bao gồm các cung điện của Thủ tướng Chính phủ Andafiavaratra nằm ở phía bắc của Antananarivo, ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO, ROVA Andogona, một bảo tàng lịch sử và dân tộc học, phía đông bắc của thủ đô, để khám phá "phong tục và tin ngưỡng" hay ROVA Tsinjoarivo ở phía đông nam của thủ đô, nơi trưng bày thường xuyên "Kỹ thuật và truyền thống của sắt và gỗ," hoặc Rovad'Ambositra ở Tompon'anarana. Tóm lại, du lịch sinh thái phản ánh thực tiễn kinh doanh, cung cấp các lợi ích kinh tế-xã hội cho cộng đồng và khu vực đồng thời tôn trọng các giá trị truyền thống văn hóa. C. Di sản và văn hóa của Madagascar Với sự đa dạng của các địa danh tương ứng với một nền văn hóa đa dạng. Trong số những khía cạnh mà thể hiện sự đa dạng của di sản này là những nghi lễ truyền thống như Famadihana hoặc khai quật, Sambatra hoặc cắt bao quy đầu của bé trai, Fitampoha hoặc gột rửa di tích hoàng gia, âm nhạc và nhảy múa, Hagasy các Kabary, đặc biệt tại các đám cưới và nghi lễ cắt bao quy đầu. Ngoài ra còn có các phong tục tập quán. Vì vậy, cái mà du khách đánh giá cao nhất là tại nhà người dân Madagascar, đó là sự chào đón nồng nhiệt của họ, trong đó quan tâm đến mối quan hệ giữa người dân địa phương và du khách. Những phẩm chất và giá trị người dân này cũng được thể hiện ở sự nhạy cảm tôn trọng cá nhân của người khác và ác cảm với bạo lực. Nhưng vấn đề đặc đặc biệt nổi tiếng hơn ở người dân Madagascar là ý thức đoàn kết, và Fihavanana Firaisan-kina thiệt cho chủ nghĩa cá nhân. Sự đa dạng của các ngành nghề thủ công cũng là một phần của sự phong phú văn hóa của hòn đảo lớn này, bao gồn nghề chạm khắc gỗ, thêu ren, đan giỏ, làm đồ trang sức hoặc những vật lưu niệm khác (giấy antemoro, dệt sợi , đóng giầy vải hoặc giầy da). Hơn nữa, sự đa dạng của động vật và thực vật cũng mang lại nguồn nguyên liệu phù hợp cho việc sản xuất các mặt hàng như (da cá sấu để làm túi quần áo, thắt lưng và ví cho xuất khẩu). Ngoài ra, về vật liệu thủ công, theo UNESCO, Madagascar là một trong những nước giàu nhất trong các nhạc cụ truyền thống. Những vấn đề sau đó đến phần còn lại về vai trò của du lịch sinh cộng đồng trong phát triển của đất nước và phải đối mặt với sự suy thoái môi trường. II. DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ Du lịch sinh thái là một cách tiếp cận hệ sinh thái nhằm phát triển những thế mạnh của địa phương. Nó cũng giúp duy trì và nhận ra ba vấn đề: sinh thái, nhân khẩu học và văn hóa. Vấn đề sau đó để xem các vấn đề tổ chức phải đối mặt với người nông dân là gì và để phân tích cuộc sống nông thôn đang trên con đường phát triển, chuyển đổi. A. Du lịch sinh thái và xã hội Du lịch sinh thái cộng đồng là một hình thức du lịch tập trung vào việc quan sát thiên nhiên và các yếu tố của văn hóa truyền thống trong khu vực hoặc địa phương. Hình thức du lịch sinh thái cộng đồng này trước hết là cách để kích động việc quản lý hợp lý các nguồn tài nguyên, giảm những thiệt hại cái mà có thể dẫn đến một sự thay đổi quan trọng không chỉ trong việc bảo tồn các nguồn tài nguyên mà còn về cách sống của người dân. Trong quan điểm phát triển bền vững, du lịch sinh thái phải là một phần của một sức mạnh tổng hợp toàn diện, phù hợp với các hoạt động khác của vùng và khu vực.
  7. Hai ví dụ sẽ minh họa cho ý kiến của chúng tôi. Hãy bắt đầu với một trong những khu bảo tồn cộng đồng Anja (Rabenjamina, 2008, pp. 12-29), nằm 69 km về phía nam của Fianarantsoa, 3 km về phía nam của thị trấn Iarintsena, huyện Ambalavao. Việc quản lý khu bảo tồn này được giao cho cộng đồng địa phương Anja Miray (AMI). Cuối cùng đã yêu cầu sự hỗ trợ của Cục Nông Lâm nghiệp để chuyển giao quản lý khu địa danh, theo bộ luật 96-025 về việc quản lý địa phương an toàn (Gelose). Địa danh này nổi tiếng với loài vượn cáo (Lemur Catta hay Maki), loài thằn lằn và các loài bò sát như tắc kè hoa, dường như chúng đã bị mất nơi cư trú trong các khu rừng và các hang động Anja. Ở khu vực ranh giời địa lý giữa Betsileo, nổi tiếng với những ruộng bậc thang, và khu vực bara nổi tiếng với nghể chăn thả, Anja và môi trường xung quanh nơi đây giờ đây được coi là một địa danh sinh thái, thần bí và nhiều nét văn hóa, với những ngôi mộ, mái vòm lớn trên những đỉnh cao, chưa kể đến các nhân vật siêu nhiên của người xưa, người ta nói, maty mifoha (người chết sống). Trước công tác bảo tồn của địa danh này, các tổ chức xã hội của fokontany Anja, như tất cả các cộng đồng nông thôn, đã xuống ngôi làng nơi mà mỗi người có riêng vị trí của mình trong vai trò phức tạp. Trong bối cảnh này, đã tồn tại một hệ thống quan hệ trong cộng động, và tình láng giềng càng ngày càng gắn bó. Ngoài ra, hệ thống cấp bậc truyền thống trong xã hội betsileo là một điều quan trọng, người đứng đầu cả luôn luôn tham gia vào các quyết định. Ngay cả trước khi quản lý khu bảo tồn, các khía cạnh cộng đồng, cũng được dựa trên fihavanana (mối quan hệ của cha mẹ) ở Madagascar và cũng như trên khái niệm về hỗ trợ lẫn nhau, luôn luôn được coi là rất quan trọng. Hiện nay, với sự tham gia của tất cả các tổ chức quốc gia và quốc tế lo lắng đến sự tồn tại của địa danh này, họ đang cố gắng sự tăng cường tình đoàn kết. Ví dụ thứ hai: Đảo Sainte-Marie và việc thúc đẩy du lịch sinh thái săn cá voi. Quỹ Môi trường toàn cầu Pháp (GEF), mà là một quỹ công do chính phủ Pháp thành lập năm 1994 sau Hội nghị Thượng đỉnh Rio, nhằm mục đích hỗ trợ các dự án phát triển bền vững trong các nước đang phát triển . Trong số 139 dự án đã được đánh giá và đã cam kết cuối năm 2005, ví dụ, dự án GEFM được tổ chức Megaptera đầu tư tài trợ ở Sainte-Marie, chuyên quan sát, nhận thức và bảo vệ các loài động vật biển ở Ấn Độ Dương, và đặc biệt là cá voi. Mục tiêu tổng thể của dự án này là để hỗ trợ sự phát triển và thúc đẩy du lịch sinh thái bền vững săn cá voi, do các tổ chức nhỏ và các cộng đồng địa phương quản lý. Các hoạt động chính và kết quả dự kiến liên quan đến việc đưa ra 2.100 tư liệu (quy tắc ứng xử, thông tin về cá voi, an toàn), đào tạo 120 thợ thủ công trong các sản phẩm du lịch sinh thái, thành lập các cửa hàng, tổ chức một lễ hội, hội nghị, thuyết trình trong các trường học và các trung tâm văn hóa ... B. Du lịch sinh thái cộng đồng và tác động của nó Tuy nhiên, cộng đồng địa phương trên đảo Sainte Maria có vẻ như không thích hợp với lọai hình du lịch sinh thái này do thiếu đào tạo và vì sự khác biệt văn hóa. Họ đã được hưởng lợi rất ít từ sự hỗ trợ khoa học, thiếu cơ sở hạ tầng và thông tin. Hơn nữa, những lợi ích kinh tế không phải là rất quan trọng, vì hoạt động này nên là một nhân tố phát triển cộng đồng bền vững. Tình hình còn tồi tệ hơn ở phía bắc của đảo vì mạng lưới thông tin liên lạc và và cơ sở hạ tầng yếu kém (FGEF Megaptera). Đối với địa danh Anja, với các rừng và hang động bị ảnh hưởng từ năm 1990 do các vụ cháy rừng và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, nó được liệt kê trong số các tuyến đường du lịch có đông khách du lịch đến nhất trong khu vực haute Matsiatra và thậm chí ở Madagascar Việc bảo tồn các khu bảo tồn này do Hiệp hội AMI tạo ra là một tác động tích cực không chỉ đối với các cộng đồng mà còn đối với mỗi thành viên của AMI: - Về kế hoặc xã hội, có một sự hỗ trợ tốt;
  8. - Dưới góc độ kinh tế, tạo việc làm và tăng doanh thu; - Về quản lý, cần lưu ý những cải thiện dịch vụ cung cấp cho người dân thông qua việc đào tạo phù hợp; - Cuối cùng, vấn đề quan trọng là góp phần vào việc bảo vệ môi trường: giảm cháy rừng và phá rừng, bảo vệ nguồn nước cần thiết cho thủy lợi, đất canh tác, bảo tồn đa dạng sinh học Với các yếu tố kinh tế-xã hội ngoài khác, văn hóa hơn: các cuộc họp, trao đổi,…. Du lịch sinh thái là một trong những cách để tăng giá trị của sự đa dạng sinh học cả mặt đạo đức và giáo dục. Những đòi hỏi như việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (chống cháy rừng, ví dụ) hoặc sử dụng các kỹ thuật văn hóa thay thế (chẳng hạn như phục hồi hệ sinh thái) là không thể tránh khỏi. Hai khái niệm quan trọng xuất hiện đó là: bảo tồn và truyền dẫn, người bản địa của khu vực sẽ góp phần quan trọng vào nền văn hóa riêng của họ. Mục tiêu ở đây là để bảo vệ các đặc điểm riêng của từng địa danh, những đặc diểm cấu tạo nên những nét đặc trưng lôi cuốn những khách du lịch sinh thái. Ngày nay, di sản tạo thành giấy chứng nhận về đất dai, cội nguồn, tổ tiên và thiên nhiên. Theo ý nghĩ như vậy, những truyền thống bị bỏ quên, thậm chí bị mất đi sẽ được hồi sinh. Vấn đề hòa giải của chính những bản địa với nhau, và với người khác và với thiên nhiên đòi hỏi phải có tham gia làm trung gian hòa giải của các cơ quan đại diện và sự nhận thức của quá khứ, hiện tại, tương lai. Nhưng không phải là việc giao tiếp trực tiếp với nước ngoài "giàu có" luôn luôn là tốt cho các bản địa. Sự xuất hiện của nạn ăn xin, nại gái nạn dân gây ra các mối đe dọa hữu hình cho người dân như việc (buôn bán tất cả các loại, ma túy, AIDS...) đều không bị loại bỏ. Quá trình di sản hóa, xây dựng trên toàn bộ công việc sản xuất mang tính biểu tượng của bản sắc tập thể và đòi hỏi phải có sự phân biện, giải thích và biện minh, so với quá khứ, văn hóa và môi trường là điều cần thiết. (Người dịch : ThS. Hoàng Tiểu Nga, Giảng viên Khoa Ngoại ngữ, SAIGONACT) TÓM TẮT Vào thế kỷ XX, du lịch đã trở thành một yếu tố phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Nếu trước đây, lĩnh vực hoạt động này thiên về các vấn đề liên quan đến biển - cát - nắng, đặc biệt là ở các quốc gia mới bắt đầu phát triển về du lịch. Tuy nhiên, các hình thức và giới thiệu quảng cáo của họ về vấn này đã phát triển qua thời gian và du lịch, hiện nay có xu hướng là tìm hiểu về nông thôn. Nhu cầu của thế giới bắt đầu thích "xanh của lá cây" hơn "màu xanh của nước biển". Bài viết có chủ đề: Đa dạng văn hoá, du lịch sinh thái và giá trị di sản: vấn đề cụ thể của vùng Madagascar.
nguon tai.lieu . vn