Xem mẫu

  1. CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN THỜI TRANG KHẲNG ĐỊNH TIẾNG NÓI PHỤ NỮ Võ Anh Thư, Võ Thị Thúy Vy, Nguyễn Thị Bé Ngoan Khoa Kiến Trúc - Mỹ Thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Liên TÓM TẮT Các cuộc cách mạng Nữ quyền đã được thể hiện dưới nhiều hình thức: biểu tình trên phố, văn học hay phá vỡ luật lệ... Phụ nữ đã làm cho thế giới thay đổi đáng kể qua nhiều thế kỷ. Không có gì ngạc nhiên khi thời trang cũng là một dạng biểu đạt của Nữ Quyền. Cho dù đó là cách chúng ta để tóc hay bác bỏ những quan niệm truyền thống về giới tính, thời trang đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi cách nhìn nhận về người phụ nữ và của chính phụ nữ trên toàn thế giới. Tất cả đã tạo thành một dòng chảy lịch sử thú vị khi phụ nữ sử dụng thời trang để lên tiếng một cách mạnh mẽ về quyền của chính mình. Từ khóa: cách mạng thời trang, Féminisme, Feminist fashion, Nữ Quyền, Tiếng nói phụ nữ. 1 NỮ QUYỀN LÀ GÌ? 1.1 Khái niệm Nữ Quyền, tức quyền nữ giới hay quyền phụ nữ, là các quyền lợi bình đẳng giới được khẳng định là dành cho phụ nữ và trẻ em gái trong nhiều xã hội trên thế giới. Bác bỏ thành kiến truyền thống và lịch sử cổ hữu, chống lại việc thiên vị nam giới và trẻ em trai "trọng nam khinh nữ". 1.2 Bối cảnh lịch sử, khởi nguồn và phát triển Sinh ra từ hơn 100 năm, phong trào Nữ Quyền đã lan tỏa trên khắp thế giới, mọi châu lục, mọi quốc gia, tôn giáo. Về lý thuyết, Nữ Quyền xuất hiện lần đầu vào năm 1794 trong tác phẩm Vì quyền của nữ giới của Mary Wollstonecraft, được coi là bản tuyên ngôn đầu tiên. Trong khi đó, thuật ngữ Nữ Quyền - Féminisme xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết Đ ông- Đ bà của Alexandre Dumas năm 1872. Trên thực tế, những cá nhân tiêu biểu cho phong trào này đến từ nhiều lĩnh vực, giai tầng xã hội hay giới tính khác nhau. Cũng như những người tiên phong mở đường cũng có ở các dân tộc khác. Và tại Việt Nam có Hai Bà Trưng, Bà Triệu, xa hơn có Nữ hoàng quyền lực nhất Ai Cập cổ đại Cleopatre hay Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ I... Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh này mới thực sự ra đời tại các nước phương Tây. Tùy thuộc vào thời điểm lịch sử, văn hóa và quốc gia, những người theo phong trào Nữ Quyền trên toàn thế giới có động lực và mục tiêu khác nhau. Khẳng định rằng tất cả các phong trào được thúc đẩy để thực thi quyền của phụ nữ. 869
  2. Cùng với những trào lưu văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, phong trào Nữ Quyền đã có tác động không nhỏ tới xã hội Việt Nam. Thời gian này, người ta nói nhiều về địa vị thấp kém của phụ nữ Việt Nam, sự bất bình đẳng trong giáo dục. Đầu thế kỷ XX, vị thế của phụ nữ Việt Nam có những thay đổi nhất định khi nhận thức về Nữ Quyền đã bao gồm quyền bình đẳng về chính trị, quyền bầu cử, ứng cử, quyền lao động... 2 NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG THỜI TRANG & KHẲNG ĐỊNH QUYỀN PHỤ NỮ. 2.1 Bloomer dress Năm 1850, “ loomer dress” hay còn được gọi là “Freedom dress” là chiếc quần dài bên trong chiếc váy ngắn. Một trong những thiết kế đầu tiên vang dội trên khắp thế giới. Xu hướng này được ủng hộ bởi tổ chức Suffragettes (tổ chức ủng hộ phụ nữ) hay các cá nhân hoạt động vì Nữ Quyền: Elizabeth Cady Stanton, Lucy Stone và Susan B...và được hưởng ứng của hàng nghìn phụ nữ. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều, nhận rất nhiều sự kì thị, đặc biệt về phía cánh mày râu nhưng không vì vậy mà dừng lại, những thiết kế thoải mái hơn dành cho phái nữ vẫn tiếp tục phát triển. Hình 1. Bloomer dress năm 1850 2.2 Quần vải Trước thế kỷ 20, hình ảnh của người phụ nữ mặc quần vải là điều không tưởng. Bắt đầu khi Luisa Capetillo bị bắt giữ và điều ra tòa với tội danh mặc quần nơi công cộng. Chính sự kiện này đã gây nên một làn sóng lớn. Phụ nữ dần trở thành một phần của xu hướng này bởi những lý do rất thực tế: kinh tế trở nên khó khăn và phải mặc quần của chồng, tiết kiệm chi phí trong thời điểm Thế chiến thứ II. Và chiếc quần tạo cho họ sự thoải mái khi lao động. Cuối cùng, là vì thời trang, dưới sự ảnh hưởng của Marlene Dietrich và Katharine Hepburn, hai người phụ nữ quyến rũ bậc nhất của Hollywood trong chiếc quần đầy cá tính. 870
  3. Hình 2. Luisa Capetillo, Marlene Dietrich và Katharine Hepburn từ trái sang 2.3 Tóc Bob Vào những năm 1920, kiểu đầu Bob là một trong những điểm nhấn Nữ Quyền quan trọng và trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Cắt đi bộ tóc dài truyền thống - biểu tượng của nét đẹp tiêu chuẩn và sự nữ tính trở nên phổ biến bên cạnh phong trào Flapper (phong trào với sự tham gia của những người phụ nữ sẵn sàng thể hiện bản thân và phá vỡ những quy chuẩn đã được áp đặt lên người phụ nữ từ lâu). Kiểu tóc được yêu thích rộng rãi bởi những người mẫu và các diễn viên. Chính điều đó được coi là một bước tiến bộ lớn. Tiêu biểu chính là Coco Chanel bà không chỉ nội bật vớ những thiết kế vượt thời gian mà bản thân bà còn là một biểu tượng thời trang đáng ngưỡng mộ với quan niệm: “Phụ nữ khi cắt tóc là đang muốn thay đổi cuộc đời”. Hay tác giả Mary Gordon chia sẻ: “Tôi coi việc cắt đi mái tóc dài là một bước tiến nhỏ trong việc gỡ bỏ những xiềng xích nhỏ trong hành trình đến với tự do. Bất cứ điều gì tiến đến sự giải phóng dù là nhỏ bé nhất cũng rất giá trị”. Hình 3. Coco Chanel, Mary Gordon, vũ công Louise Brooks với mái tóc Bob 871
  4. 2.4 Chiếc áo phông nữ quyền Phụ nữ đã mặc quần áo với thông điệp về Nữ Quyền vào cuối Thế kỷ 19, với nhiều phong trào đấu tranh đòi lại bình đẳng giới cho phụ nữ. Tuy nhiên, nhà thiết kế Maria Grazia Chiuri của Dior trong việc phổ biến xu hướng này trên toàn cầu. Trong bộ sưu tập đầu tay với tư cách là Giám đốc sáng tạo, những chiếc áo phông với châm ngôn của Chimamanda Ngozi Adichie: “We Should All Be Feminists.” xuất hiện đầy nổi bật trên sàn runway. Hình ảnh chiếc áo bắt đầu phủ sóng khắp các tạp chí, street style và được những người nổi tiếng yêu thích. Các thương hiệu khác cũng bắt đầu những trang phục Nữ Quyền của riêng họ, tạo nên một làn sóng cho “Feminist Tee”. Hình 4. Emma Watson với áo in khẩu hiệu "This Is What A Feminist Looks Like", ủng hộ phong trào đấu tranh chống lạm dụng tình dục. 2.5 The Pussyhat Như một sự phản ứng đối với lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump vào năm 2017, hàng triệu người khắp thế giới đã tham gia cuộc diễu hành. Để tạo ra một ấn tượng thị giác cho cuộc biểu tình, Krista Suh và Jayna Zweiman đã tạo nên “'Pussyhat Project”, và phân phát hơn 1000 chiếc mũ handmade cho những người biểu tình. Chiếc mũ có biệt danh “Pussy” như để ám chỉ về lời bình phẩm thô tục của Donald Trump về phụ nữ: “grab them by the pussy”. Hình ảnh Pussyhat phổ biến đến mức nó đã trở thành biểu tượng của tháng ba và thậm chí được xuất hiện trên sàn Runway của Fashion Week. Hình 5. The Pussyhat trên sàn Runway 872
  5. 2.6 Bikini Vào những năm 1800, loại trang phục bơi đầu tiên là áo tay phồng, váy dài quá gối, bên trong là quần, không khác gì so với trang phục ban ngày, không lộ da thịt và kín đáo. (Hình 6, bên phải) Đầu thế kỷ 20, năm 1907, VĐV người Úc Annette Kellerman lần đầu tiên mặc kiểu đồ bơi để lộ hai cánh tay và khoe những đường cong đầy nữ tính và trở thành chuẩn mực đến tận 20 năm sau. (Hình 6, ở giữa) Năm 1946, hai người đàn ông Louis Réard và Jacques Heim đã tạo nên Bikini đầu tiên. (Hình 6, bên trái) Thế giới khi đó vẫn đang trong giai đoạn sau cuộc Đại Khủng hoảng và Thế chiến nên thời trang cho phụ nữ cũng bị ép lại vào khuôn khổ cũ với váy luôn phải dài hơn đầu gối và lưng cao ôm sát eo. Việc trình làng một thiết kế táo bạo chỉ một mảnh che ngực trên, một mảnh che điểm nhạy cảm và vòng 3, đã gây một chấn động rất mạnh. Mặc dù khởi đầu sóng gió với giới phê bình, các tạp chí thời trang và truyền thông.. Nhưng mãi đến một thập kỷ sau, bộ bikini hai mảnh trở nên cực kỳ nổi tiếng đối với các cô gái trẻ tuổi. Báo Pháp Le Figaro ca ngợi đây là một dấu ấn trong cuộc cách mạng về giới tính: “Đối với phụ nữ, diện một bộ bikini như một tín hiệu về sự giải phóng. Ở đó không tồn tại chủ ý khêu gợi. Đó đơn thuần là một sự ăn mừng tự do, niềm vui trong cuộc sống”. Hình 6. Trang phục bikini nữ 2.7 Bra Khái niệm “thả rông vòng 1” không có gì lạ và tồn tại lâu đời như quá trình giải phóng phụ nữ. Năm 1968, phụ nữ đốt bỏ áo ngực và gọi chúng là “dụng cụ tra tấn, hình thức áp bức” và họ cho rằng “Phụ Nữ có quyền quyết định mặc hay không” như một biểu tượng giải phóng, nhưng đã bị cảnh sát ngăn chặn. Những năm 1970, các sàn nhảy xuất hiện do đó, việc không mặc áo tự do hơn, ít chính trị và có nhiều đất diễn cho thời trang. Thịnh hành là phong cách Grunge hay Flapper thập niên 90. Vào hằng năm ngày 13/10, Quốc tế thả rông (National No Bra) giúp phụ nữ nâng cao nhận thức về ung thư vú cũng như giúp chúng ta cảm thấy thật tự do, thoải mái với cơ thể của chính mình. Ngày này không chỉ được đón nhận ở khắp mọi nơi trên thế giới, mà còn là truyền thống không thể bỏ qua. (Hình 7, bên trái). 873
  6. Nhờ đó NTK Rudy Gernreich đã tạo ra chiếc áo ngực liền quần lót “Monokini”. Không miếng đệm, không đẩy ngực, mẫu nội y này được may từ lớp vải trong suốt để tôn lên vẻ đẹp tự nhiên nhất có thể. Lý giải cho sự ra đời của chiếc “sheer bra” (áo ngực xuyên thấu), có chủ ý muốn giải phóng cơ thể phụ nữ khỏi những kiểu quần áo bó buộc và chật chội.Sự phổ biến của hành động này đã tạo nên một phong trào mạnh mẽ trên thế giới. (Hình 7, bên phải). Hình 7. Áo bra 2.8 Miniskirt Chiếc váy dần ngắn hơn với thiết kế miniskirt bởi Mary Quant hay André Courrèges vào năm 1961. Được ca ngợi là “lạc quan, đa diện, trẻ trung và chút tán tỉnh”, miniskirt được yêu thích và mặc bởi rất nhiều người từ các cô học sinh cho đến vận động viên tennis chuyên nghiệp và chính thức đánh dấu sự khai tử của kỷ nguyên váy dài. Người mẫu, diễn viên Jean Shrimpton đã viết tên của chính mình vào lịch sử khi cô tham gia một giải đua tại Melbourne vào năm 1965 và mặc một chiếc váy ngắn trên đầu gối 13 cm. Có mặt tại sự kiện với miniskirt, không găng tay, không tất dài hay mũ, Shrimpton đã tạo làn sóng đầy tích cực. Hình 8. Jean Shrimpton và miniskirt 2.9 Bouncle & Pantsuit Bouncle: theo ghi nhận trong lịch sử, Coco Gabrielle Chanel có thể được coi là người phụ nữ đầu tiên mang tiếng nói bình đẳng giới thông qua thời trang. Sự xuất hiện chiếc áo khoác Bouncle làm bằng vải tweed tự do, phóng khoáng thoát khỏi kiểu trang phục gò bó, phần 874
  7. nào thay đổi nhìn nhận về vai trò người phụ nữ. Ngoài ra, người phụ nữ quyền lực này còn rẻ một hướng đi mới cho thời trang phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Pantsuit: năm 1966, nhà mốt Yves Saint Laurent cho ra đời BST suit đầu tiên dành riêng cho phái nữ, có tên Le Smoking. Đây là cột mốc quan trọng, giúp phụ nữ mạnh mẽ vực dậy giành quyền bình đẳng bằng thời trang. Với form dáng suit, phần cầu vai mạnh mẽ, cứng cáp mang đến một vẻ đẹp quyến rũ và nam tính cho phái yếu. BST đã nhận không ít sự chỉ trích, nhưng đây là phát súng đầu tiên giúp hình ảnh người phụ nữ mạnh mẽ len lỏi vào tâm trí tất cả mọi người. Cho đến năm 1993, khi Mỹ quy định dresscode cho phụ nữ tại thượng viện là quần dài, đã thúc đẩy sự phổ biến của pantsuit, và hơn thế nữa. Hình 9. Coco Chanel với Bouncle và Pantsuit của Yves Saint Laurent 3 KẾT LUẬN Xuyên suốt khoảng thời gian từ khi phái yếu vùng lên đòi “bình đẳng giới” và cuộc đấu tranh vì “Nữ Quyền”, thời trang chưa bao giờ ở ngoài cuộc. Thời trang còn là tiếng nói thay thế phụ nữ ở khắp trên Thế giới. Sự thay đổi về thời trang như là một lời khẳng định về quyền lợi của phụ nữ, kể cả ưa và nay. Thời trang của nữ quyền thay đổi từ cái nhỏ nhất là áo corset đến cái lớn nhất là phần trang phục bên ngoài. Và nữ quyền luôn là ý tưởng về thời trang dành cho các nhà mốt từ ưa đến nay, không làm ra sự nhàm chán hay lỗi thời. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Wikipedia.org [2] Baoquocte.vn [3] Elle.vn [4] Dep.com.vn 875
nguon tai.lieu . vn