Xem mẫu

  1. Cùng Melinh PLAZA khám phá nghệ thuật Gốm Chu Đậu Bấy lâu nay người ta chỉ biết đến gốm Bát Tràng, Quảng Ninh, Thổ Hà... kể cả những nhà nghiên cứu và giảng dạy về gốm sứ. Bởi lẽ họ chưa thấy có một trung tâm gốm nào thời Lê, nên khi thấy sản phẩm gốm hoa lam, gốm tam thái (3 màu - thực là 5 màu) thì nghĩ ngay là của Bát Tràng. Sự thật không phải. Bởi đến nay, Bát Tràng vẫn chưa đưa ra được sưu tập gốm hoa lam thế kỷ 14 – 15. Trong khi đó gốm hoa lam, gốm tam thái là mặt mạnh của Chu Đậu từ thế kỷ 14, cực thịnh ở thế kỷ 15 – 16, bị lụi tàn đi ở thế kỷ 17. Điều này do nhiều nguyên nhân: Nội chiến Lê Mạc kéo dài từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17 rất khốc liệt. Nhà Mạc thất thủ phải lên ngàn. Nơi đây là vùng chiêm trũng của huyện Nam Sách. Mãi những năm cuối thập niên 20 thế kỷ trước Nam Sách mới có đê. Có nghĩa trước đó nước sông vào ra tự nhiên, tránh sao khỏi hư hại đến lò nung, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Giặc Minh xâm lược nước ta, bắt đi nhiều nghệ nhân giỏi. Một số khác tìm đường đi làm ăn ở Nhật, Nam, Bắc Triều Tiên. Nghệ nhân Vương Quốc Doanh đem thợ đến Bát Tràng, góp một phần làm cho gốm sứ Bát Tràng hưng thịnh như ngày nay.
  2. Gốm Chu Đậu thời Mạc Chu Đậu là vùng đất nằm ở tả ngạn sông Thái Bình – xưa là Trần triều hải khẩu (cảng nhà Trần). Theo ngữ nghĩa thì Chu là thuyền, Đậu là bến (bến thuyền), nơi đây thuyền bè ra vào tấp nập, thuộc tổng Thượng Triệt, huyện Thanh Lâm, Nam Sách Châu, nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chu Đậu cách đường 183 cao tốc 5 km, nếu đi bằng đường bộ thì rẽ phải ra quốc lộ 5 đi Hà Nội hoặc Hải Phòng hoặc rẽ trái để qua đường 18, đi Hạ Long, Cửa Ông (ra cảng Vân Đồn), Móng Cái. Nơi đây còn là chiến khu xưa của nhà Mạc, có đền, tượng thờ vua Lê Lợi (ông cho nghỉ quân ở đây). Trong đền còn có tượng thờ các bà Vương Thị Ngọc Viên, Vương Thị Ngọc Chất và Vương Thị Ngọc Đĩnh (nuôi con cho vua). Bà Viên, bà Chất là vợ vua Lê Dụ Tông. Bà Vương là đệ nhất cung tần, được phong Chiêu Nghi Gia Kính Phi, bà Chất
  3. là nội thị cung tần. Ở đây còn có đền thờ 2 danh tướng Phạm Mại, Phạm Ngộ - tham tán quân vụ của Đức Hưng Đạo Vương và có đền thờ Đặng Huyền Thông, nhà nho, người thầy có công lớn với nghề gốm Chu Đậu. Tạo hình hiện đại của chiếc bình rượu cổ gốm Chu Đậu Khi nguệch ngoạc, khi trau chuốt, cầu kỳ, những nét công bút, phóng bút của người nghệ nhân tài ba trên gốm cổ Chu Đậu từ thế kỷ 14 nay vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn trên những hiện vật quý giá của dòng gốm lừng danh một thời, đang nằm rải rác đây đó trong các bộ sưu tập tư nhân, trong các bảo tàng trong nước và quốc tế. Di tích văn hoá gốm cổ Chu Đậu được phát hiện, khôi phục, công này trước nhất do ngài Makato Anabuki – nguyên Bí thư Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội. Năm 1980, ông đi công tác Thổ Nhĩ Kỳ. Khi đến thăm bảo tàng Topkapi Saray ở thủ đô Istabul, ông thấy
  4. trưng bày chiếc bình gốm hoa lam men trắng, hình củ tỏi, nghệ thuật vô cùng độc đáo, hoa văn trang trí là hoa sen và dây leo. Người tạo ra là Bùi Thị Hý bút Thái Hoà bát niên (năm 1450) - người Chu Đậu, Thanh Lâm, châu Nam Sách. Ông viết thư về Việt Nam để nhờ các nhà khảo cổ tìm nơi sản xuất. Qua năm lần khai quật, các nhà khảo cổ hàng đầu Việt Nam cùng ông bà Kerry Nguyễn Long (Đại học Tổng hợp Tasmania, Úc), giáo sư tiến sĩ Peter Burns (Đại học Tổng hợp Adelaide Úc), giám đốc trung tâm gốm sứ Đông Nam Á, các nhà khảo cổ học Đức, Ý, Pháp... đã có những cuộc hợp tác nghiên cứu, khai quật nhiều ở Đông Nam Á. Gần đây nhất, việc trục vớt 5 con tàu cổ đắm ở vùng biển Pandanan (Philippine), vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Đà Nẵng) cho thấy nhiều hiện vật gốm đều là gốm Chu Đậu, điều đó chứng tỏ gốm Chu Đậu đã xuất khẩu với số lượng lớn cách đây 7, 8 thế kỷ. Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận: “gốm Chu Đậu là kế thừa gốm Vạn Yên (Hưng Đạo Kiếp Bạc) thế kỷ 13, kế thừa xuất sắc gốm Lý -Trần về men ngọc và hoa văn nổi chìm, kiểu dáng thanh thoát. Chất lượng gốm hoa lam, chưa một di tích gốm nào vượt được Chu Đậu”. Thời ấy, Chu Đậu đã đạt được 4 tiêu chuẩn ở đỉnh điểm mà văn hoá gốm đòi hỏi: mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông.
  5. Dáng ấm phụng thanh thoát của gốm cổ Chu Đậu Điểm mạnh nữa của gốm Chu Đậu là thể hiện được tâm hồn Việt và rất Việt qua hoa văn của một dân tộc gắn bó với thiên nhiên, yêu tự do và cuộc sống thanh bình. Trên sản phẩm ta thường thấy cỏ cây, hoa lá, chim muông, cầm thú và côn trùng như cành đào và chú chim bé nhỏ ngơ ngác mỗi khi xuân về, từng đôi hoặc từng đàn chim bay, cá cờ lượn lờ trong nước, trăng lên, những vầng mây đẹp nhẹ nhàng trôi, con cò, con vạc lặng lẽ đi ăn đêm. Ta còn bắt gặp cả hình ảnh cuộc sống và người dân Việt Nam như người đội nón, cô gái mặc áo tứ thân tóc đuôi sam, em bé chăn trâu, mái nhà tranh và hàng tre bên bến sông, cô lái đò. Chính cái nét văn hoá rất riêng này mà gốm Chu Đậu được trưng bày, lưu giữ ở hơn 40 bảo tàng lớn trên thế giới và rất được thế giới săn tìm. Chiếc bình rồng, biểu tượng cho văn hoá Việt Nam tại trụ sở Liên Hợp Quốc là gốm Chu Đậu. Chiếc bình tỳ bà men hoa lam trang trí cúc đại đoá, khi đem đấu giá, người Anh mua được với giá 521 ngàn USD (hai chiếc bình này đều là sản phẩm trục vớt trong số 28 vạn sản phẩm ở 2 con tàu đưa lên trước).
  6. Nói đến gốm là nói đến văn hoá gốm, trình độ thẩm mỹ và văn minh của dân tộc ấy. Kiểu dáng đẹp, sang trọng của gốm Chu Đậu đã làm mê mẩn các quý bà quý ông và nhiều vương triều trong và ngoài nước. Giờ đây, Xí nghiệp gốm Chu Đậu ra đời để khôi phục giữ gìn bằng được “thần thái phong cách gốm cổ Chu Đậu”. Sau một năm sản xuất, xí nghiệp đã có lô hàng đầu tiên 8490 sản phẩm xuất khẩu trị giá 20.000 USD. Thế là sau 400 năm Chu Đậu lại có hàng xuất cho Tây Ban Nha – nơi chuyến cuối cùng được xuất sang ở thế kỷ thứ 17. Ông Nguyễn Văn Lưu, người đã khôi phục lại nghề gốm Chu Đậu sau 500 năm thất truyền Các sản phẩm trên hiện đang có mặt tại Khu trưng bày sản phẩm Làng nghề truyền thống tại Melinh PLAZA
nguon tai.lieu . vn