Xem mẫu

CHÌ VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
(*)
NGUYỄN THỊ TIẾT
TÓM TẮT

Chì và các hợp chất của chì đều độc. Chì được sử dụng để sản xuất ắc-quy chì, chất tạo
màu dùng trong đồ sứ, thủy tinh, công nghệ sơn, chất dẻo và chất chống nổ, v.v. Chì có
mặt ở khắp mọi nơi: không khí, đất, nước, đồ chơi, nước sơn. Chì xâm nhập vào cơ thể
người qua đường hô hấp là chủ yếu, qua thức ăn, nước uống và các hợp chất hữu cơ qua
đường da. Khi bị nhiễm độc chì, tuỳ theo mức độ có thể gây ra các rối loạn trên hệ tiêu
hóa, hệ thống tạo huyết, đường viền Burton màu xám sẫm ở chân răng, rối loạn chức
năng thận, cơn đau bụng chì, đau khớp, tăng huyết áp, hôn mê có thể dẫn đến tử vong.
Tác hại của chì ở trẻ em trầm trọng hơn ở người lớn, ảnh hưởng đến trí thông minh và tư
duy. Đặc biệt chì có tính tích luỹ, dù tiếp xúc với nồng độ thấp nếu kéo dài sẽ bị nhiễm
độc.

ABSTRACT

Lead and all its compounds are poisonous. Lead is used for producing battery; colorific
substances in producing porcelain, glassware, painting technology, plastic and anti-
explosive substances, ect. Lead is everywhere: air, soil, water, toys, paint, jobs relating
to lead. Lead penetrates into the human body mainly through respiratory system; and
food, drink; and other organic substances come into the body through the skin. When
having lead poisoning, depending on the level, it may cause disorders mainly in the
digestive system, the blood system, Burton's brown border around the stumps, disorders
in kidney's functions, lead-bellyache, joint pain, high blood pressure, unconsciousness
may lead to death. The impact of lead in children is more serious than in adults, that
affects their intelligence and thought. More importantly, lead can accumulate over a
period of time in human body, so long exposure to low concentrations will lead to being
poisoned.

Chì được viết tắt là Pb (Plumbum) là kim loại nặng xếp thứ 82 trong bảng tuần hoàn các
nguyên tố hoá học, được con người phát hiện và sử dụng cách đây khoảng 6.000 năm, do
có nhiều ứng dụng trong đời sống sinh hoạt. Chì có màu xám xanh, khối lượng phân tử là
207,1 khối lượng riêng 11,37g/cm3, nóng chảy ở nhiệt độ 325oC, bốc hơi ở 550oC và sôi
ở 1744oC. Là kim loại mềm, dễ uốn, dễ cán mỏng và dễ định hình, chì đun nóng đỏ bốc
hơi và bị oxy hoá từng phần
Chì được sử dụng để sản xuất ắc quy chì (bình điện), hàn ống chì dân dụng và công
nghiệp. Nhiều hợp chất của chì được sử dụng tạo ra các màu đẹp dùng để pha sơn, chất
màu trong đồ sứ, thuỷ tinh, công nghệ cao su. Các hợp chất hữu cơ chì như tetraethyl,
tetramethyl cùng với chất làm sạch 1,2 dichloretan và 1,2 dibrommetan được sử dụng làm
chất chống nổ và chất làm trơn trong xăng, ngày nay một số nước đã không còn sử dụng
loại xăng chứa chì nữa. Chì stearat được dùng trong công nghệ chế biến chất dẻo.
Chì và các hợp chất của chì đều độc, các hợp chất chì càng dễ hoà tan thì càng độc. Ngay
cả các muối không tan của chì như carbonate, sulfate khi vào đường tiêu hoá cũng bị HCl
ở dạ dày hoà tan một phần và gây độc. Chì kìm hãm sự chuyển hoá calci bằng cách trực


(*)
TS, Khoa Môi trường, Trường Đại học Sài Gòn
tiếp hoặc gián tiếp kìm hãm sự chuyển hoá vitamine D, ngoài ra chì còn hạn chế phản
ứng oxy hoá glucose để tạo ra năng lượng cho cơ thể động vật. Chì làm gián đoạn quá
trình chuyển hoá acid aminolevulinic sang phosphorus billinnogen làm tăng
protoporphyrin tự do trong hồng cầu vì vậy dẫn đến thiếu máu. Chì phá huỷ myelin của
các dây thần kinh ngoại biên làm giảm sự dẫn truyền thần kinh vận động.
1. NGUYÊN NHÂN GÂY NHIỄM ĐỘC CHÌ
Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nồng độ chì trong không khí là
0,01mg/m3, nơi làm việc là 0,005mg/m3. Khi kẹt xe, hàm lượng bụi khói chì tăng, gây
cho người lái xe và khách đi đường khó thở. Đất bị nhiễm chì ở khu dân cư gần trục lộ
giao thông lớn, khu đô thị và khu công nghiệp chứa các hạt chì từ xăng và sơn có thể gây
nhiễm độc trong nhiều năm. Chì còn bám vào tường, trần nhà, cánh cửa, nơi có dùng
nước sơn pha chì, khi nước sơn này bị rơi ra ngoài sẽ gây ngộ độc.
Chì có trong nước uống là do con người sử dụng hợp kim chì để làm ống dẫn nước.
Lượng chì hoà tan vào hệ thống dẫn nước tuỳ thuộc vào nhiệt độ, pH, độ cứng của nước
và thời gian nước lưu trong ống. Ngoài ra, các mối hàn bằng chì để làm các hộp kim loại
dùng chứa thực phẩm chế biến, hoặc các dược phẩm chứa chì dạng acetate, gây nguy hại
cho sức khỏe con người
Trong thực tế có các trường hợp nhiễm độc chì không do nghề nghiệp mà do người dân
sinh sống tại các cơ sở hoặc sống chung quanh nơi sản xuất bình điện, thường gặp ở Việt
Nam. Trẻ em dùng đồ chơi sử dụng chất sơn màu từ muối chì, khi tiếp xúc, nhai, ngậm
đồ chơi có nguy cơ nhiễm độc cao hơn trẻ khác 3- 4 lần. Trẻ em dùng viên bi tròn bằng
chì chơi bắn bi hoặc dùng chì làm vật nặng để câu cá, trẻ hay bú tay, chùi tay vào miệng
dễ nhiễm chì gấp 4-5 lần so với trẻ bình thường. Gần đây các nghiên cứu cho thấy trẻ em
có cha mẹ nghiện thuốc lá khiến cho trẻ có nguy cơ cao gấp 4- 6 lần so với trẻ không có
cha mẹ nghiện, do nhiễm độc thụ động. Các loại mĩ phẩm, thuốc nhuộm tóc, viết chì kẻ
mắt cũng chứa một số lượng chì đáng kể, ngay cả hỗn hợp trám răng amalgam cũng chứa
chì.
2. ĐƯỜNG XÂM NHẬP VÀO CƠ THỂ
Chì có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều đường khác nhau mà đường hô
hấp là quan trọng nhất. Nhiễm độc chì là hậu quả của sự hít thở các hơi, khói và bụi chì.
Sự hấp thụ chì trong phổi phụ thuộc vào nồng độ, kích thước, cách phân bố của các hạt
bụi chì. Việc phòng ngừa nhiễm độc chì qua đường hô hấp rất khó khăn.
Chì trực tiếp vào cơ thể qua đường miệng từ thức ăn, nước uống, hoặc các vật khác có
thấm chì. Việc tôn trọng quy tắc vệ sinh trong sinh hoạt, trong sản xuất có thể phòng
ngừa nhiễm độc chì qua đường tiêu hoá.
Chì ở dạng hữu cơ được hấp thụ qua da, tuy ít xảy ra, đặc biệt là khi da bị thương tích
hoặc trầy xước. Sau đó chì thâm nhập vào máu, gần 6 % nồng độ chì trong máu nằm
trong huyết tương, sau vài tuần lễ trên 94% tổng lượng chì được tích tụ trong xương của
người lớn và tồn tại ở đó chừng vài chục năm. Còn ở trẻ em khoảng 64% tổng lượng chì
được dự trữ trong xương do xương kém đậm đặc, do đó một lượng chì đáng kể xuất hiện
trong máu, thận và não. Sự hấp thụ chì vào máu phụ thuộc vào tuổi và độ đầy của dạ dày.
Lúc ăn no chì chỉ được hấp thu 6%, còn khi đói mức hấp thu đạt tới 60%. Chì có tính tích
luỹ, nếu nhiễm ít nhưng kéo dài qua nhiều ngày có thể gây nhiễm độc mãn tính.
3. TÁC HẠI CỦA CHÌ
Chì gây rối loạn tiêu hoá, nôn, tiêu chảy, biếng ăn, đau bụng từng cơn dữ dội, kéo dài từ
vài giờ đến vài ngày. Kèm theo triệu chứng mệt mỏi, tê ở đầu ngón chân ngón tay, đau
khớp, huyết áp tăng. Nồng độ chì 50mg% kéo dài trên 3 tuần gây nên tình trạng chì đọng
trên vòng sụn tiếp hợp ở các đầu xương dài và bìa xương dẹp làm xương ngưng phát
triển, hoặc tạo nên đường viền Burton màu xám sẫm ở chân răng. Chì làm giảm lượng
hồng cầu, có biểu hiện da xanh xao, hay mệt do thiếu máu. Chì làm giảm lượng máu đến
thận, hậu quả gây tiểu ít, tiểu đạm và suy thận. Nồng độ chì cao gây hiện tượng phù não
và phá huỷ tế bào não. Biểu hiện ban đầu bị kích thích, dẫn đến co giật, sau đó hôn mê và
có thể tử vong. Nếu sống sót thì sẽ để lại di chứng thần kinh như teo vỏ não, tràn dịch
não, không hồi phục.
Tác hại của chì ở trẻ trầm trọng hơn ở người trưởng thành là do trẻ rất mẫn cảm với độc
tính của chì, hệ thần kinh còn non yếu và khả năng giải độc chưa hoàn chỉnh, thời gian
bán hủy sinh học của chì ở trẻ em lâu hơn so với người lớn. Ở trẻ em, sau một thời gian
bị nhiễm chì, nếu nồng độ chì trong máu là 6mg/dl, quá trình chuyển hoá của tế bào não
bị cản trở dẫn đến sự dẫn truyền thông tin bị gián đoạn giữa tế bào thần kinh với các tế
bào khác làm cho não trẻ phát triển ở mức thấp, chỉ số thông minh kém. Các điều tra cho
thấy có sự tương quan nghịch giữa sự tăng nồng độ chì trong máu và suy giảm chỉ số
thông minh (IQ) của trẻ. Cứ tăng 10mg/dl chì trong máu sẽ làm giảm IQ 5 điểm.
4. PHÒNG NGỪA
Chúng ta có thể phòng ngừa nhiễm độc chì bằng các biện pháp sau:
 Hạn chế mức độ ô nhiễm chì trong môi trường: không sử dụng xăng pha chì để
tránh gây ô nhiễm không khí, tránh hút thuốc lá ở chỗ đông người.
 Loại bỏ nguy cơ nhiễm chì trong gia đình: rửa tay, rau, trái cây kĩ trước khi ăn;
tắm rửa, thay giày dép, nếu làm việc nơi tiếp xúc với chì, phải giặt riêng quần áo sau lao
động, vệ sinh nhà cửa sạch, thường xuyên lau sàn nhà, bàn ghế bằng khăn ướt; vặn vòi
nước cho chảy tự do 1 phút với ống dẫn nước chứa chì, không nên lấy nước để ăn lúc
nước còn nóng. Nơi vui chơi cho trẻ phải sạch sẽ, không cho trẻ tiếp xúc với bụi sơn hoặc
các mảnh vụn sơn chì. Chọn đồ chơi an toàn và thích hợp, nhất là với trẻ ở độ tuổi mọc
răng.
 Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn đầy đủ sắt và calcium vừa chống suy
dinh dưỡng, lại giúp ngăn ngừa hấp thụ chì.
 Tổ chức lao động hợp lí: ngăn chặn ô nhiễm chì bằng cách thông gió, hút khói, hút
bụi, thường xuyên kiểm tra không khí nơi làm việc.Trang bị dụng cụ phòng hộ cá nhân
đạt tiêu chuẩn, sử dụng mặt nạ hộp lọc cho người tiếp xúc với chì phải luôn luôn sạch.
Khám định kì người có tiếp xúc với chì, làm các xét nghiệm sinh hoá, huyết học khi kiểm
tra sức khoẻ tổng quát, tốt nhất 6 tháng / lần
 Để chống nhiễm độc chì, người ta thường dùng các hóa chất có khả năng tạo phức
chelat với chì được đào thải qua nước tiểu. Các hoá chất thường dùng giải độc chì là
BAL-2,3-dimercapto propanol, d- penicilamin; chúng tạo với chì các phức sau:

H2C CH CH2OH OH
S S CO
CH NH
Pb
H2C C S Pb
S S
CH2
H2C CH CH2OH
Phức chelate chì Pb –BAL Phức chelate Pb – d – penicilamin
–2, 3– dimercapto propanol
Nhiễm độc chì là bệnh nghề nghiệp thường gặp ở người lớn, là bệnh môi trường. Tuy
nhiên, đây là bệnh nguy hiểm cho trẻ em nhất là ở tuổi nhi đồng, ngay cả với trẻ sơ sinh,
gây tổn thương não, suy giảm trí thông minh, gây trở ngại trong việc học tập, tư duy. Do
đó các bậc phụ huynh cần phải lưu tâm đến vấn đề này để phòng tránh tác hại có thể xảy
ra cho con em mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bá (1996), Môi trường, NXB KHKT
2. Phùng Tiến Đạt, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Nội (2005), Cơ sở Hóa học môi
trường, NXB ĐHSP
3. Võ Văn Hùng (2007), Sức khoẻ môi trường, Trường ĐH Y Dược TP.HCM
4. Vũ Công Phong, Theo Tri thức trẻ, Báo Sức khỏe và đời sống
5. Trịnh Thị Thanh (2004), Sức khoẻ môi trường, NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội
6. Nguyễn Thị Kim Thoa, Bệnh viện Nhi Đồng I TP HCM, Báo Sức khoẻ và Đời
sống

http://www.vi.wikpedia.org/

http://www.khoahoc.net/
nguon tai.lieu . vn