Xem mẫu

  1. Chủ Nghĩa Siêu Thực Và Hội Họa (Breton, André )
  2. Mối quan hệ của Chủ nghĩa Siêu thực với hội họa vẫn là một câu hỏi chưa được sáng tỏ, vấn đề khó khăn này đã được các nhà lịch sử mỹ thuật hé mở hơn khi chú ý ở khía cạnh hình tượng xảy ra trong các giấc mơ và coi đó là một hành vi đặc biệt của phong cách nghệ thuật hiện đại. Điều cốt lõi trong những tranh luận của Breton là vấn đề thị giác hay thị giác là cảm giác mạnh mẽ nhất và khả năng khắc ghi những hình ảnh thị giác. Nghĩa là chủ nghĩa siêu thực đã quan tâm tới hội họa. Các vấn đề của hội họa cho đến thời điểm này chỉ tập trung vào thế giới bên ngoài, và như vậy, nó sẽ chẳng bao giờ cạnh tranh với hiện thực. Tuy nhiên, khi thay đổi mối quan tâm vào hiện thực bên trong, thì hội họa thực sự có thể thành công trong các tác phẩm của các họa sĩ siêu thực. Hình mẫu của Breton là Picasso. Cần phải ghi nhận rằng ông vẫn giữ một thái độ không thù địch gay gắt với công việc phê bình nghệ thuật thông thường cũng như với những họa sĩ cấp tiến như Matisse, Derain và người cộng sự
  3. ban đầu của Picasso nhưng ít danh tiếng hơn là Braque. Không đề cập tới những người đã biến chủ nghĩa Lập thể thành một trường phái. Những tác phẩm Siêu thực đầu tiên (cuộc triển lãm đầu tiên diễn ra vào tháng 11 năm 1925) thử nghiệm mang tính Lập thể và kỹ thuật mang tính vô thức gợi ý từ các tác phẩm văn học. Bài viết Chủ nghĩa Siêu Thực và hội họa được đăng tải đầy đủ trong một cuốn sách nhỏ lần đầu vào năm 1928, nhưng thực tế nó đã xuất hiện trước đó trong giai đoạn Cách mạng của các nhà Siêu thực. Đoạn trích dưới đây lấy từ bản dịch tiếng Anh của David Gascoyne, London , 1936. Con mắt tồn tại ở trạng thái sơ khai. Sự kỳ diệu của trái đất là cao hàng trăm phít, điều kỳ diệu của đại dương là sâu hàng trăm phít và nhân chứng của chúng chỉ là con mắt rộng lớn của cầu vồng bảy sắc. Đó là hiện diện của sự trao đổi thông thường những tín hiệu mà những cuộc thám hiểm của trí tuệ.
  4. Nhưng ai là người vẽ ra cán cân của thị giác? Có rất nhiều thứ tôi đã nhìn thấy không chỉ một lần và người khác nói với tôi rằng chúng tương tự như thế, những thứ mà tôi tin rằng tôi có thể nhớ được dù tôi có quan tâm tới chúng hay không, ví như mặt ngoài của nhà hát nhạc kịch Paris hay con ngựa hoặc đường chân trời. Có những sự vật mà rất hiếm khi tôi nhìn thấy hoặc tôi không định quên chúng hoặc không được phép quên chúng nếu có thể. Có những sự vật tôi đã quan sát một cách thờ ơ. Tôi không muốn nhìn và đó là những sự vật mà tôi thích (sự hiện diện của chúng choán hết tâm trí tôi). Có những thứ mà người khác đã nhìn thấy và họ bằng cách này hay cách khác gợi ý hoặc không làm cho tôi chú ý tới chúng, có những thứ mà tôi nhìn nhận rất khác với những người khác và có cả những thứ mà tôi bắt đầu nhìn mà không thấy. Và đó cũng không phải là tất cả. [...] Cần phải khắc ghi những hình ảnh của thị giác bất kể những hình ảnh này tồn tại sự ám ảnh hay không, không mang tính
  5. thời gian và dẫn dắt dự sáng tạo đi đến một ngôn ngữ thực sự, đối với tôi nó dường như không giả tạo hơn bất kỳ cái gì khác, hơn cả những thứ ban đầu mà tôi thấy không cần phải nấn ná ở đây. Điều mà tôi có thể làm là cân nhắc xem hiện trạng của ngôn ngữ ở cùng một góc độ ngôn ngữ của thi ca. Dường như với mình, tôi đã đòi hỏi một năng lực lớn hơn bao trùm tất cả những thứ khác tạo thuận lợi cho bản thân tôi - cho cảm xúc bao trùm cái vẫn được hiểu theo cách thông thường là cái thực. Tại sao tôi lại quan tâm tới vài dòng chữ? vài mảng màu? Đối tượng, bản thân cái đối tượng kỳ quặc ấy được vẽ từ những sự vật này và có khả năng tác động mạnh mẽ và chỉ có Chúa mới biết đây là sự khiêu khích hay không, hay là tôi không hiểu nổi, nó đang bị hao mòn? Sự vật ra sao, cho dù nếu tôi có tin vào mắt mình, rằng cần phải nói tới một vấn đề cụ thể. Trong phạm vi ấy, tôi đã sử dụng khả năng tưởng tượng trong chừng mực nào đó, nếu không cẩn thận, tôi sẽ
  6. ngừng nhận thức. Nếu phút giây này, tôi trở lại với vài bức vẽ minh họa hoặc một cuốn sách, sẽ chẳng có điều gì ngăn trở thế giới xung quanh tôi hết tồn tại. Xung quanh tôi bây giờ là cái gì khác, ví dụ, tôi có thể dễ dàng tham dự một lễ kỷ niệm nào đó... Góc nhà nằm giữa hai bức tường trong tranh có thể dễ dàng thay thế cho góc nhà giữa trần và hai bức tường này. Tôi giở tiếp mấy trang sách và mặc dù cái hơi nóng khó chịu, ít nhất tôi cũng không từ chối phong cảnh mùa đông này. Tôi có thể chơi đùa với những đứa trẻ có cánh Anh nhìn thấy một hang lớn trước mặt đang tỏa sáng và thực tế tôi cũng nhìn thấy thật. Tôi quan sát nó với đôi mắt như đang nhìn anh bây giờ, người mà tôi đang viết thư, và tôi viết một ngày nào đó tôi sẽ có thể nhìn thấy anh như thể cái khoảnh khắc tôi đã sống ở cây thông Noel này, ở cái hang toả sáng này, hay cùng những thiên thần có cánh. Bất kể có cảm nhận được sự khác nhau giữa những sự sống hiện ra như thế với sự sống thực, sự khác biệt này có thể tạo ra bất cứ lúc nào. Cho nên, tôi không thể nhìn nhận một bức tranh như bất
  7. cứ thứ gì nhưng với một khung cửa sổ khi tôi chú ý lần đầu tiên, tôi biết rằng nó nhìn ra bên ngoài hay nói cách khác từ nơi tôi đứng có một cảnh đẹp và tôi chẳng yêu thích cái gì quá như khi tôi dõi tầm mắt ở phía trước cho tới nơi xa thẳm. Bên trong chiếc khung bao gồm một người lạ, mặt đất - hay bờ biển, tôi có thể thưởng ngoạn một khung cảnh tuyệt vời. [...] Giờ đây khi nói rằng tôi đi hết căn phòng như một kẻ điên, căn phòng có sàn nhà bóng lộn của bảo tàng, và không chỉ một mình tôi. Mặc cho đã nhận được vài ánh mắt lấp lánh của vài phụ nữ, giống hôm nay, tôi chưa bao giờ bị đánh lừa bởi người lạ rằng những bức tường ngầm đã hiện ra trước tôi. Tôi bỏ lại đằng sau những lời thỉnh cầu thành kính mà không hề nuối tiếc. Có quá nhiều cảnh tượng đến cùng một lúc, tôi không cần tâm trí nào để suy đoán. Khi tôi đi qua những tác phẩm mang tính tôn giáo và những câu chuyện thần thoại thôn dã, tôi không để mất đi cái cảm giác rằng mình đã ở đó.
  8. Sự mê hoặc của đường phố bên ngoài có thực hơn đến hàng nghìn lần. Đó chẳng phải là lỗi của tôi nếu tôi không thể làm gì được với sự mệt mỏi nặng nề khi đứng trước cuộc diễu binh vô tận để tới được giải thưởng lớn của Rome và ở đó chẳng có đề tài hay phong cách cho họ lựa chọn. Không cần phải nói rằng chẳng có cảm xúc gì được khơi gợi dưới bức tranh của Leda , chẳng có gì thương tâm, mặt trời có thể lặn ở phía sau phong cảnh những cung điện kiểu Roman hoặc không thể đưa ra những giá trị đạo đức vững bền đối với những hình minh họa của câu chuyện ngụ ngôn hài hước Thần chết và Chàng đốn củi . Ý của tôi đơn giản là các tài năng chẳng thu được gì ở những con đường mòn luẩn quẩn và không có gì, thậm chí còn nguy hiểm khi coi sự tùy tiện là tự do. Nhưng mọi vấn đề ngoài xúc cảm khiến chúng ta không được quên rằng tại thời điểm này bản thân nó lại là thực tế và nó là
  9. cái ta đang bàn đến. Làm sao người ta có thể trông đợi chúng ta hài lòng với những băn khoăn về một tác phẩm nghệ thuật đã đem lại như thế? Sẽ không có tác phẩm nghệ thuật nào có thể tự đưa ra giá trị của nó trước những nhận định của chúng ta ở góc độ này. Khi tôi biết thế nào là cuộc đấu tranh khốc liệt giữa thực tại và điều có thể sẽ kết thúc, khi tôi mất hết mọi hy vọng về việc mở rộng lĩnh vực hiện thực, mà hiện nay đang bị hạn chế khắt khe tới mức kinh ngạc, và khi trí tưởng tượng của tôi tác động ngược lại, không còn trùng hợp nữa, tôi cũng sẽ giống như những người khác, hài lòng với bản thân và tương đối mãn nguyện. Và tôi sẽ liệt tên tôi vào danh sách những người thêu dệt , những người mà tôi nên tha thứ. Nhưng trước đây thì không thể. Cái khái niệm bắt chước được ghép cho nghệ thuật rất hạn hẹp như thể mục đích của nó bị đưa xuống tận cùng của những hiểu lầm nghiêm trọng mà chúng ta vẫn tiếp tục theo đuổi cho đến tận bây giờ. Với niềm tin rằng, đó chỉ là khả
  10. năng sao chép những hình tượng khiến họ xúc động, các họa sĩ đã quá dễ dãi khi lựa chọn những hình mẫu. Sai lầm ở chỗ, họ cho rằng hình mẫu chỉ có thể lấy từ thế giới bên ngoài, hoặc thậm chí đơn giản là lấy bất cứ cái gì. Cảm xúc của con người có thể đưa ra những nét độc đáo bất ngờ kể cả đối với những vật thể tầm thường nhất; tất cả đều có thể đều có thể tạo ra những hình tượng có sức mê hoặc mạnh mẽ mà con người đã chiếm hữu để phục vụ cho mục đích lưu giữ hay củng cố mà sự thực thì chúng có thể tồn tại mà không cần đến con người, con người đã sử dụng chúng một cách tồi tệ. Giờ đây, thế giới bên ngoài mỗi ngày trở nên hoài nghi hơn. Một tác phẩm nghệ thuật tạo hình đáp lại sự cần thiết để làm sống lại những giá trị thực sẽ hướng tới một hình mẫu nội tâm thuần túy hoặc sẽ thôi tồn tại. Với chúng tôi, vấn đề xác định thuật ngữ hình mẫu nội tâm nghĩa là gì, và nó trở nên đối lập với vấn đề lớn được đặt ra trong những năm gần đây, khi các họa sĩ muốn khám phá lại
  11. lý do khiến họ cầm bút vẽ - vấn đề mà giới phê bình mỹ thuật buộc phải lảng tránh. Trong lĩnh vực thi ca, Lautréamont, Rimbaud và Mallarmé là những người đầu tiên đóng góp những thiếu hụt của trí tuệ nhân loại: thái độ thiếu tôn trọng, cái đã khuyến khích trí tuệ tự rút lui khỏi mọi điều lý tưởng và bắt đầu bận rộn với chính đời sống thực của nó, trong đó, cái đạt được và cái mong muốn không còn loại trừ lẫn nhau nữa và chúng cố gắng chịu đựng sự kiểm duyệt gắt gao thường trực đã gò bó trước đây. Sau sự xuất hiện của họ, ý tưởng về cái bị cấm đoán và cái được phép đã chấp thuận sự linh hoạt, và như thế những từ như gia đình, quê hương, xã hội với chúng tôi như đùa. Đó là bởi họ đã làm cho chúng tôi phải suy nghĩ và đặt niềm tin vào chính mình, và chúng tôi liều mình đi theo bước chân của họ với khao khát cháy bỏng chinh phục, chinh phục một cách hoàn toàn, ý nguyện ấy không bao giờ rời bỏ chúng tôi, chính vì vậy con mắt của chúng tôi, con mắt chính xác của chúng tôi phải phản ánh cái không tồn tại như thể nó đang hiện hữu một cách rõ nét vậy
  12. nhưng đã bị chúng ta lãng quên. Con đường bí hiểm có đầy chó dữ dõi theo ta mỗi bước đi và mỗi niềm khao khát của ta chỉ trở lại cùng với sự chiến thắng của những hy vọng đầy ảo tưởng đã bị ánh đèn pha rọi chiếu trong vòng năm mươi năm qua. Đã năm mươi năm trôi qua, kể từ khi Picasso bắt đầu khai phá con đường của ông, và những tia sáng hiện ra cùng ông. Không ai được cổ vũ để nhìn ra mọi thứ cho đến khi ông xuất hiện. Các nhà thơ đã từng nói đến một xứ sở mà họ mới phát hiện, nơi đó có những con đường tuyệt đẹp nhất trên đời, một phòng vẽ hiện ra dưới đáy hồ , tuy nhiên đối với ta đây chỉ là ảnh ảo. Phép màu nào đã giúp ông, người khiến tôi sững sờ và biết ông là một con người may mắn, ông vẫn xuất hiện trên đỉnh cao nhất của trí tưởng tượng? Trong ông, động lực lớn lao nào đã thúc đẩy khiến ông đạt được những điều đó! [...] Để thoát khỏi những vấn đề nhạy cảm này, hay hợp lý hơn với sự dễ dãi của những biểu hiện thông thường, người ta cảnh giác với sự phản bội ở mức độ cao để không thể không công nhận thực tế trách nhiệm nặng nề của
  13. Picasso. Chỉ cần sự thiếu hụt khả năng của sức mạnh ý chí cũng đủ cho tất cả những vấn đề mà ta quan tâm ít nhất là trì hoãn lại nếu không sẽ chẳng có gì cả. Sự kiên nhẫn đáng khâm phục của ông là sự bảo đảm giá trị miễn trừ mọi yêu cầu đối với ta và lôi cuốn bất kỳ nhà chuyên gia nào khác. Liệu ta có thể biết cái gì đang đợi chúng ta ở cuối chặng đường đau khổ này? Tất cả chỉ là những khám phá vẫn đang được tiếp tục và những dấu hiệu phục hồi có mục đích đã xảy ra mà không cần đến bất kỳ khả năng lập lờ nào và kéo theo một sự gián đoạn khác.[...] Người ta không thể hiểu nổi cái tiền định ngoại lệ của Picasso để mà sợ hãi hay hy vọng có được một phần của ông. Với tôi, dường như không có gì thú vị hơn thế, để làm cho những người theo ông nhụt chí hay để vẽ ra một khao khát tài năng từ vô số những phản ứng. Ông chỉ có thể thỉnh thoảng tặng cho lòng ngưỡng mộ của họ những thứ mà ông ky cóp. Lúc chập tối, từ phòng thí nghiệm cho tới bầu trời có những
  14. thực thể thần thánh sẽ tiếp tục chạy trốn kéo theo những mảnh vỡ của mặt lò sưởi hoa cương, phía sau họ những mặt bàn đầy ắp những đồ vật mà bạn yêu quí bên cạnh những chiếc bàn xoay... và tất cả những cái đó vẫn tồn tại gắn bó với những tờ báo từ xa xưa: Le Jour... Người ta nói rằng chẳng có cái gì tựa như hội hoạ siêu thực. Hội họa, văn học đối với chúng ta là gì vậy, Picasso, anh là người phải chuyển tải tinh thần không mâu thuẫn nhưng lại né tránh cái điểm xa nhất! Từ mỗi bức tranh, anh đã thả một chiếc thang dây hay chiếc thang làm bằng tấm khăn trải giường của mình và chúng tôi, có lẽ cả anh nữa, đều khao khát được leo vào giấc ngủ của anh rồi lại từ đó ra đi. Chúng đến và nói chuyện với ta về hội họa, chúng tới và gợi cho ta nhớ về những phương tiện của đáng thương của hội họa! Khi còn là trẻ con, chúng ta có những đồ chơi để đến bây giờ đôi lúc ta có thể khóc vì nuối tiếc hay tức giận. Có lẽ một ngày nào đó, ta có thể nhìn thấy những món đồ chơi trong
  15. suốt cuộc đời ta, giống như tuổi thơ của ta một lần nữa. Chính Picasso đã cho tôi ý tưởng này. [...] Chúng ta cứ lớn đến một lứa tuổi nào đó và dường như đồ chơi của ta cũng lớn lên như thế. Chơi đùa là một phần của vở kịch, và trí tuệ của ta chính là nhà hát. Picasso, người sáng tạo những thứ đồ chơi thảm thương cho người lớn, làm cho họ lớn lên và đôi khi dưới dáng vẻ chọc tức và kết thúc những bồn chồn vớ vẩn.
nguon tai.lieu . vn