Xem mẫu

  1. 19. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ KHI VIỆT NAM THAM GIA EVFTA OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR DEVELOPMENT OF VILLAGE PRODUCTS ONCE VIETNAM PARTICIPATES EVFTA AGREEMENT Nguyễn Thị Sƣơng1 TÓM TẮT: Hiệp định Thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đã mở ra cơ hội cho các sản phẩm làng nghề Việt Nam đƣợc hội nhập và phát triển mạnh mẽ trên thị trƣờng quốc tế. Tuy nhiên, EVFTA là hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới, vì vậy bên cạnh những cơ hội tiềm năng thì EVFTA cũng đặt ra vô vàn thách thức đối với sản phẩm làng nghề Việt Nam, đặc biệt là các chế độ bảo hộ và thực thi về quyền Sở hữu trí tuệ. Trong bối cảnh này, đòi hỏi các làng nghề và cơ quan các cấp chính quyền cần có những chính sách, kế hoạch để đƣa sản phẩm làng nghề Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Từ khóa: Sản phẩm làng nghề Việt Nam, EVFTA, Bảo hộ sản phẩm làng nghề. ABSTRACT: The Free Trade Agreement between the European Union and the Socialist Republic of Viet Nam (EVFTA) taking effect from August 1, 2020 has opened up opportunities for village products in Viet Nam to be integrated and developed in the global market. However, the EVFTA is a new-generation free trade agreement which brings not only potential opportunities but also numerous challenges for Viet Nam village products, especially the protection and enforcement of intellectual property rights. In this context, it is required that those villages and authorities at all levels to have policies and plans to develop village products in Viet Nam. Key words: Viet Nam village products, EVFTA agreement, protection of village products. 1. Đặt vấn đề Hiệp định Thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đƣợc xem là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam 1 Công ty Luật FDVN; Email: suongnguyen2606@gmail.com 248
  2. và là bệ phóng giúp sản phẩm làng nghề thâm nhập vào các thị trƣờng khác. Các sản phẩm làng nghề đều nằm trong diện đƣợc miễn thuế, điều này giúp làng nghề đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm sang thị trƣờng Châu Âu mà không có giới hạn về mặt thuế quan và định lƣợng. Bên cạnh những cơ hội đó thì việc phát triển sản phẩm làng nghề cũng gặp khá nhiều thách thức khi tỷ lệ làng nghề đã đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm thủ công vẫn còn khá khiêm tốn, nhiều làng nghề không mặn mà với việc làm thƣơng hiệu, chƣa quan tâm, thậm chí chƣa hiểu đầy đủ về ý nghĩa, giá trị của thƣơng hiệu làng nghề. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, để tồn tại và phát triển một cách bền vững thì việc nhận diện cơ hội và thách thức đối với các sản phẩm làng nghề Việt Nam là cần thiết, góp phần định hƣớng những lợi ích và khó khăn mà EVFTA sẽ mang lại, từ đó đƣa những giải pháp giúp các làng nghề Việt Nam “định vị” vững chắc thƣơng hiệu sản phẩm trên thị trƣờng quốc tế. 2. Giới thiệu khái quát về làng nghề Việt Nam và EVFTA 2.1. Làng nghề Việt Nam Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nƣớc hiện có khoảng hơn 5.400 làng nghề2. Đến hết năm 2020 có 1.951 làng nghề đã đƣợc công nhận với với 165 nghề truyền thống3. Theo Khoản 2 Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn thì làng nghề đƣợc hiểu là một hoặc nhiều cụm dân cƣ cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cƣ tƣơng tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn nhƣ chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; sản xuất muối và các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cƣ nông thôn. Làng nghề sản xuất ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, đƣợc lƣu truyền và thu hút đại bộ phận lao động, thành viên hộ gia đình tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính cho cộng đồng dân cƣ đó. 2 Đắc Linh (2020), Cách tiếp cận mới trong xây dựng mô hình làng nghề du lịch, https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/33984, truy cập ngày 18/07/2021. 3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2020), Công văn số 9363/BNN-KTHT ngày 31/12/2020. 249
  3. Còn làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống đƣợc hình thành từ lâu đời4 mà theo cách hiểu của Giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng thì làng còn tồn tại đến nay mà “dân biết mặt, nƣớc biết tên”, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ... trở thành di sản văn hoá dân gian5 nhƣ Làng Gốm Bát Tràng, Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ, Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nƣớc…Ngoài ra, còn có rất nhiều làng nghề mới đƣợc hình thành do yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân địa phƣơng. Làng nghề có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời, độc đáo của từng địa phƣơng, góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động một cách hiệu quả theo phƣơng châm “ly nông bất ly hƣơng”, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa và tạo ra nguồn sản phẩm phong phú cho thị trƣờng. 2.2. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) EVFTA là một Hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nƣớc thành viên Liên minh Châu Âu (EU). Sau gần 10 năm nỗ lực đàm phán, EVFTA đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020, đƣợc đánh giá là một hiệp định thƣơng mại toàn diện, chất lƣợng cao, tạo nên sự cân bằng về cho cả hai phía. EVFTA cũng đƣợc kỳ vọng sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho quan hệ thƣơng mại Việt Nam - EU và là đòn bẩy để Việt Nam tăng tốc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại. Văn kiện đầy đủ của EVFTA bao gồm 17 chƣơng, 02 nghị định thƣ, 02 biên bản ghi nhớ và 04 tuyên bố chung. EU là khu vực xuất khẩu các sản phẩm trí tuệ hàng đầu thế giới, do đó vấn đề bảo hộ cũng nhƣ thực thi việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ luôn đƣợc EU đặt lên hàng đầu, đây cũng là một trong những vấn đề đƣợc đánh giá là khó đàm phán nhất trong EVFTA. Vì vậy, EVFTA đã dành một chƣơng lớn - Chƣơng 12 quy định về Sở hữu trí tuệ gồm 63 Điều và 2 Phụ lục với những cam kết về các nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phạm vi quyền sở hữu trí tuệ, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thông tin bí mật, giống cây trồng, vấn đề cạn quyền và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. So với Hiệp định về các 4 Căn cứ tại Điều 3 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn. 5 Trần Quốc Vƣợng (2000), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 250
  4. khía cạnh thƣơng mại của sở hữu trí tuệ (TRIPS) thì trong khuôn khổ EVFTA, Việt Nam đã có cam kết bảo hộ ở mức độ cao hơn. 3. Cơ hội và thách thức phát triển sản phẩm làng nghề khi Việt Nam tham gia EVFTA EU là thị trƣờng nhập khẩu lớn thứ hai thế giới và hiện là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Hoa Kỳ. Vì vậy, việc ký kết, triển khai thực hiện EVFTA với những cam kết cao và chặt chẽ đã tạo ra cơ hội cho các sản phẩm làng nghề Việt Nam phát triển, tuy nhiên cũng có không ít thách thức song hành. 3.1. Cơ hội phát triển sản phẩm làng nghề khi Việt Nam tham gia EVFTA Thứ nhất, sản phẩm làng nghề dễ dàng thâm nhập sâu rộng vào thị trường EU Mục tiêu của EVFTA là tự do hóa và tạo thuận lợi cho thƣơng mại và đầu tƣ giữa các bên6 nên với dân số khoảng hơn 500 triệu ngƣời và tổng sản phẩm nội địa khoảng 18.000 tỷ USD, EU đƣợc đánh giá thị trƣờng tiềm năng lớn đối với các sản phẩm làng nghề của Việt Nam. EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tƣơng đƣơng 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết sẽ xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tƣơng đƣơng 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.7 Không chỉ vậy, EU còn cam kết không áp dụng loại thuế, phí nào riêng đối với hàng xuất khẩu mà không áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa, không áp dụng mức thuế, phí đối với hàng xuất khẩu cao hơn mức áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa,8 khi đó, các sản phẩm làng nghề của Việt Nam sẽ tăng khả năng cạnh tranh về giá bán của hàng hóa khi nhập khẩu vào khu vực thị trƣờng EU, cùng với mẫu mã đa dạng mang nét đặc trƣng của Việt Nam thì sẽ thu hút ngƣời tiêu dùng hơn. Đây là động lực quan trọng để các làng nghề Việt Nam đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm làng nghề sang thị trƣờng EU mà không bị tác động bởi thuế quan, định lƣợng. Bên cạnh đó, tác động kép và có đi có lại của EVFTA cũng khiến các nhà nhập khẩu tìm kiếm hàng hóa từ thị trƣờng Việt Nam - nơi có nguồn sản phẩm hàng hóa 6 Xem thêm tại Điều 1.2 Hiệp định EVFTA. 7 Chính Phủ (2020), Mục 1 Báo cáo thuyết minh số 192/BC-CP ngày 08/5/2020. 8 Căn cứ tại Điều 2.7 EVFTA và Tiểu phụ lục 2-A-1 (Biểu cam kết thuế quan của Liên minh). 251
  5. đa dạng, phong phú kể cả về mẫu mã - đặc biệt là những hàng hóa mang nét đặc trƣng, mang tính truyền thống, điều này góp phần thúc đẩy các làng nghề nói chung và sản phẩm làng nghề nói riêng của Việt Nam dễ dàng thâm nhập sâu rộng vào thị trƣờng EU. Thực tế đã chứng minh, tính đến gần cuối năm 2020, tổng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu ngành nghề nông thôn tăng bình quân 10%/năm, đạt trên 236.000 tỷ đồng9 và chỉ 5 tháng sau khi Hiệp EVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng của Việt Nam đã có mức tăng trƣởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2019, cụ thể nhƣ: sản phẩm từ cao su đạt 61 triệu USD tăng 56,91%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 70,5 triệu USD tăng 33,75%.10 Mặc dù bị ảnh hƣởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhƣng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - EU trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 27,67 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2020 khi Hiệp định chƣa có hiệu lực, trong đó xuất khẩu tăng 18,3% (đạt 19,4 tỷ USD) và nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng hơn 19,1% (đạt 8,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020. Thứ hai, được hưởng mức bảo hộ cao đối với sản phẩm của trí tuệ Theo nguyên tắc Tối huệ quốc11 liên quan đến các cam kết sở hữu trí tuệ trong EVFTA, Việt Nam và EU cam kết dành cho công dân của nhau mức bảo hộ Sở hữu trí tuệ không kém hơn so với mức bảo hộ dành cho công dân của bất kỳ một nƣớc thứ ba nào khác ngoài trừ các trƣờng hợp ngoại lệ theo Điều 4, 5 TRIPS (bảo hộ theo hiệp định tƣ pháp quốc tế, bảo hộ các quyền của ngƣời biểu diễn, nhà sản xuất chƣơng trình, nhà phát sóng mà không đƣợc quy định trong TRIPS…). Bên cạnh đó, EVFTA cũng đƣa ra các yêu cầu về thực thi Sở hữu trí thuệ theo hƣớng nghiêm khắc hơn, trao quyền cao hơn cho chủ thể thực thi và chủ sở hữu quyền, đồng thời nâng mức trách nhiệm, biện pháp trừng phạt đối với chủ thể có hành vi vi phạm các quyền Sở hữu trí tuệ. Điều này góp phần bảo vệ các sản phẩm làng nghề đã đƣợc bảo hộ về Sở hữu trí tuệ khỏi sự xâm phạm sở hữu trí tuệ từ các đối tƣợng cạnh tranh không lành mạnh và làm tăng sự sáng tạo của nguồn nhân lực làng nghề. 9 Đỗ Hƣơng (2020), Nghề nông: Cần sáng tạo để có giá trị cao, http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo- nganh/Nghe-nong-Can-sang-tao-de-co-gia-tri-cao/414849.vgp , truy cập ngày 20/8/2021. 10 Ngọc Hân (2021), Thương mại Việt Nam – EU: Đóng góp tích cực từ EVFTA, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi- truong-nuoc-ngoai/thuong-mai-viet-nam-eu-dong-gop-tich-cuc-tu-evfta.html , truy cập ngày 20/8/2021. 11 Căn cứ tại Điều 12.3 Hiệp định EVFTA. 252
  6. Ngoài ra, EVFTA còn mở ra cơ hội cho một số sản phẩm làng nghề mang chỉ dẫn địa lý12 của Việt Nam đƣợc công nhận trên thị trƣờng EU, bởi theo cam kết của EVFTA về chỉ dẫn địa lý tại Tiểu mục 3 Chƣơng 12 và Phụ lục 12-A (Danh sách các chỉ dẫn địa lý) thì EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam ở mức độ cao mà không phải qua thủ tục đăng ký tốn kém chi phí và thời gian13. Trong đó, một số chỉ dẫn địa lý của một số sản phẩm làng nghề có thể kể đến nhƣ sản phẩm chiết xuất từ cá với chỉ dẫn địa lý Phú Quốc có thể kể đến làng nghề truyền thống nƣớc mắm Phú Quốc, sản phẩm cói khô với chỉ dẫn địa lý Nga Sơn có thể kể đến làng nghề chiếu cói Nga Sơn hoặc sản phẩm muối với chỉ dẫn địa lý Bạc Liêu với làng muối Đông Hải…. Đây sẽ là “Giấy thông hành” hợp lệ để các sản phẩm đặc trƣng của làng nghề Việt Nam vốn đã có mặt trên thị trƣờng từ lâu đƣợc gia tăng cơ hội xuất khẩu, xây dựng và khẳng định thƣơng hiệu của mình tại thị trƣờng EU mà không phải cạnh tranh về xuất xứ, giá cả so với các sản phẩm nội địa. Thứ ba, thu hút sự đầu tư và tiếp cận công nghệ từ nước ngoài Sau khi EVFTA có hiệu lực thì sẽ có rất nhiều thƣơng nhân của EU chọn Việt Nam làm điểm đến để hợp tác, đầu tƣ. Các sản phẩm làng nghề của Việt Nam thƣờng đƣợc đánh giá có tính dân tộc cao nhƣng độ tinh xảo chƣa bằng các sản phẩm truyền thống của EU, mặc dù làng nghề Việt Nam có nguồn nhân lực đông, chi phí thấp nhƣng lại thiếu công nghệ, máy móc và nguồn vốn, trong khi đó, những yếu tố này lại tƣơng đối có sẵn ở các nhà đầu tƣ từ EU. Do vậy, hợp tác giữa EU và Việt Nam là một quan hệ mang lại nhiều lợi ích, giúp các làng nghề Việt Nam tiếp cận tri thức, kinh nghiệm, công nghệ và sự chuyển giao công nghệ, thu hút vốn đầu tƣ chất lƣợng cao từ thị trƣờng EU để nâng cao năng suất và cải thiện chất lƣợng sản phẩm của mình, đồng thời đem lại cho thị trƣờng Việt Nam, EU và thị trƣờng ở các quốc gia khác những sản phẩm làng nghề chất lƣợng, thu hút ngƣời tiêu dùng. 3.2. Thách thức phát triển sản phẩm làng nghề khi Việt Nam tham gia EVFTA Thứ nhất, rào cản trong nhận thức “lạc hậu” về bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm làng nghề Xây dựng và phát huy quyền sở hữu trí tuệ là một trong những giải pháp cốt lõi, giúp bảo hộ thƣơng hiệu, đảm bảo môi trƣờng pháp lý lành mạnh, nâng cao năng lực 12 Căn cứ tại Khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019. 13 Căn cứ tại Điều 12.29 Hiệp định EVFTA. 253
  7. cạnh tranh trên thị trƣờng, bảo vệ kết quả sáng tạo, bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc thông qua việc kiểm soát hàng hóa, sản phẩm có chất lƣợng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ngăn chặn hàng giả. Bên cạnh đó, sở hữu trí tuệ khẳng định vị trí độc quyền của làng nghề đƣợc cấp quyền sở hữu trí tuệ về các sáng tạo, nghiên cứu, sản phẩm, xuất xứ...Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các làng nghề đều “thời ơ”, chƣa thực sự mặn mà với việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu thông qua bảo hộ sở hữu trí tuệ. Sự “lạc hậu” này gắn liền với những làng nghề chƣa có định hƣớng phát triển rõ ràng, có hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, ít có sự liên kết giữa các hộ dân làm nghề, cách thức quản lý và công nghệ lạc hậu, quan trọng hơn hết là những ngƣời thợ làng nghề chƣa hiểu đầy đủ về ý nghĩa, giá trị thực sự của thƣơng hiệu sản phẩm do chính mình tạo ra trên thị trƣờng, thậm chí cũng không nắm rõ các quy định pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ. EU là thị trƣờng khó tính về xuất xứ, thƣơng hiệu, đề cao quyền sở hữu trí tuệ vì vậy, một sản phẩm làng nghề dù có đẹp và tinh xảo đến đâu nhƣng chƣa đƣợc bảo hộ sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, kiểu dáng, chỉ dẫn địa lý hoặc ngay cả khi đã đƣợc bảo hộ mà chƣa có ý thức rõ ràng về quyền của mình để “tận dụng” các quy định về sở hữu trí tuệ có lợi trong EVFTA thì rất khó để tồn tại và cạnh tranh so với thị trƣờng nội địa, hơn nữa, nguy cơ bị đánh cắp kiểu dáng, nhãn hiệu sản phẩm là rất lớn. Chẳng hạn nƣớc mắm Phú Quốc - sản phẩm đầu tiên của Việt Nam đƣợc EU bảo hộ từng đứng trƣớc ranh giới bị mất thƣơng hiệu tại Trung Quốc vào năm 201114, đây là bài học cho sự chủ quan và chậm trễ trong việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Thứ hai, chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ chặt chẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong và ngoài nước Sau khi EVFTA có hiệu lực thì vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm làng nghề Việt Nam tại Châu Âu đƣợc gấp rút đặt ra, EVFTA có yêu cầu rất chặt chẽ, khắt khe về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chất lƣợng sản phẩm hơn hẳn các Hiệp định quốc tế Việt Nam đã tham gia trƣớc đây. Theo quy định tại Điều 12.22 của EVFTA thì nhãn hiệu sản phẩm làng nghề có khả năng bị chấm dứt hiệu lực 05 năm liên tục không “sử dụng thực sự” tại lãnh thổ tƣơng ứng cho hàng hóa 14 Thƣ Hoàng (2019), Nước mắm Phú Quốc - sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được EU bảo hộ từng suýt mất thương hiệu!, https://baophapluat.vn/nuoc-mam-phu-quoc-san-pham-dau-tien-cua-viet-nam-duoc-eu-bao-ho- tung-suyt-mat-thuong-hieu-post321431.html, truy cập ngày 26/8/2021. 254
  8. hoặc dịch vụ nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký mà không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, khái niệm “sử dụng thật sự” lại chỉ tồn tại ở các nƣớc châu Âu, chứ không tồn tại ở Việt Nam, vì vậy, nếu sản phẩm làng nghề mang nhãn hiệu chỉ sử dụng trên danh nghĩa hay giả vờ sử dụng chỉ để duy trì nhãn hiệu trong đăng bạ mà điều này đang phổ biến ở Việt Nam thì nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực, loại bỏ khỏi thị trƣờng EU. Và cũng tại Điều này, EVFTA nhấn mạnh rằng, một nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho công chúng, đặc biệt là về bản chất, chất lƣợng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ thì nhãn hiệu đó sẽ có khả năng bị đình chỉ hiệu lực hoặc bị cấm bởi pháp luật quốc gia liên quan. Đáng chú ý hơn, theo Điều 12.35 thì kiểu dáng công nghiệp bảo hộ không chỉ có sản phẩm hoàn chỉnh mà cả linh kiện, bộ phận nhìn thấy đƣợc trong quá trình thông thƣờng, điều này khác biệt so với quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, trong khi đó, hiện nay rất nhiều làng nghề nhập linh kiện, mẫu mã từ Trung Quốc - nơi có nguồn linh kiện đa dạng mẫu mã, giá rẻ, do đó, khả năng để đƣợc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của một số sản phẩm làng nghề có linh kiện, bộ phận nhìn thấy đƣợc trong quá trình thông thƣờng là rất khó. Đây có thể là rào cản “kỹ thuật” rất lớn mà chúng ta khó có thể cạnh tranh công bằng với các sản phẩm nội địa tại châu Âu khi xuất, nhập khẩu, bởi các sản phẩm nội địa ở Châu Âu đƣợc hình thành từ nguồn nguyên vật liệu chất lƣợng, đa dạng, công cụ hiện đại, tiếp cận đƣợc với sự bảo hộ về sở hữu trí tuệ ngay từ khi mới hình thành. Còn với làng nghề ở Việt Nam, những sản phẩm làng nghề mang nét đặc trƣng “truyền thống” lâu đời cùng nguồn chi phí hạn hẹp thì rất khó để thƣơng hiệu đƣợc công nhận tại thị trƣờng EU - nơi có những quy định chặt chẽ, phức tạp trong tiến trình bảo hộ Sở hữu trí tuệ với chi phí “đắt đỏ” hơn so với việc bảo hộ tại Việt Nam. Khi EVFTA đã xóa bỏ rào cản thuế quan, đây không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ sản phẩm nội địa EU thì các sản phẩm làng nghề đã đƣợc bảo hộ Sở hữu trí tuệ còn có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong phòng vệ thƣơng mại, đây là quyền và nghĩa vụ phát sinh theo Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT 1994), Hiệp định Chống bán phá giá, và Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (SCM) tại Điều 3.1 của EVFTA. Chính vì vậy, các sản phẩm làng nghề đã đƣợc bảo hộ Sở hữu trí tuệ sẽ phải tăng giá bán tƣơng đƣơng so 255
  9. với sản phẩm cùng loại tại thị trƣờng EU. Đồng nghĩa với việc sản phẩm làng nghề Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn so với các sản phẩm nội địa EU, bởi các sản phẩm làng nghề Việt Nam chƣa đƣợc thị trƣờng EU biết đến rộng rãi, công tác quảng bá và thúc đẩy sản phẩm cũng yếu, hơn nữa Việt Nam cũng chƣa phải là quốc gia đƣợc biết đến là có nguồn hàng hóa chất lƣợng cao. Ngoài ra, với tình trạng xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam diễn biến phức tạp, các loại hàng hóa xâm phạm về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, sáng chế…của sản phẩm làng nghề xuất hiện ở nhiều nơi, không chỉ đƣợc bày bán theo cách truyền thống mà hàng hóa đƣợc giao dịch qua các kênh bán hàng trực tuyến, trên môi trƣờng internet sẽ dẫn đến tâm lý e dè trong việc đầu tƣ của các nhà đầu tƣ EU vào làng nghề Việt Nam và cũng làm lung lay niềm tin vào sản phẩm làng nghề nội địa của ngƣời tiêu dùng Việt Nam để chuyển sang “sính ngoại” với hàng đƣợc nhập khẩu từ EU. Thứ ba, cơ chế thực thi nghiêm khắc, các làng nghề có thể phải chịu gánh nặng đối với các thủ tục kiểm soát, đặc biệt trong tranh chấp, kiện tụng EVFTA đã có những cơ chế nghiêm khắc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể tại Điều 12.45 đã yêu cầu các Chính phủ của môi bên phải tăng cƣờng thẩm quyền cho các cơ quan thực thi, mỗi Bên phải bảo đảm rằng cơ quan tƣ pháp có thẩm quyền của Bên mình có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhanh chóng và hiệu quả để ngăn chặn đƣa vào và lƣu thông hàng hóa, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu ngay sau khi đƣợc phép thông quan, trong kênh thƣơng mại trên lãnh thổ nƣớc mình và bảo vệ chứng cứ liên quan đến các hành vi bị nghi ngờ xâm phạm. Nếu thích hợp, cơ quan tƣ pháp phải có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không cần thông báo cho bên kia. Đặc biệt là cơ chế kiểm soát biên giới tại Tiểu mục 4 của EVFTA, cơ quan hải quan đƣợc chủ động trong việc phát hiện và xác định các chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng hóa nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị dừng thông quan. Hàng hóa đƣợc coi là giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý hàng hóa, bao gồm cả bao gói, có chứa một cách bất hợp pháp nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý trùng với nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý đã đƣợc đăng ký hợp lệ cho hàng hóa cùng loại, hoặc không thể phân biệt yếu tố chính của nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý đó với nhãn hiệu/chỉ dẫn địa 256
  10. lý đã đƣợc đăng ký, và việc nhập khẩu hàng hóa sẽ xâm phạm hoặc xuất khẩu hàng hóa sẽ cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý liên quan theo pháp luật của Bên nơi hàng hóa bị phát hiện. Chính vì vậy, việc các làng nghề chƣa nhận thức rõ đƣợc các vấn đề về sở hữu trí tuệ quy định tại EVFTA cũng nhƣ các quy định tại EU thì rất khó tránh khỏi những thủ tục kiểm soát khắt khe khi thông quan hàng hóa đƣa vào thị trƣờng EU, nghiêm trọng hơn là vƣớng vào những tranh chấp, kiện tụng không đáng có. 4. Một số đề xuất giúp Việt Nam định vị được thương hiệu sản phẩm làng nghề thi tham gia EVFTA 4.1. Đối với các làng nghề Việt Nam Một là, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề: EU là thị trường khó tính trong việc lựa chọn hàng hóa với rất nhiều mẫu mã, chất lượng và giá cả khác nhau. Vì vậy, để các sản phẩm làng nghề có thể xâm nhập và phát triển ổn định ở thị trường này thì trước hết các làng nghề phải nâng cao chất lượng sản phẩm cả về nguyên liệu, vệ sinh an toàn thực phẩm và độ tinh xảo trong từng xảo phẩm thủ công mới có thể cạnh tranh được với sản phẩm nội địa được sản xuất bởi công nghệ máy móc hiện đại. Các làng nghề có thể tiếp cận tối đa các nhà đầu tư để học hỏi kinh nghiệm để tự đưa ra cho mình những giải pháp chiến lược mới nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cao đủ sức đứng vững và cạnh tranh với các đối tác khác trên thị trường EU. Hai là, nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ: Trong bối cảnh đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thƣơng hiệu trên thị trƣờng, không chỉ EU mà kể cả ở các quốc gia khác thì việc đăng ký bảo hộ và phát triển thƣơng hiệu là yêu cầu cấp thiết. Bảo hộ Sở hữu trí tuệ để sản phẩm truyền thống có đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng không bị xâm phạm bởi cá nhân, tổ chức cạnh tranh không lành mạnh. Việc đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu sẽ giúp sản phẩm làng nghề đƣợc nâng cao uy tín, tăng sự tin tƣởng trong khách hàng và giúp sản phẩm truyền thống mở rộng thị trƣờng. Vì vậy, các thợ làng nghề cần nâng cao nhận thức, giá trị và ý nghĩa thực sự của việc bảo hộ Sở hữu trí tuệ cho từng sản phẩm mình tạo ra. Cùng với đó là sự tiếp cận với các Hiệp định thƣơng mại mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là Hiệp định thế hệ mới EVFTA. 257
  11. Ba là, tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề: Các sản phẩm làng nghề Việt Nam hiện nay chƣa đƣợc quốc tế biết đến rộng rãi, trong đó có thị trƣờng EU là bởi chƣa có chính sách quảng bá thƣơng hiệu, sản phẩm rộng rãi khiến cho ngƣời tiêu dùng mơ hồ về chất lƣợng, danh tiếng, uy tín của sản phẩm làng nghề. Do đó, các làng nghề cần tăng cƣờng quảng bá, đầu tƣ maketing, vạch ra các chiến lƣợc kinh doanh để thu hút khách hàng trên thị trƣờng quốc tế nhƣ mở các đợt tham quan du lịch tại các làng nghề để giới thiệu sản phẩm, tổ chức các cuộc giữa các nghệ nhân trong làng nghề,… 4.2. Đối với cơ quan, nhà nước có thẩm quyền Một là, hoàn thiện khung pháp lý để đáp ứng những điều kiện về sở hữu trí tuệ phù hợp với chuẩn mực quốc tế: Quy định về quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam về cơ bản đã tƣơng thích với EVFTA, tuy nhiên, có một số nội dung đã cam kết tại EVFTA mà pháp luật Việt Nam vẫn chƣa tiệp cận đƣợc, đơn cử nhƣ khái niệm về “sử dụng thật sự” trong căn cứ để chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu hay quy định chƣa đầy đủ về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, điều này gây khó khăn trong công tác thực thi bảo hộ sản phẩm sở hữu trí tuệ. Do đó, cơ quan lập pháp cần rà soát, đối chiếu với các hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành, căn cứ vào tình hình thực thi chính sách để điều chỉnh, tận dụng thời cơ và chủ động ứng phó với thách thức từ hội nhập. Hai là, có các chính sách hỗ trợ, phát triển sản phẩm làng nghề: Vấn đề mà các làng nghề băn khoăn nhất hiện nay là chi phí và điều kiện sản xuất, do đó, các cơ quan địa phƣơng cần ƣu đãi về thuế, vốn, cơ sở vật chất đối với các làng nghề để tạo điều kiện tốt nhất cho làng nghề nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm làng nghề. Hỗ trợ các gia đình có nghệ nhân cao tuổi, khuyến khích việc truyền nghề cho con cháu thế hệ sau để duy trì nghề của truyền của làng. Ba là, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật: Thƣờng xuyên tổ chức các khóa bồi dƣỡng, tuyên truyền về sở hữu trí tuệ, các thông tin liên quan đến ƣu đãi, cơ hội mà Việt Nam có đƣợc thông qua các Hiệp định thƣơng mại để các làng nghề chủ động khai thác cơ hội đƣa sản phẩm làng nghề ra thị trƣờng EU, nâng cao giá trị và danh tiếng của làng nghề đối với quốc tế. Kết hợp tuyên truyền với việc vận động làng nghề và ngƣời tiêu dùng chủ động, tích cực 258
  12. tham gia phòng, chống gian lận thƣơng mại, hàng giả sản phẩm làng nghề; cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng về các dấu hiệu vi phạm để có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời và hiệu quả, đồng thời, lên án, phê phán những hành vi vi phạm. Bốn là, cải thiện môi trường kinh doanh, ưu đãi các nhà đầu tư đến từ EU: Để làng nghề có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn, tri thức và công nghệ từ các nhà đầu tƣ từ EU thì cơ quan có thẩm quyền cần thực thi các cam kết tại EVFTA nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ vào Việt Nam. Tập trung ƣu đãi đầu tƣ nƣớc ngoài vào các lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ các làng nghề. Có các chính sách khuyến khích các nhà khoa học ngoài nƣớc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy năng suất, chất lƣợng và hiệu quả. Năm là, nâng cao năng lực chuyên môn về Sở hữu trí tuệ và năng lực thực thi công vụ cho các cơ quan, lực lượng chức năng: Việc bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ thực thi quyền sở hữu trí tuệ là yêu cầu bức thiết. Cần phải nghiên cứu, xây dựng các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu về sở hữu trí tuệ cho các cơ quan, lực lƣợng thực thi trong phòng chống xâm phạm, phát hiện, xử lý hành vi xâm phạm về Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho đội ngũ luật sƣ, ngƣời đại diện sở hữu trí tuệ, tổ chức giám định Sở hữu trí tuệ phát triển mạnh cả về chất lƣợng và số lƣợng để trợ giúp chuyên môn và pháp lý cho các làng nghề. 5. Kết luận Trong bối cảnh tăng cƣờng hội nhập quốc tế hiện nay, có thể coi EVFTA vừa là mục tiêu, vừa là động lực và công cụ để làng nghề Việt Nam tiếp tục đƣa sản phẩm sâu rộng hơn vào mạng lƣới thƣơng mại tự do toàn cầu. EU – nơi quy tụ những nền kinh tế phát triển của thế giới và là đối tác tiềm năng cho Việt Nam trong việc xuất khẩu các sản phẩm làng nghề sau khi xóa bỏ hàng rào thuế quan, tuy nhiên thị trƣờng này cũng khó tính khi đặt ra những cơ chế bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ khắt khe. Để tận dụng đƣợc triệt để các cơ hội mà EVFTA mang lại dựa trên tiềm năng to lớn của quốc gia, các làng nghề phải chủ động phát triển mạnh mẽ về con ngƣời lẫn chất lƣợng sản phẩm nhằm tuân thủ cam kết giữa Việt Nam với Eu và đáp ứng các tiêu chuẩn mà EU đặt ra. 259
  13. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2020), Công văn số 9363/BNN- KTHT ngày 31/12/2020; 2. Chính Phủ (2020), Mục 1 Báo cáo thuyết minh số 192/BC-CP, Hà Nội; 3. Bộ Công thƣơng (2016), Dự án hỗ trợ sách thương mại và đầu tư của Châu Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) – Sổ tay cho doanh nghiệp Việt Nam, Hà Nội; 4. Chính phủ (2018), Nghị định số 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội; 5. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ (hiện hành) (Luật năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009), NBX. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội; 6. Trần Quốc Vƣợng (2000), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội; 7. Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại (2020), Chuyên san Thương mại Việt Nam – EU, Việc tận dụng các cam kết trong Hiệp định EVFTA đã ghi nhận những thành công bước đầu, Hà Nội; 8. Tài liệu tham khảo từ nguồn Internet: - Bộ Công thƣơng, Văn kiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), http://evfta.moit.gov.vn/ ,truy cập ngày 27/7/2021; - Đắc Linh (2020), Cách tiếp cận mới trong xây dựng mô hình làng nghề du lịch, https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/33984, truy cập ngày 18/07/2021; - Đỗ Hƣơng (2020), Nghề nông: Cần sáng tạo để có giá trị cao, http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Nghe-nong-Can-sang-tao-de-co-gia-tri- cao/414849.vgp , truy cập ngày 20/8/2021. - Ngọc Hân (2021), Thương mại Việt Nam – EU: Đóng góp tích cực từ EVFTA, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/thuong-mai-viet-nam-eu- dong-gop-tich-cuc-tu-evfta.html , truy cập ngày 20/8/2021; - Thƣ Hoàng (2019), Nước mắm Phú Quốc - sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được EU bảo hộ từng suýt mất thương hiệu!, https://baophapluat.vn/nuoc-mam-phu- 260
  14. quoc-san-pham-dau-tien-cua-viet-nam-duoc-eu-bao-ho-tung-suyt-mat-thuong-hieu- post321431.html, truy cập ngày 26/8/2021; - EUIPO, High-growth firms and intellectual property rights, https://euipo.europa.eu/ , truy cập 27/7/2021. 9. The World Bank (2020), Vietnam: Deepening International Integration and Implementing the EVFTA, Ha Noi. 261
nguon tai.lieu . vn