Xem mẫu

  1. Chụp cắt lớp CT và mức nhiễm phóng xạ Quả là một điều kì diệu trong y học hiện đại khi ai đó bị bệnh, bác sĩ không cần mổ ra mới xác định được vấn đề gì đang diễn ra trong cơ thể. Giờ đây, bác sĩ có thể chụp ảnh các bộ phận trong cơ thể để chẩn đoán bệnh. Trong khi chụp X-quang chỉ có thể chụp một hình ảnh, thì với chụp CT, các bác sĩ có được nhiều hình ảnh X-quang mặt cắt ngang cơ thể chúng ta. Phương pháp này cho phép các bác sĩ nhìn rõ các bộ phận, xương và mạch máu trong cơ thể, qua đó chẩn đoán các tình trạng sức khỏe như bệnh ung thư, chấn thương, tổn thương và những dấu hiệu bất thường trong hộp sọ cũng như ổ bụng. Phương pháp này vừa nhanh vừa không gây đau đớn. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi việc sử dụng phương pháp chụp CT ngày càng gia tăng mỗi năm ở Úc cũng như nhiều nước khác. Mặc dù vậy, chụp cắt lớp cũng có mặt trái: cơ thể sẽ bị nhiễm lượng phóng xạ cao hơn so với phương pháp chụp X-quang truyền thống. Như tất cả mọi người đều biết, mức phơi nhiễm phóng xạ cao có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh ung thư gia tăng. Vậy khi ngày càng nhiều người sử dụng phương pháp chụp CT, chúng ta có nên lo lắng hay không? Hiểu rõ hiện tượng phơi nhiễm phóng xạ Mỗi năm, con người phơi nhiễm với khoảng 1,5 millisievert (mSv) bức xạ ‘nền’, từ phóng xạ của chính Trái đất và từ vũ trụ tỏa ra.
  2. Nếu đem so sánh, trong một lần chụp CT, con người tiếp xúc với lượng phóng xạ dao động từ 1 mSv tới 15 mSv. Lượng phóng xạ của mỗi lần chụp CT khác nhau phụ thuộc vào bộ phận cơ thể được chụp và kỹ thuật áp dụng. Theo ước tính, một lần chụp CT vùng ngực tương đương với ít nhất 100 lần chụp X-quang thông thường. Mặc dù tỉ lệ này dường như khá lớn, nhưng nó chỉ dẫn đến mức gia tăng nguy cơ ung thư rất nhỏ trong suốt vòng đời – trên thực tế tăng khoảng 0,04%, theo ước tính của Trường Cao đẳng Hoàng gia Đào tạo Chuyên gia Chẩn đoán Hình ảnh Úc và New Zealand. Tuổi tác và giới tính cũng là yếu tố cần xem xét trong tỉ lệ này. Ví dụ, mô vú ở phụ nữ và tế bào ‘non’ ở trẻ em nhạy cảm với phóng xạ hơn. Bệnh nhân trẻ tuổi có nguy cơ ung thư cao hơn người già bởi tác động của việc phơi nhiễm phóng xạ phải mất một thời gian dài (nhiều thập kỷ) mới xuất hiện. Rủi thay, tất cả các con số tính toán này đều dựa chủ yếu vào dữ liệu từ những người sống sót sau các vụ nổ bom nguyên tử chứ không phải những người đã chụp CT và X-quang. Do vậy, hiện có những ý kiến trái chiều về mức độ nguy cơ do phơi nhiễm phóng xạ mức thấp. “Bằng chứng hiện có cho thấy, nguy cơ mắc bệnh ung thư gia tăng ở mức phơi nhiễm cao. Tuy nhiên, với liều lượng thấp hơn, khó xác định được mức độ nguy cơ hơn”,Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Andrews, chưa chắc chắc không có nghĩa là chúng ta bỏ qua nguy cơ tiềm ẩn.
  3. “Khi tình hình còn chưa xác định, chúng ta nên có thái độ là cần giảm thiểu mức phơi nhiễm phóng xạ chứ không nên tiếp xúc với những nguy cơ không cần thiết,” ông Andrews khuyến cáo. Cải thiện tình hình Nhờ những tiến bộ trong công nghệ và kỹ thuật hình ảnh, lượng phóng xạ trong chẩn đoán hình ảnh liên tục được giảm xuống. Trên toàn thế giới, phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm – hai phương pháp không sử dụng phóng xạ - ngày càng được sử dụng nhiều như giải pháp thay thế cho chụp CT trong những trường hợp phù hợp. Chính phủ Liên bang Úc mới đây đã thay đổi quy định ngân sách Chăm sóc Y tế để phương pháp chụp cộng hưởng từ có chi phí thấp hơn và tất cả người bệnh dễ tiếp cận hơn. Thậm chí hệ thống phác đồ điều trị từ các bác sĩ cũng thay đổi. Theo Tiến sĩ Andrews, các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh phản hồi lại cho các bác sĩ đa khoa trong trường hợp có thể áp dụng các xét nghiệm thay thế có mức tiếp xúc phóng xạ thấp hơn. Thêm vào đó, cách tốt nhất để giảm tối đa mức phơi nhiễm là tránh chụp CT khi không cần thiết. Hội đồng Chống Ung thư đã đưa ra ví dụ về những trường hợp không nhất thiết phải chụp CT: • Khám các triệu chứng thông thường như đau lưng. • Theo dõi lâu dài những bệnh nhân đã được điều trị ung thư thành công, hiện có tình trạng sức khỏe tốt và không có các triệu chứng bất thường.
  4. • Cảnh báo bác sĩ thận trọng không để bị khiếu kiện do chẩn đoán sót bệnh ung thư ở những người không có các triệu chứng. Mặc dù bác sĩ là người cuối cùng chỉ định chụp CT, nhưng cần lưu ý rằng áp lực từ bệnh nhân nhiều khi khiến bác sĩ đưa ra những yêu cầu xét nghiệm không phù hợp. Nguy cơ và lợi ích Trong khi bác sĩ và bệnh nhân có những bước tiến để giảm thiểu phơi nhiễm phóng xạ, các chuyên gia nhấn mạnh rằng chúng ta không nên ‘để trẻ sơ sinh vùng vẫy trong bồn tắm’. Ông Mendelson cho rằng bệnh nhân không nên trì hoãn thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khi cần thiết. Ví dụ, ông Andrews cho rằng trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư phổi ở tình trạng có thể điều trị được, thì lợi ích của việc chụp CT quá rõ ràng. Phương pháp chẩn đoán này có thể khẳng định hoặc loại trừ nghi vấn ung thư. “Nguy cơ bỏ sót chẩn đoán ung thư phổi lớn hơn nhiều so với nguy cơ nhiễm lượng phóng xạ nhỏ, thậm chí nếu kết quả chẩn đoán cho thấy bệnh nhân không mắc bệnh”, ông Andrews nhận định. Hội đồng Chống Ung thư lưu ý them rằng nhiều bệnh nhân đã kéo dài sự sống hay nhiều trường hợp tử vong đã được ngăn chặn nhờ phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Khi có biểu hiện cần chụp CT hoặc xét nghiệm bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, dưới đây là một số câu hỏi và một số bước cần thực hiện.
  5. • Yêu cầu bác sĩ chỉ định nêu vắn tắt nguy cơ và lợi ích, liệu xét nghiệm có giúp thay đổi phác đồ điều trị hay không. • Hỏi bác sĩ có các xét nghiệm hay phương pháp thay thế sử dụng ít phóng xạ nhưng hiệu quả tương đương hay không. • Lưu giữ thông tin về các đợt chụp chẩn đoán hình ảnh để thảo luận với bác sĩ. Tránh lặp lại các xét nghiệm không cần thiết. • Thông báo cho bác sĩ trước khi chụp trong trường hợp bạn mang thai. • Tự tìm hiểu thông tin bằng cách truy cập các trang web trực tuyến hữu ích. • Nếu chưa chắc chắn, bạn có thể xin tư vấn của một bác sĩ khác
nguon tai.lieu . vn