Xem mẫu

  1. Có nên sinh mổ lần ba? Chỉ trong một tháng, Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM đã tiếp nhận ba trường hợp nhau tiền đạo kèm nhau cài răng lược ở người sinh mổ lần 3. Trung bình mỗi sản phụ mất hơn 5 lít Một ca sinh mổ. máu và truyền mỗi người gần 20 đơn vị máu. Tất cả trường hợp này đều cắt bỏ tử cung dù còn trẻ (32-35 tuổi). Có trường hợp tổn thương bàng quang nặng dẫn đến dò bàng quang sau mổ. Ngày 3-6 ê-kip gồm bác sĩ Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (BV Hùng Vương) cùng bác sĩ Ngô Xuân Thái (BV Chợ Rẫy) mổ sinh cho sản phụ K.L., 33 tuổi, ngụ Tân Bình, mổ sinh lần 3 khi thai 33 tuần tuổi. Các bác
  2. sĩ đã "toát mồ hôi" với cuộc mổ sinh dài 2 giờ 30 phút, sản phụ mất tổng cộng 6 lít máu, số máu phải truyền là 4,5 lít. Trước đó, chị đã hai lần sinh mổ vào năm 2001, 2003 đều là con trai. Lần này là bé gái 2,6kg. Chồng chị, anh Trương Văn T., cho biết khi sinh đứa thứ hai lại mổ, các bác sĩ đều khuyến cáo không nên sinh nữa. Nhưng vì mong có một bé gái cho "vui cửa vui nhà” nên cả hai "làm liều", không ngờ mức độ nguy hiểm đến vậy. Ngày càng nhiều PGS TS Vũ Thị Nhung nói: "Những năm trước chỉ một, hai ca nhau tiền đạo/năm nhưng nay ngày càng nhiều do sinh mổ ở đứa thứ ba ngày càng tăng. Bệnh viện đang theo tiếp một ca nhau tiền đạo chờ sinh". Nhau tiền đạo là tình trạng nhau không bám ở vùng đáy tử cung như thông thường mà toàn bộ (hay một phần) bánh nhau bám ở đoạn eo tử cung. Đây là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trong ba tháng cuối của thai kỳ và gây băng huyết nặng sau sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan mật
  3. thiết giữa số lần mổ lấy thai và bệnh lý nhau tiền đạo: nguy cơ nhau tiền đạo trên tử cung không có vết mổ lấy thai là 0,26 %, nhưng tỉ lệ này có thể 10% nếu có mổ lấy thai. Nếu nhau tiền đạo lại kèm nhau cài răng lược, bánh nhau không chỉ nằm ở vị trí bất lợi cho cuộc sinh mà còn nguy hiểm ở chỗ sau khi xổ thai xong thì nhau không tróc tự nhiên mà bám rất chắc vào cơ tử cung, thậm chí xuyên thủng cả tử cung để bám vào cơ quan lân cận như bàng quang. Tần suất nhau cài răng lược tăng theo số lần mổ lấy thai. Ở sản phụ không có vết mổ cũ, nhau tiền đạo kèm nhau cài răng lược chiếm 9,4%, nhưng ở người có một lần mổ lấy thai tần suất là 21,1%, nếu có hai lần mổ lấy thai tỉ lệ này là 47,6%. 60% sinh mổ! Tóm lại, nhau cài răng lược tăng khi sản phụ bị nhau tiền đạo và có mổ lấy thai. Tỉ lệ nhau cài răng lược tăng theo số lần mổ lấy thai. Đây là điều rất đáng quan tâm vì hiện nay tỉ lệ mổ lấy thai ở nhiều bệnh
  4. viện ngày càng tăng, có nơi 60-70% hoặc hơn nữa. Tuy nhiên, nhiều sản phụ chưa được thông tin đầy đủ về vấn đề này, mà chỉ thấy hiện nay mổ sinh khá dễ dàng, tương đối an toàn, thuận lợi hơn trước. Do vậy số người dù đã hai lần sinh mổ vẫn muốn có thêm đứa thứ ba không phải là ít. Trước đây, sau khi mổ sinh lần 2, trên nguyên tắc bác sĩ cột luôn vòi trứng. Nhưng nay luật qui định muốn triệt sản phải hỏi người ta xem có đồng ý hay không, nên số sinh lần 3 tăng nhiều. Nguy cơ nhau tiền đạo và nhau cài răng lược sẽ tăng lên, hai bệnh lý này góp phần làm tăng tai biến sản khoa và tử vong mẹ. TS Vũ Thị Nhung khuyên nếu bạn đã được mổ lấy thai lần 1, muốn có thai lần 2 phải cách 4- 5 năm. Với những hậu quả nặng nề do nhau cài răng lược trên vết mổ lấy thai cũ, điều tốt nhất là phòng ngừa không để tình huống này xảy ra. Muốn vậy, các bác sĩ sản khoa phải rất chặt chẽ trong chỉ định mổ lấy thai lần đầu. Với chị em nếu đã có sinh mổ một lần thì chỉ nên sinh tối đa hai lần, dù trai hay gái vì khả năng mổ sinh
  5. lần 2 rất cao. Bạn không nên đánh đổi tính mạng của mình với ý nguyện có thêm đứa con thứ ba!
nguon tai.lieu . vn