Xem mẫu

  1. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ế 1. Khái niệm kỹ năng 2. Hình thành kỹ năng 3. Các nhóm kỹ năng giao tiếp 12/04/10 1
  2. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ễ 1. Khái niệm kỹ năng  A.G.Covaliop: kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động.  A.V.Petrovxki: kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kỹ xảo đã có để lựa chọn thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đề ra.  Bùi Văn Huệ: kỹ năng là khả năng vận dụng tri thức, khái niệm, định nghĩa, định luật vào thực tiễn. 12/04/10 2
  3. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ạ 1. Khái niệm kỹ năng  Lưu Xuân Mới: kỹ năng là sự biểu hiện kết quả hành động trên cơ sở kiến thức đã có. Kỹ năng là tri thức trong hành động  Từ điển tiếng Việt: kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu được vào thực tế  Kỹ năng được xem xét nghiêng về mặt kỹ thuật của thao tác hay hành động, hoạt động.  Kỹ năng được xem xét nghiêng về mặt năng lực của con người. Theo quan niệm này, kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo. 12/04/10 3
  4. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ặ 2. Hình thành kỹ năng  A.N.Leonchev: Kỹ năng được hình thành trong hoạt động  Quá trình hình thành kỹ năng gồm 3 bước: - Bước 1: nhận thức đầy đủ về mục đích - Bước 2: quan sát mẫu và làm thử theo mẫu - Bước 3: luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện hành động nhằm đạt được mục đích đặt ra. 12/04/10 4
  5. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ế 3. Các loại kỹ năng giao tiếp  V.P.Dakhavov: - Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp. - Kỹ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp. - Kỹ năng nghe và biết lắng nghe. - Kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi. - Kỹ năng tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng giao tiếp. - Kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc. - Kỹ năng thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt trong giao tiếp. - Kỹ năng thuyết phục - Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp. 12/04/10 5
  6. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ạ 3. Các loại kỹ năng giao tiếp  A.A.Leonchev: - Kỹ năng điều khiển bản thân - Kỹ năng quan sát - Kỹ năng nhạy cảm xã hội: biết đoán nét mặt người khác - Kỹ năng mô hình hóa nhân cách đối tượng giao tiếp - Kỹ năng kiến tạo sự tiếp xúc (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ) - Kỹ năng nhận thức: thu thập, hệ thống hóa và truyền đạt thông tin. 12/04/10 6
  7. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ế 3. Các loại kỹ năng giao tiếp  Theo A.Cubanova và R.Rakhunatulia: - Nhóm các kỹ năng định hướng trước khi giao tiếp. - Nhóm các kỹ năng tiếp xúc xảy ra trong quá trình giao tiếp. - Nhóm các kỹ năng hướng các quá trình giao tiếp đến các định hướng giá trị khác nhau mà giáo viên cần hướng 12/04/10 đến. 7
  8. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ể 4. Các nhóm kỹ năng giao tiếp Theo PGS.TS Hoàng Anh:  Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp  Nhóm kỹ năng định vị  Nhóm kỹ năng điều chỉnh, điều khiển 12/04/10 8
  9. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ế 4. Các nhóm kỹ năng giao tiếp  Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp - Là khả năng dựa vào biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời điểm và không gian giao tiếp mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. - Kỹ năng đọc trên nét mặt cử chỉ, hành vi, lời nói. - Kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của đối tượng - Kỹ năng định hướng gồm kỹ năng định hướng trước khi tiếp xúc và định hướng trong quá trình tiếp xúc. 12/04/10 9
  10. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ợ 4. Các nhóm kỹ năng giao tiếp  Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp + Kỹ năng định hướng là khả năng phác thảo chân dung tâm lý của đối tượng giao tiếp. Phác thảo chân dung tâm lý càng đúng, càng chính xác thì giao tiếp càng đạt hiệu quả cao. + Phác thảo chân dung tâm lý là xây dựng mô hình tâm lý về những phẩm chất tâm lý đặc thù của đối tượng  có các phương án ứng xử, dự đoán, lường trước những phản ứng của đối tượng 12/04/10 10
  11. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ế 4. Các nhóm kỹ năng giao tiếp  Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp + Định hướng khi bắt đầu giao tiếp cần có một thái độ thiện cảm, tự tin, tạo cảm giác thoải mái cho đối tượng để họ bộc lộ trung thực những đặc điểm tâm lý của mình. + Định hướng trong quá trình giao tiếp là sự thiết lập các thao tác trí tuệ, tư duy, liên tưởng với vốn sống kinh nghiệm cá nhân một cách cơ động, linh hoạt mềm dẻo ở chủ thể giao tiếp. 12/04/10 11
  12. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ế 4. Các nhóm kỹ năng giao tiếp  Nhóm kỹ năng định vị - Kỹ năng định vị thực chất là khả năng xây dựng mô hình tâm lý, phác thảo chân dung nhân cách đối tượng giao tiếp đạt mức độ chính xác và tương đối ổn định dựa trên hoạt động nhận thức tích cực. - Biểu hiện của kỹ năng định vị là chủ thể giao tiếp có hành vi ứng xử phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh của đối tượng giao tiếp. - Chủ thể giao tiếp biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng trong giao tiếp. 12/04/10 12
  13. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ế 4. Các nhóm kỹ năng giao tiếp  Nhóm kỹ năng định vị - Có sự đồng cảm giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. - Chủ thể biết tạo điều kiện để đối tượng chủ động giao tiếp với mình. - Chủ thể biết xác định đúng không gian và thời gian giao tiếp - Chủ thể biết chọn thời điểm mở đầu, điểm dừng, tiếp tục và kết thúc quá trình giao tiếp. 12/04/10 13
  14. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ế 4. Các nhóm kỹ năng giao tiếp  Nhóm kỹ năng điều khiển, điều chỉnh - Khả năng tìm ra đề tài giao tiếp, duy trì đề tài. - Chủ thể có khả năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân. - Biết tự kiềm chế, điều khiển, điều chỉnh các diễn biến tâm lý của mình. - Để tự chủ, kiềm chế cảm xúc của mình một cách hợp lý, chủ thể giao tiếp cần hiểu được nhu cầu của đối tượng, những biểu hiện bên ngoài của đối tượng. - Biết tạo ra cảm xúc tích cực cho đối tượng giao tiếp. - Biết sử dụng các phương tiện giao tiếp 12/04/10 14
  15. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ế 4. Các nhóm kỹ năng giao tiếp Theo TS. Nguyễn Bá Minh (nhập môn khoa học giao tiếp).  Nhóm kỹ năng lập kế hoạch giao tiếp  Nhóm kỹ năng thực hiện kế hoạch giao tiếp  Nhóm kỹ năng kết thúc – đánh giá 12/04/10 quá trình giao tiếp 15
  16. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ế 4. Các nhóm kỹ năng giao tiếp  Nhóm kỹ năng lập kế hoạch giao tiếp - Nhóm kỹ năng nhận thức Nhóm kỹ năng này liên quan đến những hành động tích lũy những tri thức về hoạt động giao tiếp. Bao gồm những những kỹ năng: + Kỹ năng xác định mục đích, yêu cầu của cuộc giao tiếp + Kỹ năng tìm hiểu đối tượng giao tiếp + Kỹ năng lựa chọn hoặc xây dựng phương pháp, hình thức tổ chức cuộc giao tiếp + Kỹ năng xây dựng xác định nội dung, nhiệm vụ cuộc giao tiếp + Kỹ năng xác định thời gian, địa điểm giao tiếp 12/04/10 16
  17. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ế 4. Các nhóm kỹ năng giao tiếp  Nhóm kỹ năng lập kế hoạch giao tiếp - Nhóm kỹ năng thiết kế Gồm những hành động liên quan đến quy trình thực hiện nhiệm vụ cuộc giao tiếp. Bao gồm những kỹ năng sau: + Kỹ năng xác định những điều kiện cần thiết để tổ chức cuộc giao tiếp bằng hình thức phù hợp đạt hiệu quả cao. + Kỹ năng lựa chọn phương tiện giao tiếp + Kỹ năng xây dựng tiến trình và cách thức tổ chức cuộc giao tiếp + Kỹ năng thiết kế, dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết các tình huống đó. + Kỹ năng dự kiến các mối quan hệ, liên hệ giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp 12/04/10 17
  18. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ế 4. Các nhóm kỹ năng giao tiếp  Nhóm kỹ năng thực hiện kế hoạch giao tiếp - Nhóm kỹ năng tổ chức điều khiển - Nhóm kỹ năng triển khai quá trình giao tiếp 12/04/10 18
  19. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ế 4. Các nhóm kỹ năng giao tiếp  Nhóm kỹ năng thực hiện kế hoạch giao tiếp - Nhóm kỹ năng tổ chức điều khiển Đây là nhóm kỹ năng triển khai quá trình giao tiếp, gồm những hành động liên quan đến việc thực hiện quy trình giao tiếp đã thiết kế nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ giao tiếp Bao gồm các kỹ năng sau: + Kỹ năng tổ chức ổn định cuộc giao tiếp + Kỹ năng mở đầu cuộc giao tiếp + Kỹ năng duy trì, điều chỉnh cuộc giao tiếp phù hợp hoàn cảnh cụ thể. + Kỹ năng kết thúc cuộc giao tiếp 12/04/10 19
  20. Chương 5. Kỹ năng giao tiếp ế 4. Các nhóm kỹ năng giao tiếp  Nhóm kỹ năng thực hiện kế hoạch giao tiếp - Nhóm kỹ năng triển khai quá trình giao tiếp Bao gồm các hành động liên quan đến việc hình thành mối quan hệ hợp tác giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp, giữa đối tượng giao tiếp với nhau. Bao gồm các kỹ năng: + Kỹ năng tạo tâm thế cho đối tượng giao tiếp + Kỹ năng tạo mối quan hệ, liên hệ giữa các đối tượng giao tiếp. + Kỹ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ để điều khiển cuộc giao tiếp + Kỹ năng giảng giải, giải quyết các vấn đề. + Kỹ năng động viên, khuyến khích đối tượng giao tiếp 12/04/10 20
nguon tai.lieu . vn